21:15' 27/10/2012
Sau 2 lần đối thoại, tỷ số chung giữa hai ứng cử
viên là 1:1. Và mọi chuyện đã được định đoạt sau lần tranh luận thứ ba
vào ngày 22-10 ở bang Phlo-ri-đa. Khoảng cách giữa hai ứng cử viên đã
doãng ra, người vượt lên trước là đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma.
Theo Luật pháp Mỹ, cuộc bầu cử tổng thống diễn ra 4 năm một lần, tổ chức
vào những năm chẵn và thường vào ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên
trong tháng 11. Như vậy, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay được tính vào
thứ Ba, ngày 6-11.
Tại sao phải vào ngày thứ Ba?
Trong những năm đầu nước Mỹ mới thành lập, ngày bầu cử tổng thống được ấn định cho từng bang riêng biệt. Vì vậy mà nước Mỹ có nhiều ngày bầu cử nhưng chủ yếu đều tập trung vào tháng 11. Lý do là vì các đại cử tri phải gặp mặt ở các bang vào ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, trước bầu cử 34 ngày. Chính vì thế mà ngày bầu cử phải được tổ chức trong tháng 11. Việc tổ chức bầu cử ở Mỹ diễn ra trong tháng 11 còn vì một lẽ, khi đó nước Mỹ là quốc gia nông nghiệp, đến tháng 11, công việc thu hoạch mùa màng đã hoàn tất và mùa đông thì chưa đến nên tất cả các cử tri sẽ tích cực đi bỏ phiếu nhiều hơn. Quyết định bỏ phiếu thống nhất trong một ngày trên toàn nước Mỹ và ngày đó là ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 được Quốc hội Mỹ đưa ra năm 1840.
Lý do của cuộc bầu cử thường được tổ chức vào ngày thứ Ba là bởi trước kia, cử tri Mỹ thường đi cả ngày đường để đến được địa điểm bỏ phiếu. Mặt khác, để tránh cho ngày bầu cử rơi vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ tôn giáo, Quốc hội Mỹ chọn ngày thứ Ba để cử tri dành ngày thứ Hai đi đến các địa điểm bỏ phiếu và có trở về nhà vào ngày thứ Tư. Việc ấn định ngày bỏ phiếu vào ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 vì thế đã được thực hiện từ năm 1840 đến nay.
Điều kiện để tranh cử tổng thống và các giai đoạn tranh cử
Việc bầu chọn vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống Chính phủ Liên bang với nhiệm kỳ 4 năm, điều hành nền kinh tế số một của thế giới được bầu theo thể thức:
Ứng cử viên Tổng thống phải là người thỏa mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này quy định. Tức là phải thỏa mãn điều kiện: là công dân Mỹ ít nhất 14 năm (điều kiện sinh ra tại Mỹ hiện vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, bởi nó loại mất khả năng nhiều người tài, song cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi). Sau khi đã chọn ra cho mình những ứng cử viên sáng giá, quá trình bầu cử sẽ được bắt đầu.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là kéo dài và phức tạp nhất thế giới, bởi nó bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là bầu chọn các ứng cử viên của các đảng, hay còn gọi là bầu cử sơ bộ (primary election) và giai đoạn thứ hai là chính thức bầu tổng thống từ trong số các ứng cử viên, còn gọi là tổng tuyển cử (general election). Theo quá trình này thì giai đoạn bầu cử sơ bộ là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng mình với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc tranh cử. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 tháng đến 6 tháng của năm diễn ra cuộc bầu cử. Và ứng cử viên chiến thắng trong cuộc vận động sẽ tiến cử chọn ra một người để lập liên danh cùng tranh cử với mình. Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện của đảng mình làm ứng cử viên tổng thống cho cuộc bầu cử giai đoạn tổng tuyển cử sẽ diễn ra. Ứng viên của các đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử vào chức tổng thống.
Làm thế nào để cử tri Mỹ bầu chọn cho mình tổng thống?
Về kỹ thuật, cá nhân các cử tri Mỹ (voter) không trực tiếp bầu tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là phiếu phổ thông và việc của họ là chọn ra đại diện cử tri hay còn gọi là đại cử tri (elector), tức những người đã tuyên bố rõ ủng hộ ứng viên này hay ứng viên kia.
Những đại cử tri nói trên hợp thành cử tri đoàn (electoral college). Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang của Mỹ có một số đại cử tri nhất định trong cử tri đoàn này. Do đó ở hầu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ thông (popular vote) thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của cử tri đoàn bang đó. Bang đông dân nhất nước Mỹ là Ca-li-phóc-ni-a. Đây cũng là bang có nhiều phiếu đại cử tri nhất: 55 phiếu. Trong khi đó, một số bang nhỏ dân cư thưa thớt thì chỉ có 3 phiếu đại cử tri.
Sau khi các cử tri, đại cử tri, cử tri đoàn đi bỏ phiếu, kết quả của cuộc bầu cử sẽ được chuyển đến Chính phủ và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai bản. Một bản là danh sách các ứng viên được bầu chọn vào chức vụ Tổng thống với số phiếu bầu tương ứng. Bản khác là danh sách ứng viên được bầu chọn chức Phó Tổng thống thống cùng với số phiếu tương đương. Trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ Viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số phiếu cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cử tri sẽ đắc cử tổng thống.
Tuy nhiên, trong trường hợp không ai đạt số phiếu đắc cử tổng thống thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất, nhưng không quá ba người. Trong trường hợp này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu. Hiện nước Mỹ có tổng cộng 538 đại cử tri trong cử tri đoàn. Để trở thành tổng thống, một ứng viên cần hội đủ tối thiểu 270 phiếu trong cử tri đoàn.
Chính do hệ thống bỏ phiếu này, một ứng viên chỉ cần đạt được đa số phiếu của cử tri đoàn là có thể bước vào Nhà Trắng, dù không nhận được đa số phiếu phổ thông (popular vote), như trong cuộc bầu cử năm 2000 khi ông Gióc-giơ Bu-sơ (George Bush) thuộc Đảng Cộng hòa thắng đối thủ An Go-rơ (Al Gore) của Đảng Dân chủ. Năm đó, ứng viên An Go-rơ giành được 48,38% phiếu phổ thông cả nước so với 47,87% của ông G.Bu-sơ. Tuy vậy ông An Go-rơ vẫn phải nhường bước cho ông G.Bu-sơ vào Nhà Trắng, bởi ứng viên Cộng hòa này nhận được 271 phiếu đại cử tri trong khi An Go-rơ chỉ được 266 phiếu. Bang quyết định chuyện thắng thua này là Phlo-ri-đa, nơi mà toàn bộ 25 đại cử tri đều bỏ phiếu cho ông G.Bu-sơ, bất chấp việc chênh lệch phiếu phổ thông tại Phlo-ri-đa của hai ứng viên chỉ là 537.
Trước đó hơn một thế kỷ, trường hợp này cũng từng xảy ra trong bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 1888, khi ứng viên Ben-gia-min Ha-ri-sơn (Benjamin Harrison) đã trở thành Tổng thống Mỹ nhờ giành đa số phiếu Đại cử tri mặc dù thua đối thủ là Grô-vơ Cle-vơ-len (Grover Cleveland) về số phiếu phổ thông.
Tiến tới cuộc bầu Tổng thống Mỹ thứ 57 này, hầu hết các kết quả thăm dò đều cho thấy một đánh giá chung là ứng cử viên Đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) đã nổi lên là người thắng điểm trong cuộc tranh luận thứ ba và cũng là cuối cùng vào tối 22-10. Tuy nhiên, có khoảng một nửa cử tri nói rằng kết quả cuộc tranh luận này không làm thay đổi quyết định của họ bởi theo kết quả thăm dò của CNN, có khoảng 50% cử tri nói rằng kết qủa cuộc tranh luận cuối cùng về chủ đề đối ngoại và an ninh không làm thay đổi quyết định của họ. Sau cuộc tranh luận, có 24% cử tri bày tỏ sự háo hức hơn với việc bỏ phiếu cho ông B.Ô-ba-ma tái cử nhiệm kỳ hai so với 25% muốn lựa chọn ông M.Rôm-ni vào ghế ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng.
Hiện cả hai ứng cử viên đều nhận được sự tín nhiệm cao hơn về năng lực xử lý các cuộc khủng hoảng quốc tế, trong đó sự ủng hộ dành cho đương kim Tổng thống B.Ô-ba-ma cao hơn. Với câu hỏi, ai là người đủ năng lực xử lý các vấn đề đối ngoại của nước Mỹ, sự ủng hộ dành cho đương kim tổng thống tăng từ 58% lên 71%, trong khi sự hậu thuẫn dành cho vị cựu thống đốc 65 tuổi cũng tăng từ 46% lên 49%. Tổng thống B. Ô-ba-ma đang dẫn trước ứng viên M.Rôm-ni với tỷ lệ 64%-36% về năng lực chống khủng bố và các vấn đề an ninh quốc gia trong khi cả hai ứng cử viên đều nhận được sự tín nhiệm 50% trong việc xử lý mối quan hệ với một nước Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh. Tuy nhiên, với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm từ 3% trong quý IV/2011 lần lượt xuống 2,0% và 1,3% trong hai quý đầu năm 2012, cộng với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 8%, có gần 2/3 cử tri Mỹ cho rằng yếu tố kinh tế tác động mạnh nhất tới sự lựa chọn của họ trong năm bầu cử 2012. Giới phân tích nhận định, cuộc bầu cử năm nay sẽ không được quyết định bằng những gì đang diễn ra tại Li-bi hay I-ran mà chính là việc ứng cử viên nào có khả năng phục hồi nền kinh tế đang ốm yếu với 23 triệu người thất nghiệp hiện nay. Do vậy, chiến thắng của Tổng thống B.Ô-ba-ma trong 2 cuộc tranh luận cuối cùng không có nghĩa là cuộc đua đã ngã ngũ.
Chính vì vậy mà ngay sau khi các cuộc tranh luận trên truyền hình kết thúc, hai ứng cử viên đã lập tức trở lại với chiến dịch vận động tại các bang có nhiều phiếu đại cử tri nhằm tranh thủ sự ủng hộ của giới cử tri còn dao động. Theo nhận định của giới phân tích, mỗi ngày giờ đây đều là ngày bầu cử. Hai ứng viên đang tận dụng thời gian chạy đua nước rút tại các bang quan trọng trong hai tuần cuối cùng trước thềm bầu cử 6-11. Các bên sẽ đổ rất nhiều tiền bạc và công sức để thuyết phục cho được những cử tri còn chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai. Tổng thống B.Ô-ba-ma với bản chương trình nghị sự dài 20 trang tóm tắt các kế hoạch của ông cho nhiệm kỳ hai, trong đó có kế hoạch tuyển dụng 100.000 giáo viên và tăng việc làm cho ngành sản xuất sẽ có chuyến “thuyết khách” tại các bang: Ô-hai-ô (Ohio), Phlo-ri-đa (Florida), Vơ-gi-ni-a (Virginia), Ai-oa (Iowa), Cô-lô-ra-đô (Coloradio) và Nê-va-đa (Nevada), trong khi chiến dịch vận động của ứng cử viên M. Rôm-ni cũng sẽ nhắm vào các bang Nê-va-đa, Cô-lô-ra-đô, Ai-oa và Ô-hai-ô.
Theo các cố vấn của phe Dân chủ, Tổng thống B.Ô-ba-ma sẽ phải chứng tỏ những điểm khác biệt của ông so với ứng cử viên Mít Rôm-ni trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, đối ngoại cho đến xã hội. Trong khi đó, ứng cử viên Mít Rôm-ni phải khẳng định được ông là người xứng đáng thay thế Tổng thống B.Ô-ba-ma, cũng như có khả năng đưa kinh tế Mỹ cất cánh trở lại. Ông M.Rôm-ni dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng về kinh tế, tình hình nợ công và chi tiêu của chính phủ Mỹ trước cử tri một số bang. Sự chú ý đặc biệt của ông M.Rôm-ni sẽ dành cho Ô-hai-ô, bang “sống còn” với cuộc đua vào Nhà Trắng nhưng hiện vẫn bất bình với việc ông này phản đối kế hoạch giải cứu của chính phủ đối với ngành công nghiệp ô-tô, nguồn việc làm chủ yếu của cư dân địa phương. Có thể thấy, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ kỳ nào cũng căng thẳng đến phút cuối cùng./.
Tại sao phải vào ngày thứ Ba?
Trong những năm đầu nước Mỹ mới thành lập, ngày bầu cử tổng thống được ấn định cho từng bang riêng biệt. Vì vậy mà nước Mỹ có nhiều ngày bầu cử nhưng chủ yếu đều tập trung vào tháng 11. Lý do là vì các đại cử tri phải gặp mặt ở các bang vào ngày thứ Tư đầu tiên của tháng 12, trước bầu cử 34 ngày. Chính vì thế mà ngày bầu cử phải được tổ chức trong tháng 11. Việc tổ chức bầu cử ở Mỹ diễn ra trong tháng 11 còn vì một lẽ, khi đó nước Mỹ là quốc gia nông nghiệp, đến tháng 11, công việc thu hoạch mùa màng đã hoàn tất và mùa đông thì chưa đến nên tất cả các cử tri sẽ tích cực đi bỏ phiếu nhiều hơn. Quyết định bỏ phiếu thống nhất trong một ngày trên toàn nước Mỹ và ngày đó là ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 được Quốc hội Mỹ đưa ra năm 1840.
Lý do của cuộc bầu cử thường được tổ chức vào ngày thứ Ba là bởi trước kia, cử tri Mỹ thường đi cả ngày đường để đến được địa điểm bỏ phiếu. Mặt khác, để tránh cho ngày bầu cử rơi vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ tôn giáo, Quốc hội Mỹ chọn ngày thứ Ba để cử tri dành ngày thứ Hai đi đến các địa điểm bỏ phiếu và có trở về nhà vào ngày thứ Tư. Việc ấn định ngày bỏ phiếu vào ngày thứ Ba đầu tiên sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 vì thế đã được thực hiện từ năm 1840 đến nay.
Điều kiện để tranh cử tổng thống và các giai đoạn tranh cử
Việc bầu chọn vị trí Tổng thống và Phó Tổng thống Chính phủ Liên bang với nhiệm kỳ 4 năm, điều hành nền kinh tế số một của thế giới được bầu theo thể thức:
Ứng cử viên Tổng thống phải là người thỏa mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này quy định. Tức là phải thỏa mãn điều kiện: là công dân Mỹ ít nhất 14 năm (điều kiện sinh ra tại Mỹ hiện vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi, bởi nó loại mất khả năng nhiều người tài, song cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi). Sau khi đã chọn ra cho mình những ứng cử viên sáng giá, quá trình bầu cử sẽ được bắt đầu.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được coi là kéo dài và phức tạp nhất thế giới, bởi nó bao gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là bầu chọn các ứng cử viên của các đảng, hay còn gọi là bầu cử sơ bộ (primary election) và giai đoạn thứ hai là chính thức bầu tổng thống từ trong số các ứng cử viên, còn gọi là tổng tuyển cử (general election). Theo quá trình này thì giai đoạn bầu cử sơ bộ là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng mình với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc tranh cử. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 tháng đến 6 tháng của năm diễn ra cuộc bầu cử. Và ứng cử viên chiến thắng trong cuộc vận động sẽ tiến cử chọn ra một người để lập liên danh cùng tranh cử với mình. Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện của đảng mình làm ứng cử viên tổng thống cho cuộc bầu cử giai đoạn tổng tuyển cử sẽ diễn ra. Ứng viên của các đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử vào chức tổng thống.
Làm thế nào để cử tri Mỹ bầu chọn cho mình tổng thống?
Về kỹ thuật, cá nhân các cử tri Mỹ (voter) không trực tiếp bầu tổng thống. Lá phiếu của họ gọi là phiếu phổ thông và việc của họ là chọn ra đại diện cử tri hay còn gọi là đại cử tri (elector), tức những người đã tuyên bố rõ ủng hộ ứng viên này hay ứng viên kia.
Những đại cử tri nói trên hợp thành cử tri đoàn (electoral college). Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang của Mỹ có một số đại cử tri nhất định trong cử tri đoàn này. Do đó ở hầu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ thông (popular vote) thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của cử tri đoàn bang đó. Bang đông dân nhất nước Mỹ là Ca-li-phóc-ni-a. Đây cũng là bang có nhiều phiếu đại cử tri nhất: 55 phiếu. Trong khi đó, một số bang nhỏ dân cư thưa thớt thì chỉ có 3 phiếu đại cử tri.
Sau khi các cử tri, đại cử tri, cử tri đoàn đi bỏ phiếu, kết quả của cuộc bầu cử sẽ được chuyển đến Chính phủ và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai bản. Một bản là danh sách các ứng viên được bầu chọn vào chức vụ Tổng thống với số phiếu bầu tương ứng. Bản khác là danh sách ứng viên được bầu chọn chức Phó Tổng thống thống cùng với số phiếu tương đương. Trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ Viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm. Người có số phiếu cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cử tri sẽ đắc cử tổng thống.
Tuy nhiên, trong trường hợp không ai đạt số phiếu đắc cử tổng thống thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất, nhưng không quá ba người. Trong trường hợp này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu. Hiện nước Mỹ có tổng cộng 538 đại cử tri trong cử tri đoàn. Để trở thành tổng thống, một ứng viên cần hội đủ tối thiểu 270 phiếu trong cử tri đoàn.
Chính do hệ thống bỏ phiếu này, một ứng viên chỉ cần đạt được đa số phiếu của cử tri đoàn là có thể bước vào Nhà Trắng, dù không nhận được đa số phiếu phổ thông (popular vote), như trong cuộc bầu cử năm 2000 khi ông Gióc-giơ Bu-sơ (George Bush) thuộc Đảng Cộng hòa thắng đối thủ An Go-rơ (Al Gore) của Đảng Dân chủ. Năm đó, ứng viên An Go-rơ giành được 48,38% phiếu phổ thông cả nước so với 47,87% của ông G.Bu-sơ. Tuy vậy ông An Go-rơ vẫn phải nhường bước cho ông G.Bu-sơ vào Nhà Trắng, bởi ứng viên Cộng hòa này nhận được 271 phiếu đại cử tri trong khi An Go-rơ chỉ được 266 phiếu. Bang quyết định chuyện thắng thua này là Phlo-ri-đa, nơi mà toàn bộ 25 đại cử tri đều bỏ phiếu cho ông G.Bu-sơ, bất chấp việc chênh lệch phiếu phổ thông tại Phlo-ri-đa của hai ứng viên chỉ là 537.
Trước đó hơn một thế kỷ, trường hợp này cũng từng xảy ra trong bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 1888, khi ứng viên Ben-gia-min Ha-ri-sơn (Benjamin Harrison) đã trở thành Tổng thống Mỹ nhờ giành đa số phiếu Đại cử tri mặc dù thua đối thủ là Grô-vơ Cle-vơ-len (Grover Cleveland) về số phiếu phổ thông.
Tiến tới cuộc bầu Tổng thống Mỹ thứ 57 này, hầu hết các kết quả thăm dò đều cho thấy một đánh giá chung là ứng cử viên Đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) đã nổi lên là người thắng điểm trong cuộc tranh luận thứ ba và cũng là cuối cùng vào tối 22-10. Tuy nhiên, có khoảng một nửa cử tri nói rằng kết quả cuộc tranh luận này không làm thay đổi quyết định của họ bởi theo kết quả thăm dò của CNN, có khoảng 50% cử tri nói rằng kết qủa cuộc tranh luận cuối cùng về chủ đề đối ngoại và an ninh không làm thay đổi quyết định của họ. Sau cuộc tranh luận, có 24% cử tri bày tỏ sự háo hức hơn với việc bỏ phiếu cho ông B.Ô-ba-ma tái cử nhiệm kỳ hai so với 25% muốn lựa chọn ông M.Rôm-ni vào ghế ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng.
Hiện cả hai ứng cử viên đều nhận được sự tín nhiệm cao hơn về năng lực xử lý các cuộc khủng hoảng quốc tế, trong đó sự ủng hộ dành cho đương kim Tổng thống B.Ô-ba-ma cao hơn. Với câu hỏi, ai là người đủ năng lực xử lý các vấn đề đối ngoại của nước Mỹ, sự ủng hộ dành cho đương kim tổng thống tăng từ 58% lên 71%, trong khi sự hậu thuẫn dành cho vị cựu thống đốc 65 tuổi cũng tăng từ 46% lên 49%. Tổng thống B. Ô-ba-ma đang dẫn trước ứng viên M.Rôm-ni với tỷ lệ 64%-36% về năng lực chống khủng bố và các vấn đề an ninh quốc gia trong khi cả hai ứng cử viên đều nhận được sự tín nhiệm 50% trong việc xử lý mối quan hệ với một nước Trung Quốc đang ngày càng hùng mạnh. Tuy nhiên, với tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm từ 3% trong quý IV/2011 lần lượt xuống 2,0% và 1,3% trong hai quý đầu năm 2012, cộng với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 8%, có gần 2/3 cử tri Mỹ cho rằng yếu tố kinh tế tác động mạnh nhất tới sự lựa chọn của họ trong năm bầu cử 2012. Giới phân tích nhận định, cuộc bầu cử năm nay sẽ không được quyết định bằng những gì đang diễn ra tại Li-bi hay I-ran mà chính là việc ứng cử viên nào có khả năng phục hồi nền kinh tế đang ốm yếu với 23 triệu người thất nghiệp hiện nay. Do vậy, chiến thắng của Tổng thống B.Ô-ba-ma trong 2 cuộc tranh luận cuối cùng không có nghĩa là cuộc đua đã ngã ngũ.
Chính vì vậy mà ngay sau khi các cuộc tranh luận trên truyền hình kết thúc, hai ứng cử viên đã lập tức trở lại với chiến dịch vận động tại các bang có nhiều phiếu đại cử tri nhằm tranh thủ sự ủng hộ của giới cử tri còn dao động. Theo nhận định của giới phân tích, mỗi ngày giờ đây đều là ngày bầu cử. Hai ứng viên đang tận dụng thời gian chạy đua nước rút tại các bang quan trọng trong hai tuần cuối cùng trước thềm bầu cử 6-11. Các bên sẽ đổ rất nhiều tiền bạc và công sức để thuyết phục cho được những cử tri còn chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai. Tổng thống B.Ô-ba-ma với bản chương trình nghị sự dài 20 trang tóm tắt các kế hoạch của ông cho nhiệm kỳ hai, trong đó có kế hoạch tuyển dụng 100.000 giáo viên và tăng việc làm cho ngành sản xuất sẽ có chuyến “thuyết khách” tại các bang: Ô-hai-ô (Ohio), Phlo-ri-đa (Florida), Vơ-gi-ni-a (Virginia), Ai-oa (Iowa), Cô-lô-ra-đô (Coloradio) và Nê-va-đa (Nevada), trong khi chiến dịch vận động của ứng cử viên M. Rôm-ni cũng sẽ nhắm vào các bang Nê-va-đa, Cô-lô-ra-đô, Ai-oa và Ô-hai-ô.
Theo các cố vấn của phe Dân chủ, Tổng thống B.Ô-ba-ma sẽ phải chứng tỏ những điểm khác biệt của ông so với ứng cử viên Mít Rôm-ni trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế, đối ngoại cho đến xã hội. Trong khi đó, ứng cử viên Mít Rôm-ni phải khẳng định được ông là người xứng đáng thay thế Tổng thống B.Ô-ba-ma, cũng như có khả năng đưa kinh tế Mỹ cất cánh trở lại. Ông M.Rôm-ni dự kiến sẽ có bài phát biểu quan trọng về kinh tế, tình hình nợ công và chi tiêu của chính phủ Mỹ trước cử tri một số bang. Sự chú ý đặc biệt của ông M.Rôm-ni sẽ dành cho Ô-hai-ô, bang “sống còn” với cuộc đua vào Nhà Trắng nhưng hiện vẫn bất bình với việc ông này phản đối kế hoạch giải cứu của chính phủ đối với ngành công nghiệp ô-tô, nguồn việc làm chủ yếu của cư dân địa phương. Có thể thấy, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ kỳ nào cũng căng thẳng đến phút cuối cùng./.