Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

17. India, The SCO And Potential Shift In The Asian Axis Of Power – Analysis (Thế tiến thoái lưỡng nan trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ )

By:
July 25, 2012
Shanghai Co-operation Organisation (SCO)
Since the adoption of a new policy towards the United States, which led to the creation of a special New Delhi-Washington defense relationship, India has to address a crucial question: How to develop relations with countries that are part of the Shanghai Cooperation Organization (SCO), at the helm of which stand China and Russia. Much will be affected by the policy choices India makes. At stake is not only the strategic balance in Asia over the next decade but the evolving multipolar structure of the international system.
Shanghai Co-operation Organisation (SCO)
For some observers, the SCO (whose founding members are China, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Russia, Tajikistan and Uzbekistan) is little more than a discussion forum, an organizational shell devoid of concrete content, whose existence is based on the abstract and implausible geopolitical assumption that there is such a thing as a Eurasian geopolitical reality.
The fears of those who see it as a sort of counterpart to NATO appear unjustified, since the road leading to the creation of a true Eurasian military alliance is full of obstacles. Nevertheless, the SCO has the potential to become a strategic focal point in Asia, where players think more and more in terms of an emerging “new Cold War.” The SCO’s distinctive feature is that it is positioning itself to be a rival of U.S. power in the region and beyond. This does not necessarily mean that all countries belonging to the SCO are hostile to U.S policy. Nevertheless, the SCO’s existence is undoubtedly based on the belief that East and Central Asia do not need to be under an American umbrella to achieve stability and development. This is a rather strange belief, however, considering that all other formal and informal regional Asian associations accept the U.S. presence on their soil.
The fact that the June 2011 SCO summit in Astana (Kazakhstan) put the full membership of India (then and still to this day having observer status) on the agenda was therefore a significant gesture. Few can doubt that India and the U.S. seek very strongly to maintain harmonious relations in the short and medium term. But this intention alone does not diminish the major dilemma facing Indian politicians of every political orientation: How to align with American foreign policy positions, and gain maximum benefits from this (for example, cooperation in the nuclear field), without being partially subordinated to the U.S on the international scene. A relationship of subordination, however limited, would collide with the role of a great power that India wants more and more to assume in the world. Playing the role of a great power is no longer just a political aspiration; it is perceived as an economic and financial necessity in New Delhi.
During her July 20, 2011 visit to Chennai (a symbolic city representing friendship between the two countries), U.S. Secretary of State Hillary Clinton told India that “it’s time to lead.” She explained that the Obama administration wishes to create a partnership “for the new century,” one which would stabilize Asia and bridle the growing dominance of China. She also said that the U.S. is “committed to a strong, constructive relationship between India, the United States and China” (Reuters, July 20, 2011). But these calls and wishes, particularly significant because they were made while relations between the U.S. and Pakistan were, and still are, strained, have not yet proven enough to push India into making a definite choice of partner between the U.S and the SCO.
India, which the U.S. sees as a trusted ally in South East Asia, must be fully aware that its special relationship with Washington serves the primary purpose of helping the Americans in Afghanistan, spreading Western values and principles in Asia (beginning with representative democracy) and defending U.S. strategic interests.
In other words, Washington’s growing influence on New Delhi amounts to an American reinterpretation of India’s “Look East Policy” launched in 1991. This slogan is now being supported by the Obama administration as a key component in the “New Cold War,” which entails containing China and achieving stability in South and East Asia by increasing engagement with Japan and India, two pro-American countries, through military and economic cooperation.
However, the hard fact is that many in New Delhi have other ambitions for their country, as they believe that in a few decades India will take the first place in the world in terms of GDP growth and developmental level. Indian opinion makers are now competing with one another to make the best arguments for the need to substitute a regional power mentality among policymakers and politicians for a great power one. Since India – so the reasoning of Indian opinion makers and politicians goes – is about to become a global economic power, from an economic standpoint, it must also become a global political power, on a par with China. It indeed makes sense that only by breaking the shell of its proverbial introversion will India be able to prompt the further economic growth necessary to achieve such a goal. But on this point the gap between the Indian and American positions is wide, and will prove difficult to bridge.
Diplomatic alignment between India and the U.S. cannot hide all the divergences existing between them. One of these is New Delhi’s refusal – not yet fully digested in Washington – to boost its air offensive capabilities by purchasing the latest generation of American jet fighters. India, which covers 12% of its oil needs with imports from Iran, is also unwilling to follow the White House in its intransigent stance towards Iran’s nuclear program, as it sees sanctions as a serious threat to the continuity of its energy supply. Such frictions can be overcome, however, there may be much more profound disagreements on the horizon, linked to the fact that China is India’s main trading partner (and will become an even larger one in the future). Also, India, like China, sees a need for a major overhaul of the international security and economic system imposed by the West since World War II. Like the other members of BRICS (Brazil, Russia, India, China, and South Africa), they feel their voice is unheard in this system.
There are many reasons for New Delhi to doubt that an Indo-American rapprochement is the best choice for its foreign policy. India’s request to join the SCO presumably is a reflection of such misgivings. For instance, geopolitical contiguity may push New Delhi and Beijing to deepen their strategic relations in order to secure their energy supplies. Regardless of what that may imply for neighboring countries’ navigation rights, the two Asian giants share strategic interests in ensuring stability in the South China Sea, although New Delhi has paid little attention to Chinese claims of sovereignty over this disputed sea.
What actually matters most for New Delhi is the establishment of a stable relationship with Beijing, one which would provide for an adequate network of pipelines and achieve a level-playing field for both countries’ economic and political penetration of the Middle East and Africa, perhaps as a joint effort to counter the oil producers’ current power.
Moreover, there is a natural convergence between some of India’s national interests and the priorities of the SCO. Since its inception eleven years ago, the SCO has focused on fighting three insidious “evil forces”: terrorism, separatism and religious extremism. Such SCO priorities are extremely appealing to India, which is interested in coordinating its own efforts to fight terrorism (such as conducting military exercises) with reliable partners and exchanging information with its neighbors’ interior ministries and intelligence agencies.
The proposed SCO Free Trade Area, which should be in place by 2020 and economically unite all members of the SCO, is also most attractive to New Delhi, perhaps even more than Washington’s offer to admit India to the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) forum. However, the main obstacle India faces is finding ways to square the circle about Afghanistan, since it is in favor of creating permanent U.S. military bases in that country after 2014. The SCO adamantly opposes such plans. It is worth mentioning that Afghanistan applied for SCO observer status at the Astana summit.
India’s accession to the SCO would certainly be construed by many as a setback for Washington. But such a conclusion is not so obvious. If well managed, a change towards a greater degree of multipolarity in Asia could actually benefit the U.S. in two fundamental ways. First, Washington could more easily penetrate Central Asia through India. Second, it could use its influence on India to prevent Iran, which has already applied for upgrading its observer status to full membership, from acceding to the SCO.
http://www.eurasiareview.com/25072012-india-the-sco-and-potential-shift-in-the-asian-axis-of-power-analysis/
About the author:
Richard Rousseau
Richard Rousseau is Associate Professor and Chairman of the Department of Political Science and International Relations at Khazar University in Baku, Azerbaijan. He teaches on Russian politics, Eurasian geopolitics, international political economy and globalization. He can be reached at rrousseau9@hotmail.com or rrousseau@khazar.org
 
Kể từ khi thông qua chính sách mới đối với Mỹ dẫn đến việc thiết lập mối quan hệ quốc phòng đặc biệt, Ấn Độ phải giải quyết một vấn đề quan trọng là làm thế nào để đồng thời phát triển mối quan hệ với Trung Quốc và Nga.
Các lựa chọn chính sách của Ấn Độ sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình. Và quyết định của Ấn Độ không những tạo nên sự cân bằng chiến lược ở châu Á trong thập kỷ tới mà cả cơ cấu đa phương của hệ thống quốc tế. Một số nhà quan sát cho rằng SCO (gồm 5 nước thành viên sáng lập là Trung Quốc, Cadắcxtan, Cưrơgưxtan, Nga, Tátgikixtan và Udơbêkixtan) chẳng khác nào một diễn đàn thảo luận, một tổ chức không có nội dung cụ thể và tồn tại trên cơ sở địa chính trị không hợp lý và trừu tượng. Nỗi lo ngại của một số người coi SCO như một đối trọng với NATO dường như vô lý, bởi vì con đường dẫn đến việc thành lập một liên minh quân sự Á-Âu thực tế sẽ có nhiều trở ngại. Nhưng SCO có khả năng trở thành tâm điểm chiến lược ở châu Á - nơi các nhà phân tích dự đoán đang xuất hiện “cuộc Chiến tranh Lạnh mới”. Đặc điểm nổi bật của SCO là tổ chức này đang tìm cách trở thành một đối thủ cạnh tranh với sức mạnh Mỹ ở trong và ngoài khu vực. Điều này không có nghĩa tất cả các nước thành viên SCO đều thù địch với chính sách của Mỹ. Nhưng rõ ràng sự tồn tại của SCO được dựa trên cơ sở niềm tin rằng khu vực Đông và Trung Á không cần dựa vào Mỹ mà vẫn đạt được sự ổn định và phát triển. Nhưng đây là một niềm tin khác thường, bởi vì thực tế tất cả các hiệp hội chính thức và không chính thức ở khu vực châu Á đều chấp nhận sự hiện diện của Mỹ trên lãnh thổ của họ. Tháng 6/2011, hội nghị thượng đỉnh SCO tại Axtana của Cadắcxtan đưa tư cách thành viên đầy đủ của Ấn Độ (trước đó và cho đến nay vẫn chỉ là tư cách quan sát viên) vào chương trình nghị sự là một cử chỉ quan trọng. Ít người có thể nghĩ rằng Ấn Độ và Mỹ sẽ tìm cách duy trì mạnh mẽ các mối quan hệ hài hòa trong giai đoạn ngắn và trung hạn. Nhưng chỉ riêng ý định này không hạn chế được tình trạng tiến thoái lưỡng nan lớn đang đặt ra đối với các chính trị gia đại diện cho tất cả các xu hướng chính trị tại Ấn Độ: Làm thế nào để phù hợp với quan điểm chính sách đối ngoại của Mỹ và đạt được lợi ích tối đa từ mối quan hệ này, ví dụ hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, mà không bị phụ thuộc Mỹ trên trường quốc tế.
Một mối quan hệ lệ thuộc, tuy hạn chế, sẽ mâu thuẫn với vai trò của một cường quốc mà Ấn Độ mong muốn đạt được nhiều hơn nữa trên thế giới. Đóng vai trò của một cường quốc không những chỉ là khát vọng chính trị mà cả kinh tế và tài chính ở Niu Đêli. Trong chuyến thăm Chennai ngày 20/11/2011, một thành phố biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Mỹ và Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố với Ấn Độ rằng: "Để trở thành nước lãnh đạo chỉ là vấn đề thời gian." Bà cho biết Chính quyền Obama muốn xây dựng mối quan hệ đối tác "cho thế kỷ mới” - một mối quan hệ sẽ ổn định châu Á và kiềm chế sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Bà Clinton cũng khẳng định Mỹ "cam kết với mối quan hệ có tính xây dựng và mạnh mẽ giữa Ấn Độ, Mỹ và Trung Quốc". Nhưng những lời kêu gọi và mong muốn đó - đặc biệt quan trọng vì chúng được đưa ra trong lúc mối quan hệ giữa Mỹ và Pakixtan vẫn căng thẳng - chưa đủ để thúc đẩy Ấn Độ quyết định lựa chọn đối tác rõ ràng giữa Mỹ và SCO. Ấn Độ, được Mỹ coi là một đồng minh tin cậy ở khu vực Nam Á, phải nhận thức đầy đủ rằng mối quan hệ đặc biệt của họ với Oasinhtơn chủ yếu nhằm mục đích giúp Mỹ ở Ápganixtan, truyền bá các giá trị và các nguyên tắc của phương Tây ở châu Á (bắt đầu bằng nền dân chủ đại diện) và bảo vệ các lợi ích chiến lược của Mỹ. Nói cách khác, ảnh hưởng ngày càng tăng của Oasinhtơn đối với Niu Đêli sẽ tác động đến "Chính sách Hướng Đông" của Ấn Độ được công bố năm 1991. Khẩu hiệu này hiện đang được Chính quyền Obama hỗ trợ như một phần quan trọng trong "cuộc Chiến tranh Lạnh Mới" nhằm ngăn chặn Trung Quốc và đạt được sự ổn định ở Nam và Đông Á bằng cách tăng cường can dự với Nhật Bản và Ấn Độ - hai nước thân Mỹ thông qua hợp tác quân sự và kinh tế. Tuy nhiên, thực tế khó khăn là nhiều người ở Niu Đêli có những tham vọng khác cho đất nước của họ, bởi vì họ tin rằng trong một vài thập kỷ tới, Ấn Độ sẽ là nước đứng đầu thế giới về tăng trưởng GDP và mức độ phát triển. Các nhà phân tích của Ấn Độ đang cạnh tranh với nhau để đưa ra các lý lẽ tốt nhất về sự cần thiết phải thay thế tâm lý của một cường quốc khu vực trong số các nhà hoạch định chính sách và các chính trị gia bằng một tâm lý cường quốc toàn cầu. Theo một quan điểm, để Ấn Độ trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu, nước này cũng phải trở thành một cường quốc chính trị toàn cầu ngang tầm Trung Quốc.
Thực tế, chỉ bằng cách từ bỏ xu hướng hướng nội, Ấn Độ mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn nữa để đạt được một mục tiêu như vậy. Nhưng ở thời điểm này khoảng cách giữa vị thế của Ấn Độ và Mỹ khá rộng, và tỏ ra khó có thể hàn gắn. Liên kết ngoại giao giữa Ấn Độ và Mỹ không thể che đậy tất cả những khác biệt hiện tại giữa hai nước. Một trong số những khác biệt đó là Niu Đêli không tăng cường các khả năng tấn công trên không bằng cách mua các máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất của Mỹ. Ấn Độ cũng không sẵn sàng ủng hộ quan điểm cứng rắn của Nhà Trắng đối với chương trình hạt nhân của Iran, vì Niu Đêli coi các biện pháp cấm vận như một mối đe dọa nghiêm trọng đến việc Iran tiếp tục cung cấp năng lượng cho Ấn Độ (Hiện nay Niu Đêli nhập khẩu dầu lửa từ Iran chiếm 12% tổng nhập khẩu năng lượng từ nước ngoài). Những xích mích này có thể khắc phục, nhưng hai bên có thể còn những bất đồng sâu sắc hơn liên quan đến thực tế: Trung Quốc là đối đối tác thương mại chính của Ấn Độ và sẽ trở thành một đối tác thậm chí lớn hơn trong tương lai. Ngoài ra, cũng như Trung Quốc, Ấn Độ nhận thấy hệ thống an ninh và kinh tế quốc tế, bị phương Tây áp đặt từ Chiến tranh Thế giới thứ II, cần được cải tổ. Và tương tự các nước thành viên khác của BRICS (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), các quan chức Ấn Độ cảm thấy tiếng nói của họ không có trọng lượng trong hệ thống quốc tế này. Niu Đêli có nhiều lý do để nghi ngờ việc nối lại mối quan hệ hữu nghị Ấn Độ-Mỹ là lựa chọn tốt nhất cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Vì vậy có lẽ đề nghị tham gia SCO của Ấn Độ đã thể hiện những mối nghi ngại đó. Ví dụ, sự gần gũi địa chính trị có thể thúc đẩy Niu Đêli và Bắc Kinh làm sâu sắc thêm các mối quan hệ chiến lược nhằm đảm bảo các nguồn cung cấp năng lượng của hai nước. Bất chấp những gì có thể tác động đến các quyền trên biển của các nước láng giềng, hai gã khổng lồ châu Á sẽ chia sẻ các lợi ích chiến lược trong việc bảo đảm ổn định ở Biển Đông, mặc dù lâu nay Niu Đêli ít quan tâm các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về vùng biển tranh chấp này. Thực tế, vấn đề quan trọng nhất đối với Niu Đêli là thiết lập mối quan hệ ổn định với Bắc Kinh - đối tác sẽ tạo ra một mạng lưới đường ống dẫn dầu thích hợp và tạo nên một sân chơi cho hai nước thâm nhập kinh tế và chính trị tại Trung Đông và châu Phi, có lẽ như một nỗ lực chung nhằm chống lại sức mạnh hiện nay của các nước sản xuất dầu lửa.
Hơn nữa, một số lợi ích quốc gia của Ấn Độ và những ưu tiên của SCO có sự hội tụ tự nhiên. Kể từ khi thành lập cách đây 11 năm, SCO chú trọng chống lại 3 “lực lượng độc ác" xảo quyệt gồm: chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Những ưu tiên như vậy của SCO cực kỳ hấp dẫn với Ấn Độ - hiện rất quan tâm phối hợp các nỗ lực trong nước (chẳng hạn như tiến hành các cuộc diễn tập quân sự) với các đối tác đáng tin cậy nhằm chống khủng bố. Khu vực Thương mại Tự do SCO, sẽ có hiệu lực vào năm 2020 và thống nhất kinh tế của tất cả các thành viên SCO, cũng là vấn đề hấp dẫn nhất đối với Niu Đêli và có lẽ hơn nhiều so với đề nghị của Oasinhtơn cho phép Ấn Độ tham gia diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Nhưng trở ngại chính mà Ấn Độ vấp phải là tìm các biện pháp không can dự vào Ápganixtan, bởi vì điều đó sẽ có lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự lâu dài của Mỹ ở Ápganixtan sau năm 2014. SCO cương quyết phản đối các kế hoạch này. Và thực tế, Ápganixtan đã đề nghị quy chế quan sát viên của SCO tại hội nghị thượng đỉnh Axtana. Các nhà phân tích chắc chắn coi vấn đề Ấn Độ tham giaSCO là thất bại của Oasinhtơn. Nhưng kết luận như vậy sẽ không rõ ràng lắm. Nếu được quản lý tốt, thực tế sự thay đổi hướng tới mức độ đa cực lớn hơn ở châu Á có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ theo hai cách cơ bản: Thứ nhất, Oasinhtơn có thể dễ dàng thâm nhập Trung Á thông qua Ấn Độ. Thứ hai, Mỹ có thể sử dụng ảnh hưởng của họ đối với Ấn Độ để ngăn chặn Iran - quốc gia đã làm đơn đề nghị SCO nâng cấp vị thế của nước này từ quan sát viên trở thành thành viên đầy đủ của SCO trong tương lai./.
Viết Tuấn (gt)