Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

23. Vấn đề Biển đông và triển vọng giải quyết vấn đề này (1991-2010)


VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ TRIỂN VỌNG
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÀY
(1991 – 2010)

Võ Minh Tập




1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, Biển Đông đã được biết đến qua các giai đoạn phát triển thương mại biển và sự đi lại của con người giúp tạo nên bức tranh chính trị, văn hoá, kinh tế, xã hội và chiến lược trong các khu vực xung quanh Biển Đông. Nói một cách đơn giản, Biển Đông giống như một bảng màu cung cấp màu sắc để giúp vẽ lên bức tranh của các vùng duyên hải. Mặc dù là một khu vực thương mại biển quan trọng, nhưng có một thực tế ảm đạm là Biển Đông phải đối mặt với quá nhiều thách thức, thử thách khả năng thiết lập một khu vực thương mại quốc tế an toàn, bảo đảm và thuận tiện.
Ngày nay, trong thời kì hội nhập và toàn cầu hoá, tầm quan trọng của biển Đông đã vượt ra khỏi phạm vi khu vực và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác, song song với xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển tiếp tục tồn tại mang tính chất chủ đạo trong quan hệ quốc tế đương đại. Nhận thức được cục diện này và ý thức được tình hình phức tạp ở biển Đông, các bên liên quan về cơ bản nỗ lực phấn đấu vì hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều bên liên quan không hề thuyên giảm ở Biển Đông. Ngược lại, những diễn biến gần đây, nhất là các hành động khẳng định chủ quyền về mặt pháp lý kèm theo đó là những hành vi đơn phương nhằm tăng cường sự kiểm soát thực địa, tranh chấp các nguồn năng lượng, tài nguyên đã làm cho tình hình thêm phức tạp và có nguy cơ đe doạ tới hoà bình, ổn định trong khu vực. Mặt khác, mọi người đều thừa nhận rằng giải pháp cuối cùng cho tranh chấp Biển Đông chắc chắn không thể đạt được trong ngày một ngày hai.
Trong bối cảnh đó, việc giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định đảm bảo tự do hàng hải, bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như hợp tác cứu hộ, cứu nạn ngư dân trong khu vực Biển Đông…. đòi hỏi các bên liên quan phải cùng nhau hành động và tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của tình hình. Nói cách khác, việc tìm kiếm phương thức giải quyết tranh chấp và xử lý các thách thức để duy trì hoà bình và ổn định ở Biển Đông ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề Biển Đông và triển vọng của việc giải quyết vấn đề Biển Đông là một cách đóng góp thiết thực nhất trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Nghiên cứu đề tài này không những là do nhu cầu của giới nghiên cứu khoa học, mà nó còn đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với quốc dân cũng như các nhà lãnh đạo, nhất là cho cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị và ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của đất nước ở Biển Đông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay đã có một số tác phẩm nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề Biển Đông nhưng vẫn chưa có một giải pháp cuối cùng cho việc tranh chấp Biển Đông. Trước hết tôi xin giới thiệu một số tài liệu tiêu biểu đã cung cấp những kiến thức khái quát về vấn đề này.
Đặng Đình Quý (chủ biên) 2009, Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực, NXB Thế Giới. Đây là cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam,  tập hợp những bài tham luận của các học giả tham dự hội. Hầu hết các bài tham luận tập trung chủ yếu phân tích: ý nghĩa toàn cầu và khu vực Biển Đông trong bối cảnh và môi trường quốc tế có nhiều thay đổi, những diễn biến gần đây ở Biển Đông- hệ luỵ đối với hoà bình ổn định và hợp tác khu vực, khuôn khổ hợp tác ở Biển Đông, những kinh nghiệm và triển vọng vấn đề hợp tác ở Biển Đông.
Nguyễn Nhã (2002), Qúa trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng luận án chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu Hoàng Sa và Trường Sa. Luận án đã đưa ra những luận điểm vững chắc minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tác giả phản bác lại  những luận điểm sai trái biện minh cho sự xâm lược của nước ngoài như của Trung Quốc về sự phát hiện sớm nhất, kinh doanh sớm nhất, quản hạt sớm nhất hoặc những luận điểm vô chủ và địa lý kế cận của các nước khác ở Đông Nam Á. Tác giả cũng gián tiếp phản bác lại những phản bác của Trung Quốc về tư liệu Việt Nam hay các luận điểm của chính quyền Việt Nam.
Trước sự quan tâm của thế giới và các nước trong khu vực, luật sư Brice. M. Claget thuộc Văn phòng Luật sư Covington và Burling của Mỹ đã đưa ra tài liệu nghiên cứu phân tích về mặt pháp lý liên quan đến những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông, chúng ta có thêm căn cứ để hiều rõ quan điểm lập trường đúng đắn phù hợp với luật pháp của nước ta trong việc xác định phạm vi chủ quyền của vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam, giải quyết các tranh chấp trên biển trong tình hình hiện nay thông qua đàm phán hoà bình.
Hội thảo Biển Đông ở Mỹ, Trong hai ngày 20 đến 21/6/2011, Hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế và chiến lược của Hoa Kỳ tổ chức tại Thủ đô nước Mỹ đã tụ họp được nhiều quan chức chính phủ, học giả và chuyên gia  am hiểu về các vấn đề ở Biển Đông, đến từ nhiều nước khác nhau, như Ấn Độ, Indonesia, Mỹ, Na Uy, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore,… Hội thảo đã thảo luận những chủ đề đang thu hút sự quan tâm ở Việt Nam cũng như trên thế giới, như: lợi ích và lập trường của các Bên ở Biển Đông, các sự kiện diễn ra mới đây tại Biển Đông, đánh giá hiệu quả của các cơ chế bảo đảm an ninh Biển Đông hiện hành và những khuyến nghị về chính sách nhằm tăng cường an ninh ở vùng biển này.
Hội thảo quốc gia về Biển Đông lần thứ nhất (Hà Nội 3/2009), tập trung thảo luận những vấn đề như:
1. Lịch sử quá trình tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển tại Biển Đông. Tập trung vào lịch sử quá trình tranh chấp chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển tại Biển Đông : trước thế chiến 2, từ 1945-1975, từ 1975-1991, từ 1991-nay và các quá trình đàm phán ngoại giao xung quanh chủ quyền trên biển.
2. Luật pháp quốc tế và các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.  Sức nặng pháp lý của các yêu sách và luận chứng của các bên tranh chấp. Sự phát triển của luật pháp quốc tế và việc áp dụng vào các tranh chấp tại Biển Đông. Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982. Các tiền lệ án, tập quán quốc tế liên quan đến việc giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Khả năng đưa các vấn đề tranh chấp ra trọng tài hoặc tòa án quốc tế và các hệ quả có thể.
3. Biển Đông và quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nghiên cứu tranh chấp Biển Đông đặt trong tổng thể quan hệ quốc tế tại Châu Á-Thái Bình Dương.  Lợi ích, lập trường, vai trò và chính sách của các nước liên quan trong khu vực Đông Nam Á và của các cường quốc ngoài khu vực đối với các tranh chấp tại Biển Đông.
Ngày 26 tháng 4 năm 2011, tại Hà Nội, Chương trình Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Hội thảo Quốc gia lần thứ hai về Biển Đông với chủ đề “Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông: Lịch sử, Địa chính trị và Luật pháp quốc tế”, tập hợp rộng rãi các ý kiến, đánh giá, nhận định về các diễn biến gần đâyvà những hệ lụy ở khu vực Biển Đông, các cơ sở pháp lý và lịch sử chủ quyền của Việt Nam, các diễn biến gần đây ở khu vực Biển Đông, vấn đề hợp tác trong khu vực, các kịch bản có thể diễn ra ở Biển Đông , việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông
Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất (Hà Nội 11/2009) http://www.southchinaseastudies.org/templates/eastsea2/images/arrow.png(Sách mới xuất bản) Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực . Nội dung của hội thảo tập trung vào 3 cụm vấn đề chính: (1) Tầm quan trọng của Biển Đông trong khu vực cũng như trên toàn cầu trong bối cảnh tổng thể của môi trường quốc tế. (2) Những diễn biến gần đây ở Biển Đông và những hệ lụy đối với hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. (3) Những phương thức và phương tiện để duy trì hòa bình, ổn định và tăng cường hợp tác ở Biển Đông.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển đông lần thứ hai (TP.HCM, ngày 11-12/11 năm 2010) với chủ đề: “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”. Một số nội dung chính như sau: các học giả trao đổi về Tầm quan trọng của Biển đông trong bối cảnh môi trường chiến lược khu vực đang có nhiều thay đổi, và trình bày đánh giá của mình vễ những diễn biến xung quanh tình hình Biển Đông gần đây; kinh nghiệm và bài học từ các hoạt động hợp tác ở Biển Đông, và các biện pháp thúc đẩy hợp tác nhằm củng cố hòa bình, ổn định ở Biển Đông.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những tác phẩm nghiên cứu Biển Đông như:
Thiện Cẩm (chủ biên) 2010, Biển Đông và Hải Đảo Việt Nam (kỉ yếu tọa đàm khoa học) NXB H. : Tri thức
Lê Đức Tố ( Chủ biên) 2009,
Khái quát về Biển Đông  - H. : Khoa học Tự nhiên và Công nghệ....
Và có rất nhiều trang Web nghiên cứu  về Biển Đông......
Tóm lại, các tài liệu ở trên là nguồn tư liệu rất phong phú, quý giá để tham khảo cho việc nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu hết đều rời rạc, có phần chưa đánh giá đầy đủ, cụ thể, thậm chí còn nghiên và đánh giá theo cá nhân (nhất là ở các Hội thảo). Vì vậy, với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn chỉnh, khoa học để có một cái nhìn đầy đủ về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Về đối tượng nghiên cứu, Chúng tôi tập trung những vấn đề sau: Tranh chấp ranh giới và thềm lục địa của các nước liên quan; Tranh chấp chủ quyền của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa; Triển vọng giải quyết các tranh chấp
Về phạm vi nghiên cứu, sẽ được tập trung vào: Lịch sử của những tranh chấp biển, đảo ở Biển Đông (1991-2010); Luận cứ, vai trò của các nước  trong việc tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo và các vùng biển, thềm lục địa; Nghiên cứu các phương hướng và một số giải pháp giải quyết vấn đề Biển Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp chuyên ngành và phương pháp liên ngành như sau: Phương pháp lịch sử; Phương pháp logic; Phương pháp so sánh sử học và Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.
5. Nguồn tư liệu.
Để hoàn chỉnh đề tài trên, chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu như sau: Sách tham khảo có liên quan đến chuyên đề; báo, tạp chí; các Hội thảo quốc tế, quốc gia và các nguồn tài liệu trên Internet.
6. Đóng góp của để tài.
7. Cấu trúc đề tài.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo. Đề tài gồm có 3 chương như sau:
Chương I: VỊ TRÍ BIỂN ĐÔNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG
I. Vị trí của Biển Đông
II. Tầm quan trọng của biển đông.
Chương II: NHỮNG DIỄN BIẾN, QUAN ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG (1991 – NAY)
I.  Khái quát Lược sử tranh chấp biển đông trước năm 1991.
II. Tranh chấp biển đông (1991 – nay)
II.1. Trung Quốc và chiến lược của TQ trên biển đông.
II.2.  ASEAN và tranh chấp biển đông
II.2.1. Tranh chấp biển đông trong các nước ASEAN.
II.2.2. Tranh chấp biển đông một số nước ASEAN với Trung Quốc.
III. Quan điểm của các nước chủ yếu về trong tranh chấp biển Đông.
III.1. Quan điểm của TQ.
III.2. Quan điểm của các nước ASEAN.
III.3. Quan điểm của Hoa Kỳ.
III.4. Quan điểm của Ấn Độ.
III.5. Quan điểm của Úc.
IV. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc – Mỹ và vai trò của nó trong tranh chấp biển Đông.
IV. 1. Quan hệ ASEAN – Trung Quốc – Mỹ
IV.1. 1. Quan hệ ASEAN – TQ.
IV. 1.2.Quan hệ ASEAN – Mỹ
IV.1.3. Quan hệ Trung  -Mỹ.
IV.2. Vai trò ASEAN – Trung Quốc – Mỹ trong tranh chấp biển đông.
IV.2.1. ASEAN
IV.2.2. Trung Quốc
IV.2.3. Hoa Kỳ.
Chương II: GIẢI PHÁP VÀ XU THẾ, TRIỂN VỌNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
I.  Giải pháp.
II. Xu thế và Triển vọng.



                                                    (HẾT)