Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

10. Mỹ - Trung: Tỷ số 1 - 0

Nếu như Trung Quốc ngày càng mạnh và tự tin thì không có lý do gì để Bộ trưởng Lương Quang Liệt vắng mặt tại Đối thoại Shangri-La, trừ khi sự phát triển đó có những giới hạn - đặc biệt là trước sức ép của chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ.

 “Mỹ 1, Trung Quốc 0”. Đây là tiêu đề không chính thức xuất hiện tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore vào hồi tuần trước.  Trước đó đã từng xuất hiện một phụ đề còn khiêu khích hơn nhiều: “Trung Quốc đang mờ nhạt dần khi Mỹ tái cân bằng đối với châu Á”. Tất nhiên là chẳng ai sử dụng một tiêu đề như vậy. Nhưng hãy tưởng tượng tiêu đề đó sẽ như thế nào nếu như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta không tham dự diễn đàn của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) năm nay, và ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt lại có mặt. Điều này chắc chắn sẽ được coi là bằng chứng cho sự suy yếu của Mỹ.
Thông điệp chính của Panetta là rất rõ ràng và trực tiếp “Không còn nghi ngờ gì nữa – theo một cách thức ổn định, có cân nhắc và bền vững quân đội Mỹ đang tái cân bằng và đang đem đến sự tăng cường năng lực được củng cố đối với khu vực thiết yếu này”.  Khi đề cập đến câu hỏi về việc duy trì khả năng này, ông cho rằng “Chúng tôi đã ở đây, và hiện tại chúng tôi vẫn đang ở đây và chúng tôi sẽ ở đây trong tương lai.”
Một số vẫn còn hoài nghi. Một ngày sau cuộc họp, Tim Huxley, tổng giám đốc IISS-châu Á phát biểu rằng “Tôi nghĩ các quốc gia trong khu vực sẽ không tin  (chiến lược xuay trục) vì mọi người đều biết Mỹ là cường quốc đang suy yếu tương đối. Nhiệm vụ của ông Panetta là tái đảm bảo rằng sự hiện diện của Mỹ là lâu dài, nhưng bản thân Trung Quốc đang mạnh lên không những về quân sự mà còn ngày càng tự tin hơn”. Có lẽ ông đã bỏ qua thông điệp chính của Panetta: “Đối với những ai còn đang nghi ngờ về khả năng của Mỹ trong việc duy trì sự hiện diện mạnh mẽ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trên quan điểm nhìn nhận về những áp lực tài chính mà chúng tôi phải đối mặt, hãy để tôi giải thích rõ ràng. Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch ngân sách 5 năm và một bản kế hoạch chi tiết trong việc thực hiện chiến lược [tái cân bằng mới của Mỹ]… Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí lại lực lượng từ 50/50 % như hiện nay tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương  lên thành 60/40 giữa hai đại dương vào 2020. Điều đó nghĩa là sẽ bao gồm 6 tàu sân bay  trong khu vực, một phần lớn các tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến đấu ven biển và tàu ngầm.”
Hoặc có thể ông đã không đọc bản Cán cân Quân sự thường niên của IISS. Bạn quan tâm đến quân đội nước nào hơn: Mỹ hay Trung Quốc?  Thời gian 20 năm nữa sẽ như thế nào (Khi và nếu như người Trung Quốc gặp may mắn, họ sẽ đạt được những khả năng mà Mỹ có được trong nhiều năm)? Quan trọng hơn, bạn sẽ quan tâm đến những vấn đề và thách thức trong nước của nước nào hơn?
Trong khi chờ đợi, gửi một chút thông tin giải thích cho những ai bị ám ảnh đối với quan niệm về sự suy yếu tương đối của Mỹ. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, lực lượng của Mỹ và Liên Xô tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là gần như tương đương nhau. Ngày nay khoảng cách đó giữa quân đội Mỹ và quân đội mạnh thứ hai khu vực (Trung Quốc) là rất lớn, và ít nhất là về các khía cạnh về năng lực không quân và hải quân, những khả năng này thuộc về quân đội Nhật Bản chứ không phải là Trung Quốc. (Tôi xếp quân đội Hàn Quốc đứng đầu khu vực về khía cạnh năng lực và  khả năng hết sức bền bỉ.) Trong khi Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về năng lực quốc phòng, thì nước này vẫn còn đi sau quân đội Mỹ nhiều thế hệ. Và trong khi nền kinh tế Trung Quốc giờ đứng thứ hai trên thế giới, nhưng trên cơ sở bình quân đầu người thì nước này rõ ràng vẫn thuộc hàng thế giới thứ ba. Sự suy giảm tương đối của Mỹ là cái gì? Liên quan đến điều gì?
Nếu như Trung Quốc đang ngày càng trở nên quá tự tin, vậy giải thích như thế này về việc Bộ trưởng quốc phòng Lương lại không có mặt tại Đối thoại Shangri-La năm nay? Theo lời giải thích chính thức, được đưa ra trước hội nghị là do  ông đang bận rộn với “những ưu tiên trong nước”, thực ra thì mọi người đều có thể cho rằng các quan chức Trung Quốc có lẽ do dự rời Trung Quốc khi mà cuộc đấu tranh giành quyền lực vẫn diễn ra ngay sau sự kiện Bạc Hy Lai. Nhưng như thế tại sao ông Lương lại có mặt tại Campuchia một tuần hoặc trước đó tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM)? Rõ ràng Trung Quốc không phải là thành viên của ADMM nhưng theo như tin tức thì ông Lương được mời đến và giải thích quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông đối với các bộ trưởng quốc phòng ASEAN. (Campuchia từ lâu vốn bị coi là không có khả năng nói không đối với hầu hết các yêu cầu của Trung Quốc). Các đồng nghiệp Trung Quốc nói riêng với tôi rằng ông Lương không muốn trả lời những câu hỏi trước đám đông hội nghị  bao gồm các nhà báo nước ngoài “bất kính”. Thậm chí còn có điều đáng sợ hơn, đó là sẽ có những câu hỏi không thể tránh khỏi về các vấn đề chính trị trong nước của Trung Quốc. Có vẻ như sự tự tin đang gia tăng của Trung Quốc vẫn có những giới  hạn.
Về phần mình, ông Panetta (cũng giống như người tiền nhiệm trước của mình, ông Robert Gates) đã rất cẩn trọng khi không diễn tả sự “tái cân bằng” của Mỹ liên quan đến Trung Quốc: “Một số cho rằng Mỹ tăng cường tập trung vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương được coi là thách thức đối với Trung Quốc. Tôi phản đối toàn bộ quan điểm đó. Nỗ lực của chúng tôi nhằm làm mới và tăng cường sự có mặt của chúng tôi tại châu Á là hoàn toàn thích hợp – hoàn toàn thích hợp – với sự phát triển và đi lên của Trung Quốc. Thực chất, sự gia tăng can dự của Mỹ trong khu vực sẽ đem lợi ích đến cho Trung Quốc vì nó thúc đẩy sự thịnh vượng và an ninh chung trong tương lai.”
Trả lời câu hỏi về quan điểm ngược lại, ông Panetta đã nhấn mạnh thông điệp của mình: “Mỹ đã có sự hiện diện sức mạnh tại Thái Bình Dương trong quá khứ và trong tương lai chúng tôi vẫn sẽ như vậy và sẽ tiếp tục được tăng cường, và điều đó cũng  đúng với Trung Quốc. Nhưng nếu như cả hai quốc gia cùng hợp tác, nếu như cả hai quốc gia đều tôn trọng những quy định và trật tự quốc tế, nếu cả hai quốc gia có thể hợp tác cùng nhau để thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và giải quyết những tranh chấp trong khu vực, thì cả hai quốc gia sẽ có lợi ích từ điều đó.” Trong khi phải thừa nhận rằng Lầu Năm Góc vẫn “dõi theo” những thách thức tiềm ẩn mà Trung Quốc đặt ra, thì ông vẫn khẳng định rằng Washington vẫn tìm kiếm sự hợp tác gần gũi hơn và một mối quan hệ gần gũi hơn: “Chúng tôi không ngây thơ về mối quan hệ và cả Trung Quốc cũng vậy. Cả hai quốc gia đều hiểu sự khác biệt của nhau. Cả hai quốc gia đều hiểu những xung đột của nhau, nhưng chúng tôi cũng đều biết rằng thật sự không có một lựa chọn thay thế nào khác ngoài việc cả hai quốc gia phải tham gia và thúc đẩy cải thiện trao đổi thông tin và thúc đẩy mối quan hệ quân sự giữa hai quốc gia.”
Ông Panetta bác bỏ cáo buộc rằng sự hỗ trợ về quân sự của Mỹ đối với Philippin, một đồng minh hiệp ước của Mỹ, là biện pháp khuyến khích Manila đối đầu với Trung Quốc: “Tôi nghĩ chúng ta không nên có quan điểm cho rằng chúng tôi đang làm rắc rối thêm vấn đề chỉ vì chúng tôi tăng cường năng lực của họ bởi vì điều đó sẽ bảo đảm rằng chỉ những cường quốc trong khu vực, sẽ là Mỹ và Trung Quốc chống lại các quốc gia khác có khả năng tham gia bảo vệ và thúc đẩy an ninh của riêng họ”.
Mặc dù có sự đảm bảo như vậy, nhưng tôi vẫn ngạc nhiên là có nhiều quốc gia trong ASEAN hiện tại dường như chấp nhận như một thực tế rằng nguyên nhân căng thẳng hiện tại ở Biển Đông không phải là do tàu đánh bắt cá của Trung Quốc (bị bắt do đánh bắt thủy sản cần được bảo vệ và san hô quý hiếm) xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippin mà là do những nỗ lực của Philippin nhằm bảo vệ chủ quyền của mình. Điều gì đã xảy ra đối với sự đoàn kết của ASEAN?
Ông Panetta đã chọn, có lẽ một cách khôn ngoan, khi né tránh câu hỏi khiêu khích nhất vào sáng nay – “Ông nói rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ, trừ phi Mỹ có lập trường cứng rắn hơn đối với những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, liệu Mỹ sẽ không gặp nguy hiểm khi bị xem như là một cường quốc đang ngày càng suy yếu hơn khi các ông đang cố gắng bảo vệ chính các ông như là một cường quốc mạnh mẽ hơn  - thay vào đó ông cho rằng đã đến lúc cả Trung Quốc và ASEAN phải phát triển và tôn trọng bộ quy tắc ứng xử giúp giải quyết những vấn đề này: “Đó là cách hiểu quả duy nhất để giải quyết vấn đề. Việc để Mỹ có trách nhiệm có mặt và cố gắng giải quyết vẫn chưa đủ. Đây vẫn là vấn đề mà các quốc gia phải cùng nhau hợp tác. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các quốc gia này. Chúng tôi sẽ khuyến khích các quốc gia này, nhưng cuối cùng họ vẫn phải xây dựng bộ quy tắc ứng xử và diễn đàn thảo luận để có thể giải quyết những vấn đề này.” Hoàn toàn đúng đắn. Nhưng giá như ông cũng lưu ý rằng lịch sử đầy rẫy những ví dụ về những người cuối cùng đã phải hối tiếc khi nghi ngờ về sức mạnh của Mỹ hay cam kết của Mỹ đối với đồng minh và bạn bè của mình.
Về bối cảnh tạm thời cắt giảm chi tiêu – Quốc hội Mỹ chỉ thị phải cắt giảm thêm 20% ngân sách trong chi tiêu của Lầu Năm Góc Ông cho rằng “luật tạm thời cắt giảm chi tiêu không phải là khủng hoảng thực sự. Nó chỉ là một cuộc khủng hoảng do con người tạo ra”. Ông dự đoán rằng Quốc hội Mỹ cuối cùng sẽ dỡ bỏ khẩu súng mà họ đã tự đặt vào đầu mình và tìm ra được một kế hoạch cắt giảm thâm hụt thay thế. Mọi người chỉ có thể hy vọng đây là sự thực. Nhiều người có vẻ không mấy tin tưởng. Nếu không làm như vậy, như ông Panetta thừa nhận, thì đó là một “thảm họa”
Ông Panetta đã khôn ngoan khi trì hoãn trả lời câu hỏi giải thích về lý do tại sao Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt lại không có mặt tại diễn đàn năm nay. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn được những người còn lại trong chúng ta. Ngoài những thảo luận trước, một số cho rằng đây là cách thể hiện sự tẩy chay của Trung Quốc đối với Đối thoại (có sự hiện diện của quá nhiều “cường quốc bên ngoài”) và/hoặc sự hiện diện của Trung Quốc tại ADMM và ADMM Cộng mở rộng (bao gồm nhưng không phải tất cả các cường quốc bên ngoài có mặt tại Đối thoại Shangri-La). Trong khi rõ ràng IISS đã không đồng ý – Đối thoại do Hohn Chipman chủ trì khẳng định với hội nghị rằng Trung Quốc đã được giao tổ chức những sự kiện trong tương lai (Đối thoại được đổi mới phải ít nhất là đến hết 2019, theo như ông Chipman) – thì sự diễn giải của Huxley về ADMM+ là “những hội nghị bên lề hữu ích” cho thấy ông là người hoài nghi đồng đều  - hoặc có thể ông cho rằng chỉ có nước Anh mới có quyền đó.
Trái lại, ông Panetta đã hoan nghênh ADMM+ “vì đưa ra những kế hoạch hành động thiết thực cho hợp tác quân sự đa phương,” kêu gọi “một bước đi quan trọng vì sự ổn định và hợp tác, trao đổi và hỗ trợ thực sự.” Ông ủng hộ mạnh mẽ quyết định của ASEAN nhằm tăng cường tổ chức thường xuyên của ADDM+ từ 3 năm một lần như hiện nay thành hàng năm. Trong khi 2 Hội nghị này (ADMM và ADMM+) không loại trừ lẫn nhau, nhưng rõ ràng rằng, ít nhất là trong khối ASEAN, vị trí quan trọng nhất sẽ được trao cho ASEAN – Thúc đẩy ADMM+ và nó vẫn còn được xem là liệu có bao nhiêu bộ trưởng quốc phòng ASEAN (và các quốc gia khác) sẽ tham dự cả hai.
Đối thoại Shangri-La năm nay gần như không “buồn tẻ” như báo chí miêu tả. Có một số phiên họp riêng nhằm giải quyết các chủ đề nhạy cảm như Biển Đông, những mối đe dọa của Đông Nam Á (đọc: Bắc Triều Tiên) và những mối đe dọa an ninh ngày càng tăng của Đông Á, nhưng không giống như những phiên họp chính, những phiên họp này hoàn toàn kín và không công khai cho giới báo chí. Tuy nhiên, các đại biểu tham gia đã thất vọng về việc Trung Quốc đã không cử bất cứ đại diện cấp cao nào đến tham gia – quan chức tham gia của Trung Quốc là phó chủ tịch Học viện Khoa học Quốc phòng Trung Quốc đã từ chối không đưa ra bất cứ phát biểu nào trong suốt những phiên họp chính.
Chúng ta sẽ phải đợi đến năm sau để xem liệu sự vắng mặt của các đại biểu cấp cao của Trung Quốc lần này chỉ xảy ra trong năm nay hay là sự khởi đầu cho một xu hướng quan trọng cần nghiên cứu nhiều hơn.
Ralph A. Cossa, Giám độc Diễn đàn Thái Bình Dương, CSIS. Những bình luận và trả lời của Pacnet thể hiện quan điểm riêng. Các quan điểm khác luôn được hoan nghênh.
Theo CSIS
Văn Cường (gt)