Bài đọc liên quan:
+ Năng lực khoa học và năng lực lãnh đạo
+ Quán tính tư duy
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Vì sao có những chế độ độc tài?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Đánh tráo khái niệm và hậu quả
+ Tư duy giáo dục bậc phổ thông
+ Tư duy giáo dục bậc đại học
+ Tư duy giáo dục chân đất
+ Tư duy giáo dục miền sơn cước
+ Tư duy và cuộc sống
+ Quán tính tư duy
+ Tổng kết tâm lý đám đông
+ Vì sao có những chế độ độc tài?
+ Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục
+ Đánh tráo khái niệm và hậu quả
+ Tư duy giáo dục bậc phổ thông
+ Tư duy giáo dục bậc đại học
+ Tư duy giáo dục chân đất
+ Tư duy giáo dục miền sơn cước
+ Tư duy và cuộc sống
Người xưa (lại có nguồn cho là của Tam Tự Kinh) dạy rằng, "Ngọc bất trác
bất thành khí/Nhân bất học bất tri lý". Nó có nghĩa là ngọc mà không
mài dũa thì không thành đồ có ích. Người mà không có học thức (học ở đây
là học cả ở trường học và trường đời) thì không hiểu biết gì. Không ai
phủ nhận điều này.
Đặc biệt, trong thời buổi bùng nổ thông tin của thế giới phẳng hiện nay
thông qua intenet. Người ta có thể nhờ nó để mở mang kiến thức của mình,
học hỏi phương pháp tư duy và lý luận, nhưng người ta cũng vì nó mà bị
người khác định hướng tư duy của mình theo cách của họ, mà mình không
hay biết.
Gần đây có một số trang mạng đã đánh đúng tâm lý của người dân ít học và
cả có học. Họ đưa thông tin theo kiểu úp mở và đánh đúng vào lỗi hệ
thống và cơ chế của chính quyền kiểu các cuộc trà dư tửu hậu thường thấy
ở đất nước Việt với văn hóa duy tình, lấy câu chuyện làm quà.
Trong câu chuyện làm quà ấy - mà được thế giới ảo cho là thâm cung bí sử
- về mặt xác suất thống kê, bất kỳ ai là công dân nước Việt hoặc ở nước
ngoài đều có thể nói đúng 50% - trúng hoặc trật. Nó cũng giống như thầy
bói xem cho thân chủ, sinh con đầu lòng không gái thì trai. Khi 50% cái
đúng, làm cho cộng đồng trầm trồ khen ngợi. Lúc ấy, cái văn hóa duy
tình lấn át cái tri lý, kèm theo những đổ vỡ niềm tin với chính quyền/cá
nhân lãnh đạo vì thực tế khách quan xã hội hiện nay, nó đẩy cộng đồng
tòm mò, tin tưởng 50% cái trúng hơn là cần tri lý để thấy 50% cái trật
của thông tin.
Cũng vậy, đảng cầm quyền ngay từ những ngày đầu thành lập, với tư tưởng
công hữu tư liệu sản xuất, đã làm nên cái đề cương văn hóa và hiến pháp
để xác lập độc quyền tư tưởng văn hóa và truyền thông đại chúng. Hệ
thống truyền thông đại chúng đi theo con đường như con ngựa được cặp 2
miếng da ở 2 con mắt để chạy thẳng về phía trước theo sự điều khiển của
người nài ngựa. Và hậu quả, câu nói của bộ trưởng tuyên truyền của
Hitler - Joseph Goebbels - chân lý là hàng ngàn lần nói láo, làm cho
cộng đồng cứ ngỡ những điều không thực được tuyên truyền là chân lý, là
đúng đắng. Cộng đồng bị định hướng mà quên đi cái tri lý của người có
học, vì ngay cả trong trường học mọi điều không thực cũng được dạy.
Cho nên người có học, như tôi đã mở ngoặc đơn trong 2 câu trên, là phải
có học ở cả trường học và trường đời là vậy. Trường học giúp ta kiến
thức hàn lâm của nhân loại, nó được gọi là trí thức. Trường đời giúp ta
kiến thức sống thực tế ở đời, nó được gọi là tri thức. Nói là trí thức
và tri thức, nhưng chỉ là nhấn mạnh phần nhiều ở 2 nơi trường học và
trường đời, còn ở đâu 2 nơi này đều giúp ta thêm cả trí thức và tri
thức. Và có học không có nghĩa là tri lý được vấn đề khi tư duy bị định
hướng bỡi những mưu đồ không tốt.
Ngoài ra, người có học không có nghĩa là luôn tri lý được hiện thực
khách quan - trường đời. Hầu hết người có học bị kiến thức hàn lâm định
hướng tư duy bằng sự hiểu biết. Chính sự hiểu biết có tính hàn lâm ấy,
nó làm người có học làm việc không mạo hiểm, cân nhắc thận trọng, không
liều lĩnh và dễ đem đến thành công khi làm một công việc. Nhưng chính
những đức tính này, nhiều lúc nó làm người có học thiếu một chút tính
quyết đoán và chậm chân trong một quyết định quan trọng cho sự nghiệp
của mình, hơn là người ít học ở trường lớp, mà có nhiều kiến thức thực
tế từ trường đời.
Ngược lại, thế mạnh của người ít học ở trường lớp, nhưng ra đời sớm, họ
học ở trường đời trên thực tế khách quan sinh động. Họ khó có điều kiện
để được thuê mướn làm việc, nhưng nếu họ có một đam mê và đủ tri thức
lẫn trí thức mà trường đời, họ dễ trở thành ông chủ thành công nhờ vào
thiếu cái hàn lâm làm cái vòng kim cô đóng kín tư duy trường lớp, mà họ
dễ hòa nhập với thực tế cuộc sống và cho ra những quyết định đúng lúc và
hợp thời. Điều này giải thích vì sao, hơn 50% những ông chủ lớn là
những người ít học kiến thức hàn lâm.
Hầu hết người Việt Nam chúng ta chỉ nhìn cái sự học ở góc độ để làm
quan, học để thoát nghèo, học để v.v... chỉ là học vì cái mình đang đối
mặt chưa ưng ý, phải thoát ra, hoặc đến cái mình muốn một cách hiện
tượng, mà ít ai nghĩ rằng học để đi đến bản chất của vấn đề cho một đời
người là có một sự nghiệp.
Ngôn ngữ tiếng Việt có cặp ngữ danh từ: công danh và sự nghiệp. Học ở
trường lớp là đi tìm công danh bằng cách, tăng khả năng hiểu biết, hiểu
biết có chứng nhận bằng cấp, là để lo cho sự nghiệp tương lai. Còn học ở
trường đời cũng không ngoài mục đích này. Song, ít ai hiểu công danh và
sự nghiệp là 2 lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Một chỉ là học để đạt được
chứng nhận bằng cấp với đời. Một là thực hành để đạt được sự thành đạt
với đời. Học trường lớp thì có công danh, nhưng học trường đời thì không
ai công nhận công danh. Nhưng chưa chắc có công danh đã có sự nghiệp
lớn, và không phải không có công danh là không làm nên sự nghiệp lớn.
Vấn đề là, phải biết làm sao tri lý được cái mà chúng ta học được ở cả
trường lớp và trường đời để làm lên sự nghiệp cho riêng mình.
Cho nên, học làm sao cho không bị kiến thức trường lớp - công danh -
thui chột tư duy chỉ bó vào sách vở. Học làm sao cho kiến thức trường
đời giúp ta biết hòa nhập và ứng dụng kiến thức sống động này vào đời
sống đúng thời cơ và đúng với thực tế khách quan, để hoàn thành sự
nghiệp mà ta mong muốn, mới là học vậy. Cả trường lớp và trường đời như
điều kiện cần và đủ để ta đi tìm cái mà ta mong muốn. Không nên trọng
thị trường lớp, mà chê khinh trường đời. Cũng không nên mặc cảm vì thiếu
trường lớp trong khi ta thừa kinh nghiệm sống, bản lĩnh và sự trừng
trải ở đời. Người thành đạt là người biết đem cái mớ học ở cả trường lớp
và trường đời để làm nên sự nghiệp chân chính, chứ không phải một sự
nghiệp bất minh.
Để kết thúc vấn đề này, tôi xin nhắc lại câu nói nổi tiếng của Đại thi
hào người Đức - Johann Wolfgang von Goethe - Lý thuyết là một màu xám
xịt, mà cây đời vẫn mãi mãi xanh tươi.