THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu Tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 27/7/2012
TTXVN (Angiê 23/7)
Trong một bài viết đăng trên tạp chí “Địa chính trị”, chuyên gia Francis Daho phân tích ý nghĩa, nguyên nhân và nguy cơ nảy sinh từ chuỗi căng thẳng mới đây giữa Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước Đông Nam Á – trong đó có Philíppin và Việt Nam – và được đẩy lên sau thất bại của hội nghị Ngoại trưởng ASEAN ngày 12/7 tại Phnôm Pênh.
Mỹ đang chơi một cuộc chơi khó trong khung cảnh
phức tạp, trong đó nổi lên tình hình căng thẳng mang tính dân tộc chủ
nghĩa chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philíppin, hai nước ngày càng phản
đối quyết liệt yêu sách lố bịch của Trung Quốc ở Biển Đông. Muốn tránh
trực tiếp vỗ mặt Trung Quốôc, Mỹ một mặt phải tránh xa các cuộc tranh
cãi về lãnh thổ, mặt khác phải đồng thời tái khẳng định sự có mặt về
quân sự, sự trường tồn của các mối quan hệ đồng minh chiến luợc trên
thực địa và quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải mà Bắc Kinh cho là
không bị đe dọa.
Trong hai năm 2011 và 2012, Mỹ tổ chức tập trận
quân sự chung không những với Hàn Quốc và Philíppin, mà cả với Việt Nam –
một dấu hiệu khiến Trung Quốc phải quan tâm. Nhưng vì sợ bị sa lầy hay
xảy ra sai lầm nghiêm trọng nên Mỹ có ý định cưỡng lại lời kêu gọi khẩn
thiết của các nước trong vùng muốn hối thúc Oasinhtơn xác định chỗ đứng
trong các cuộc tranh cãi chủ quyền. Còn các nước ASEAN có lập trường
không rõ ràng. Tất cả đều muốn duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc,
thường vì lý do kinh tế, nhưng cũng hy vọng có thể trông cậy vào bảo đảm
an ninh của Oasinhtơn trong trường hợp xảy ra căng thẳng với Bắc Kinh.
Chuyên gia Francis Daho phân tích các khả năng
khác nhau có thể xảy ra trong tình hình hiện nay, với vô vàn nhũng ý
định được che giấu và những điều không được nói ra, trong đó nổi trội
hơn cả là sự kình địch Mỹ- Trung và cái bóng của Trung Quốc với đằng sau
đó là cuộc tìm kiếm dầu mỏ và ảnh hưởng, nhưng bị một số nước cho là ý
đồ đế quốc, với những hành động lúc này không còn ý tứ nữa mà đe dọa
trực tiếp độ tin cậy – lúc này vốn đã bị sứt mẻ – của các chiến lược
“sức mạnh mềm” của chính Bắc Kinh.
Có thể có ba cách phân tích tình hình hiện nay –
với tên gọi đều thích hợp ở mức độ khác nhau và không loại trừ nhau – để
giải thích cho giai đoạn tồi tệ mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và
các nước láng giềng gần hay xa, và với Mỹ. Theo chiến lược gia có đầu óc
dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc, Oasinhtơn là trở ngại cuối cùng trên con
đường Bắc Kinh lấy lại sức mạnh và là yếu tố chính kích động chống lại
Trung Quốc ở Biển Đông và Đài Loan.
Theo cách hiểu thứ nhất, đây là biểu hiện tâm lý
đế quốc của Bắc Kinh dùng lịch sử để hợp pháp hóa ý đồ đòi lãnh thổ khó
có thể được các nước ven Biển Đông và Nhật Bản chấp nhận. Các yêu sách
lãnh thổ này càng nổi lên mạnh mẽ hơn khi năng lực cúa Quân giải phóng
nhân dân Trung Quốc được cải thiện, trong khi nhiều tiếng nói ở Trung
Quốc muốn chấm dứt chiến lược giấu mình chờ thời mà Đặng Tiểu Bình chủ
trương cách đây hơn 20 năm.
Cách hiểu thứ hai cho rằng căng thẳng hiện nay là
do Mỹ can thiệp do sự có mặt ngày càng bành trướng của Hải quân, máy
bay do thám, hoạt động quân sự của Mỹ, từ đó thúc đẩy các nước ven Biển
Đông đối đầu với Trung Quốc, và từ đó trở thành yếu tố gây căng thẳng
hơn là làm hòa dịu. Được phái dân tộc chủ nghĩa trong Đảng cộng sản và
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ủng hộ, quan điểm này, tuy có sắc
thái khác, cũng là quan điểm của một số nhân vật, như ông Malcom Fraser,
cựu Thủ tướng theo khuynh hướng tự do ở Ôxtrâylia từ năm 1975 đến năm
1983; hay ông Kenneth Lieberthal, cựu cố vấn của Tổng thống Clinton về
các vấn đề Trung Quốc; và ông Zbigniew Rrezinski, tác giả cuốn “Ván cờ
lớn”, người phê phán nghiêm khắc một số chính sách của Georges Bush ở
Irắc và cựu cố vấn chiến lược của Tổng thống Jimmy Cater.
Cách hiểu thứ ba giải thích tình hình căng thẳng
hiện nay xuất phát từ chính sách đối nội của Trung Quốc, trong đó Quân
giải phóng nhân dân Trung Quốc, thể chế có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa
rất mạnh, rõ ràng đang cầm trịch trong bối cảnh, khi sắp đến ngày diễn
ra Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, chính quyền dân sự bị suy yếu do
xung đột giữa các phe phái, cộng thêm tình trạng tranh chấp và kình
địch nhau trước đòi hỏi phải tiến hành cải cách đe dọa các lợi ích của
mình. Không phải bây giờ Trung Quốc mới ham muốn sức mạnh, mà ý đồ này
đã bộc lộ trong các hội nghị thượng đỉnh trước đây của Diễn đàn khu vực
ASEAN tháng 7/2010 tại Hà Nội. Ham muốn đó của Bắc Kinh vẫn tiếp diễn
trong năm 2011 khiến Mỹ phải phản ứng khi nước này, vào tháng 1/2012,
công bố chuyển trọng tâm sức mạnh quân sự tổng thể của mình từ Đại Tây
Dương sang Thái Bình Dương và châu Á. Cho dù không phải là nguyên nhân
duy nhất, song việc điều chuyển lực lượng lần này của Mỹ – được tuyên
truyền rầm rộ cộng với các cuộc tập trận quân sự không giấu giếm – tạo
điều kiện thuận lợi giúp Philíppin, Việt Nam và Nhật Bản tỏ thái độ cứng
rắn hơn.
Ngày 14/7/2012, 24 giờ sau các cuộc khẩu chiến
tại hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnôm Pênh, Bắc Kinh đưa hơn 30 tàu
đánh cá từ đảo Hải Nam, được hỗ trợ bởi một tàu hậu cần 3.000 tấn thuộc
Cơ quan quản lý ngư nghiệp, đến vùng biển tranh chấp thuộc bãi đá ngầm
Yongshu (đảo Chữ Thập), nằm ở phía Nam bãi san hô Johnson (đảo Gạc Ma),
cách Hải Nam 1.000 cây số về phía Nam, nơi Bắc Kinh năm 1988 đưa người
ra sinh sống và lập một trạm quan trắc biển. Vụ việc này đánh dấu đỉnh
điểm của tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam và khiến Hà
Nội phản ứng dẫn đến đụng độ giữa Hải quân hai nước làm 64 lính thủy
Việt Nam thiệt mạng.
Việc Trung Quốc đưa đội tàu cá với số lượng lớn
bất thường đến Biển Đông diễn ra một năm sau một loạt các vụ đụng độ với
Việt Nam vào tháng 6/2011, cộng với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
– giống như các năm 2007 và 2008 – và được đánh dấu bởi việc Hà Nội tổ
chức tập trận hải quân bắn đạn thật ở vùng biển gần bờ để đáp lại việc
Trung Quốc ngày càng khẳng định rõ ràng hơn yêu sách của mình đối với
toàn bộ Biển Đông.
Sáng kiến của Bắc Kinh đối với vùng phía Nam quần
đảo Spratly (Trường Sa) đụng vào điểm nhạy cảm của Việt Nam và được đưa
ra đúng ba tháng sau một cuộc đối đầu nổ ra cách 400 hải lý về phía Bắc
giữa lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc và Philíppin ở vùng phụ
cận bãi cạn Scarborough, cách đảo Luzon 130 hải lý về phía Tây và bờ
biển Trung Quốc 500 hải lý, trong bối cảnh sự có mặt ngày càng nhiều của
Hải quân Trung Quốc được cho là bất hợp pháp và có tính khiêu khích.
Đồng thời, Mỹ và Philíppin tổ chức các cuộc tập trận dài ngày trên bộ
với chủ đề là giành lại một hòn đảo bị đánh chiếm bằng vũ lực bởi một
lực lượng thù địch không được nêu tên, với sự tham gia của Nhật Bản,
Ôxtrâylia và Hàn Quốc.
Từ ba năm nay, các vụ đụng độ diễn ra liên tiếp ở
Biển Đông, trong đó phân lớn liên quan đến ngư dân Trung Quốc xung đột
với Việt Nam và Philíppin. Đúng là trong các cuộc đụng độ đó, thường khó
có thể xác định trách nhiệm thực sự vì không một bên nào trong đó hoàn
toàn đúng về nguyên nhân và cũng khó tránh được một cuộc khủng hoảng
thường xuyên song ít nhất cùng có thể nói rằng Bắc Kinh không có tâm lý
hòa giải.
Trung Quốc thường xuyên có hành động hung hãn từ
nhiều năm nay ngư dân Việt Nam thường bị lực lượng bảo vệ bờ biển Trung
Quốc bắn và bắt giữ ở Trung Quốc rồi đòi tiền chuộc. Gần đây, khẳng định
chủ quyền đôi khi là những hành động khiêu khích, đã diễn ra khi Bắc
Kinh cho đó là hành động của Manilla, Tôkyô và Hà Nội.
Ngày 12/4/2012, Trung Quốc than phiền về việc Hải
quân Philíppin quấy nhiễu 12 tàu cá của họ đang tìm cách trú ẩn ở vùng
biển, gần đảo Hoàng Nham, cách đảo Luzon 140 hải lý về phía Tây và được
Manilla chính thức tuyên bố thuộc lãnh thổ của mình vào năm 2009, cùng
lúc với quần đảo Spratly (Trường Sa), mặc cho phía Trung Quốc phản đối.
Ngày 15/6, Hà Nội cho 4 chiếc máy bay chiến đấu Sukhoi bay ra quần đảo
Spratly. Ngày 2/7, Tổng thống Philíppin Benigno Aquino, công khai cầu
viện Mỹ đưa máy bay do thám loại Orion P3-C đến giúp.
Ngày 7/7, Bắc Kinh giận dữ trước việc Thủ tướng
Nhật Bản Noda, người đang trong thế bị suy yếu ở trong nước, nhưng gần
gũi với trào lưu thân Mỹ, tuyên bố Nhật Bản định mua một phần quần đảo
Senkaku đang trong tình trạng tranh chấp. Hậu quả là xảy ra tình hình
căng thẳng gần giống như hồi tháng 7/2010 khi Tôkyô giam giữ một thuyền
trưởng tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc cố tình đâm vào tàu bảo vệ bờ biển
của Nhật Bản.
Mười lăm ngày sau, Quốc hội Việt Nam đã khiến Bắc
Kinh nổi giận khi thông qua một đạo luật khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo Paracel (Hoàng Sa) và Trường Sa. Nhân cơ hội đó,
Bắc Kinh nâng cấp quản lý hành chính đối với các quần đảo Spratly (mà
Trung Quốc gọi là Nam Sa), Paracel (Tây Sa) và Macclesfield (Trung Sa).
Các quần đảo này đều nằm ở khoảng cách giống nhau (300 hải lý) so với
đảo Hải Nam của Trung Quốc, bờ biển của đảo Luzon của Philippin và bờ
biển phía Đông của Việt Nam.
Phân tích nguyên nhân tình hình căng thẳng hiện
nay, nhiều chuyên gia nhận thấy trong đó có việc các nước ven biển tự
tin hơn vì được khích lệ bởi tuyên bố của Oasinhtơn thông báo tăng cường
lực lượng quân sự ở châu Á.
Đối với ông Malcom Fracer, cựu Thủ tướng
Ôxtrâylia, việc điều chuyền 60% lực lượng Hải quân của Mỹ về vùng Tây
Thái Bình Dương, dự kiến vào năm 2020, cộng với việc thiết lập một căn
cứ với 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ tại Darwin, đưa 4 tàu giám sát bờ biển
của Hải quân Mỹ đến Xinhgapo từ năm 2013, tăng cường các cuộc tập trận
chung trên đất liền và trên biển với các nước trong vùng, là những yếu
tố gây căng thẳng nhiều hơn là hòa dịu. Ông cho rằng nếu chỉ dùng vũ lực
sẽ không bao giờ giúp giải quyết bất đồng chính trị và cáo buộc Nhà
Trắng chơi con bài đối đầu với Trung Quốc trước khi diễn ra bầu cử và,
qua đó, góp phần làm tăng nguy cơ sai lệch về quân sự.
Mới đây, hai trong số các nước ASEAN không liên
quan đến tranh chấp lãnh thổ, cũng tỏ thái độ dè dặt tương tự trước việc
Lầu Năm Góc tăng cường dấu ấn của mình và kêu gọi thận trọng. Thông qua
Ngoại trưởng của mình, Inđônêxia nói đến “cái vòng luẩn quẩn căng thẳng
và thiếu tin tưởng”. Kể cả ở Xinhgapo, nơi đường lối chính trị thường
thiên về sức mạnh được cho là có tác dụng cân bằng của lực lượng quân
đội Mỹ, Ngoại trưởng nước này cũng tỏ ý lo ngại ASEAN bị kẹt trong cuộc
cạnh tranh lợi ích giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn.
Kể cả ở Mỹ, một số người lên tiếng phê phán việc
ưu tiên quân sự mới của nước này dường như nhằm vào Trung Quốc. Trong
một bài viết đăng trên tạp chí “Toreign Affairs” số tháng 1-2/2012, ông
Zbigniew Brzezinski không cho Mỹ là người trực tiếp gây ra căng thẳng,
và có ý định uốn chiến lược ở châu Á theo hướng thân Trung Quốc hơn. Ông
giải thích rằng ưu tiên của Oasinhtơn nên là tạo điều kiện để giải
quyết xung đột ở châu Á, chẳng hạn giữa Bắc Kinh, Tôkyô và Niu Đêli, và
luôn nhớ rằng điều cơ bản là hòa hợp với Trung Quốc về càng nhiều vấn đề
càng tốt.
Với mục đích đó, ông nhấn mạnh Mỹ không nên cho
rằng ổn định ở châu Á có thể được bảo đảm bởi một cường quốc không phải
châu Á và gợi ý Lầu Năm Góc nên giảm các vụ biểu dương lực lượng cũng
như các chuyến tuần tra trên biển và trên không gần Trung Quốc. Cũng
trong bài viết đó, ông Brzezinski thậm chí còn khuyên Nhà Trắng tránh xa
vấn đề Đài Loan mà ông cho là yếu tố gây căng thẳng thường xuyên với
Bắc Kinh. Nhìn chung, chiến lược được ông Brzezinski đề xuất là hoàn
toàn ngược lại với chiến lược được Nhà Trắng thực thi.
Trong số tháng 11/2011 của tạp chí này, ông
Kenneth Lieberthal, cựu cố vấn về Trung Quốc của Tổng thống Clinton,
cũng nói theo hướng đó và cảnh báo Oasinhtơn về phản ứng của Bắc Kinh
vốn cho rằng việc Mỹ chuyển trọng tâm về Thái Bình Dương và châu Á là ý
đồ có chủ đích nhằm kìm hãm sự lớn mạnh của mình, và nhấn mạnh đến nguy
cơ leo thang quân sự liên quan đến các cuộc tranh cãi lãnh thổ. Ông cũng
nhấn mạnh đến mối nguy hiểm nếu quan hệ với Trung Quốc xấu đi trong bối
cảnh sự hồ trợ cua Trung Quốc có tính cốt yếu trong việc giải quyết các
vấn đề Bắc Triều Tiên và Iran.
Mặt khác, ông Kenneth Lieberthal bày tỏ lo ngại
nếu tình hình kinh tế và tài chính cua Mỹ hiện nay không biến chuyển,
Oasinhtơn về lâu dài có thể không có khả năng giữ được cam kết tái
chuyển hướng quân sự sang châu Á, từ đó gây thất vọng đáng kể trong các
nước Đông Nam Á. Khả năng này xem ra sẽ càng tồi tệ hơn đối với các đồng
minh của Mỹ và việc giữ cân bằng ở một vùng nơi Bắc Kinh có được lợi
thế ảnh hưởng đáng kể nhờ phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại với
các nước ASEAN trong khuôn khổ hiệp định trao đổi mậu dịch tự do được ký
tháng 1/2010 mà Mỹ không được tham gia. Viễn cảnh bị Mỹ đột ngột bỏ rơi
và thất hứa có thể khiến các nước ASEAN bực bội trong khi họ vẫn rất
khó chịu với Bắc Kinh và đây cùng là yếu tố gây căng thẳng.
Cuối cùng, ông Kenneth Lieberthal nói đến tình
trạng bất ổn định tiêm tàng của Trung Quốc, vốn đã có dấu hiệu từ trước,
và cáo buộc quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đẩy mạnh khuynh hướng
dân tộc chủ nghĩa để bù đắp. Trong bối cảnh các nước ven Biển Đông và
Nhật Bản tỏ thái độ cứng rắn vì được Mỹ bảo trợ, khả năng xảy ra sai lầm
càng tăng, nhất là khi dư luận Trung Quốc bị tác động bởi lời kêu gọi
tái lập sức mạnh và chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
Nếu có một thể chế ở Trưng Quốc luôn tỏ thái độ
căng thẳng nhuốm màu dân tộc chủ nghĩa và muốn bác bỏ ảnh hưởng từ bên
ngoài, với hệ quả có thể cảm nhận trực tiếp được về các vấn đề Tân
Cương, Tây Tạng, Đài Loan và ngày càng rõ về Biển Đông và trong cuộc
tranh cãi về quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) với Nhật Bản, thì đó chính là
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Thể chế quân sự này quả thực coi
Biển Đông là biển nội địa của Trung Quốc và không gian triển khai tối ưu
đối với tàu ngầm hạt nhân chiến lược của họ đóng căn cứ tại Tam Á, trên
đảo Hải Nam.
Tâm trạng bực bội của Trung Quốc hiện nay chủ yếu
xuất phát từ vấn đề nội bộ, trong bối cảnh tác động của các tác nhân
khác trong chính sách đối ngoại của nước này, bị suy yếu. Trước khi diễn
ra Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, lời cảnh báo của Bộ Ngoại giao
về tác động tiêu cực do thái độ hung hãn của Bắc Kinh, cụ thể là ở Đông
Nam Á, cho đến lúc này không nhận được nhiều hồi âm trên chính trường
Trung Quốc.
Trong một bài báo ngày 22/6 đăng trên mạng
Jamestown Foundation được nhắc lại trên tờ “Wall Street Journal” ngày
1/7, ông Willy Lop Lam, nguyên là nhà báo của tờ “South China Morning
Post” bị sa thải vì những bài viết phê phán Bắc Kinh quá mạnh sau khi
Hồng Công được trao trả, đưa ra một bản danh sách dài nhũng sự việc cho
thấy Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc có mặt ở mọi nơi và tác động
đến chính sách đối ngoại của nước này.
Bài báo nói đến một chính sách đối ngoại của
Trung Quốc ít ăn nhập với mối lo ngại về an ninh của Mỹ và các đồng minh
của nước này đối với Iran, Bắc Triều Tiên, hay việc Bắc Kinh có thói
quen sư dụng vũ khí kinh tế để “trừng phạt” các nước có quan hệ với
Đạtlai Lạtma hay bà Rebiya Kadeer, chủ tịch Đại hội đại biểu Duy Ngô Nhĩ
thế giới. Tác giả bài viết nêu ra trước hết một loạt các sĩ quan cao
cấp công khai bày tỏ quan điểm dân Tộc chủ nghĩa kèm theo lời đe dọa
trực tiếp, đôi khi công khai ám chỉ đến việc từ bỏ chính sách giấu mình
chờ thời có tính chiến lược được Đặng Tiểu Bình chủ trương cách đây hơn
20 năm.
Đô đốc Yang Yi, thuộc Học viện quốc phòng quốc
gia, giỏi cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp, cuối năm 2011 khẳng định không
thể cứ giữ mãi thế “giấu mình” được nữa khi an ninh và lợi ích quốc gia
bị đe dọa. Theo nhân vật này, “cần tiến hành các cuộc tấn công không kéo
dài, vừa có hiệu quả vừa rõ ràng”. Luận điểm này được “Global Times”,
một tờ báo cỡ nhỏ được nhiều người đọc và thuộc tờ nhân dân Nhật báo,
nhắc lại khi khẳng định ngày 11/5 rằng Trung Quốc phải dám bảo vệ các
nguyên tắc của mình và không sợ phải đối đầu với nhiều nước cùng một
lúc.
Ngày 23/5, trên tờ báo này, Tướng Luo Yan, Phó
chủ tịch Học viện khoa học quân sự, giải thích rằng tình hình đã vượt
quá giới hạn cho phép của Trung Quốc và chủ trương “cho Philíppin một
bài học”. Cũng viên Tướng Luo Yan này tháng 8/2010 lên tiếng trên tờ
“Nhật báo” của quân đội phê phán việc Mỹ mở rộng lợi ích chiến lược đến
tận cửa ngõ của Trung Quốc, ở biển Hoàng Hải và Biển Đông. Viên tướng
này viết: “Chúng tôi không phải là kẻ thù của một nước nào, nhưng chúng
tôi không sợ những ai khiêu khích và không đếm xỉa đến lợi ích sống còn
của chúng tôi.”
Ngày 2/6, tại Xinhgapo, đáp lại bài phát biểu của
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Léon Panetta, trình bày việc nước này tái
triển khai sang châu Á, Tướng Ren Haiquan, Phó chủ tịch Học viện quốc
phòng quốc gia, giai thích với giọng điệu hăm dọa rằng Trung Quốc đang
chuẩn bị cho tình huống xấu nhất và mọi cuộc tấn công vào lợi ích của
Trung Quốc sẽ bị đánh trả rất “khủng khiếp”.
Năm 2010, tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn khu
vực ASEAN ở Hà Nội nổ ra tranh cãi về Biển Đông – vốn được Trung Quốc
coi như lợi ích sống còn của mình giống như Đài Loan, Tây Tạng và Tân
Cương – và sau đó Bắc Kinh đã phải tốn công để điều chỉnh. Nhưng ý tưởng
này lại xuất hiện vào tháng Sáu năm nay, trong một bài viết đăng trên
tờ “Nhân dân nhật báo”: “Chúng ta phải vạch ra một loạt các chỉ giới ở
Biển Đông để Mỹ phải hiểu rằng họ không thể làm những gì mà họ không
được làm.”
Ngay tại Trung Quốc, không phải ai cũng đồng tình
với luận điểm hung hãn này. Một số nhà ngoại giao hay nhà nghiên cứu đã
úp mở thừa nhận rằng Bộ Ngoại giao không còn hoàn toàn là người cầm
trịch chính sách đối ngoại của nước này nữa. Tháng 6/2012, ông Wang
Jisi, Trưởng khoa Nghiên cứu quốc tế thuộc Trường đại học Bắc Kinh,
chuyên gia về Mỹ, nhắc lại trong một bài viết đăng trên tờ “Global
Times” rằng đúng là cân bằng sức mạnh tổng thể đang nghiêng về châu Á,
song vị thế quốc tế của Trung Quốc không được nâng lên. Sau khi phân
tích một số điểm yếu của tình hình trong nước ở Trung Quốc, ông nói thêm
rằng sự lớn mạnh và những sáng kiến của Quân giải phóng nhân dân Trung
Quốc khiến các nước láng giềng của Trung Quốc và Mỹ hoài nghi về thực tế
của khái niệm “phát triển hòa bình”, ông nói thêm rằng tình thế này
nhìn chung làm suy yếu an ninh của Trung Quốc.
Nhưng nếu cần có bằng chứng để cho thấy chính
sách đối ngoại của Trung Quốc đang trở thành ván cá cược trong cuộc đấu
tranh giành quyền lực giữa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và Bộ
Ngoại giao, chỉ cần đọc bài báo đăng ngày 12/7 trên tờ “New York Times”
của ông Zhao Mingzhao, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu thế giới
đương đại trực thuộc Ban đối ngoại Đảng cộng sản Trung Quốc, có nhan đề
“Trở ngại đối với cường quốc Trung Quốc”, trong đó ông đưa ra lập luận
về các thách thức an ninh mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Ý chủ đạo trong bài này trước hết là đặt lại vấn
đề đối với sức mạnh thực sự của Trung Quốc, khi tác giả nhắc lại rằng
36% dân số vẫn sống với chưa đến 2 USD/ngày, trong khi thành tựu của
nước này về phát triển dân số và Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu
người vẫn là rất thấp. Tác giả bài báo nói thêm rằng tăng trưởng của
Trung Quốc là mất cân bằng và mong manh về dài hạn do bị đe dọa bởi tình
hình xã hội không chắc chắn và xâm phạm môi trường không thể khắc phục
được.
Rõ ràng, ý định ở đây là cho thấy ý đồ tạo dựng
sức mạnh quân sự, trong trường họp tốt nhất, là còn quá sớm và, trong
trường hợp tồi tệ nhất, là hiểu sai, trong bối cảnh điều chủ yếu là phải
kết hợp ngoại giao và phát triển sức mạnh quân sự, đồng thời tận dụng
một cách tốt nhất tiềm năng dân sự của đất nước, vì an ninh của đất nước
và, như vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm về tiến bộ con người và xã
hội. Trong một thế giới phức tạp đang biến chuyển nhanh chóng, không một
nước nào có thể bỏ qua đòn bẩy sức mạnh mềm có được nhờ đa dạng hóa và
có nhiều mối quan hệ quốc tế, vấn đề mà hiện nay Bắc Kinh không làm chủ
được.
Sử dụng quá mức lập luận chỉ có sức mạnh quân sự
sẽ khiến các đối tác của Trung Quốc quay sang chống lại Trung Quốc và
làm suy yếu vị thế chiến lược của nước này. Ông Zhao Mingzhao ám chỉ đến
đối thoại với ASEAN khi nói thêm rằng nếu Bắc Kinh muốn thuyết phục các
đối tác của mình rằng mình chân thành muôn có hòa bình thì cần phải
tham gia có hiệu quả hơn vào trao đổi đa phương.
Cuôi cùng, trong một câu gửi gắm đến giới quân
sự, mà ông có ý ngầm nói rằng họ đã lấn sân lĩnh vực ngoại giao của
Trung Quốc, ông Zhao Mingzhao nói rằng ý muốn mãnh liệt nhất của một
nước mạnh là sử dụng sức mạnh của mình hay đúng hơn là “lãng phí” nó.
Trong những năm tới, Trung Quốc cần kìm hãm ý muốn trở thành đế chế mà
phải tỏ ra có chừng mực về chiến lược, cụ thể là về các cuộc tranh cãi
chủ quyền với các nước láng giềng trong bối cảnh khuynh hướng dân tộc
chủ nghĩa gia tăng cho dù đi đến quyết định đó không phải là dễ. Ông
Zhao Mingzhao nhắc lại rằng “tốt nhất vẫn nên là kẻ thù của cái xấu” và
cảnh báo khuynh hướng Trung Quốc tích lũy sức mạnh, đồng thời khích lệ
chính quyền nước này lắng nghe các nước khác và gò mình theo luật pháp
quốc tế vì “không còn sự lựa chọn nào khác”.
Về quan hệ với Mỹ, ông Zhao Mingzhao chủ trương
một chiến lược cân bằng hơn và chỉ ra nguy cơ tập trung thù địch chống
Oasinhtơn. Đổi lại, ông khích lệ cộng đồng quốc tế và Mỹ “quan tâm hơn
đến khó khăn, nguyên vọng và mối lo ngại của Trung Quốc đang tìm kiếm
năng lượng và tài nguyên cũng như những trở ngại đối với sức mạnh” của
nước này. Ông nhắc lại rằng lối nói phóng đại năng lực của Trung Quốc và
bôi xấu ý định của nước này có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến xung
đột.
***
TTXVN (Hồng Công 25/7)
Bài viết trên tờ “Tín báo” của Hoàng Bá Nông-Phó Giáo sư khoa Khoa học Xã hội ứng dụng Đại học Thành thị Hồng Công.
Sau khi bùng phát căng thẳng giữa Trung Quốc và
Philíppin tại đảo Hoàng Nham (bãi đá ngầm Scarboroug) hồi tháng 4 năm
nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Mỹ không những sẽ chuyển 60% lực
lượng hải quân Mỹ tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà còn đề xuất
điều nhiều tàu chiến hơn đến vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Điều này không chỉ thống nhất với chính sách “trở
lại châu Á” của Mỹ, tiến thêm một bước “ráp nối” hiệu quả với các nước
nhỏ ở xung quanh Trung Quốc, gián tiếp cổ vũ họ đối kháng với Trung Ọuốc
trong các vấn đề lãnh thổ, chủ quyền, kinh tế và tài nguyên…
Dù dư luận có muốn hay không, tình hình Biển Đông
đã ở trong trạng thái bất ổn. Nhưng, theo phân tích, quan sát của các
bên đối với quân đội – chính quyền trong nước (Trung Quốc) trong 2 tháng
qua, ngoài việc tăng cường kết đồng minh với Nga, Bắc Kinh vẫn cần thời
gian để vạch ra một sách lược khá toàn diện nhằm đáp lại sự “quay trở
lại châu Á” của Mỹ.
Tác giả cũng lo rằng cùng với sự quay trở lại
Đông Á và Đông Nam Á của quân đội Mỹ, tính bất ổn của Biển Đông sẽ ảnh
hướng tới Hồng Công (hiện) đang là trọng điểm kinh tế thương mại và vận
tải đường thủúy khu vực.
Các vòng vây của Mỹ bao trùm Âu – Á
Trong thế kỷ trước, chính sách đối với châu Á của
Mỹ là thống nhất và rõ ràng. Được xây dựng trên cơ sở “chủ nghĩa hiện
thực địa chính trị Anh- Mỹ” với lý luận “trục trung tâm” của Huân tước
Halford Mackinder, có thể thấy rõ hơn dấu tích của lý thuyết này trong
việc bố trí “lấy châu Á làm trục trung tâm” trong chính sách “trở lại
châu Á” của Mỹ.
Cái gọi là “trục trung tâm” tức là lấy bình
nguyên Xibêri của Nga làm tâm trục của khu vực Âu – Á. Do Nga có bức
bình phong bảo vệ tự nhiên: biển băng, đầm hồ, núi cao, sa mạc, thêm vào
đó là thời tiết cực kỳ khắc nghiệt nên không một sức mạnh nào có thể
tấn công.
Cùng với sự trỗi dậy của Liên Xô sau Chiến tranh
Thế giới thứ Hai, chính thể “tự do dân chủ” phương Tây bị đe dọa bởi
“quốc tế cộng sản” nên vội vàng tìm phương án “giải cứu”, trước tiên
Mackinder đề xuất vành đai inner crescent (vành bên trong hình trăng
khuyết) bao gồm lục địa châu Âu, Trung Đông, Nam Á và Đông Á, tạo thành
“quyền lực trục trung tâm” của thế bao vây; tiếp đó liên kết với sức
mạnh trên biển của Anh, Mỹ, Đông Nam Á, Ôxtrâylia và Nhật Bản để tạo
thành thế bao vây vành đai “outer crescent” (vành bên ngoài hình trăng
khuyết).
Cùng lúc đó, cha đẻ học thuyết “bao vây” của Mỹ
là Nicholas Spykman đã đưa lý luận của Mackinder vào ứng dụng, ông ta đã
xây dựng chính sách bao vây Liên Xô và Trung Quốc sau Chiến tranh Thế
giới thứ Hai, và điều này đã có ảnh hưởng sâu rộng mãi tới sau này.
Trọng điểm “bao vây” nằm ở “cân bằng”
Chủ trương của Spykman và Mackinder có điểm chung
và điểm riêng. Điểm chung là họ cho rằng mục đích của chính sách bao
vây không nằm ở tấn công và chiếm lĩnh mà là ở việc đạt được hiệu quả
“cân bằng sức mạnh”.
Do rất khó khăn và cũng không cần thiết phải tấn
công Liên Xô nhằm bảo vệ lợi ích của phương Tây, nên Mỹ chỉ có thể không
ngừng thúc đẩy, khiến quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc với các nước
láng giềng biến hóa bất thường, lúc bạn lúc thù và phân hóa mê hoặc tạo
ra hiệu quả gián tiếp thông qua việc cân bằng và ngăn chặn Liên Xô và
Trung Quốc phát triển thế lực ra bên ngoài, từ đó bảo vệ lợi ích quốc
gia của mình.
Nhưng Mackinder là người Anh còn Skykman là người
Mỹ, chủ trương chính sách của hai người đều vì “chủ” của mình. Chủ
trương của Mackinder là ai có thể khống chế được Đông Âu thì có thể
khống chế được “trục trung tâm”, ai có thể thống trị được “trục trung
tâm” thì có thể thống trị được “lục địa lớn của thế giới” (tức châu
Á-Âu-Phi), ai thống trị được “lục địa lớn của thế giới” thì có thể thống
trị được cả thế giới.
Còn Spykman lại chủ trương ai có thể khống chế
được vành đai “inner crescent” thì có thể thống trị được Âu – Á, ai có
thể thống trị được Âu – Á thì có thể khống chế được vận mệnh cả thế
giới.
Vì thế, hiện tại Mỹ “lấy châu Á làm trục trung
tâm”, dùng nó để bao vây Nga và Trung Quốc – hai lực lượng có sức mạnh
trên bộ lớn nhất Âu – Á, lấy đó làm “trục” khống chế thế giới.
Tác giả cho rằng dưới tiền đề “bao vây tức cân
bằng sức mạnh”, nước Nga có do Đảng Cộng sản lãnh đạo hay không cũng
không thay đổi được sự bao vây của Mỹ đối với hai lực lượng có sức mạnh
trên bộ này. Có thế thấy từ rất lâu, Mỹ đã nhìn thấy lợi ích quốc gia và
sự phát triển tương lai gắn chặt với các nước trên thế giới, có thế
giải thích được vì sao Mỹ ra sức can thiệp vào các nước khác, duy trì
cân bằng sức mạnh toàn cầu lấy lợi ích của Mỹ làm trung tâm.
Đủ sức ứng phó với 2 cuộc chiến
Tác giả cho rằng Bắc Kinh nên chủ động quan hệ
tốt đẹp với Đài Bắc, tăng cường ngoại giao “phi chính thức” với Đài Loan
và cho phép Chính quyền Đài Bắc quyền phát ngôn mang tính tích cực về
chủ quyền Biển Đông. Do Mỹ và Nhật Bản cùng Đài Loan, Philíppin đều đã
ký Hiệp ước Đảm bảo an ninh nên Đài Loan tham gia vấn đề Biển Đông không
chỉ tạo ra hiệu quả gián tiếp trong việc trung hòa Mỹ bán vũ khí cho
Đài Bắc với Mỹ bán vũ khí cho Philíppin, càng có thể đẩy Mỹ rơi vào hoàn
cảnh ngoại giao khó khăn giữa Đài Loan-Nhật Bản và Đài Loan-Philíppin,
làm rối loạn chuỗi đảo thứ nhất.
Trong khi xác định lại đường lối chiến lược toàn
cầu, Trung Quốc cần phải nhớ đến nhừng bất lợi trong cuộc chiến tranh
Trung Quốc- Mianma thời vua Càn Long đời nhà Thanh (1764-1769). Khi đó
thiên tài quân sự triều đình Mianma Hsinbyshin không ngừng phát triển ra
bên ngoài, cưóp bóc lãnh thổ và tài nguyên Xiêm La (Thái Lan) và Trung
Quốc, dẫn 4 vạn binh mã đồng thời tiêu diệt kinh thành của vua Ayutthaya
(Xiêm La) và đẩy lùi 4 lần quân Thanh xâm phạm bờ cõi phía Bắc Mianma.
So sánh với quân Mỹ có thể một lúc tiến hành 1,5
cuộc chiến, Mianma đã chứng minh một nước nhỏ châu Á có thể cùng lúc
giành được thắng lợi ở hai chiến trường. Chính vì vậy, Trung Quốc càng
cần thận trọng khi nhìn nhận “nước yếu”, soi xét cần rõ ràng, thưởng
phạt cần có chừng mực bởi vì cho dù là nước nhỏ hay nước yếu đều có
khuynh hướng và năng lực phát triển ra bên ngoài và cân bằng thế lực
quấy nhiễu.
Nên nhanh chóng thành lập hệ thống tình báo
Trong hai tháng căng thẳng giữa Trung Quốc và
Philíppin, tác giả có một ấn tượng khi tiếp xúc giao lưu với các cơ quan
chính đảng địa phương trong nước: do các ngành chưa thật phối hợp với
nhau, không thể trao đổi tình báo với nhau, thêm vào đó là sự đối lập
giữa quân đội và bè phái trong đảng, do đó có được kết cục hòa bình sau
sự đối đầu ở đảo Hoàng Nham là điều thực sự may mắn.
Trung Quốc đã lợi dụng thủ đoạn gây rắc rối cho
ngành du lịch và xuất khẩu hoa quả của Philíppin, trừng phạt Manila.
Cuộc chiến thương mại trong tương lai giữa Trung Quốc và các nước Đông
Á, Đông Nam Á sẽ là xu thế lớn. Để tránh bị tấn công và chịu tổn thất
kinh tế quá lớn, Trung Quốc cũng như Hồng Công thực sự cần đề ra phương
án ứng phó, cần xây dựng kho tư liệu các nước châu Á, định kỳ tiến hành
phân tích và đánh giá rủi ro, một mặt có thể đưa ra các thông tin đúng
lúc cho các bên, ngoài ra có thể cùng nhau giám sát an ninh khu vực,
nâng cao ý thức an ninh khu vực cho người dân.
***
TTXVN (Bắc Kinh 24/7)
Tạp chí “Trung Quốc ngày nay” số tháng 7/2012 đăng bài của học giả Ngô Kiến Dân, từng là Vụ trưởng Vụ báo chí -người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với tựa đề “Gạt bỏ chủnghĩa dân tộc hẹp hòi”. Dưới đây là nội dung bài viết:
Cùng với sự tiến bộ của Trung Quốc trong các
phương diện, xã hội Trung Quốc cũng đã từng bước đi đến đa nguyên. Có
người nói, hiện nay Trung Quốc đang ở “thời kỳ trăm nhà đua tiếng lần
thứ ba”. Trong quá trình đua tiếng nói trên, điều đáng để chúng ta cảnh
giác là một thứ tình cảm dân tộc hẹp hòi đang ngóc đầu dậy.
Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi cho rằng mình là ưu tú
nhất, mù quáng bài ngoại. Tình trạng nói trên xuất hiện là có tính tất
yếu. Thông thường một nước khi trỗi dậy thì chủ nghĩa dân tộc cũng lây
lan tràn ngập khắp nơi, Trung Quốc về đại thể cũng không ngoại lệ. Vậy
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở Trung Quốc hiện nay có những biểu hiện như
thế nào?
Biêu hiện thứ nhất: Nói Trung Quốc là bên bị thiệt hại trong hợp tác quốc tế
Có người cho rằng sau khi cải cách mở cửa, Trung
Quốc tiến hành hợp tác quốc tế, tiền phần lớn đều bị người nước ngoài
đem đi hết, tiền người Trung Quốc kiếm được là tiền mồ hôi và máu, chúng
ta đang tiếp tục bị các nước phương Tây bóc lột, chúng ta không phải là
người thắng mà là người thua.
Đương nhiên cách nhìn nhận này có căn cứ sự thực
nhất định, nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận một cách toàn diện. Trung
Quốc phát triển chỉ có thể đi từng bước một. Khi mở cửa, chúng ta không
có kỹ thuật, vốn và phương pháp quản lý tiên tiến. Cái mà chúng ta có là
sức lao động khó nhọc và thị trường. Hơn nữa thị trường của chúng ta
lúc đó rất hạn chế, không được như hiện nay. Muốn hợp tác với người nước
ngoài thì phải để cho đối phương có lợi, nếu không họ sẽ không đến.
Kinh tế chúng ta phát triển là bắt đầu như vậy, đến năm 2010 Trung Quốc
trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cải cách mở cửa đã làm cho
người dân cả nước được hưởng lợi ích. Hiện nay cung cầu trên thị trường
Trung Quốc không còn giống như trước khi cải cách mở cửa. Hiện nay chúng
ta mở rộng hợp tác, mọi người đều phát huy ưu thế của mình, đã thực
hiện cùng thắng và cùng có lợi.
Biểu hiện thứ hai: Thách thức chủ trương
“gác lại tranh chấp, cùng khai thác” do Đặng Tiểu Bình đề xuất, mà kêu
gọi, cổ vũ sử dụng vũ lực
Một số năm gần đây xu hướng Trung Quốc trỗi dậy
mạnh hơn, tâm trạng thiếu tin cậy lẫn nhau về chiến lược giữa Trung Quốc
với các nước như Mỹ, Nhật Bản đang phát triển, chúng ta đang tăng cường
đề phòng với chính mính. Thái độ lo ngại, ưu tư, thậm chí sợ hãi của
các nước láng giềng xung quanh đối với chúng ta đang tăng lên. Trong vấn
đề Nam Hai, tranh chấp giữa chúng ta với các nước láng giềng về chủ
quyền và lãnh thổ nổi lên rõ rệt, liên tục xảy ra va chạm.
Làm thế nào để có thể giải quyết thỏa đáng những
tranh chấp đó? Ngay từ đầu những năm 1980 đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đề
xuất chủ trương chủ quyền thuộc về ta, gác lại tranh chấp, cùng khai
thác. Hôm nay có người lại ngang nhiên thách thức phương châm nói trên
của đồng chí Đặng Tiểu Bình, chủ trương giải quyết thông qua vũ lực.
Cần phải biết rằng Đặng Tiểu Bình đề xuất phương
châm nói trên tuyệt đối không phải ngẫu nhiên, mà đã xem xét đến sự thay
đổi của thời đại, đã từ thời đại chiến tranh và hòa bình chuyển sang
thời đại hòa bình, phát triển là chủ đề chính. Xuất phát từ tư tưởng nói
trên, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đề xuất ý tưởng “một nước hai chế độ”,
đã giải quyết thỏa đáng vấn đề thu hồi Hồng Công và Ma Cao, được cộng
đồng quốc tế khẳng định và ca ngợi.
Cùng với quá trình thay đổi của thời đại, mưu cầu
hòa bình, tìm kiếm phát triển, thúc đẩy hợp tác đã trở thành dòng thác
của thời đại không thể cưỡng lại được. Trong thập niên đầu của thế kỷ
21, Trung Quốc phát triển mạnh là đã thuận theo trào lưu của dòng thác
này. Về vấn đề Nam Hải, phương châm đồng chí Đặng Tiểu Bình đề xuất có
thể giải tỏa được tranh chấp lãnh thổ của chúng ta với nước láng giềng,
thực hiện kết cục cùng có lợi và cùng thắng.
Ngay nay khi thế giới đã tiến vào thế kỷ 21,
trong quan hệ quốc tế có sự thay đổi lớn, đúng như Thủ tướng Ôn Gia Bảo
đã phát biểu tại phiên họp lần thứ 65 của Đại hội đồng Liên hợp quốc
ngày 23/9/2010: “Dựa vào chiến tranh để giải quyết vấn đề cuối cùng đã
trở nên lạc hậu. Trong thế kỷ 21 đã xảy ra ba cuộc chiến tranh ở
Ápganixtan, Irắc và Libi. Nói về hai cuộc chiến ở Ápganixtan và Irắc, so
sánh lực lượng giữa hai bên là hoàn toàn không tương xứng, Mỹ và phương
Tây chiếm ưu thế tuyệt đối, nhưng sự thực chúng minh chiến tranh không
giải quyết được vấn đề, mà đã mang lại cho Mỹ và phương Tây vô vàn phiền
phức.
Ngay nay, xung quanh vấn đề Nam Hải, tránh chấp
giữa chúng ta với các nước láng giềng có thể giải quyết được thông qua
đàm phán hòa bình. Việc chúng ta thông qua đàm phán ngoại giao, hoạch
định xong đường biên giới với 12 quốc gia chính là một ví dụ để chứng
minh.
Biểu hiện thứ ba: Một khuynh hướng mù quáng bài xích các công ty xuyên quốc gia
Trung Quốc phát triển mạnh là có quan hệ mật
thiết với các công ty xuyên quốc gia có mặt tại Trung Quốc. Sự có mặt
các công ty này đã mang đến cho chúng ta những ý tưởng tiên tiến, công
nghệ tiên tiến và phương thúc quản lý tiên tiến, thúc đẩy Trung Quốc
phát triển mạnh. Trong mộl thời gian dài từ khi cải cách mở cửa đến nay,
chúng ta đã có thái độ hoan nghênh đối với các công ty xuyên quốc gia,
nhưng đến nay ở một số địa phương Trung Quốc đã bắt đầu có khuynh hướng
bài xích họ.
Công ty xuyên quốc gia là thể truyền dẫn quan
trọng thúc đẩy toàn cầu hóa, toàn cầu hóa đã thúc đẩy nhân loại văn minh
tiến bộ. Không còn nghi ngờ gì, công ty xuyên quốc gia có tính ưu việt
rất lớn, có thể giúp cho các yếu tố sản xuất được huy động và vận dụng
tối ưu. Công ty xuyên quốc gia đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến
cũng là điều không còn phải nghi ngờ. Hiện nay chẳng phải chúng ta cũng
đang cần phát triển công ty xuyên quốc gia của mình hay sao? Việc bài
xích các công ty xuyên quốc gia, đó chính là bài xích lực lượng sản xuất
tiên tiến, mà người lỗ vốn sẽ chính là bản thân chúng ta.
Ngày nay quan hệ giữa Trung Quốc với thế giới đã
khác trước. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã chỉ rõ: “Trung Quốc phát triển gắn
liền với thế thế giới phồn vinh ổn định cũng gắn liền với Trung Quốc”.
Đại cục là như vậy. Lẽ nào chúng ta có thể hoàn toàn không cứu xét đến
đại cục này?
Trung Quốc muốn tiếp tục phát triển, muốn tiếp
tục tiến lên thì phái kiên trì cải cách mở cửa, phải gạt bó chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi.