Tác giả: Võ Minh Tập
Ngành: Lịch sử thế giới.
Bài đăng này trích từ bài viết:
"Chính sách năng lượng của Trung Quốc đối với các nước đang phát triển trong những năm đầu thế kỉ XXI"
Trung Đông là một trong những khu vực có
trữ lượng dầu mỏ rất lớn trên thế giới. Vào những năm cuối thế kỉ XX, hầu hết
các quốc gia khu vực này đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung
Quốc. Đến đầu thế kỉ XXI thì mối quan hệ này ngày càng trở nên chín muồi. Từ những
năm đầu XXI, cùng với nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh thì nhu cầu về NL
và tài nguyên của Trung Quốc ngày một gia tăng ở mức độ rất lớn. Ngoài khu vực
Trung Á được trình bày ở trên thì Trung Đông là khu vực rất quan trọng mà Trung
Quốc thực hiện NGNL. Phải thấy rằng, tổng lượng dầu mở mà Trung Quốc nhập từ
Trung Đông trong những năm vừa qua là rất lớn. Nếu chỉ tính trong riêng năm
2004 thì trên 45% lượng dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu là từ Trung Đông. Ba nước lớn cung cấp dầu
thô cho Trung Quốc của khu vực này là Saudi Arabia, Iran và Oman. Theo thống kê
của Bộ thương mại Trung Quốc, độ phụ thuộc vào dầu mỏ nước ngoài của trung Quốc
trong năm 2006 là 47% mà trong đó có tới 60% Trung Quốc nhập khẩu từ khu vực
Trung Đông. Điều này cho thấy Trung Đông quan trọng như thế nào đối với vấn đề
NL của Trung Quốc.
Kể từ sau sự kiến 11/9/2001, quan hệ giữa
Saudi Arabia với Mỹ có phần lạnh nhạt. Vì vậy nước này dự tính tìm kiếm nhiều
phương án hơn cho việc xuất khẩu dầu mỏ, điều này đã mang lại cơ hội hiếm có
cho việc hợp tác NL giữa Saudi Arabia với Trung Quốc.
Ngày 22/1/2006, Quốc vương Saudi Arabia Abdallah
bin Abd al – ziz Al Saud đã đến thăm Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên Quốc vương Arabia
đến thăm Trung Quốc kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 và
cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Quốc vương sau khi kế vị. Chuyến
thăm này có ý nghĩa tích cực đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác dầu mỏ giữa
hai nước. Trong chuyến thăm này, Trung Quốc và Saudi Arabia đã kí 5 văn kiện hợp
tác, chủ yếu là về dầu mỏ và khí đốt như nghị định thư triển khai hợp tác về
các lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản. Ngoài ra lĩnh vực hợp tác còn đề cập
đến kinh tế thương mại, giáo dục và xây dựng. Saudi Arabia đồng ý hàng năm sẽ
tăng 39% lượng xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt sang Trung Quốc. Công ty dầu mỏ nhà nước
Arabia cùng với công ty của trung Quốc đã đầu tư vào một dự án lớn tinh luyện dầu
ở tỉnh phúc kiến, trung Quốc. Công trình này đã đi vào hoạt động.
Trữ lượng dầu mỏ của Iran khoảng 13 tỉ tấn,
khí đốt khoảng 19.8000 tỉ m3. Theo con số công bố của Hải quan Trung
Quốc thì chỉ trong tháng 1/2007, Iran đã vận chuyển dầu thô sang Trung Quốc là
2.100.000 tấn, gấp 3 lần việc vận chuyển dầu thô sang Trung Quốc tháng 12/2006.
Hai nước này cũng đã đàm phán xây dựng một mạng lưới đường ống dẫn dầu có thể vận
chuyển dầu lửa từ vùng Vịnh đến các bờ biển của Trung Quốc. Lâu nay Iran vẫn là
nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng của Trung Quốc. Việc Trung Quốc phụ thuộc vào
sự cung cấp dầu mỏ của Iran đã ảnh hưởng đến lập trường của Trung Quốc trong việc
trừng phạt Iran của Mỹ và phương Tây về vấn đề phát triển hạt nhân của Iran hiện
nay.
Iraq là một quốc gia Trung Đông có trữ
lượng dầu mỏ khá lớn, khoảng 112 tỉ thùng, đứng thứ hai sau Arap Xeut. Thời
Saddam, Trung Quốc và nước này đã kí Hiệp định khai thác phát triển dầu mỏ
Ahdab ở miền Nam Iraq với trị giá 700 triệu USD. Sau cuộc chiến do Mỹ phát động
năm 2003, các lực lượng chống đối vẫn rất sôi động, tình hình chính trị và an
ninh tại Iraq rất không ổn định nên nhiều công ty dầu mỏ của phương Tây không
dám mạo hiểm đầu tư vào Iraq sau chiến tranh. Trong khi đó, Trung Quốc cam kết ủng
hộ 25 triệu USD cho công cuộc tái thiết này. Tháng 5/2007, tại hội nghị Hiệp ước
quốc tế Iraq được tổ chức tại Sham el – Sheil, Ai Cập, bộ trưởng ngoại giao Trung
Quốc Dương khiết trì tuyên bố, Trung Quốc sẽ viện trợ không hoàn lại 50 triệu
NDT cho Iraq dùng vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục. Ngoài ra, Trung Quốc sẵng
sàng giảm mức đáng kể những khoảng nợ của chính phủ. Trung Quốc không chỉ coi
Trung Đông là nơi nhập khẩu dầu mỏ chủ yếu mà còn coi Trung Đông là thị trường
dịch vụ NL và đối tác thương mại tiềm năng rất to lớn. Trung Đông là thị trường
xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc, có rất nhiều công nhân Trung Quốc đã làm việc
ở vùng Vịnh và các nước khác ở Trung Đông. Cuối năm 2001, Trung Quốc và các nước
thành viên Ủy ban hợp tác vùng Vịnh đã kí hơn 300 điều khoản dịch vụ lao động
trị giá 2,7 tỉ USD. Tháng 7/2004, khi đến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng tài chính
các nước Ủy ban hợp tác vùng Vịnh đã cùng với Trung Quốc kí Hiệp định khung hợp
tác kinh tế, thương mại, đầu tư và kĩ thuật và đồng ý cùng với Trung Quốc đàm
phán xây dựng khu thương mại tự do Trung Quốc - Ủy ban hợp tác vùng Vịnh.
Trung Quốc chú trọng vào quan hệ kinh tế
với các quốc gia Trung Đông, không can thiệp vào vấn đề chính trị. So với thế lực
của Mỹ ở Trung Đông thì tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này còn hạn chế.
Trung – Mỹ có rất nhiều lợi ích chung ở khu vực này, bao gồm thúc đẩy tiến
trình hòa giải Ixrael – Palextin, hoạt động chống khủng bố và đặc biệt là duy
trì an ninh dầu mỏ…Phản ứng trước vấn đề Iran phát triển vũ khí hạt nhân, tuy
Trung Quốc, Mỹ có những quan điểm khác nhau những đều có chung mục tiêu là phản
đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, dầu mỏ mà Trung Quốc nhập từ Trung
Đông phần lớn đều đi qua eo biển Hormuz và Malacca, vì vậy việc bảo vệ tuyến đường
biển này tránh bị đe dọa là lĩnh vực mới mà Hải quân hai nước Trung Quốc và Mỹ
cần triển khai hợp tác.
Phải thấy rằng khu vực Trung Đông luôn là
điểm quan trọng nhất trên bản đồ NL không những của Trung Quốc mà còn của nhiều
quốc gia trên thế giới. trước mắt có thể thấy ngoại giao của Trung Quốc ở khu vực
này là lấy NGNL làm chính. Tuy nhiên cần nhìn nhận rằng, trong thời gian tới,
viễn cảnh hợp tác Trung Quốc – Trung Đông trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh
vực khác ngày càng được mở rộng hơn. Đối với Trung Quốc, Trung Đông là một thị
trường hàng hóa và lao động to lớn hơn 200 triệu dân, số lượng nhiều, nhu cầu lớn.
Và điều quan trọng nhất là dầu mỏ từ Trung Đông là nguồn nhập khẩu chủ yếu để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ cao của Trung Quốc như hiện nay[1].
[1] Sách lược và ngoại giao năng lượng của Trung
Quốc đới với trung Đông, Tạp chí quan sát quốc tế (TQ), số 4/2008. Vấn đề Iran và chiến lược an ninh của Trung Quốc, Tạp chí Quảng quốc kinh
(TQ) số 2/2008.