Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I NĂM 2011 – 2012

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I NĂM 2011 – 2012
Môn: LỊCH SỬ 11
Võ Minh Tập

BÀI 3: TRUNG QUỐC
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quôc từ giữa thế kỉ XIX – đầu XX.
- Tôn Trung Sơn và cuộc cách mạng Tân Hợi.
BÀI 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
- Nguyên nhân chiến tranh.
- Kết cục chiến tranh.
BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917
- Tình hình nước Nga trước cách mạng.
- Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười.
- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga.
Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 – 1941)
- Chính sách kinh tế mới.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941): các kế hoạch 5 năm đầu tiên.
BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
- Hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 – 1933).
BÀI 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
- Khủng hoảng kinh tế và sự thiết lập chế độ phát xít.
- Nước Đức trong thời kì Hít-le cầm quyền (1933 – 1939).
Lưu ý:
- Đề thi có 3 câu, thời gian làm bài 45 phút.
- Học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản ở những nội dung trên.
- Làm và ôn tập các câu hỏi thuộc các bài ở trên trong sách giáo khoa Lịch sử 11.







HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI TRONG SÁCH GIÁO KHOA
Môn: LỊCH SỬ 11.
Dùng ôn thi học kì I – Giáo dục THPT.

1. Bài 3: TRUNG QUỐC
Câu 1/17 SGK: Kết quả cách mạng Tân Hợi (1911). Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
- Kết quả: Trước thắng lợi bước đầu của cách mạng, một số người lãnh đạo của Đồng Minh hội chủ trương thương lượng với Viên Thế Khải và sau đó Ông ta lên làm Tổng thống, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức (2/1913). Cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên cầm quyền.
- Giải thích: Tính chất (Cách mạng tư sản không triệt để):
Tuy cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. Song không thủ tiêu thực sự chế độ phong kiến; không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược; không giải quyết vắn đề ruộng đất cho nông dân. Vì vậy, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Câu 2/17 SGK: Nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu XX.
- Nêu được các phong trào tiêu biểu: Thái Bình Thiên Quốc (1851); Cuộc vận động Duy Tân (1898); Phong trào Nghĩa Hòa đoàn (1895) và Cách mạng Tân Hợi (1911).
- Nhận xét:
+ Các phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, phạm vi rộng khắp cả nước.
+ Hình thức đấu tranh phong phú như khởi nghĩa vũ trang, duy tân, thu hút đông đảo mọi tầng lớp tham gia.
+ Giai cấp tư sản Trung Quốc lớn mạnh, thành lập được tổ chức Đồng minh hội và đưa cuộc đấu tranh của nhân dân lên đỉnh cao với Cách mạng Tân Hợi (1911)…
2. Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917
Câu 1/52 SGK: Vì sao năm 1917 ở Nga điễn ra hai cuộc cách mạng?
Nêu được các ý sau:
- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã giành được thắng lợi, lật đổ chính quyền chuyên chế Nga hoàng, nhưng cách mang chưa giành thắng lợi hoàn toàn.
- Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
- Hai chính quyền này đại điện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại.
Trước tình hình đó, Lênin và Đảng (b) đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
3. Bài 11: CÁC NƯỚC TƯ BẢN (1918 – 1939)
Câu 1/63 SGK: Các giai đoạn phát triển chính của CNTB giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939).
- Từ năm 1918 – 1929: Các nước tư bản từng bước ổn định và đạt được mức phát triển cao về kinh tế.
- Từ 1929 – 1939: các nước tư bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng, dẫn đến chiến tranh thế giới.
Câu hỏi trang 62 SGK: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
- Khủng hoảng kinh tế đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của CNTB, các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới – thiết lập chế độ phát xít….
- Quan hệ giữa các nước tư bản ngày càng chuyển biến phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập (Đức, Ý, Nhật) và (Mỹ, Anh, Pháp) và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
4. BÀI 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)
Câu hỏi trang 66 SGK: Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
- Giai cấp tư sản cầm quyền không đủ sức mạnh để duy trì nền cộng hòa Vaima vượt qua cuộc khủng hoảng.
- Các thế lực phản động hiếu chiến tập hợp trong Đức quốc xã công kích tuyên truyền chủ nghĩa phục thù…
- Đảng xã hội dân chủ từ chối hợp tác với Đảng cộng sản để thành lập Mặt trận nhân dân chống Phát xít.
- Truyền thống quân phiệt của Đức, do gánh nặng hòa nước Véc-xai…