HÌNH THỨC DẠY HỌC
LỚP – BÀI
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TP.HCM
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TP.HCM
NCS. Huỳnh Lâm
Anh Chương
Chuyên ngành:
Quản lý giáo dục
TÓM TẮT: Có nhiều biện
pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trong đó dạy học với
hình thức Lớp- Bài là một biện pháp khả thi và hữu ích góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
ABSTRACT: There
are many methods to organise the activities of life skill education for pupils.
Among them, teaching in the form of Class – Lesson is a very feasible and
useful approach which helps principles manage and organise the activities of
life skill education for pupils effectively.
1.
Đặt vấn đề
1.1.
Về mặt lý luận
Giáo dục kỹ năng
sống(GDKNS) cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục đạo đức ở các trường
học. Nó có vai trò quan trọng đối với sự hình thành những thói quen cho trẻ, từ
đó tạo nên những giá trị xã hội của trẻ. Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có khả
năng ứng xử và thích nghi với những tình huống của cuộc sống của các em trong
giao tiếp hàng ngày với ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung
quanh. Đó là công việc phải thực hiện thường xuyên, lâu dài, có mục đích và có
hệ thống.
Có nhiều biện
pháp để tổ chức một hoạt động giáo dục nói chung và GDKNS nói riêng nhằm đạt mục
tiêu của giáo dục. Có thể tổ chức GDKNS cho học sinh trong giờ học chính khóa
và ngoài giờ học chính khóa. Có thể phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội
để GDKNS cho học sinh. Dạy học theo hình
thức Lớp-Bài trong giờ học ngoại khóa tại trường là một trong những biện pháp
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
1.2.
Về mặt thực tiễn
Hiện nay, tại
Thành phố Hồ Chí Minh chưa có những vă bản pháp quy quy định về tổ chức hoạt động
GDKNS cho học sinh. Tùy vào điều kiện cụ thể, mỗi trường có những biện pháp
riêng.
Nhìn chung, hoạt
động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học rất phong phú
và đa dạng. Đa số các trường thường tổ chức lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ
năng sống vào các tiết học chính khóa trong các môn học theo thời khóa biểu.
Nhiều trường thực hiện giáo dục kỹ năng sống(GDKNS) thông qua các buổi sinh hoạt
chào cờ hàng tuần, thông qua những hoạt động lễ hội được tổ chức ngay tại trường
nhân những ngày lễ lớn trong năm. Trong các giờ sinh hoạt Sao Nhi Đồng và Đội
Thiếu niên tiền phong, trong những chuyến đi tham quan và dã ngoại, nhiều trường
tiểu học cũng đã tổ chức rất tốt việc lồng ghép các nội dung GDKNS vào chương
trình sinh hoạt Sao, Đội hay chương trình của chuyến đi tham quan.
Hoạt động GDKNS
cần tổ chức thường xuyên, liên tục và đi vào chiều sâu mà mục tiêu là phải hình
thành ở các em những thói quen tốt để các em có thể thích nghi với cuộc sống hiện
tại của mình. Do đó, việc chỉ đạo và tổ chức hoạt động GDKNS thông qua những giờ
học trên lớp cho học sinh là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa.
2.
Giải quyết vấn đề
2.1. Hình thức dạy học Lớp-Bài trong GDKNS cho học
sinh tiểu học TP. HCM
Hình thức dạy học
Lớp-Bài trong giáo dục KNS cho học sinh tiểu học là hình thức tổ chức dạy học
được tiến hành trên từng lớp học sinh ở trường tiểu học, gồm nhiều bài học cụ
thể, có quy định chặt chẽ về mục đích và nội dung, kết quả, thời gian, địa điểm
dạy và học, thành phần học sinh.
Trong năm học 2011-2012, nghiên cứu
hoạt động GDKNS thông qua việc dạy học KNS theo hình thức Lớp-Bài được thực hiện
tại 3 trường tiểu học tại Thành phố Hồ Chí Minh: Trường tiểu học Trần Nhân
Tôn(TNT) Quận 10, Trường Tiểu học Lê Chí Trực(LCT) Quận 3 và Trường Tiểu học
Nguyễn Thiện Thuật(NTT) Quận 3. Mục đích dạy học KNS là trang
bị cho học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các
em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường
và xã hội; có khả năng khẳng định bản thân và hòa nhập vào cuộc sống, giúp các
em sống tự tin, tự chủ như một người công dân nhỏ tuổi để trở thành con ngoan
trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội. Việc tổ chức dạy
học KNS
do hiệu trưởng chỉ đạo, được thực hiên tại các lớp theo biên chế lớp học của
trường, từ lớp 1 đến lớp 5 của các trường, tất cả gồm có 1511 học sinh tham gia
học tập. Nội dung dạy học gồm 8 bài, mỗi bài học từ 2-3 tiết. Các bài học
gồm: Kỹ năng lễ phép với người lớn, Kỹ năng sắp xếp đồ dung ngăn nắp, gọn gàng,
sạch đẹp, Kỹ năng tham gia giao thông, Kỹ năng phòng tránh các tại nạn về gas,
cồn, điện, Kỹ năng giữ trường học sạch đẹp, Kỹ năng tư duy sáng tạo, Kỹ năng
phòng tránh sự cám dỗ và xâm hại cơ thể, Kỹ năng chúc mừng sinh nhật người
thân. Địa điểm dạy và học là tại các lớp học nơi các em học hàng ngày. Thời
gian học vào các buổi chiều vì buổi sáng các em học chương trình chính
khóa. Thời lượng: mỗi lớp học 1 tiết/ 1 tuần. Giáo viên phụ trách
là những giáo viên tốt nghiệp ngành Giáo dục Tiểu học và ngành Tâm lý-Giáo dục
của các trường sư phạm.
2.2. Một số kết quả đạt được
Đánh giá quá
trình dạy học là việc làm không thể thiếu trong tiến trình dạy học KNS nhằm
nhìn lại những gì đạt được và những gì cần khắc phục. Để có cái nhìn toàn diện,
cần khảo sát ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh, ban giám hiệu và các cấp
quản lý giáo dục. Bài viết này giới thiệu một số kết quả phản hồi từ phía học
sinh.
2.2.1. Nhận thức của học sinh sau khi học môn GDKNS
Kết quả thống kê
về mặt nhận thức của học sinh sau khi học môn GDKNS ở Bảng 1 cho thấy các em
đã nhận thức được ý nghĩa của các bài học. Xét theo thứ tự tần số ý kiến của
các em, các em cho rằng: mình đã học được nhiều điều bổ ích, mình biết quan
tâm và giúp đỡ những người xung quanh, mình có khả năng làm được một số việc của
bản thân, biết được khả năng của mình và tự tin hơn trước người khác, biết mình
có tiến bộ.
Bảng 1. Nhận thức của học sinh sau khi học
môn GDKNS
Những
nhận thức của học sinh
|
Trường
TNT
|
Trường
LCT
|
Trường
NTT
|
Tổng
|
Tỷ
lệ %
|
Thứ hạng
|
1.
Em học được nhiều điều bổ ích về cuộc sống
|
268
|
139
|
390
|
797
|
69,24
|
1
|
2.
Em có khả năng tự làm một số việc có liên quan đến
bản thân
|
178
|
95
|
238
|
511
|
44,40
|
3
|
3.
Em biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh
|
320
|
123
|
274
|
717
|
62,30
|
2
|
4.
Em biết được khả năng của mình và tự tin hơn trước
người khác
|
186
|
97
|
192
|
475
|
41,26
|
4
|
5.
Em có tiến bộ
|
154
|
71
|
188
|
413
|
35,88
|
5
|
2.2.2. Thái độ của học sinh đối với việc học môn KNS
nói chung
Kết quả khảo sát
ý kiến của 1511 em học sinh của 3 trường cho thấy đ số học sinh rất thích học
môn KNS do trường tổ chức. Có 83,67% học sinh rất thích; 14,16% học sinh cho là
bình thường và 2,17% học sinh không thích.
2.2.3. Thái độ của học sinh đối với từng bài học cụ
thể
Kết quả phân
tích thái độ của các em đối với từng bài học cụ thể ở Bảng 2 cho thấy đa số các
em đều thích thú. Các bài học kỹ năng sống (KNS) được các em thích nhất là: Kỹ
năng tư duy sáng tạo(90,80%), Kỹ năng giữ gìn trường học sạch đẹp(78,72%), Kỹ năng tham gia giao thông an toàn(78,02%)
và Kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn(76,80%); tiếp theo là các bài Kỹ năng
chúc mừng sinh nhật người thân(75,41%), Kỹ năng sắp xếp đồ dùng ngăn nắp và gọn
gàng(75%), Kỹ năng phòng tránh sự cám dỗ và xâm hại cơ thể(74,03%), Kỹ năng
phòng tránh các hiểm họa từ gas, cồn, điện(68,64%).
Bảng 2. Những nội dung được học sinh yêu
thích
Nội
dung
|
Trường
TNT
|
Trường
LCT
|
Trường
NTT
|
Tổng
|
Tỉ
lệ %
|
1.
Kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn
|
241
|
179
|
464
|
884
|
76,80
|
2.
Kỹ năng sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, sạch đẹp
|
284
|
137
|
442
|
863
|
75,00
|
3.
Kỹ năng tham gia giao thông an toàn
|
288
|
113
|
497
|
898
|
78,02
|
4.
Kỹ năng phòng tránh các tại nạn về gas, cồn, điện
|
280
|
125
|
385
|
790
|
68,64
|
5.
Kỹ năng giữ trường học sạch đẹp
|
265
|
198
|
452
|
906
|
78,72
|
6.
Kỹ năng tư duy sáng tạo
|
352
|
186
|
507
|
1045
|
90,80
|
7.
Kỹ năng phòng tránh sự cám dỗ và xâm hại cơ thể
|
304
|
142
|
406
|
852
|
74,03
|
8.
Kỹ năng chúc mừng sinh nhật người thân
|
229
|
151
|
488
|
868
|
75,41
|
Tóm
lại, dạy học KNS theo hình thức Lớp-Bài tại các trường tiểu học TP. HCM là một
biện pháp tổ chức hoạt động GDKNS đã bước đầu có ý nghĩa tích cực đối với học
sinh. Các em đã nhận thức được rằng GDKNS đem lại cho các em sự tiến bộ và sự
hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống, về những người xung quanh và hiểu hơn về
chính mình. Các em đã nhận thấy mình có thể tự làm một số công việc liên quan đến
cuộc sống của mình. Nhìn chung, đa số các em thích thú với các giờ học KNS.
3. Kết luận
Dạy kỹ năng sống
theo hình thức Lớp-Bài cho học sinh trong các giờ học ngoại khóa có thể được
coi như là một biện pháp để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh tiểu học. Các trường tiểu học cần áp dụng biện pháp này trong công tác
GDKNS cho học sinh.
4. Kiến nghị
·
Đối
với các trường tiểu học: Tùy vào điều kiện riêng của từng trường, BGH cần lập kế
hoạch để tổ chức dạy học KNS như một môn học ngoại khóa cho học sinh.
·
Đối
với các phòng giáo dục Quận, Huyện, Thị xã
-
Khuyến
khích, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi và có những động viên khen thưởng kịp thời
cho những trường có kế hoạch và tổ chức dạy học KNS cho học sinh theo hình thức
Lớp-Bài.
-
Phân
công chuyên viên hỗ trợ các trường thực hiện tốt việc dạy học KNS
·
Đối
với phụ huynh học sinh: Phối hợp với nhà trường trong việc lập kế hoạch dạy học
KNS, bao gồm: xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, các điều kiện
cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, đánh giá chất lượng dạy học KNS
·
Đối
với các tổ chức xã hội: Phối hợp với nhà trường trong việc lập kế hoạch dạy học
KNS, bao gồm: xác định mục tiêu, nội dung; hỗ trợ nhà trường về các điều kiện
tài chính, nhân sự; tham gia đánh giá chất lượng dạy học KNS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Hoàng
Hòa Bình(chủ biên) và các tác giả (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong các
môn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
2.
Bùi văn Huệ (2003), Giáo trình Tâm lý học Tiểu học,
Đại học Huế, Trung tâm đào tạo từ xa.
3.
Trần Thị Hương(chủ
biên) và các tác giả(2011), Giáo dục học phổ thông, NXB ĐHSP TP.HCM
4.
Nguyễn
Kỳ (1994), Phương pháp giáo dục tích cực, NXB Giáo Dục.
5.
Hồ Văn Liên (2012),
Bài giảng Khoa học Tổ chức và Quản lý giáo dục và trường học.
6.
Lê Thị Xuân (2012),
Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trường
tiểu học Quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp đại học,
TP.HCM.
7. David. R.
Shaffer (1992), Developmental Psychology Childhood and Adolescence
(second edition), NewYork.
8.
K.
B. Everard, Geoffrey Morris, Ian Wilson (2010), Quản trị hiệu quả trường học,
Dự án SREM sưu tầm và biên dịch.