Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

3. Strategic Lessons From China-Japan Stand Off – Analysis

By:
October 1, 2012
China - Japan Relations
China – Japan Relations
By Bhaskar Roy
There is a serious question whether the ongoing face off between China and Japan would determine the future of the Asia-Pacific Region (APR)?
Perhaps, the largest number of territorial disputes exists in the APR. Japan has disputes with Russia and South Korea. South Korea also has a problem with China. China’s disputes sweep from Far East to the South China Sea. On top is the Taiwan issue or, rather, as the Chinese say, reintegration of the renegade Taiwan province with the motherland.
The Taiwan issue is under control under the KMT government and a more peaceful approach from Beijing focussing on trade, economic cooperation and tourism among others. Nevertheless, China has about 1300 medium range missiles deployed against Taiwan, and building capacity to blockade Taiwan.
A far sighted China has followed with determination the policy that development and defence modernization go together. Without a strong defence development would not be secure, and nor could it retrieve territories taken away from a weak China. Beijing is, therefore, building Anti-Access/Area Denial (A2/AD) capacity in the region with an eye to potential US intervention.
Tensions between Beijing and Tokyo flared up following Japan’s decision earlier this month to buy three of the Senkaku island chain from their private owners. China read this act as incorporating the islands officially as Japan’s sovereign territory. China also acted to lay its claims on these islands, called the Diaoyu in Chinese, by officially publishing geographical coordinates supporting its claims, and presented the same to the UN Secretary General.
From 2010, China started assertively, sometimes with military backing, claiming what it considers its territory in adverse possession. A Chinese fishing vessel rammed into two Japanese patrol boats in the waters of the Diaoyu islands. These standoff continued through the last two years, with China conveying in more ways than one that these were Chinese territory.
China’s claims over the entire Spratley islands in South China is more of historical fiction. But over the Diaoyu, Beijing appears to have a better claim.
These islands were wrested from China by the Japanese when they defeated the Chinese in the 1895 war. They were taken into possession by the USA after the defeat of Japan in World War II. These were returned to Japan under the 1960 US-Japan Treaty of Mutual Cooperation and Security, which under pinned the 1951 bilateral security treaty. The 1960 treaty obliges the US to come to Japan’s aid in case of an attack, and the Diaoyu/Senkaku islands are covered by this treaty. China disagrees.
Beijing’s militant assertiveness over territorial issues has disturbed the stability of the entire region over the past two to three years at least. One reason was the argument from the Chinese hawks or hardliners that Deng Xiaoping’s theory of keeping a low profile and building strength was no longer relevant. China was now strong enough both militarily and economically to stamp its position in the world. The other was the theory that the US was in decline and China was on the rise. This theory has recently undergone some moderation.
China is not inclined to back down, but also does not want a military skirmish with unknown consequences. The Japanese, however, have been kept under sustained pressure. Prime Minister Yoshiko Noda was warned by Chinese President Hu Jintao on the sidelines of the APEC summit in Vladivostok not to precipitate the issue.
The number of Chinese ocean surveillance vessels and other boats in the Diaoyu waters has gone up to 16. An incorrect media report recently said that around one thousand fishing vessels are either on their way or ready to sail to these waters. However, the possibility cannot be ruled out.
Both countries are caught in the midst of their domestic political problems. Prime Minister Noda is under siege from the hardliners led by Tokyo governor Shintara Ishihara who is promoting his son to oust Noda.
The Chinese leadership is in an even greater quandary. The 18th congress of the Chinese Community Party (CCP) should be held in October. It will usher in the once in ten years top leadership change. The CCP has been rocked by serious political scandals at the very high levels which include the murder of a foreigner, and the death of the son of another senior leader Liang Jihua, in a Ferrai crash. The earlier consensus on factional divide of power at the politburo and its Standing Committee appears to have been disturbed. Under the circumstances no Chinese leader can afford to be soft with the Japanese. It is history – the 1895 defeat, the Mukden incident of 1931, and the Nanjing massacre of innocent Chinese by Japanese soldiers – are memories that enrage the Chinese people.
The CCP inculcated ultra-nationalism and distrust of foreigners among the people from a very young age – in fact from junior school and below. In this strategy, Japan received primary attention.
Certainly the Chinese leadership have benefitted in the past by bringing protests to the streets and attacking the targeted foreign embassy and their assets. After the bombing of the Chinese embassy in Belgrade in 1999 by US aircraft, and the accident of Chinese fighter aircraft with a US spy plane in 2001, people were brought on to the streets to protest and attack US embassies and consulates. But the demonstrations were controlled and pulled off the streets after registering the Chinese position.
This time, while officials brought the protests on the streets, they are finding it difficult to pull the protesters back. These demonstrations which targeted anything Japanese are also beginning to question why a war is not being declared against Japan, as well as on other weaknesses of the state. In current China, internet bloggers have succeeded in breaking government fire walls to express their views about the CCP and the government. These blogs are overwhelmingly negative.
An article in China’s official news agency, the Xinhua (Sept 16) drew attention of the Japanese government to the “mainstream” Chinese public opinion and reconsider their actions. At the same time it advised the protesters that “patriotism” must be expressed through “wisdom” and not breaking of law. China is caught in a bind.
Two other issues need some attention. First, is the US role. The US ambassador in China Gary Locke said the US had no role in this conflict, and hoped the two countries would resolve the issue. Similar was the view of US Defence Secretary Leon Panetta who was in Japan and China on a pre-scheduled visit in mid-September. Panetta was, however, cautious to mention that if an armed clash broke out between China and Japan, it was uncertain if it could contained locally.
A clearer US view came in a deposition by Under Secretary of state for East Asia Kurt M. Campbell to a Senate Sub Committee that the 1960 treaty obliged the US to come to Japan’s aid if attacked. The obligation included the Diaoyu or Senkaku islands.
The other issue is should China be pressured by the international community to take the dispute to an international tribunal under the United Nations. If China decides to use war in the 21st century to retrieve territory it allegedly lost in 1895 war, it will then open a Pandora’s Box.
At the moment China has apparently decided to use economic sanctions against Japan. It has made it clear that China will also lose, but Japan’s loss will be much greater and set it back by at least 20 years. Such a clash between the world’s second largest economy and third largest economy could have wide ranging effect on the economies of the APR and beyond.
India needs to watch this development very closely and prepare adequate responses. China’s claim on Arunachal Pradesh cannot be overlooked. It is a matter of time till China resolves issues in its favour in its immediate neighbourhood. Then it will tackle Arunachal Pradesh. In the meantime, it is beefing its military position in Tibet but not by numerical strength. It is air force, missiles and cyber and electronic warfare.
(The author can be reached at e-mail grouchohart@yahoo.com)

About the author:
SAAG is the South Asia Analysis Group, a non-profit, non-commercial think tank. The objective of SAAG is to advance strategic analysis and contribute to the expansion of knowledge of Indian and International security and promote public understanding.

Những bài học chiến lược từ bế tắc Trung-Nhật trong tranh chấp lãnh thổ

Email In PDF.
Những diễn biến và hậu quả do cuộc đối đầu lãnh hải Trung Quốc-Nhật Bản có thể gây nên trong tương lai nếu căng thẳng tiếp tục diễn ra theo xu hướng cứng rắn của cả hai bên mà không được tháo gỡ một cách hòa bình.

Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tôkyô bùng phát sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định mua 3 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) của các tư nhân Nhật Bản. Trung Quốc coi hành động mua bán này của Chính quyền Tôkyô nhằm mục đích sáp nhập quần đảo vào lãnh thổ Nhật Bản. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đảo Điếu Ngư/Senkaku và chính thức công bố các tọa độ địa lý của quần đảo để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền và gửi tài liệu này lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon. 
Bắc Kinh bắt đầu tuyên bố chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku thuộc lãnh thổ Trung Quốc từ năm 2010. Trong thời gian đó, một tàu cá Trung Quốc lao vào 2 tàu tuần tra Nhật Bản ở vùng biển thuộc đảo Điếu Ngư/Senkaku. Cuộc đối đầu giữa hai nước tiếp tục diễn ra trong suốt hai năm qua do Trung Quốc thường xuyên áp dụng nhiều biện pháp để khẳng định quần đảo này thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhật Bản chiếm đảo Điếu Ngư/Senkaku sau khi đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung Quốc-Nhật Bản năm 1895. Tiếp đó, Mỹ kiểm soát quần đảo sau khi đánh bại Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, nhưng Mỹ đã trao trả quần đảo này cho Nhật Bản theo Hiệp ước Đảm bảo An ninh Mỹ-Nhật năm 1960 và hiệp ước này được xây dựng trên cơ sở hiệp ước an ninh song phương Mỹ-Nhật năm 1951. Hiệp ước năm 1960 buộc Mỹ có trách nhiệm hỗ trợ Nhật Bản trong trường hợp bị tấn công và đảo Điếu Ngư/Senkaku cũng được hiệp ước này bảo vệ. Hành động quân sự quyết đoán của Bắc Kinh đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải gây nên tình hình mất ổn định trong toàn bộ khu vực ít nhất trong 2-3 năm qua. Một trong những lý do khiến các nhân vật diều hâu hoặc theo đường lối cứng rắn ở Bắc Kinh cho rằng đến nay luận thuyết giấu mình chờ thời của Đặng Tiểu Bình không phù hợp nữa. Hiện nay, Trung Quốc đủ sức mạnh quân sự và kinh tế để khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Một số quan chức Trung Quốc khác lại cho rằng hiện nay Mỹ đang suy yếu và Trung Quốc ngày càng phát triển. Và mặc dù tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, nhưng Trung Quốc không có xu hướng thụt lùi và cũng không muốn xung đột quân sự để gây nên những hậu quả không rõ ràng.
Thực tế, thời gian qua Trung Quốc thường xuyên gây sức ép với Nhật Bản về vấn đề tranh chấp lãnh hải. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cảnh báo Thủ tướng Yoshihiko Noda bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Vladivostok không được thúc đẩy vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku. Hiện nay Trung Quốc đã phái 16 tàu hải giám và các tàu thuyền khác thường xuyên hoạt động xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku. Một nguồn tin khác do các phương tiện truyền thông Trung Quốc gần đây cho biết Trung Quốc đang có kế hoạch huy động hàng nghìn tàu cá đến hoạt động ở các vùng nước xung quanh đảo Điếu Ngư/Senkaku. Trong khi đó, cả hai chính phủ hiện đang vấp phải nhiều khó khăn chính trị trong nước. Tại Nhật Bản, các nhân vật theo đường lối cứng rắn, dưới sự lãnh đạo của Thị trưởng Tôkyô Shintara Ishihara, đang bao vây và tìm cách lật đổ Thủ tướng Noda, nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn trong tình thế thậm chí khó khăn hơn. Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) sẽ được tổ chức trong tháng 11/2012 và sẽ mở ra sự thay đổi đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các vụ bê bối chính trị ở cấp cao gây nên, trong đó phải kể đến vụ giết hại một người nước ngoài và cái chết của con trai nhà lãnh đạo cao cấp Lệnh Kế Hoạch trong một vụ tai nạn. Sự đồng thuận trước đó về việc phân chia quyền lực trong Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị dường như bị xáo trộn. Trong bối cảnh đó, không nhà lãnh đạo Trung Quốc nào có thể mềm mỏng với Nhật Bản. Hơn nữa, từ lâu Chính phủ Trung Quốc vẫn đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan và giáo dục dân chúng không tin tưởng người nước ngoài. 
Chắc chắn các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hưởng lợi trong quá khứ bằng cách phát động các cuộc biểu tình đường phố và tấn công sứ quán nước ngoài và tài sản của họ. Chẳng hạn, sau khi xảy ra sự kiện máy bay Mỹ ném bom nhầm Sứ quán Trung Quốc ở Bêôgrát năm 1999 và vụ xung đột giữa máy bay chiến đấu của Trung Quốc với một máy bay do thám Mỹ năm 2001, các nhà chức trách Trung Quốc đã huy động dân chúng xuống đường biểu tình phản đối và tấn công Sứ quán và Lãnh sự Mỹ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, lúc đó các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể kiểm soát và ra lệnh chấm dứt các cuộc biểu tình sau khi bày tỏ sự phản đối. Lần này, mặc dù tổ chức các cuộc biểu tình trên đường phố nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy khó có thể ngăn cản người biểu tình. Những người biểu tình tấn công bất cứ thứ gì của người Nhật Bản và lan rộng trên 80 thành phố khiến các nhà chức trách nhận thấy nguy cơ không thể kiểm soát. Vì vậy, một bài báo đăng trên trang web của Tân Hoa Xã ngày 16/9 đã thu hút sự chú ý của Chính phủ Nhật Bản về dư luận Trung Quốc và buộc họ phải xem lại hành động của mình. Bài báo cũng kêu gọi người biểu tình Trung Quốc cần thể hiện lòng yêu nước một cách "khôn ngoan" và không vi phạm pháp luật. Điều đó chứng tỏ chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong nội bộ.
Bên cạnh đó có 2 vấn đề khác cần quan tâm. Thứ nhất là vai trò của Mỹ. Sau khi bất đồng lãnh hải Trung Quốc-Nhật Bản gia tăng, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Gary Locke tuyên bố Mỹ không đóng bất cứ vai trò nào trong cuộc xung đột này và hy vọng chính phủ hai nước sẽ giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Trong chuyến thăm Trung Quốc và Nhật Bản giữa tháng 9/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cũng có quan điểm tương tự và tỏ ra thận trọng khi đề cập đến vấn đề xung đột vũ trang xảy ra giữa hai nước. Nhưng tuyên bố gần đây trước Tiểu ban Thượng viện Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Đông Á Kurt M. Campbell khẳng định hiệp ước năm 1960 buộc Mỹ phải có trách nhiệm hỗ trợ Nhật Bản nếu bị tấn công. Và hiệp ước đó bao gồm cả đảo Điếu Ngư/Senkaku. Thứ hai là liệu cộng đồng quốc tế có thể ép Trung Quốc đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế của Liên Hợp Quốc. Và nếu Trung Quốc quyết định sử dụng sức mạnh quân sự phát động một cuộc chiến tranh trong thế kỷ 21 để thu hồi lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố bị mất trong cuộc chiến tranh Trung Quốc-Nhật Bản năm 1895, hành động đó sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc dường như quyết định sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nhật Bản. Bắc Kinh khẳng định rõ rằng Trung Quốc cũng sẽ bị thiệt hại, nhưng chắc chắn thiệt hại của Nhật Bản sẽ lớn hơn nhiều lần và thậm chí những thiệt hại đó sẽ đẩy lùi xã hội Nhật Bản trở lại quá khứ ít nhất 20 năm. Tất nhiên, một cuộc xung đột giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới không thể không gây nên những hậu quả nghiêm trọng khác cho các nền kinh tế khác của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và bên ngoài khu vực. 
Trần Quang (gt)