Mâu
thuẫn giữa Trung Quốc với các nước không ngừng gia tăng. Trung Quốc còn
có bạn hay không? Trong đấu trường ngoại giao của Trung Quốc hiện nay,
rốt cuộc ai mới là kẻ thù chủ yếu của Trung Quốc?
Ngay
cả với nước thường có quan điểm, lập trường nhất trí với Trung Quốc
trên nhiều vấn đề quan trọng là Nga, cũng có động thái gây căng thẳng
quan hệ hai nước khi tấn công các tàu cá của ngư dân Trung Quốc. Đối với
Mỹ, nước này luôn được coi là “tổng hậu trường” của “thế lực chống
Trung Quốc quốc tế”, là nước thúc đẩy chủ yếu tranh chấp giữa Trung Quốc
với các nước xung quanh. Vậy ngoại giao Trung Quốc còn có bạn hay
không? Trong đấu trường ngoại giao của Trung Quốc hiện nay, rốt cuộc ai
mới là kẻ thù chủ yếu của Trung Quốc?
Lý
Khai Thành, Phó giáo sư Học viện triết học và văn hoá lịch sử, trường
Đại học Tương Đàm, trong bài đăng trên Thời báo Hoàn Cầu” đã
dựa trên quan điểm của Stephen M. Walt, một học giả quan hệ quốc tế cho
rằng một quốc gia có cấu thành mối đe doạ đối với một nước khác hay
không, chủ yếu dựa vào 4 tiêu chuẩn so sánh là: sức mạnh tổng hợp quốc
gia, khoảng cách địa lý, sức mạnh tấn công và ý đồ tấn công. Tác giả dựa
trên 4 tiêu chuẩn này để phân tích mối quan hệ tương đối mật thiết của
một số nước chủ yếu như Mỹ, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, EU và ASEAN với Trung
Quốc, từ đó rút ra ai là bạn và ai là kẻ thù của Trung Quốc?
1.
Sức mạnh tổng hợp quốc gia. Về phương diện này mọi người đều biết, mối
uy hiếp lớn nhất đối với Trung Quốc là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, Nga,
EU, Ấn Độ và cuối cùng là ASEAN.
2.
Về khoảng cách địa lý. Mối đe doạ lớn nhất đến từ Nhật Bản, tiếp đến là
Nga, ASEAN, Ấn Độ vì những nước này tồn tại tranh chấp chủ quyền trực
tiếp với Trung Quốc, trong đó tranh chấp biên giới với Nga đã được giải
quyết dựa trên luật pháp, nhưng cuộc chiến địa chính trị bên trong vẫn
tồn tại. EU không thể cấu thành mối đe doạ với Trung Quốc vì khoảng cách
địa lý cách xa, trong khi lợi ích địa chính trị của EU hầu như không có
nhiều tại khu vực Đông Á. Mỹ đứng ở vị trí trung gian, vì một mặt ngăn
cách với Trung Quốc bởi Thái Bình Dương, mặt khác đã triển khai quân đội
tại Đông Á, từ đó có tiếp xúc trực tiếp với Trung Quốc về địa chính
trị.
3.
Sức mạnh tấn công. Mối uy hiếp lớn nhất đến từ Mỹ, Nhật Bản, Nga do
những nước này đều là cường quốc quân sự. Tiếp đến là Ấn Độ, mặc dù sức
mạnh quân sự ở bậc trung, nhưng nước này lại có vũ khí hạt nhân. Sau đó
là EU, trong đó Anh, Pháp cũng là cường quốc quân sự, nhưng không có căn
cứ tại Đông Á. Cuối cùng là ASEAN, sức mạnh quân sự của khối này tương
đối yếu.
4.
Ý đồ tấn công. Đây là tiêu chuẩn đánh giá hết sức quan trọng, vì ý đồ
của một nước quyết định phương hướng của việc sử dụng sức mạnh. Theo tác
giả, xét về mặt ý đồ, mối đe doạ từ Nhật Bản là lớn nhất, điều này
không chỉ vì Nhật Bản có mâu thuẫn với Trung Quốc trên các mặt chủ quyền
lãnh thổ, vấn đề lịch sử và đấu tranh quyền lực mang tính kết cấu khu
vực, mà còn vì sự hiếu chiến trong lịch sử và khuynh hướng cực hữu hoá
trong hiện thực. Tiếp đến là Mỹ và Nga. Đối với Mỹ, mặt dù tồn tại mâu
thuẫn quyền lực mang tính kết cấu với Trung Quốc, nhưng Mỹ tin tưởng
cạnh tranh cũng là biện pháp bảo vệ chủ yếu cơ chế quốc tế hiện nay,
không có nhiều khả năng Mỹ áp dụng phương thức thông qua phá huỷ trực
tiếp để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sự khác nhau về chế độ
chính trị là nguyên nhân quan trọng quyết định sự thù địch trong quan hệ
Trung-Mỹ. Đối với Nga, trong thời gian tương đối dài tới đây, trọng tâm
chiến lược của Nga vẫn đặt tại châu Âu, tư tưởng muốn xung đột với
Trung Quốc không lớn. Mối đe doạ từ Ấn Độ và ASEAN tiếp tục thấp đi một
bậc, sau cùng là EU.
Tác
giả rút ra kết luận, Nhật Bản chính là kẻ thù lớn nhất và chủ yếu nhất
trong ngoại giao Trung Quốc, Nhật Bản không những có ý đồ tấn công, mà
còn có thực lực dùng cho mục đích tấn công, mâu thuẫn địa lý chặt chẽ
càng khiến tranh chấp giữa hai nước khó có thể giải quyết.
Mỹ là đối thủ cạnh tranh chiến lược chủ yếu nhất của Trung Quốc, trong ngoại giao của Mỹ có mặt kiềm chế Trung Quốc, nhưng xét về lâu dài, quan hệ hai nước tồn tại không gian có thể thoả hiệp và chuyển sang xu hướng tốt đẹp.
Mỹ là đối thủ cạnh tranh chiến lược chủ yếu nhất của Trung Quốc, trong ngoại giao của Mỹ có mặt kiềm chế Trung Quốc, nhưng xét về lâu dài, quan hệ hai nước tồn tại không gian có thể thoả hiệp và chuyển sang xu hướng tốt đẹp.
Nga,
Ấn Độ và EU là đối tác chiến lược mà Trung Quốc có thể tranh thủ, cần
thúc đẩy phát triển quan hệ bạn bè hoặc đồng minh. Mặc dù giữa Trung
Quốc và các nước này cũng có một số mâu thuẫn, nhưng đối phó với Nhật
Bản mới là đối tượng chủ yếu nhất. Còn đối với ASEAN, mặc dù có mâu
thuẫn nhưng không đến mức cấu thành mối đe doạ đối với Trung Quốc. Hơn
nữa, xét từ góc độ trỗi dậy của Trung Quốc, ASEAN nên trở thành khu vực
hoà hoãn chiến lược cho sự phát triển của Trung Quốc, là đối tượng Trung
Quốc cần ra sức lôi kéo. Tuy nhiên, sự lôi kéo này hoàn toàn không có
nghĩa nhượng bộ vô nguyên tắc trong vấn đề chủ quyền, mà chỉ cần Trung
Quốc thông qua các biện pháp hình thành cơ chế cho khu vực, tham gia
tiến trình xây dựng nhất thể hoá khu vực ASEAN. Chỉ có hoà nhập vào quá
trình nhất thể hoá ASEAN, khu vực biên giới Đông Nam xung quanh Trung
Quốc mới không có khe hở để các thế lực bên ngoài tấn công.
Tác giả: Lý Khai Thành, Phó giáo sư Học viện triết học và văn hoá lịch sử, trường Đại học Tương Đàm. Bài đăng trên Thời báo Hoàn Cầu” (ngày 27/7)
Lê Sơn (gt)