Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

15. Mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan đã đến lúc phải thay đổi

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Sáu, ngày 22/2/2013
TTXVN (Hồng Công 18/2)
Từ lâu, mi quan hệ giữa Mỹ với Trung Quc đã n chứa nhiều vấn đ phức tạp do quan hệ của riêng hai nước này với Đài Loan, hòn đảo tự tách ra và tuyên b độc lập với Trung Quc trong nhiều năm qua. Mạng tin “Thời báo châuÁ trực tuyến” vừa đăng bài viết của Giáo sư BrantlyWomack, chuyên gia về các vấn đề đối ngoại thuộc Đại họcVirginia (Mỹ), trong đó tác giả cho rằng đã đến lúc phải thay đổi mối quan hệ tam giác Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan. Dưới đây là nội dung bài viết:
Tương lai của Đài Loan là song hành với Trung Quốc, chứ không phải chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có hình ảnh mới nào về mối quan hệ tay ba của Oasinhtơn, Bắc Kinh và Đài Bắc để thay thế cho tam giác an ninh Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan được hình thành từ kỷ nguyên Chiến tranh Lạnh.
Đài Loan sẽ không khoác thêm lên mình một phần đồng phục của nước CHND Trung Hoa, cũng không đạt được sự công nhận trên phạm vi toàn cầu là một quốc gia có chủ quyền, và vẫn sẽ có những cuộc thảo luận về lựa chọn tái thống nhất hoặc độc lập của nước này.
Thân phận mơ hồ nhưng không bất ổn của Đài Loan trong vai trò là một phần tự trị của Trung Quốc tạo ra một nền tảng quen thuộc và vững chắc cho các hoạt động của khu vực Đông Á trên toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực sáng tạo và tri thức. Vị trí của Đài Loan nên được coi là một cơ hội. Thay vì coi Đài Loan là một nguy cơ an ninh, Mỹ sẽ sử dụng hòn đảo này như một điểm tương tác trong quan hệ với Đông Á. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải suy nghĩ lại về tam giác quan hệ Mỹ-Trung Quốc-Đài Loan.
Tam giác an ninh Oasinhtơn-Bắc Kinh-Đài Bắc đã trở nên nổi bật trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh như là kết quả của mối quan hệ thù địch không thể hòa giải được giữa nước CHND Trung Hoa (Trung Quốc) với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và cường quốc quân sự Mỹ.
Những tuyên bố của CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc rằng họ là chính quyền duy nhất của Trung Quốc và cam kết của Mỹ kiềm chế chủ nghĩa Cộng sản đã khiến cho mối quan hệ tay ba này mang đặc trưng không có tranh cãi ngoại giao cho đến khi Thông cáo Thượng Hải 1972 ra đời. Sau khi bình thường hóa quan hệ với nước CHND Trung Hoa, người Mỹ cam kết đảm bảo hòa bình trong các mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan, và điều này được soạn thành điều lệ trong Đạo luật quan hệ với Đài Loan 1979, tiếp tục mối quan hệ an ninh với Đài Loan mặc dù Mỹ cũng không công nhận Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền.
Mối quan hệ trên trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là một tam giác an ninh không đối xứng cổ điển. Cường quốc mạnh nhất – Mỹ – một “trục xoay bất đắc dĩ’ bởi vì nước này giành được ít lợi ích, nhưng Oasinhtơn lại giữ vị trí là nước quyết định cuối cùng đối với tình trạng căng thẳng liên tục giữa CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc. Trên thực tế, Mỹ là một nước duy trì hòa bình chứ không phải là kiến tạo hòa bình.
Quốc gia mạnh thứ hai – nước CHND Trung Hoa, trở nên chán nản bởi vì không có sự đe dọa can thiệp nào mà cho rằng họ có thể thành công trong việc giải quyết căng thẳng. Kẻ yếu nhất – Đài Loan, trở nên lo lắng vì họ biết rằng an ninh của họ phụ thuộc vào sự thù địch giữa hai nước còn lại. Đó là một tam giác quan hệ độc nhât vô nhị: Lợi ích của kẻ này phụ thuộc vào sự căng thẳng giữa hai kẻ còn lại. Tam giác này cũng đòi hỏi sự ổn định cơ bản trong việc cân bằng giữa các lực lượng.
Kể từ năm 2008, tam giác an ninh Oasinhtơn-Bắc Kinh-Đài Bắc đã mang tính chất toàn cầu hơn, nhưng về cơ bản trở nên bất ổn định. Mỗi một chân trong mối quan hệ tay ba này đã trở nên phức tạp hơn. Sự thù địch trong mối quan hệ giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh đã mang tính chất toàn cầu hơn, nhưng cũng thận trọng hơn bởi vì mỗi nước đều cần nước kia trong nhiều khía cạnh về mặt quản lý toàn cầu.
Trong khi đó, mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan đã trở thành một chỗ dựa chính đối với những triển vọng kinh tế của Đài Loan và tránh khủng hoảng, giờ đây nó là điều sống còn đối với sự nghiệp của các nhà lãnh đạo hai bên. Mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan đã trở nên căng thẳng bởi chính sách “bên miệng hố chiến tranh” thời Trần Thủy Biển làm Tổng thống Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2008, và những nghi ngờ hiện nay xuất hiện là do các thương vụ vũ khí vẫn đang diễn ra giữa hai bên.
Trong khi đó, Trung Quốc đã phát triển khả năng quân sự để đáp lại sự hỗ trợ quân sự của Mỹ đối với Đài Loan. Vì vậy, nhiều chuyên gia phân tích người Mỹ coi “vấn đề Đài Loan” là một điểm dễ bùng nổ mang tính chất chiến lược nhất ở châu Á.
Tuy nhiên, đó là một mối quan hệ đặc biệt, trạng thái tâm lý theo định hướng an ninh của tam giác chiến lược này mới là vấn đề, chứ không phải là thực tế của mối quan hệ này. Các mối quan hệ gắn kết hơn giữa Mỹ và Trung Quốc kiềm chế sự phiêu lưu giữa hai bên và điều đó tốt cho Đài Loan. Việc cải thiện các mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan cũng mở ra những cơ hội mới cho Mỹ và họ giảm bớt nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan cũng có lợi cho Trung Quốc. Những tập đoàn của Đài Loan như Foxconn đang thuê các công nhân người Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm dành cho người Mỹ. Lợi ích chung trong tam giác an ninh này đã trở thành nội dung thực tế của mối quan hệ tương tác tay ba. Hơn nữa, khả năng quân sự “chống xâm nhập khu Vực” của Trung Quốc vẫn cho phép họ khiến Mỹ gặp nguy hiểm. Mối quan hệ quân sự đang bùng nổ giữa Mỹ và Trung Quốc một phần trong thế bế tắc mà ở đó cả hai bên đều có thể bị tổn thương.
Vì vậy, tam giác Oasinhtơn-Bắc Kinh-Đài Bắc cần suy tính lại một cách cơ bản để khiến cho mối quan hệ này phù hợp hơn với những thực tế hiện nay và trong tương lai. Những bất đồng về lợi ích và tính chất dễ bị tổn thương vẫn tồn tại trong mối quan hệ tay ba này. Câu chuyện của Tập đoàn Foxconn đã cho thấy một ví dụ rõ ràng, đó là những thực tiễn lao động của tập đoàn này đã khiến các công nhân Trung Quốc và các nhà thầu Mỹ của họ lo ngại.
Là đối tác gặp nhiều nguy hiểm nhất, Đài Loan có lý do để thận trọng trong việc mở rộng cam kết của họ. Tuy nhiên, tam giác quan hệ này đã trở thành một sự tương tác bao hàm cả kinh tế và xã hội, trong đó những lợi ích giữa bất kỳ nhóm hai chủ thể nào cũng có thể có lợi cho chủ thể thứ ba.
Đối với Mỹ, một sự tái cấu trúc tam giác quan hệ này thành một tam giác toàn diện dựa trên những cơ hội, có thể là một phần của chiến lược chuyển trọng tâm trở lại châu Á. Độ che phủ về mặt tinh thần của tam giác an ninh đối với những lựa chọn của Mỹ là một tình thế tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ giữa nước này với một nước đang ngày càng trở nên nguy hiểm và có ngân sách quốc phòng gia tăng mạnh.
Một mối quan hệ gắn kết và ổn định giữa hai bờ eo biển Đài Loan là điều mong muốn. Đầu tiên, nó giảm bớt khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng quân sự. Thứ hai, tam giác an ninh nói trên là gót chân Asin của mối quan hệ Mỹ-Trung. Giảm thiểu những quan ngại của Bắc Kinh về vai trò của Mỹ ở Đài Loan sẽ khiến cho toàn bộ mối quan hệ này có một chỗ đứng vững chắc hơn. Thứ ba, trong một khuôn khổ đặc biệt, Đài Loan chắc chắn lo ngại về các mối quan hệ giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh, nhưng trong một tam giác toàn diện họ có thể đóng vai trò sống còn và có lợi cho sự tham gia của người Mỹ với những việc liên quan đến Trung Quốc Đại lục. Việc coi Đài Loan là một cơ hội hơn là một vấn đề an ninh sẽ là khuôn khổ mới và hữu ích đối với sự liên quan của Mỹ.
Có một số lợi ích đặc biệt của Mỹ cần phải tính đến trong một tam giác toàn diện như mong muốn. Đầu tiên, một điều kiện tiên quyết cơ bản là sự tin tưởng rằng tam giác này sẽ tạo ra một mối quan hệ hòa bình có khả năng tự củng cố hơn là chỉ đơn giản là một giai đoạn hòa bình có khả năng bị phá vỡ bởi sự đối đầu trong tương lai.
Sự hoạt động theo hướng một tam giác toàn diện không đòi hỏi rằng “sự nghi ngờ chiến lược” giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh sẽ được thay thế hoàn toàn bàn? Sự tin tưởng chiến lược, nhưng nó đòi hỏi sự tin tưởng của Oasinhtơn rằng Bắc Kinh hoàn toàn cam kết thực hiện một mối quan hệ hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan và không giơ ra một củ cà rốt mà sau đó sẽ được thay thế bằng một cây gậy.
Mối quan hệ tam giác này sẽ theo đuổi viễn cảnh là mối quan hệ toàn diện hai bờ eo biển Đài Loan sẽ duy trì khả năng không xảy ra các cuộc đối đầu và các vấn đề khác trong tương lai giữa Oasinhtơn với Bắc Kinh và mối quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan sẽ không được đưa ra để mặc cả hay làm con tin. Trong mối quan hệ này, tất cả các bên sẽ cùng thúc đẩy những lợi ích chung thay vì chỉ tranh thủ giành lợi ích riêng.
Thứ hai, tam giác quan hệ này phải đưa ra được những lợi ích mới cho Mỹ. Ngoài những thiếu hụt do tam giác quan hệ gây ra, cần phải tính đến những sự khuyến khích được tạo ra bởi mối quan hệ toàn diện này. Đối với một vài khu vực, lợi ích có thể nhìn thấy trước nhờ các mối quan hệ kinh tế tay ba đang tồn tại như Apple-Foxconn-Trung Quốc. Tuy nhiên, một sự tương tác hòa bình và không gặp trở ngại trong quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan có thể tạo ra nhiều hơn thế. Trong hơn 60 năm quan hệ kinh tế và xã hội gần gũi, Mỹ đã giúp Đài Loan có được vị trí thuận lợi nhất ở châu Á với cả Mỹ và Trung Quốc, cũng như các mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa Mỹ với Nhật Bản giúp cho Oasinhtơn, Đài Bắc và Tôkyô có một tam giác văn hóa độc nhất vô nhị.
Mỹ và Trung Quốc có vấn đề điển hình của nước lớn trong việc gặp khó khăn khi đương đầu trực tiếp với những hệ thống và văn hóa khác nhau. Đài Loan có thể cung cấp một trung tâm tập trung và phân phối nhiều phương hướng. Thương mại của Đài Loan liên quan mật thiết với tất cả các bên; các trường đại học và các viện nghiên cứu khác nhau của Đài Loan đang mở rộng sự hợp tác với Trung Quốc Đại lục.
Là một hòn đảo nằm ngoài khơi và dưới sự cai trị của chính quyền riêng, Đài Loan có thể giúp bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ tránh khỏi những vấn đề dễ bị tổn thương như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các hệ thống pháp luật xa lạ. Khi thị trường Trung Quốc Đại lục trở thành thị trường lớn nhất thế giới, một trung tâm tập trung và phân phối với sự tiếp cận thông thoáng và không bị chính trị hóa trở nên đắt giá hơn, và ở thời điểm đó các mối liên kết của Đài Loan với Mỹ và Nhật Bản sẽ hấp dẫn những người làm kinh doanh ở Trung Quốc.
Thứ ba, sự thay đổi trong các mối quan hệ tay ba sẽ tăng cường thay vì giảm bớt vai trò toàn cầu của Mỹ. Một trong những lợi ích của mối quan hệ tay ba mới đối với việc dễ dàng rút khỏi các cam kết quốc phòng với Đài Loan sẽ đến từ sự phát triển dựa trên cơ hội hơn là dựa trên sự cần thiết. Điều này không chỉ đòi hỏi những cơ hội kinh tế được tăng cường, mà còn đòi hỏi một vai trò có ảnh hưởng liên tục trong mối quan hệ tay ba. Hơn nữa, ủng hộ một tam giác toàn diện sẽ thúc đẩy hơn những cam kết của Mỹ đối với các giá trị như sự mở cửa, nhân quyền, dân chủ và tự do hàng hải..
Mỹ có thể thực hiện những bước đi cụ thể nào để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ một tam giác an ninh sang một tam giác cơ hội? Sự ngoại giao tinh tế đă được kêu gọi thực hiện, bởi vì hiện nay mỗi bên đang hoài nghi các sáng kiến đơn phương. Nước CHND Trung Hoa theo dõi sự câu kết giữa Mỹ và Đài Loan, trong khi Đài Loan sợ rằng các thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ khiến hòn đảo này trở thành vật hy sinh. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên là phải có một nhận thức về khả năng thay đổi mô hình và sự sẵn sàng đón nhận các cơ hội ngoại giao khi chúng xuất hiện.
Thứ hai, Mỹ nên khuyến khích đường đi của Trung Quốc và Đài Loan cũng như các sáng kiến riêng giúp tăng cường sự toàn diện của tam giác quan hệ mới. Thách thức cụ thể là củng cố các mối quan hệ với Đài Loan trong bối cảnh có khả năng mạo hiểm với một mối quan hệ hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan và có lợi cho tất cả các bên.
Thứ ba, Mỹ nên tập trung quan tâm vào các khía cạnh kinh tế và xã hội trong mối quan hệ của nước này với Đài Loan. Đài Loan hiện nay thường hay được thảo luận với tư cách là “vấn đề Đài Loan” hoặc như là một khách hàng mua sắm vũ khí của Mỹ. Trên thực tế, mối quan hệ Mỹ – Đài Loan luôn luôn là mối quan hệ nhiều mặt, chứ không phải chỉ là những vấn đề an ninh này, sự đóng góp của Mỹ vào việc phát triển kinh tế-xã hội của Đài Loan đã bị phủ bóng đen bởi tam giác an ninh nói trên. Nhũng thực tế kinh tế hiện đang tôn tại và các cơ hội gắn liền với khu vực trong tương lai nên được làm nổi bật.
Thứ tư, Mỹ cần cho thấy sự tôn trọng Đài Loan như là một tiếng nói quôc tế. Đài Loan sẽ không bị loại ra khỏi hoạt động ngoại giao của Mỹ liên quan đến các cuộc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senaku và Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Đài Loan không phải là một quốc gia có chủ quyền, nhung là một “cổ đông” trong những cuộc tranh chấp lãnh hải này. Sự chiếm giữ liên tục của Đài Loan kể từ năm 1956 đối với đảo Thái Bình (đảo Ba Bình của Việt Nam) ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) là một trong những cơ sở pháp lý mạnh mẽ nhất cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này, và cam kết của Đài Loan về một giải pháp hòa bình không thể bị nghi ngờ.
Tương tự, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku dựa vào việc các hòn đảo này là một phần của Đài Loan. Những đề xuất của Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu về việc tham gia một giải pháp thương lượng sẽ được xem xét nghiêm túc.
Tam giác an ninh Oasinhtơn-Bắc Kinh-Đài Bắc đã có lịch sử lâu dài và những sự trông đợi của tất cả các bên vẫn nằm trong sự che phủ của tam giác này. Tuy nhiên, thực tế đã thay đổi vì một tương lai tốt đẹp hơn. Đã đến lúc cần phải thay đổi mối quan hệ này để theo kịp và chuẩn bị cho một sự tương tác khác trong tương lai có lợi cho tất cả các bên.