THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ tư, ngày 27/2/2013
TTXVN (Cairô 26/2)
Trong bài viết có tiêu đề nói trên đăng trên mạng tin “Toàn cầu hóa”, tác
giả René Naba cho rằng Mỹ đã “quan tâm” trở lại Vấn đề hạt nhân Iran
sau chiến dịch vận động tranh cử tổng thống ở nước này. Thông điệp liên
bang ngày 12/2/2013 của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ mở đường cho một
cuộc đọ sức có thể xảy ra giữa một bên là Mỹ-Ixraen với bên kia Cộng hòa
Hồi giáo Iran.
Cuộc đối đầu đầu tiên giữa nhà nước Do Thái và một nhà nước Hồi giáo không phải Arập
Cuộc chiến tranh giữa Ixraen và Iran, nếu xảy ra,
có thể lan rộng sang các nước quân chủ vùng Vịnh, vượt ra ngoài khu vực
truyền thống của chiến trường được hình thành bởi các nước có chung
biên giới lịch sử với Palextin dưới thời cai trị của Anh (Ai Cập,
Gioócđani, Libăng, Xyri và Palextin). Nó sẽ phản ánh một sự đảo ngược về
xu hướng chiến lược, hai đồng minh trước đây của thời kỳ Chiến tranh
Lạnh, Iran và Ixraen trở thành đối thủ, đặt các chế độ Hồi giáo mới của
“Mùa Xuân Arập” vào vị trí tế nhị: Ai Cập, Tuynidi và Libi, cũng như Thổ
Nhĩ Kỳ và các nước quân chủ đồng minh thân Mỹ như đã thấy trong chiến
dịch quân sự gần đây của Ixraen tại Gada vào tháng 11/2012.
Trong thời kỳ hậu độc lập của các quốc gia Arập
và sự trỗi dậy của đế quốc Iran sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết
thúc (1939-1945), một liên minh đã hình thành giữa Iran và Ixraen cùng
với Thổ Nhĩ Kỳ, nước Hồi giáo thứ hai không phải Arập của Trung Đông để
ép các dân tộc Arập và kiềm chế các xung đột của chủ nghĩa dân tộc, đặc
biệt là về Vấn đề Palextin. Liên minh chiến lược Ixraen – Iran bị phá vỡ
với sự sụp đổ của triều đại Pahlavi vào tháng 2/1979, và một tháng sau
đó Hiệp ước Trại David giữa Ixraen và Ai Cập, được ký kết ngày
25/3/1979, dẫn đến việc trung lập hóa Ai Cập song song với việc thúc đẩy
Iran dưới chế độ Khomeini đúng về phía người Palextin.
Một sự thay đổi thứ hai về cuộc xung đột
Arập-Ixraen diễn ra trong Chiến tranh vùng Vịnh lần đầu tiên (1990-1991)
là việc hình thành liên minh quân sự giữa Ixraen, Ai Cập và các chế độ
quân chủ Arập, thêm vào đó là cuộc chiến tranh Bắc-Nam do Liên quân của
các nước tiêu thụ dầu lửa tiến hành chống lại Irắc của Tổng thống Saddam
Hussein. Việc Iran gia nhập hàng ngũ các “cường quốc ở ngưỡng hạt nhân”
bất chấp một lệnh cấm vận ba mươi năm tạo ra sự ngưỡng mộ trong dư luận
ở Nam bán cầu về thành tựu công nghệ không thể chổi cãi này. Điều này
minh chứng một chính sách độc lập hoàn toàn đã dẫn đến khả năng Iran có
thể phát triển vũ khí răn đe quân sự cùng lúc với duy trì vai trò xung
kích của cuộc cách mạng Hồi giáo. Tại một khu vực chịu sự áp đặt của
Ixraen và Mỹ, trường hợp Iran đã thực sự trở thành sách giáo khoa, tài
liệu tham khảo trong lĩnh vực này và kể từ đó Iran nằm trong tầm ngắm
của Ixraen.
Sự vượt trội của Ixraen
Sự vượt trội của Ixraen về mặt thông tin được hỗ
trợ bởi các phương tiện truyền thông phương Tây, cản trở việc tiếp cận
sự thật do sự bóp méo cách ứng xử của các nước phương Tây đối với các
cường quốc hạt nhân. Mỹ và Liên minh châu Âu kiểm soát 90% thông tin của
hành tinh và trong số 300 cơ quan báo chí lớn, 144 cơ quan có trụ sở
chính tại Mỹ, 80 cơ quan ở châu Âu và 49 cơ quan tại Nhật Bản. Các nước
nghèo chiếm tới 75% dân số của nhân loại, chỉ nắm giữ 30% phương tiện
truyền thông của thế giới.
Ixraen, cường quốc hạt nhân duy nhất ở Trung
Đông, đã liên tục nhận được sự hợp tác tích cực của các nước phương Tây,
các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (Mỹ, Pháp, Anh) để phát
triển vũ khí hạt nhân, mặc dù không tôn trọng Hiệp ước Không phổ biến vũ
khí hạt nhân. Ấn Độ và Pakixtan, hai cường quốc hạt nhân châu Á đối
địch cũng vậy. Cả hai nước này nhận được sự hợp tác hạt nhân mạnh mẽ từ
phía Mỹ và Pháp mặc dù không phê chuẩn Hiệp ước về không phổ biến vũ khí
hạt nhân.
Lập luận phương Tây sẽ được tín nhiệm nếu sự chặt
chẽ về mặt pháp lý trong vấn đề hạt nhân được áp dụng ngang nhau đối
với tất cả các nước khác. Chính vì thế, Trung Quốc và Nga, đồng minh
chính của Iran, đã thành lập một diễn đàn phản đối lãnh đạo phương Tây
thông qua tổ chức hợp tác được gọi là “nhóm Thượng Hải” để thực hiện một
OPEC hạt nhân thống nhất các cựu lãnh đạo của phe chủ nghĩa Mác (Trung
Quốc và Nga) và các nước cộng hòa Hồi giáo Trung Á, với Iran, là quan,
sát viên.
Iran xuất hiện như là kết quả của áp lực của
Ixraen, được hỗ trợ bởi các đồng minh châu Âu, nhất là Pháp, giống như
một thử nghiệm quan trọng về quân sự và ngoại giao. Tuy nhiên, việc tập
trung thảo luận vấn đề hạt nhân của Iran có thể cản trở cách tiếp cận
hai cực của ngoại giao Mỹ nhằm thúc đẩy đàm phán về cuộc xung đột
Ixraen-Palextin, đồng thời nhằm vô hiệu hóa Iran.
Cuộc thập tự chinh của Ixraen chống Iran nhằm hai
mục đích: loại bỏ bất kỳ mối đe dọa nào của Iran và né tránh cam kết
quốc tế của Ixraen liên quan đến việc giải quyết các vấn đề của người
Palextin. Cuộc tấn công của phương tiện truyền thông quân đội Ixraen,
trong khi đẩy xuống hàng thứ yếu việc giải quyết cuộc xung đột Ixraen –
Palextin, nhằm mục đích về cơ bản làm cho dư luận quốc tế chấp nhận việc
đã rồi của sự sáp nhập lãnh thổ của Palextin, và khôi phục lại uy tín
mờ nhạt của Ixraen bởi những thất bại liên tiếp trong cuộc chiến chống
Libăng vào năm 2006, cũng như với Palextin ở những vùng đất chiếm đóng
tại Gada trong các năm 2008-2009 và 2012.
Được hưởng lợi, Iran đã đạt được tầm cỡ như một
cường quốc khu vực vì những chính sách sai lầm của Mỹ tại Ápganixtan
cũng như ở Irắc. Tại những nước này, các đối thủ của Iran về ý thức hệ
như người Sunni Taliban cực đoan và Saddam Hussein, người theo chủ nghĩa
thế tục bauxite của Irắc đã bị Mỹ, người bảo hộ trước đây của họ, loại
bỏ. Iran muốn được công nhận địa vị của mình trong khu vực, như đã được
công nhận trong những năm 1970, khi người Mỹ giao phó cho vua Iran vai
trò “siêu cảnh sát” ở vùng Vịnh, vào thời gian đó có nguy cơ rơi vào tay
những người cộng sản trong cuộc nổi dậy của họ tại Dhofar (Vương quốc
Hôi giáo Oman) cũng như sự phản kháng dân tộc chủ nghĩa của “Mặt trận
dân tộc giải phóng bán đảo Arập” tại Arập Xêút, Yêmen cũng như tại Các
Tiểu vương quốc Arập thống nhất.
Trên tinh thần này, Iran tái khẳng định quyền
chính đáng của mình về hạt nhân và đề xuất một cuộc đàm phán toàn diện
với nhóm tiếp xúc trên tất cả các khía cạnh tranh chấp với phương Tây
trong vòng 35 năm qua, cũng như lệnh cấm vận đối với nước này và các tài
sản nhiều tỷ đô la của Iran bị đóng băng tại Mỹ, vai trò khu Vực của
Iran, hợp tác an ninh ở Irắc và Ápganixtan.
Chiến tranh điện tử bằng cách phá hoại máy tính
Cách đây 5 năm, phe cực hữu của Thủ tướng Ixraen
Benjamin Netanyahu đã tung ra ba loại vi rút tấn công máy tính để vô
hiệu hóa Iran nếu nước này không trì hoãn chương trình hạt nhân của
mình. Cùng với một chiến dịch ám sát các nhà khoa học Iran, chiến dịch
ba virus Stuxnet, Duqu và Flame nhằm vào nhiều mục tiêu như hệ thống hạt
nhân của Iran, hệ thống ngân hàng Libăng, bị tình nghi phục vụ cho việc
rửa tiền chiến tranh của chế độ Xyri và Hezbolla Khi cuộc chiến tại
Xyri đang tiếp diễn trong tháng 9/2012, ba tháng trước các cuộc bầu cử
tổng thống Mỹ, Ixraen thậm chí đã lên kế hoạch chống Iran bằng xung điện
từ (IEM) để làm tê liệt toàn bộ mạng lưới giao thông vận tải và thông
tin liên lạc, ngăn chặn việc phát triển chương trình hạt nhân của nước
này. Xung điện từ được tiến hành dưới hình thức của một vụ nổ hạt nhân
trên cao nhằm làm gián đoạn hệ thống máy tính của đất nước. Vụ nổ không
tạo ra gió thối cũng như bức xạ trên mặt đất, nhưng làm tê liệt thông
tin và cạn kiệt nguồn cung cấp lương thực, theo hướng dẫn của Bill Gertz
ngày 29/8/2012 trong chuyên mục video của mình trên trang web “The
Washington Beacon” theo quan điểm chính trị bảo thủ của Mỹ. Sóng xung
kích mạnh mẽ được tạo ra bởi sự tương tác giữa các vụ nổ và từ trường
của trái đất, tiềm năng phá hoại của IEM rất ghê gớm. Nó cũng có thể
được tạo ra từ một máy phát vi sóng.
Trước đây, năm 2009 Ixraen đã phát động một cuộc
tấn công điện tử nhằm vào hệ thổng máy tính điện tử của Iran thông qua
virus Stuxnet, cùng với một chiến dịch ám sát nhá khoa học Iran. Gần
30.000 máy tính bị nhiễm virus độc hại này, nó tìm kiếm trong máy tính
hệ thống, giám sát của công ty Đức Siemens Win cc, phụ trách việc kiểm
soát các đường ống dẫn, các giàn khoan dầu khí và nhà máy điện.
Ngược lại, năm 2011 Iran đã thành công trong việc
bắn hạ một máy bay không người lái cực kỳ hiện đại của Mỹ giám sát các
địa điểm hạt nhân của Iran khi bay qua Balochistan. Và máy bay tàng hình
và bí mật RQ-170 được xem như một chiến lợi phẩm vô giá, chứng minh khả
năng của Iran kiểm soát được máy bay quan sát không người lái tiên tiến
nhất của Mỹ, trình diễn khả năng của các thiết bị điện tử cực kỳ hiện
đại của các nhà bác học nước này. Từ nay trở đi, với một nguyên mẫu
RQ-170 phục vụ cho việc chế tạo các phiên bản của nó, Iran dường như đã
thành công trong việc phòng ngừa các cuộc tấn công của loại vũ khí này,
tự nâng mình lên hàng thứ 2 thế giới trong lĩnh vực vũ khí.
Ixraen có một kho vũ khí hạt nhân, được cho là
một trong những kho lớn nhất ngoài thế giới phương Tây, khoảng từ 150
đến 200 đầu đạn hạt nhân và một đội máy bay chiến đấu mạnh mẽ: 710 máy
bay, nhất là các máy bay tiêm kích F-15 và F-16, 181 máy bay trực thăng
chiến đấu, cũng như nhiều máy bay không người lái để tấn công và trinh
sát. Dưới chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Mỹ có thể đã cung cấp
cho Ixraen hàng chục máy bay tiếp nhiên liệu phục vụ cho các cuộc tấn
công tầm xa. Ngoài lực lượng tấn công hạt nhân, vũ khí dựa trên hệ thống
tên lửa đạn đạo, Ixraen còn có bom GBU, được chế tạo theo mẫu GBU của
Mỹ, thường được gọi là “bom phá boongke”, nghĩa là “xuyên thủng công
sự”. GBU 27, với chiều dài 4,2 mét và nặng 900 kg, có thể xuyên thủng
2,4 m bêtông. GBU28 có chiều dài 5,5 mét, trọng lượng 2,268 kg, có thể
xuyên thủng 6 mét bê tông. Sóng xung kích tạo ra phá hủy bất kỳ công
trình xây dựng nào ở độ sâu trăm mét dưới lòng đất.
Theo kiểu tên lửa đạn đạo của Mỹ, Ixraen đã chế
tạo Popeye-3, tên lửa không đối đất với tầm bắn 350 km, các tên lửa cùng
họ: Jericho 1, Jericho 2 và có thể là Jericho 3, về mặt lý thuyết có
thể bắn tới Téhéran. Hải quân Ixraen đã thử nghiệm thành công hệ thống
tên lửa đánh chặn “Barak” vào ngày 26/7/2009. Được bắn từ tàu Saar-5,
việc cải tiến tên lửa mới “Barak” có sự phối hợp giữa các chuyên gia
quân đội và hải quân Ixraen với Viện nghiên cứu phát triển vũ khí Rafael
và Trung tâm nghiên cứu không gian Ixraen. Hệ thống phòng thủ này được
phát triển thành “Vòm Sắt”, chuyên đánh chặn các loại rốc két trong một
phạm vi từ 4km đến 70 km.
Công nghệ sản xuất tiên tiến của ngành công
nghiệp quân sự Ixraen đảm bảo cho quân đội nước này có khả năng tác
chiến ở mọi địa hình, nhất là với người lính rôbốt đầu tiên do công ty
“Elbit Systems” chế tạo. Mang theo trong ba lô quân trang của một người
lính, người lính robot “VIPer” này có thể hoạt động ở mọi địa hình. Được
trang bị súng tiểu liên Uzi điều khiển từ xa, lính rôbốt có thể ném lựu
đạn và bắn liên thanh. Ixraen giữ kỷ lục thế giới về chi tiêu quân sự
tính theo đầu người, khoảng 1.429 USD mỗi người/ năm (số liệu năm 2006).
Ixraen là một trong những nước trên thế giới qui định thời gian nghĩa
vụ quân sự dài nhất: ba năm đối với nam giới và hai năm đối với phụ nữ,
thời gian đi dự bị cho mỗi năm là một tháng.
Nhằm chuẩn bị cho một cuộc đọ sức, ngoài những hệ
thống đã được thiết lập tại Ixraen và Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã hoàn thành một
hệ thống rađa mới tại Cata để tạo thành một vòng cung phòng thủ tên lửa
rộng khắp trong khu Vực.
Phòng thủ tên lửa đạn đạo của Iran
Bộ chỉ huy độc lập của không quân Iran dựa trên
một hệ thống kép của tên lửa: Một hệ thống phòng thủ và đánh chặn và một
hệ thống phản công bằng các tên lửa đạn đạo Scud. Hệ thống phòng thủ và
đánh chặn chủ yếu gồm bảy khẩu đội tên lửa chống máy bay ở tầm thấp và
độ cao trung bình, với bốn bệ phóng Tor-M1/SA-15 Gumblet được các tập
đoàn Koupol và Almaz Anteny của Nga cung cấp. Ngoài ra, còn có một trận
địa được xây dựng với các tên lửa S-300 của Nga, tương đương với PAC-3
Patriot, tên lửa Mỹ triển khai trong sa mạc Negev để bảo vệ các cơ sở
của Ixraen. S-300 là loại tên lửa tầm xa, dài 7 mét, với tầm bắn 150 km,
mang theo một tải trọng 143 kg, có thể theo dõi 24 mục tiêu và bắn bốn
tên lửa cùng một lúc. Iran có hai khẩu đội tên lửa này có thể được bắn
từ một bệ di động (xe tải).
Một hệ thống phản công gồm một loạt các tên lửa
đạn đạo Scud, các tên lửa cùng họ Shahab, được phát triển với sự giúp đỡ
của Bắc Triều Tiên, bao phủ một khoảng cách 300 km-1.500 km. Shahabl có
tầm bắn 300 km, Shahab 2: 500 km. Sahab 3, tên lửa thế hệ thứ ba là một
phiên bản của tên lửa của Bắc Triều Tiên Nodong 1. Với chiều dài 16
mét, nặng 16.000 kg, được đẩy bàng nhiên liệu lỏng, Shahab 3 có tầm bắn
1.500 km, có thể bắn đến Ten Avíp (Ixraen), Karachi (Pakixtan), Riát
(Arập Xêút) và Ancara (Thổ Nhĩ kỳ). Iran còn thừa nhận đấ sở hữu một
loại “bom thông minh” được gọi là “Ghassed” nặng 900 kg. Phiên bản cải
tiến của KAB-500 kg, Ghassed là một loại bom bay có xuất xứ từ Nga được
điều khiển bằng TV, được trang bị đầu đạn xuyên giáp hoặc boongke. Quả
bom này có thể được phóng ra từ một máy bay ném bom Iran “Saegheh” (Thần
sét), được sản xuất từ việc tổng hợp công nghệ của Nga, Trung Quốc và
Bắc Triều Tiên. Vũ khí này được bổ sung bằng một đội máy bay quân sự với
gần 50 máy bay tiêm kích tuy kém hiện đại hơn so với đội máy bay mới
của phương Tây, nhưng Iran tiếp tục sử dụng và đầu tư khoảng 800 triệu
USD để hiện đại hóa theo công nghệ của Nga, nhất là hai loại máy bay
chiến đấu Sukhoi và Mig.
về hải quân, Iran có thể dựa vào một hạm đội tàu
ngầm do Iran hoặc Nga sản xuất, một hạm đội thủy phi cơ ROV (điều khiển
từ xa), một trong những hạm đội lớn nhất trên thế giới, các tàu chiến
với kích thước khác nhau, một số đơn vị không vận bao gồm một số phi đội
máy bay trực thăng, tàu quét mìn và kho vũ khí lớn các tên lửa chống
tàu chiến. Hạm đội tàu ngầm của Iran còn bao gồm tàu ngầm mini do Iran
sản xuất.
Các phương tiện truyền thông đã tốn nhiều giấy
mực về việc Iran sở hữu tên lửa tầm xa S-300 của Nga. Báo chí Ixraen đã
hai lần tiết lộ về chuyến thăm bí mật Mátxcơva của các nhà lãnh đạo
Ixraen, Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Benjamin Netanyahu, để vận
động các nhà lãnh đạo Nga từ bỏ việc tăng cường cho hệ thống phòng thủ
tên lửa của Iran.
Thông tin từ báo chí phương Tây cho biết Nga đã
bàn giao tên lửa tầm xa cho Iran. Tuy nhiên, thông tin này đã không được
xác nhận hoặc phủ nhận từ phía Nga lẫn phía Iran. Những tên lửa giống
hệt như vậy cũng đã được chuyển giao cho Xyri để ngăn chặn bất kỳ cuộc
tấn công nào của phương Tây chống lại quốc gia đồng minh này của Iran.
Nói về máy bay không người lái “Ayoub” do Iran
chế tạo. Nước này và đồng minh Hezbollah (Libăng) đã chứng minh khả năng
xâm nhập hệ thống phòng không Ixraen của loại máy bay này. Ngày
2/10/2012 máy bay không người lái của Hezbollah đã vào không phận
Ixraen, cuộc đột kích thành công đầu tiên của máy bay của một nước Arập
kể từ cuộc chiến tranh tháng 10/1973, cách đây 40 năm. Chiếc không người
lái này đã bay qua cơ sở hạt nhân Dimona của Ixraen ở Negev, chọc thủng
“Vòm sắt” Ixraen, được xây dựng bàng các phương tiện đắt tiền với viện
trợ của Mỹ để bảo vệ bầu trời Ixraen trước bất kỳ cuộc tấn công thù địch
nào.
Chiến công này của nhóm Hezbollah và Iran, giống
như một cuộc trình diễn ngoạn mục về khả năng công nghệ của họ có ý
nghĩa to lớn về tâm lý đối với Ixraen và Mỹ, cũng như đối với nhóm nước
Sunni bị lôi kéo vào quỹ đạo phương Tây. Máy bay không người lái do Iran
chế tạo, có thể là một bản sao của RQ-170 đã được Hezbollah lắp đặt
trên đất Libăng.
Những mục tiêu tấn công của Ixraen
Mười cơ sở hạt nhân của Iran được xem là những
mục tiêu tấn công tiềm năng của Ixraen. Năm cơ sở lớn, chủ yếu nằm ở
phía Nam: Arak, phía Nam Têhêran, chịu trách nhiệm cho việc sản xuất
nước nặng, Natanz, phía Nam Têhêran, chịu trách nhiệm cho việc làm giàu
urani; Isfahan, phía Nam . Iran, một trung tâm nghiên cứu; Gachine, gần
Banda Abbas, cảng Iran trông ra Vịnh Pécxích, trong đó có một mỏ urani
và cuối cùng Bushehr, trung tâm quan trọng của sản xuất điện. Và năm cơ
sở nhỏ khác: ba địa điểm ở phía Bac Têhêran (Karaj, Lavizan Shiam và
Parchin), địa điểm thứ 9 Sakhand nằm ở độ cao của Isfahan, cuối cùng là
Fordo trong khu vực của thành phố thiêng Qom.
Căn cứ vào vũ khí và ưu thế hiển nhiên của
Ixraen, dường như Iran không muốn thực hiện các chiến dịch phá hoại,
nhưng có thể ưu tiên “bắn không tiếc đạn trong mọi hướng” để vô hiệu hóa
hệ thống lá chắn tên lửa cài đặt ở Ixraen và các nước chế độ quân chủ
Vùng Vịnh. Sau đó, Iran điều chỉnh phản ứng của mình tùy thuộc vào sự
tấn công của đối thủ, dựa vào chính chiến lược hậu phương với mật độ dân
số đông chưa từng thấy của nước mình để các hoạt động được thực hiện
“đằng sau các phòng tuyến của kẻ thù”.
Với sự giúp đỡ của các đồng minh trong khu Vực,
nhất là Hezbollah (Libăng), lực lượng bán quân sự lớn nhất trong thế
giới thứ ba, cũng như cộng đồng quan trọng người Shiite tại Baranh, Arập
Xêút, Côoét, Irắc và Libăng trong khu Vực biên giới giáp với Ixraen.
Rút-kinh nghiệm từ ba cuộc chiến tranh Vùng Vịnh (1979-1989), 1990-1991
và 2003), Iran đã tăng cường đáng kể đội tàu chiến của mình trong thập
kỷ qua với những thành tựu mới trong quá trình tập trận hải quân: Tại
các, cuộc diễn tập này, trong tháng 4 và tháng 8/2006, Iran đã giới
thiệu thành tựu mới nhất của hạm đội, nhất là tàu tuần tra phóng ngư
lôi, tàu chiến loại nhỏ nhưng rất hiệu quả khi tấn công các tàu chiến
lớn. Có mọi lý do để tin rằng Iran sẽ tiến hành chiến tranh du kích hải
quân bằng các hoạt động tập kích có xu hướng giống như mùa Xuân năm 2007
khi Têhêran đã bắt giữ thành công 15 thủy thủ Anh. Iran có thể là một
trong những nước có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, đặc biệt là
trong lĩnh vực thiết bị điện tử. Với tốc độ tối đa 45 hải lý, Joshan và
Peykan là hai tàu chiến phóng tên lửa có một hỏa lực ghê gớm. Trong khi
tàu tuần tiễu phóng tên lửa có tên gọi Fajr, trang bị thêm loại đại bác
76 mm, được sử dụng linh hoạt, có thể nhắm trúng các mục tiêu dưới nước
và trên không ở tầm xa 19 km. Iran cũng đã phát triển hợp tác với
Êritơria kể từ tháng 12/2008 và có thể có căn cứ hải quân tại cảng
Assab, ở bờ biển phía Đông của châu Phi. Iran có thể đã triển khai tại
đây các tàu chiến của mình, trong đó có các tàu ngầm. Căn cứ hải quân
này được thiết lập nhằm khống chế đường hàng hải trong Vùng Vịnh và eo
biển Hormuz trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của Ixraen.
Không giống như Bắc Triều Tiên, một quốc gia hạt
nhân nổi loạn, dựa vào Trung Quốc với 1.416 km dường biên giới chung,
Iran được vây quanh bởi 5 cường quốc hạt nhân (Nga, Ucraina, Ấn Độ,
Pakixtan và Ixraen). Việc gia nhập các quốc gia ở ngưỡng hạt nhân của
Iran là đáp ứng những đòi hỏi hợp pháp, theo đó cho phép nước này phòng
ngừa một môi trường hạt nhân thù địch cũng như tránh rơi vào tình trạng
tương tự như nước láng giềng Irắc.
Tuy nhiên, qua việc thiết lập thế “cân bằng khủng
bố” tại Trung Đông, Libăng và Gada, bom hạt nhân Iran có thể làm thay
đổi căn bản tương quan lực lượng ở cấp khu Vực và gây ra sự đảo lộn lớn
về chiến lược trong khu vực. Trong triển vọng này, việc vô hiệu hóa Iran
hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu tôn trọng các thủ tục pháp lý và
luật pháp quốc tế, từng bị các quốc gia phương Tây chà đạp, thậm chí
không cho phép giải quyết mối lo ngại về việc không phổ biến vũ khí hạt
nhân. Động thái này còn khơi dậy các vấn đề quân sự nổi cộm: đó là việc
duy trì ưu thế chiến lược của Ixraen đối với toàn bộ các nước nước Trung
Đông, sự áp đặt của phương Tây đối với các nguồn dự trữ năng lượng của
các nước Tây Á cũng như việc kiểm soát tuyến đường ống dẫn khí đốt có
tầm chiến lược đang được xây dựng từ Trung Á, một động cơ tiềm ẩn cho sự
can thiệp của Mỹ tại Ápganixtan, Irắc và Xyri.
Quốc gia láng giềng với Irắc và Ápganixtan, cũng
như tiếp giáp với Vịnh Pécxích và Ấn Độ Dương, Iran được xem như là nước
có nền công nghiệp lớn nhất trong khu vực trung gian trải từ miền Nam
châu Âu đến biên giới của Ấn Độ. Sự thành công chiến lược của Iran có
thể phát huy chính sách tự cung tự cấp về công nghệ và quân sự, cùng một
cách với thành công chính trị hoặc quân sự của Hezbollah Shiite của
Libăng hoặc Hamas Sunni của Palextin khôi phục tinh thần kháng chiến của
người Palextin trước sự chia rẽ đang diễn ra trong thế giới Arập. Ngoài
ra, thành công của Iran sẽ làm Ixraen mất đi sự hỗ trợ chiến lược to
lớn của phương Tây trong khu vực và nhấn chìm chủ trương Arập chịu lệ
thuộc vào Ixraen- Mỹ, để cùng nhau xác định hệ thống phân cấp quyền lực
mới trong trật tự khu vực. Đó là cuộc chơi thực sự, có lẽ điều quan
trọng nhất là sức mạnh được phô trương của Iran thu hút cuộc đối đầu
giữa Iran với Ixraen.