Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

13. Trò chơi mới tại Đông Nam Á lục địa

Email In PDF.
Cùng với quá trình cải cách ở Myanmar, việc Thái Lan tăng cường củng cố quan hệ với các nước láng giềng có thể hướng tâm điểm chú ý vào Đông Nam Á lục địa - một dải đất quan trọng tiếp giáp nhiều cường quốc lớn với những lợi ích và ảnh hưởng đan xen.

Sau hơn một năm tại vị với cương vị Thủ tướng, Bà Yingluck đã dàn xếp ổn thỏa những vấn đề đối nội nhằm lấy lại lòng tin của quốc tế. Trong khi đó đường hướng chính sách đối ngoại của Chính phủ vẫn đang trong quá trình phôi thai và thử nghiệm. Ưu tiên của bà Thủ tướng tập trung vào các nước láng giềng thân cận đã quá rõ. Cùng với thời kỳ quá độ chính trị và cải cách kinh tế của Myanmar đang diễn ra, việc Thái Lan tập trung củng cố quan hệ với các nước láng giềng thân cận có thể khiến sự chú ý dồn vào Đông Nam Á lục địa, vùng đất kết nối với tiểu lục địa Ấn Độ và Trung Hoa, với sự hiện diện của tất cả các cường quốc và lợi ích toàn cầu, tạo ra những triển vọng và tiềm năng to lớn.
Trong 7 tháng đầu tiên của thời gian nắm quyền của bà Thủ Tướng Yingluck, phần lớn các báo chí mới chỉ tập trung khai thác việc chính quyền của bà ta phải đối phó với việc khắc phục hậu quả trận lụt hồi cuối năm 2011. Đây là trận hồng thủy tồi tệ nhất trong suốt mấy thập kỷ qua, Chính phủ Yingluck bắt đầu triển khai chiến dịch thực hiện các lời hứa trong cuộc tuyển cử. Chủ yếu những lời hứa tập trung vào các lĩnh vực đối nội như việc áp dụng lương tối thiểu, bảo đảm giá gạo và cho mỗi gia đình được mua nhà và chiếc ô tô đầu tiên với giá ưu đãi. Sự thiếu vắng trong nền chính trị của Thái trong năm đầu tiên nắm quyền Thủ tướng của bà Yingluck đó chính là chính sách đối ngoại của Thái.
Khi mà chương trình nghị sự về lĩnh vực đối nội được vận hành, thì bà Thủ tướng lại phải thường xuyên có chuyến công du ra nước ngoài. Vai trò của bà ta trong những công việc đối ngoại lại được nổi bật, bởi vì ông Ngoại trưởng Surapong T. được xem như là người lính trung thành của Thaksin hơn là ông sếp ngoại giao. Vì lý do đó, các quan chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao Thái cũng ngày càng tạo ấn tượng bằng cách xây dựng chính sách và nội dung phù hợp với phong thái đó. Chính sách ngoại giao đa phương của Bà Yingluck đã bước đầu nhằm khôi phục lại tình hữu nghị với các nước láng giềng thân cận, đặc biệt với Campuchia và Myanmar. Ngay từ buổi đầu nhậm chức, Bà Yingluck đã thăm hai nước láng giềng này, chuyến thăm Campuchia vào tháng 9/2011, Myanmar tháng 12/2011...
Để bảo đảm Campuchia có vị trí ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại của Thái, vấn đề hiện đang tranh cãi chủ quyền về đền Preah Vihear đã tạm dừng vào năm 2008. Quan hệ Thái - Campuchia xấu nhất trong giai đoạn 2009-2011 dưới thời của Thủ Tướng Abhisit. Thời đó Phe áo vàng và Bộ trưởng Ngoại giao Thái ông Kassit P. đã trở thành công cụ phản công lại chính phủ Samak nhất là khi UNESCO quyết định đưa Đền Preah Vihear vào danh sách di sản thế giới. Năm 2011, trước cuộc tuyển cử cả hai nước đã có xung đột quân sự trong khu vực đền Preah Vihear làm hàng chục người chết và bị thương cùng hàng ngàn người bị xua đuổi khỏi nơi sinh sống. Đó là cuộc xung đột tồi tệ trong khu vực kể từ khi thành lập ASEAN cách đây 45 năm.
Dười thời bà Yingluck, quan hệ Thái Lan - Campuchia trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên nếu việc phán quyết của Tòa án Tư pháp quốc tế có lợi cho Campuchia thì chắc hẳn là phe chống Thaksin sẽ nổi dậy biểu tình chống lại. Do vậy quan hệ của Thái Lan - Campuchia chỉ có thể nồng ấm chừng nào phe Thaksin ổn định được quyền lực.
Mặt trận phía tây của Thái lại diễn biến theo chiều trái ngược. Chính quyền của phe dân chủ không phải chịu trách nhiệm về cuộc xung đột song phương giữa hai nước nhưng lại ủng hộ Myanmar quá trình cải tổ và mở cửa của nước này, Thái Lan luôn quan tâm tới quan hệ với Myanmar trong quá trình phát triển kinh tế trong thời gian tới. Sự phụ thuộc của Thái Lan với Myanmar tập trung vào 3 vấn đề đó là số lao động nhập cư, nhập khẩu khí tự nhiên và kiểm soát nguồn ma túy. Chính phủ của bà Yingluck luôn quan tâm tới đầu tư phát triển kinh tế tại cảng nước sâu Dawei. Chính phủ Thái ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư vốn, thiết kế và xây dựng cảng; điều này chứng tỏ Myanmar ngày càng có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Thái trong tương lai.
Tiếp theo, Lào và Malaysia có vai trò quan trọng ít hơn trong chính sách đối ngoại của Thái so với Myamar và Campuchia. Lào là nước sẽ bán điện cho Thái nhất là sau khi đập thủy điện Xayaburi xây xong và đi vào vận hành, nhưng công việc này đang bị phản đối bởi các nhóm đấu tranh vì môi trường. Kìm chế sự căng thẳng chính trị của hai nước Thái và Malaysia đã giúp cho hai nước duy trì quan hệ ổn định hơn. Thái Lan cần sự giúp đỡ của Malaysia để ổn định tình hình nổi dậy của phe Hồi giáo Malay ở các tỉnh miền Nam của Thái. Vùng lục địa Đông Nam Á hiện là thị trường tiểu vùng có khoảng 300 triệu khách hàng và khi mở rộng tiểu vùng nối khu vực miền nam Trung Quốc và Việt Nam nối với vùng đông bắc, miền nam và vùng Đông Nam Á thì lúc đó dân số của khu vực này sẽ là hơn 3 tỷ người, mở ra thời kỳ mới đầy hứa hẹn. Nhất là trong bối cảnh Tổng Thống Thein Sein có chính sách cải tổ về kinh tế và mở cửa ra bên ngoài và sự khôi phục lại quan hệ láng giềng gần gũi của Thái Lan. Sự mở rộng cơ sở hạ tầng trên đất liền ngày càng được kết nối trên đường bộ theo các hướng, đông tây, bắc nam. Biên giới sẽ được mở rộng tạo điều kiện cho việc trao đổi hàng hóa thông thương, đầu tư... Tiểu lục địa này sẽ bị tranh giành bởi các siêu cường như Trung Quốc là cường quốc trong khu vực, Mỹ là cường quốc bên ngoài, Nhật Bản là nước đầu tư lớn và Ấn Độ được coi là nền văn minh.
Myanmar có thể là nơi cả Trung Quốc và Ấn Độ tranh giành ảnh hưởng, nhưng quan hệ Myanmar và Thái sẽ hình thành một hành lang chiến lược có thể chuyển hướng và trở thành lục địa có tác động lớn hơn. Bất chấp cuộc chiến về chính trị đang diễn ra, chính phủ Thái Lan hiện nay và trong tương lai gần sẽ phải lưu tâm tới vị trí các nước trên bản đồ. Địa lý chính trị là vận mệnh của Thái Lan trong quá khứ và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tương lai./.
Tác giả Thitinian Pongsudhirak là Giám đốc Viện An ninh và các vấn đề quốc tế, Khoa Khoa học chính trị của Trường đại học Chulalongkorrn. 
Theo Bangkok post (ngày 19/10)-Viết Tuấn (gt)
http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/3034-tro-choi-moi-tai-dong-nam-a-luc-dia