Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

14.. Mớ lộn xộn kinh tế toàn cầu đựoc bộc lộ

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ ba, ngày 31/7/2012
(Rana Foroohar – Tạp chí Time)
Sự lãnh đạo tồi và những sách lược thờ ơ đang tạo ra một cuộckhủng hoảng kép. Hãy tổ chức lại!
Nếu có một bài hát chính thức cho cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, thì đó sẽ là bài hát “Chuyện tình lãng mạn tồi tệ” của Lady Gaga, và không chỉ vì ngôi sao nhạc pop này ngân nga một vài câu bằng tiếng Pháp và hát tên một thủ đô của lục địa. Thảm họa kinh tế đã từng chậm chạp, nay lại càng chuyển động nhanh đang diễn ra ở khắp Đại Tây Dương được hiểu tốt nhất là mối quan hệ thực sự hoạt động không đúng chức năng.
Như lời nhà kinh tế Ken Rogoff thuộc trường Havard: “Châu Âu giống như một cặp đôi không chắc chắn muốn cưới nhau, vì vậy thay vào đó họ quyết định chỉ mở một tài khoản chung và xem tình hình tiến triển thế nào”. Chúng tiến triển một cách tồi tệ. Đức, bạn tình tằn tiện, đang vò đầu bứt tai về cách giải quyết thực tế rằng người yêu Địa Trung Hải của mình đã rút hết tài khoản và không muốn tằn tiện. Thái độ của người Nam Âu gần như được tóm tắt trong lời bài hát của Gaga: “Tôi muốn mọi thứ của bạn miễn là nó miễn phí’”.
Chuyện tình lãng mạn tồi tệ này sẽ đạt một bước ngoặt vào mùa Hè năm 2012 khi châu Âu cuối cùng quyết định liệu nó muốn chia tay hay cưới nhau. Nhưng trong khi đó, bạn bè và gia đình không miễn nhiễm với sự rối loạn. Những số liệu tệ hại về công ăn việc làm của Mỹ gần đây nhất – khoảng một nửa số công ăn việc làm được tạo ra như mong đợi – phần nào được giải thích bởi thực tế rằng các công ty Mỹ đã bị tác động bởi tăng trưởng ngày càng yếu đi ở khu vực đồng euro, vì doanh thu tại đó chiếm một phần đáng kế trong thu nhập của họ. Và ở Mỹ, Quốc hội đã không đưa ra được một kế hoạch tăng trưởng sau khi số tiền kích thích cạn kiệt. Cũng có sự không chắc chắn về việc liệu cuộc khủng hoảng ngân hàng của châu Âu sẽ có chuyển sang các bờ biển Mỹ hay không. Đồng thời, những thị trường mới nổi đang phát triển nhanh giữ vững nền kinh tế toàn cầu trong vòng hai năm qua là Trung Quốc, Ấn Độ và Braxin cũng đã bắt đầu giảm tốc, điều đã tác động đến hàng xuất khẩu của Mỹ.
3 khu vực này – Mỹ, châu Âu và các thị trường mới nổi dẫn đầu là Trung Quốc – tạo nên những cái chân của chiếc ghế đẩu là nền kinh tế toàn cầu. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chúng ta đã phải đối phó vói 2 chiếc chân gãy cùng một lúc (Mỹ và châu Âu) – nhưng không phải tất cả 3. Điều đó khiến các nhà kinh tế rất lo lắng, nhiều tới mức một số người đang nói rằng có một khả năng thực sự, có lẽ khoảng 40%, xảy ra suy thoái kép ở Mỹ vào cuối năm 2012 nếu tình hình không thay đổi. Mohamed El-Erian, người đứng đầu Pimco, nhà giao dịch trái phiếu lớn nhất thế giới, nói: “Chỉ còn lại nhũng công cụ của riêng mình, nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thể hiện tăng trưởng tương đối thiếu sức sống và ít tạo được công ăn việc làm. Nhưng tình hình càng xấu đi (từ nước ngoài) thì nguy cơ một cuộc suy thoái nữa càng cao”.
Đương nhiên, các thị trường bị khuấy động: chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones trở lại gần 300 điểm, và các chỉ số châu Âu và châu Á lao dốc. Nhưng trong sự hỗn loạn đó, một thực tế quan trọng đã không được bàn luận nhiều: sự suy giảm toàn cầu này được đồng bộ hóa theo nhiều cách hơn là một. Không chỉ vận mệnh của các thị trường và các nền kinh tế lớn của thế giới vẫn gắn chặt với nhau, mà cội nguồn các vấn đề của họ là như nhau: hoạt động chính trị bất thường.
Có những giải pháp kinh tế sẵn sàng có thể làm dịu các thị trường và giúp các nước tránh nguy cơ của một cuộc khủng hoảng kép; điều đang thiếu là ý chí chính trị để thực hiện chúng. Chẳng hạn, châu Âu cần một liên minh tài chính thực sự, các mối quan hệ chính trị thực sự có ràng buộc và một lực của quốc gia mạnh nhất châu lục này, Đức, để dẫn dắt tiến trình hội nhập sâu hơn đó. Cho tới nay điều đó đã không xảy ra, và cả hoạt động chính trị lẫn hệ thống tài chính của châu Âu đang bị chia rẽ. Mike Mayo, một nhà phân tích ngân hàng thuộc công ty môi giới chứng khoán CLSA, lưu ý: “Đã không có một thời điểm Lehman”, như cách ông gọi vụ tan vỡ gần đây nhất. Viễn cảnh một thảm họa ngay trước mắt thường mang tính soi sáng. Nhưng thiếu điều đó, phản ứng ngày càng tăng và không hiệu quả. Hy Lạp lung lay. Tây Ban Nha tàn lụi. Italiabối rối.
Và tăng trưởng ở châu Á không còn là một điều giả định để bù lại sự yếu kém ở phần còn lại của thế giới. Trung Quốc đang cố gắng đưa ra giải pháp tình thế bằng một chương trình kích thích mới để duy trì tăng trưởng cho tới cuối năm, khi đội ngũ lãnh đạo mới sẽ đảm trách Bộ Chính trị Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. Nhưng giống như chương trình kích thích của Mỹ từ năm 2009, nó là một biện pháp tạm thời; điều thật sự cần thiết ở Trung Quốc là một mô hình tăng trưởng hoàn toàn mới, một mô hình, dựa vào chi tiêu của người tiêu dùng chứ không phải của chính phủ. Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc, mà khả năng dễ bị tổn thương của họ đã bị phơi bày bởi vụ bê bối Bạc Hy Lai, không sẵn sàng đảo lộn những lợi ích kinh tế được bảo đảm bất di bất dịch. (Nhiều trong số những gia đình giàu nhất của Trung Quốc gắn chặt với Đảng Cộng sản, không muốn làm trật đường đi của cuộc bùng nổ bất động sản mà đã biến họ thành những người cộng sản giàu có.)
Về phần mình, Mỹ có những nguyên tắc kinh tế cơ bản thích đáng – nợ của người tiêu dùng đang giảm, chi tiêu đang tăng, thị trường nhà ở đang chạm đáy, và một cuộc bùng nổ khí đốt sản xuất trong nước đang tạo ra công ăn việc làm và cuối cùng sẽ khiến giá nhiên liệu rẻ hơn nhiều. Nhưng sau đó lại có hoạt động chính trị đảng phái. Các nhà kinh tế đang lo lắng về câu chuyện phiêu lưu dài kỳ về tài chính vào cuối năm 2012, khi những sự cắt giảm thuế và cắt giảm thuế bảng lương dưới thời Bush sẽ hết hiệu lực cùng lúc Quốc hội phải tranh cãi về một mức tăng trần nợ khác. Như Ethan Harris thuộc ngân hàng Bank ot America đã lưu ý trong một bản báo cáo gần đây, lịch sử nhiều khả năng sẽ lặp lại với sự giảm tốc của nền kinh tế do chính sách đem lại trong năm thứ 3 liên tiếp, tạo ra một trở ngại kinh tế có thể làm mất đi toàn bộ 1 điểm % tăng trưởng GDP. Nó vẫn là một nền kinh tế tăng trướng 2%.
Tình trạng hỗn loạn toàn bộ
Ớ châu Âu, nơi suy thoái hiện đang được nung nóng cho năm 2012, tăng trưởng 2% sẽ gợi lên những tiếng hoan hô. Có một từ mới cho hỗn loạn, omnishambles, trong vốn từ vựng tiếng Anh để mô tả một tình trạng mà trong đó một lập trường về chính sách được xây dựng cẩn thận một cách rõ ràng được làm sáng tỏ theo nhiều cách lẫn lộn, khiến tất cả các bên bị tác động rơi vào tình trạng sốc và thất vọng. Trong một cuộc tranh luận đặc biệt sôi nôi ở quốc hội, lãnh đạo phe đối lập của Anh, Ed Miliband đã dùng từ này để mô tả ngân sách mới nhất của Thủ tướng David Cameron.
Nhưng có lẽ nó hay được dùng để mô tả những nỗ lực của châu Âu trong 2 năm qua nhằm giải cứu đồng euro. Người khổng lồ quỹ đầu cơ Geoige Soros nói trong một bài phát biểu gần đây, cuộc khủng hoảng châu Âu không phải là một cuộc khủng hoảng tài chính mà là cuộc khủng hoảng chính trị”. Cuộc khủng hoảng đang tăng lên không chỉ vì các vấn đề kinh tế bên dưới, không thể giải quyết được mà “vì sự thất bại trong việc nắm bắt những động lực của biến đổi xã hội” ở châu Âu – cụ thể là những biện pháp thống nhất nửa vời có hiệu quả khi đồng euro được tạo ra trong những ngày bùng nổ của năm 1999 đã trở nên không thích hợp một cách đáng thương một khi tăng trưởng toàn cầu dừng lại gần 4 năm trước. Hiện nay mỗi nước đều hành động vì bản thân mình, một kịch bản bị làm rắc rối bởi một đồng tiền chung.
Đức, nền kinh tế mạnh nhất của Liên minh châu Âu, đã bị bêu riếu vì sự miễn cưỡng ủng hộ Trái phiếu châu Âu (Eurobond) mà rủi ro của nó sẽ được các thành viên khu vực đồng euro chia sẻ. Người Đức cũng đang phải hứng chịu chỉ trích vì khăng khăng đòi các quốc gia mắc nợ như Hy Lạp phải chấp nhận ngân sách khắc khổ đầy khó khăn. Nhưng người ta có thể hiểu được quan điểm của Đức – tại sao lại đưa tấm séc trống cho các quốc gia chi tiêu phung phí như Hy Lạp khi không có quyền kiểm soát chính trị về cách họ sẽ sử dụng nó?
Tuy nhiên điểm mấu chốt là các biện pháp nửa vời đã không thể dàn xếp được các thị trường và đã biến một nắm tuyết nợ thành một trận tuyết lở. Chẳng mấy chốc Hy Lạp có thể bỏ phiếu bác bỏ vòng khắc khổ tiếp theo, điều sẽ bắt đầu sự ra đi của Hy Lạp (“Grexit”) đầy sợ hãi khỏi khu vực đồng euro. Trong khi việc đó sẽ không phải là một vấn đề lớn, vì Hy Lạp chỉ chiếm 3% GDP của khu vực đồng euro, Hy Lạp sẽ không đi một mình. Tây Ban Nha, nước chiếm 13% GDP của khu vực đồng euro, cũng đang bấp bênh, cũng như Bồ Đào Nha và Italia. Quan trọng hơn, các nhà đầu tư đã bắt đầu hiểu được rằng thậm chí một khu vực đồng euro mà không có các thành viên yếu nhất của nó cũng không thể tồn tại được nếu thiếu sự hội nhập chính trị thực sự. Rogoff nói: Nếu không có điều đó, đồng euro về cơ bản là không ổn định”.
Thách thc của Trung Quốc
Đặc điểm thật sự yếu kém của nền kinh tế toàn cầu là các thị trường mới nổi cũng đang chậm lại. Ngay cả Trung Quốc, nước đã trở thành động cơ tăng trưởng toàn cầu thứ 2 thế giới sau Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cũng tỏ ra lung lay. Trong 2 thập kỷ qua, các nhà đầu tư đã làm ra vẻ là không có rủi ro chính trị ở Trung Quốc, nhưng các sự kiện gần đây đã cho thấy rõ giả định này sai lầm như thế nào. Sự sụp đổ của Bạc Hy Lai – cựu lãnh đạo Đảng tại thành phố Trùng Khánh đang mở rộng ở phía Tây Trung Quốc, người đã bị cáo buộc có hành động tra tấn và có vợ bị cáo buộc giết người – đã khới đầu một vụ bê bối chính trị lớn ở Trung Quốc và nhấn mạnh mô hình tăng trưởng của nước này thiếu sót như thế nào.
Mô hình Trùng Khánh, vốn là tiêu chuẩn quốc gia, chú trọng sự siêu phát triển bất động sản và quyền lực lớn hơn cho các công ty do nhà nước sở hữu. Nó đầy những quyền lợi được bảo đảm bất di bất dịch, sự xuống cấp môi trường và tăng trưởng đã được chính Thủ tướng của nước này, Ôn Gia Bảo gọi là “không bền vững”, ông cũng đã cảnh báo rằng Trung Quốc đang sắp rơi vào một cuộc Cách mạng Văn hóa khác nếu nước này không theo cải cải cách kinh tế lẫn chính trị.
Điều này có nghĩa là không chỉ nâng lương của người Trung Quốc và khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu mà còn đem lại những quyền tự do dân sự lớn hơn cho tầng lớp trung lưu có nhiều quyền hạn và có học vấn hơn. Một diễn biến kỳ lạ của thị trường vào đầu tháng 6/2012 đã làm nổi bật những mối liên hệ giữa 2 vấn đề này khi chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm 64,89 điểm, một con số gợi lại ngày xảy ra vụ đàn áp Quảng trường Thiên An Môn, ngày 1/6/1989. Sự kiện này đă được các nhà phản kháng dân chủ trên mạng chọn và sử dụng làm điểm tập hợp; các nhà kiểm duyệt của chính phủ đã nhanh chóng hành động và ngăn chặn tìm kiếm chủ đề này.
Nhưng vào lúc không thể thực hiện bất kỳ cuộc cải cách thực sự nào trong năm bầu cử ở Mỹ, thì ở Trung Quốc cũng vậy. Lo lắng về một sự giảm tốc độ sản xuất đột ngột có thể tạo ra nạn thất nghiệp cao hơn và rối loạn xã hội trước khi Bộ chính trị mới lên nắm quyền, Đảng Cộng sản đã đưa ra một kế hoạch kích thích mới, một kế hoạch chủ yếu dựa vào kiểu tăng trưởng cũ. Trong khi có một số bước đi để đẩy mạnh tiêu dùng cá nhân – như một kế hoạch 1 năm để trợ cấp mua các thiết bị tiết kiệm năng lượng – mọi việc chủ yếu lại đâu vào đấy, với rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn đang giúp kích thích bong bóng bất động sản khiến Florida và Arizona tỏ ra uể oải. Mark Williams, nhà kinh tế trưởng về châu Á của cơ quan tư vấn Capital Economics, cho biết; “Những viễn cảnh rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ sớm được đặt vào một cơ sở bền vững hơn, được dẫn dắt bởi người tiêu dùng tỏ ra xa vời”.
T tồi tệ cho ti đâu?
Bên tham gia có chừng mực nhất trong tất cả chuyện này có lẽ là người Mỹ, những người đã thực hiện một công việc đáng kính trọng là giảm bớt những gánh nặng nợ cá nhân của họ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và đã dần bắt đầu chi tiêu trở lại, một nguyên nhân khiến nền kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng tốt hơn châu Âu. Những nếu nói một cách không quá thì sự hồi phục của người tiêu dùng đó vẫn mỏng manh. Và tăng trưởng công ăn việc làm là yếu ớt, điều cản trở tăng trưởng lương, do đó thu nhập không tăng. Theo Viện Nghiên cứu Chu kỳ Kinh tế, tăng trưởng thu nhập trong 3 tháng qua thấp hơn thời điểm khởi đầu của 10 cuộc suy thoái gần đây. Jim O’Neill, nhà kinh tế trưởng của công ty Goldman Sachs, cho biết kết quả là nền kinh tế Mỹ “nhạy cảm với những cơn sốc từ bên ngoài như tôi có thể nhớ đã từng xảy ra”.
Có khả năng sẽ có nhiều cú sốc hơn trong mùa hè kéo dài, nóng bỏng sắp tới. 3 tháng tới sẽ đem lại một giải pháp, theo cách này hay cách khác, cho cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro. Chẳng mấy chốc người Hy Lạp sẽ bỏ phiếu hoặc tiếp tục các biện pháp khắc khổ hoặc tách khỏi châu Âu, tái phát hành đồng drachma và bắt đầu chương đầu tiên của một kỷ nguyên hậu euro mới, bất ổn. Nếu điều đó xảy ra, giá trị của đồng euro và bất kỳ đồng tiền mới nào chắc chắn sẽ lao dốc, và rối loạn xã hội sẽ tăng vọt.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đang điên cuồng hành động để đưa ra một giải pháp vào phút cuối nhằm tránh một sự ra đi của Hy Lạp, một sự tan chảy ngành ngân hàng Tây Ban Nha và một sự sụp đố đồng euro lớn hơn, như cho phép một số khoản nợ xấu của châu Âu đổ vào một bể chung khống lồ mà có thể được chi trả muộn hơn. Nhưng các thị trường không bị thuyết phục. Rõ ràng họ muốn một sự bảo đảm rằng Đức và Ngân hàng trung ương Đức Bunesbank (thông qua Ngân hàng Trung ương châu Âu) sẽ viết một tấm séc rất lớn để chi trả cho bất kỳ khoản nợ xấu nào của châu Âu.
Đến lượt mình, người Đức muốn những bảo đảm rằng họ sẽ có một số quyền kiểm soát cách những người hàng xóm của họ chi tiêu trong tương lai những sự bảo đảm đã trở nên khó khăn hơn kể từ khi Francois Hollande chiến thắng cuộc bầu cử Tống thống Pháp và nêu rõ rằng Pháp không muốn từ bỏ sự độc lập về tài chính của nước này. Phần lớn các nhà kinh tế, sợ hãi một sự kiện Lehman khác, đang hy vọng rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ đi đến một kiểu lễ hiển linh nào đó và cùng nhau hành động để giải cứu đồng euro.
Như Lady Gaga hát bằng thứ tiếng Pháp tốt nhất của cô, Faites vos jeux. Hãy đặt cược. Nền kinh tế tăng trưởng 2% đang có vẻ là kịch bản tốt nhất dành cho Mỹ vào năm nay. Nếu châu Âu không thể đối mặt với cuộc khủng hoảng của mình, hậu quả sẽ tồi tệ hơn nhiều. Rogoff cảnh báo, chia sẻ quan điếm chung: “nếu đồng euro tan vỡ, Mỹ sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng kép, và nó sẽ không phải là một cuộc khủng hoảng nhỏ”. Như mọi người biết, điều duy nhất tồi tệ hơn một chuyện tình lãng mạn tồi tệ là một vụ li dị đau khổ.