15:54' 3/4/2013
Ảnh minh họa |
Theo Báo cáo nhan đề “Sự nổi lên của
Nam bán cầu: Tiến bộ con người trong một thế giới đa dạng”, “sự nổi lên
của Nam bán cầu cả về tốc độ và quy mô là chưa có tiền lệ. Chưa bao giờ
trong lịch sử mà điều kiện sống và triển vọng của nhiều người lại thay
đổi đáng kể và nhanh đến như vậy”.
Theo Báo cáo trên, hơn 40 nước đang phát triển trên thế giới đã đạt được nhiều kết quả tích cực về phát triển con người trong những thập kỷ gần đây, phần lớn là nhờ sự đầu tư vào giáo dục, y tế, các chương trình xã hội, và các chính sách cởi mở hơn với một thế giới đang ngày càng liên kết.
Kết quả trên được xem là một tiến bộ mang tính lịch sử, đang tạo ra nhiều cơ hội cho các nước hai bán cầu hợp tác theo nhiều cách thức mới nhằm thúc đẩy sự phát triển con người và đối mặt với những thách thức chung như suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, tranh chấp lãnh thổ,… Các nước Nam bán cầu đang mở rộng các mối quan hệ cả về thương mại, công nghệ và các chính sách đối với Bắc bán cầu trong khi Bắc bán cầu lại đang tìm kiếm những mối quan hệ đối tác mới có thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển toàn diện với Nam bán cầu.
Báo cáo của UNDP cũng đưa ra cái nhìn chi tiết về một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Cụ thể:
• Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong chưa đầy 20 năm - nhanh gấp 2 lần châu Âu và Bắc Mỹ trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp.
• Dự đoán đến năm 2020, tổng thu nhập quốc dân (GDP) của ba nền kinh tế hàng đầu ở Nam bán cầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin sẽ vượt xa GDP của Mỹ, Đức, Anh, Pháp, I-ta-li-a và Ca-na-đa cộng lại.
• Tiêu chuẩn sống ở Nam bán cầu tăng lên, tỷ lệ người sống dưới chuẩn nghèo trên toàn thế giới cũng giảm từ 43% (năm 1990) xuống còn 22% (năm 2008), trong đó chỉ tính riêng ở Trung Quốc đã có hơn 500 triệu người thoát nghèo. Kết quả lớn hơn là từ năm 1990 đến 2005, thế giới đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, giảm một nửa số người phải sống dưới 1,25 USD/1 ngày.
• Kim ngạch trao đổi thương mại giữa các nước Nam bán cầu từ chưa đến 10% đã tăng lên hơn 25% trong vòng 30 năm, trong khi kim ngạch trao đổi thương mại của các nước phát triển giảm từ 46% xuống dưới 30%. Dự đoán kim ngạch trao đổi thương mại giữa các nước Nam bán cầu sẽ “bỏ xa” các nước phát triển.
• Các nước Nam bán cầu đang ngày càng phụ thuộc và liên kết lẫn nhau. Có thể thấy điện thoại di động kết nối in-tơ-nét phổ biến trong hầu hết các gia đình ở châu Á và Mỹ La-tinh, nhưng nhiều hơn cả là ở châu Phi, và tất cả các điện thoại thông minh giá cả phải chăng đều được sản xuất bởi các công ty có trụ sở tại Nam bán cầu. Hiện Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Mê-xi-cô là những nước đang có lượng truy cập các phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn bất kỳ nước nào, chỉ đứng sau Mỹ.
• Thế giới đang chứng kiến “sự tái cân bằng toàn cầu” mang tính lịch sử. Nếu như châu Âu và Bắc Mỹ nhờ cuộc cách mạng công nghiệp, và hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX, đã “che khuất” phần còn lại của thế giới, thì nay sự nổi lên của Nam bán cầu đã đảo ngược thực tế đó. Báo cáo dự đoán cái gọi là “sự nổi lên của Nam bán cầu” sẽ tiếp tục và có thể phát triển mạnh hơn nữa khi thế kỷ XXI chưa khép lại.
• Báo cáo năm 2013 của UNDP lần đầu tiên chỉ ra rằng những thập kỷ gần đây, hơn 40 nước đang phát triển trên thế giới đã đạt được những thành tựu về phát triển con người còn vượt xa hơn cả các tiêu chuẩn mà toàn cầu đặt ra. Song cũng giống các nước công nghiệp hóa Bắc bán cầu, các nước này cũng phải đối mặt với những thách thức dài hạn do dân số lão hóa, môi trường ô nhiễm, bất bình đẳng xã hội, sự mất cân xứng giữa nguồn nhân lực được đào tạo và các cơ hội việc làm thực tế. Điều này đòi hỏi những giải pháp ở cả cấp quốc gia lẫn toàn cầu nếu các nước đang phát triển muốn tiếp tục duy trì động lực phát triển con người.
• Báo cáo năm 2013 của UNDP cảnh báo nếu các nước không có biện pháp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, những tiến bộ về phát triển con người tại các nước nghèo nhất trên thế giới có nguy cơ đình trệ, thậm chí sẽ bị đảo ngược. Nếu các nước không có sự phối hợp để ngăn chặn các thảm họa về môi trường, số người sống dưới chuẩn nghèo trên thế giới có thể tăng lên đến 3 tỷ người vào năm 2050.
Báo cáo nhấn mạnh nghèo đói vẫn là vấn đề nan giải tại phần lớn các nước đang phát triển. Ước tính 1,57 tỷ người, tương đương hơn 30% dân số của 104 nước tham gia nghiên cứu “Sự nổi lên của Nam bán cầu: Tiến bộ con người trong một thế giới đa dạng” của UNDP sống trong cái gọi là “nghèo đa chiều” (Nghèo được phản ánh bằng sự thiếu hụt phúc lợi xã hội ở các khía cạnh khác nhau như thu nhập, lương thực, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,…) trong đó có 612 triệu người ở Ấn Độ.
Có thể nói, bên cạnh những thách thức, Nam bán cầu cũng có đủ tiềm lực kinh tế để trở thành lực lượng “quyền năng” trong tiến trình phát triển toàn cầu. Các nước đang phát triển ở Nam bán cầu hiện đang nắm giữ 2/3 trong tổng số 10,2 nghìn tỷ USD trao đổi ngoại hối của toàn thế giới, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã “sở hữu” đến 3 nghìn tỷ USD, và khoảng ¾ trong số 4,3 nghìn tỷ USD thuộc về các quỹ đầu tư của Nhà nước.
Tuy nhiên, các tổ chức toàn cầu vẫn chưa bắt kịp với sự thay đổi lịch sử này. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, có chưa đến 3,3% cổ phần trong Ngân hàng thế giới (WB). Ấn Độ, nước sẽ sớm vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới, vẫn chưa có một chiếc ghế thường trực nào tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Còn châu Phi, với 1 tỷ dân hiện đang sinh sống tại 54 quốc gia được công nhận chủ quyền, lại có tiếng nói rất yếu ớt tại hầu hết các tổ chức quốc tế.
Báo cáo 2013 cho rằng sự nổi lên của các nước Nam bán cầu là thách thức đối với các tổ chức toàn cầu hiện hành, đòi hỏi các tổ chức này phải thay đổi và đưa ra những cách thức mới cho các nước và các khu vực cùng nhau đương đầu với những vấn đề toàn cầu.
Báo cáo thúc giục thành lập một “Ủy ban Nam bán cầu mới” để các nước đang phát triển có thể đi đầu trong việc đề xuất các cách tiếp cận mới giúp cho việc quản trị toàn cầu đạt hiệu quả. Báo cáo nhấn mạnh sự nổi lên của Nam bán cầu và các tiềm năng để thúc đẩy tiến bộ cho các thế hệ tương lai khu vực này nên được xem là nguồn lợi cho tất cả các nước và khu vực khác, bởi vì thế giới nói chung đang ngày càng trở nên liên kết và phụ thuộc nhiều hơn vào nhau./.
Theo Báo cáo trên, hơn 40 nước đang phát triển trên thế giới đã đạt được nhiều kết quả tích cực về phát triển con người trong những thập kỷ gần đây, phần lớn là nhờ sự đầu tư vào giáo dục, y tế, các chương trình xã hội, và các chính sách cởi mở hơn với một thế giới đang ngày càng liên kết.
Kết quả trên được xem là một tiến bộ mang tính lịch sử, đang tạo ra nhiều cơ hội cho các nước hai bán cầu hợp tác theo nhiều cách thức mới nhằm thúc đẩy sự phát triển con người và đối mặt với những thách thức chung như suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, tranh chấp lãnh thổ,… Các nước Nam bán cầu đang mở rộng các mối quan hệ cả về thương mại, công nghệ và các chính sách đối với Bắc bán cầu trong khi Bắc bán cầu lại đang tìm kiếm những mối quan hệ đối tác mới có thể thúc đẩy tăng trưởng và phát triển toàn diện với Nam bán cầu.
Báo cáo của UNDP cũng đưa ra cái nhìn chi tiết về một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Cụ thể:
• Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong chưa đầy 20 năm - nhanh gấp 2 lần châu Âu và Bắc Mỹ trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp.
• Dự đoán đến năm 2020, tổng thu nhập quốc dân (GDP) của ba nền kinh tế hàng đầu ở Nam bán cầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin sẽ vượt xa GDP của Mỹ, Đức, Anh, Pháp, I-ta-li-a và Ca-na-đa cộng lại.
• Tiêu chuẩn sống ở Nam bán cầu tăng lên, tỷ lệ người sống dưới chuẩn nghèo trên toàn thế giới cũng giảm từ 43% (năm 1990) xuống còn 22% (năm 2008), trong đó chỉ tính riêng ở Trung Quốc đã có hơn 500 triệu người thoát nghèo. Kết quả lớn hơn là từ năm 1990 đến 2005, thế giới đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, giảm một nửa số người phải sống dưới 1,25 USD/1 ngày.
• Kim ngạch trao đổi thương mại giữa các nước Nam bán cầu từ chưa đến 10% đã tăng lên hơn 25% trong vòng 30 năm, trong khi kim ngạch trao đổi thương mại của các nước phát triển giảm từ 46% xuống dưới 30%. Dự đoán kim ngạch trao đổi thương mại giữa các nước Nam bán cầu sẽ “bỏ xa” các nước phát triển.
• Các nước Nam bán cầu đang ngày càng phụ thuộc và liên kết lẫn nhau. Có thể thấy điện thoại di động kết nối in-tơ-nét phổ biến trong hầu hết các gia đình ở châu Á và Mỹ La-tinh, nhưng nhiều hơn cả là ở châu Phi, và tất cả các điện thoại thông minh giá cả phải chăng đều được sản xuất bởi các công ty có trụ sở tại Nam bán cầu. Hiện Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Mê-xi-cô là những nước đang có lượng truy cập các phương tiện truyền thông xã hội nhiều hơn bất kỳ nước nào, chỉ đứng sau Mỹ.
• Thế giới đang chứng kiến “sự tái cân bằng toàn cầu” mang tính lịch sử. Nếu như châu Âu và Bắc Mỹ nhờ cuộc cách mạng công nghiệp, và hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ XX, đã “che khuất” phần còn lại của thế giới, thì nay sự nổi lên của Nam bán cầu đã đảo ngược thực tế đó. Báo cáo dự đoán cái gọi là “sự nổi lên của Nam bán cầu” sẽ tiếp tục và có thể phát triển mạnh hơn nữa khi thế kỷ XXI chưa khép lại.
• Báo cáo năm 2013 của UNDP lần đầu tiên chỉ ra rằng những thập kỷ gần đây, hơn 40 nước đang phát triển trên thế giới đã đạt được những thành tựu về phát triển con người còn vượt xa hơn cả các tiêu chuẩn mà toàn cầu đặt ra. Song cũng giống các nước công nghiệp hóa Bắc bán cầu, các nước này cũng phải đối mặt với những thách thức dài hạn do dân số lão hóa, môi trường ô nhiễm, bất bình đẳng xã hội, sự mất cân xứng giữa nguồn nhân lực được đào tạo và các cơ hội việc làm thực tế. Điều này đòi hỏi những giải pháp ở cả cấp quốc gia lẫn toàn cầu nếu các nước đang phát triển muốn tiếp tục duy trì động lực phát triển con người.
• Báo cáo năm 2013 của UNDP cảnh báo nếu các nước không có biện pháp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, những tiến bộ về phát triển con người tại các nước nghèo nhất trên thế giới có nguy cơ đình trệ, thậm chí sẽ bị đảo ngược. Nếu các nước không có sự phối hợp để ngăn chặn các thảm họa về môi trường, số người sống dưới chuẩn nghèo trên thế giới có thể tăng lên đến 3 tỷ người vào năm 2050.
Báo cáo nhấn mạnh nghèo đói vẫn là vấn đề nan giải tại phần lớn các nước đang phát triển. Ước tính 1,57 tỷ người, tương đương hơn 30% dân số của 104 nước tham gia nghiên cứu “Sự nổi lên của Nam bán cầu: Tiến bộ con người trong một thế giới đa dạng” của UNDP sống trong cái gọi là “nghèo đa chiều” (Nghèo được phản ánh bằng sự thiếu hụt phúc lợi xã hội ở các khía cạnh khác nhau như thu nhập, lương thực, nhà ở, giáo dục, chăm sóc sức khỏe,…) trong đó có 612 triệu người ở Ấn Độ.
Có thể nói, bên cạnh những thách thức, Nam bán cầu cũng có đủ tiềm lực kinh tế để trở thành lực lượng “quyền năng” trong tiến trình phát triển toàn cầu. Các nước đang phát triển ở Nam bán cầu hiện đang nắm giữ 2/3 trong tổng số 10,2 nghìn tỷ USD trao đổi ngoại hối của toàn thế giới, trong đó chỉ riêng Trung Quốc đã “sở hữu” đến 3 nghìn tỷ USD, và khoảng ¾ trong số 4,3 nghìn tỷ USD thuộc về các quỹ đầu tư của Nhà nước.
Tuy nhiên, các tổ chức toàn cầu vẫn chưa bắt kịp với sự thay đổi lịch sử này. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, có chưa đến 3,3% cổ phần trong Ngân hàng thế giới (WB). Ấn Độ, nước sẽ sớm vượt qua Trung Quốc để trở thành nước đông dân nhất thế giới, vẫn chưa có một chiếc ghế thường trực nào tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Còn châu Phi, với 1 tỷ dân hiện đang sinh sống tại 54 quốc gia được công nhận chủ quyền, lại có tiếng nói rất yếu ớt tại hầu hết các tổ chức quốc tế.
Báo cáo 2013 cho rằng sự nổi lên của các nước Nam bán cầu là thách thức đối với các tổ chức toàn cầu hiện hành, đòi hỏi các tổ chức này phải thay đổi và đưa ra những cách thức mới cho các nước và các khu vực cùng nhau đương đầu với những vấn đề toàn cầu.
Báo cáo thúc giục thành lập một “Ủy ban Nam bán cầu mới” để các nước đang phát triển có thể đi đầu trong việc đề xuất các cách tiếp cận mới giúp cho việc quản trị toàn cầu đạt hiệu quả. Báo cáo nhấn mạnh sự nổi lên của Nam bán cầu và các tiềm năng để thúc đẩy tiến bộ cho các thế hệ tương lai khu vực này nên được xem là nguồn lợi cho tất cả các nước và khu vực khác, bởi vì thế giới nói chung đang ngày càng trở nên liên kết và phụ thuộc nhiều hơn vào nhau./.