Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

4. Thái Lan và quan hệ đặc biệt với các cường quốc

Trong các nước ASEAN, Thái Lan có mối quan hệ đặc biệt với tất cả các cường quốc lớn trên thế giới. Nếu khắc phục được các vấn đề nội bộ, Thái Lan có thể tận dụng vị thế đối ngoại của mình làm trung gian hòa giải giúp ngăn chặn tình hình căng thẳng và các cuộc xung đột ở Đông Bắc Á.

Liên minh Thái - Mỹ dễ nhận thấy nhất. Bangkok ký Hiệp ước Manila 1954 vào năm 1962, đúng thời điểm chiến tranh lạnh bước vào giai đoạn căng thẳng. Quan hệ Thái - Mỹ đã được hình thành cách đây 180 năm, quan hệ hai nước đạt tới đỉnh cao bằng cuộc chuyến thăm Mỹ của cựu TTg Thaksin và diễn ra cuộc hội đàm giữa TTg Thaksin với cựu TTh Mỹ George Bush vào tháng 6/2003. Thaksin đã thuyết phục Chính quyền Bush cùng ngồi vào đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương và đưa Thái Lan trở thành “đồng minh phi NATO”, đổi lại Thái sẽ cử người (chủ yếu các nhân viên y tế, hậu cần) tham gia vào các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq. Thái Lan cũng tham gia Sáng kiến An ninh. Trong quá khứ, Quân đội Thái cũng tham gia vào cuộc chiến tranh tại miền Nam Việt Nam và Triều Tiên. Cuộc đảo chính quân sự tháng 9/2006 đã lật đổ Thaksin một phần cũng do sự bế tắc trong đàm phán tự do song phương. Quan hệ Thái - Mỹ ngày càng đi chệch hướng do sự bất ổn của nền chính trị đối nội của Thái. Phía Mỹ cố gắng khôi phục lại mối liên minh với Thái nhất là sau cuộc đảo chính nhưng không thành công. Do vậy, Liên minh Thái - Mỹ hiện nay không còn được như xưa.
Quan hệ của Thái với TQ khá là khác so với quan hệ với Mỹ, người TQ khéo léo luôn tìm cách tăng cường quan hệ với Bangkok. Quan hệ Thái-Trung nồng ấm nhất trong thời kỳ chống Việt Nam. Quan hệ Thái - Trung trở nên thân thiết hơn kể từ khi Bangkok quyết định công nhận chính sách “Một Trung Quốc” vào giữa những năm 1970. Mối quan hệ hai nước có kết quả tốt đẹp một phần có sự đóng góp của lực lượng Hoa kiều, đội ngũ này đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế và có nhiều đóng góp cho việc phát triển kinh tế của Thái Lan trong thập kỷ qua. Khi TQ nổi lên là một cường quốc lớn trong thế kỷ 21, Thái Lan đã xây dựng được mối quan hệ dựa trên trục Bangkok - Bắc Kinh. TQ là cường quốc duy nhất công nhận chính quyền đảo chính năm 2006 và đã có cuộc tiếp xúc cấp cao với chính quyền của Thái lúc bấy giờ. Trong những năm qua, nhiều quan chức quân sự cấp cao và tầm trung đã được đào tạo ở TQ, nhiều cuộc tập trận chung hai nước đã được triển khai kể từ năm 2003. Ngoài ra, sinh viên Thái là một trong số nước nhận được nhiều học bổng đào tạo tại TQ. Trong những năm khủng hoảng tài chính của những năm 90 Thái Lan đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của TQ cả về viện trợ và tín dụng. Đối với người TQ, Thái Lan được xem như là mặt trận xây dựng quan hệ đối tác chiến lược dài hơi hơn là những lợi ích trước mắt.
TQ cũng giúp cho Thaksin được cư trú tại TQ và hỗ trợ cho công chúa Maha Chakrri Sirindhorn có một ngôi nhà thường xuyên tại TQ để thường xuyên qua lại nghỉ ngơi. Chuyến thăm Mỹ của Thaksin tháng 8/2012 đã dẫn đến cuộc biểu tình phản đối tại cổng SQ Mỹ ở Bangkok, trong khi đó có mặt tại TQ và Hongkong, Thaksin được đối xử như ở Thái Lan. Lời đề nghị của Cơ quan hàng không và Vũ trụ quốc gia của Mỹ với Thái Lan cùng nhau tiến hành cuộc nghiên cứu chung về biến đổi khí hậu đã bị hủy bỏ hồi tháng 6/2012 do có sự phản đối của các thành phần chống Thaksin. Thái Lan ve vãn Bắc kinh cũng dễ hiểu vì lý do lợi ích thay đổi trong quan hệ. Việc thay đổi mối quan hệ của Thái với Mỹ vẫn còn là một ẩn số. Dù có thế nào đi nữa, việc khôi phục quan hệ của Thái với Mỹ vẫn được coi là quan trọng hơn cả. Thực tế, Thái Lan cũng luôn muốn giữ quan hệ cân bằng với cả TQ và với Mỹ.
Ngoài quan hệ với TQ và Mỹ, Thái Lan cũng coi Nhật là một người bạn. Ngay khi khu vực này vẫn còn bị ảnh hưởng bởi kết quả của cuộc chiến thế giới II, thì ngay lúc đó các lãnh tụ người Thái đã có quan điểm về người Nhật theo cách riêng của mình, không giống các nước khác trong khu vực, Thái Lan ngay từ những năm 1940 không có thái độ căm ghét người Nhật và người Nhật cũng biết điều đó. Thái Lan được coi như là bàn đạp kinh tế lâu dài để giúp cho Nhật hiện diện tại khu vực này. Mối quan hệ Trung - Nhật căng thẳng gần đây đã làm cho một số công ty của Nhật phải cân nhắc lại chiến lược đầu tư của mình nhằm rút khỏi vốn ra khỏi TQ để chuyển về Thái Lan và hình thành hệ thống hỗ trợ công nghiệp và sản xuất.
Trong bối cảnh đó, các nước lớn khác trong khu vực cũng muốn đặt chân vào Đông Nam Á trước hết phải kể đến chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ trong suốt hai thập kỷ qua, tuy nhiên, sức lan tỏa của chính sách này với khu vực vẫn còn hạn chế. Thái Lan luôn luôn có quan hệ gần gũi với Ấn Độ được tiếp xúc theo kênh không chính thức là quan hệ nhân dân với nhân dân. Với lý do, Ấn Độ có cùng nguồn gốc văn hóa và tôn giáo với Thái Lan. Hàng ngàn sinh viên của Thái đã được theo học tại Ấn Độ.
HQ được coi là “Nhật bản mới” tại Thái Lan. Không giống như TQ và Nhật, HQ là nước duy nhất ở Đông Á khi công dân của Thái tới thăm không cần phải xin visa với lý do sự đóng góp của TL trong cuộc chiến tranh Triều Tiên vào đầu những năm 1950. Thái Lan và HQ được xem như là hai nước có cùng tư tưởng và có chung cơ sở. Thái Lan cũng có hứa hẹn với các cường quốc tầm trung của khu vực như Australia, thậm chí cả Nga là thành viên mới của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á sẽ có quan hệ hữu nghị đặc biệt với TL.
Quan điểm của Thái Lan muốn lôi kéo các cường quốc lớn vào quỹ đạo của mình vẫn chưa đủ để tận dụng nhằm gây dựng vị thế của Thái Lan trên trường quốc tế. Nếu như ban lãnh đạo hiện nay đoàn kết thì Thái Lan có thể được coi như là phanh hãm làm ngăn chặn tình hình căng thẳng và các cuộc xung đột ở vùng Đông Bắc Á. Vấn đề quốc tế của Thái Lan phụ thuộc vào tình hình trong nước. Tuy nhiên, để gặt hái kết quả tốt hơn trong chính sách đối ngoại của Thái với các nước lớn nhất là giảm thiểu sự tác động từ nền chính trị trong nước, thì Thái Lan cần phải có nỗ lực hơn nữa trên nhiều lĩnh vực.
Trần Quang (gt)