THÔNG TẤN XÃ VIỆT
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 21/9/2012
TTXVN (Angiê 16/9)
Trung Quốc và Nhật Bản đang trượt dần đến xung
đột, nhưng vẫn đặt tay lên ngực phía trái tim mà nhắc lại rằng ý định
của mình là hòa bình. Như để xua tan những diễn biến xấu trong cuộc
tranh cãi ở biển Hoa Đông liên quan đến quần đảo Điếu Ngư hay Senkaku
bằng những lời niệm thần chú, cả Tôkyô lẫn Bắc Kinh đều tái khẳng định
niềm hy vọng vào một giải pháp êm dịu, nhưng cùng lúc đó lại khuấy động
ngọn lửa xung đột trong bối cảnh Nhật Bản tỏ thái độ khiêu khích, còn
Trung Quốc đáp lại bằng những hoạt động cứng rắn. Với nhận xét này,
chuyên gia các vấn đề châu Á Jean Hadime muốn chứng minh trên tạp chí
“Tin Trung Hoa” mức độ nguy hiểm của cuộc tranh cãi chủ quyền hai nước
hiện nay nếu cả hai không kiềm chế.
Cách đây 25 thế kỷ, nhà sử học Hy Lạp Thucdide
phân tích ngọn ngành chuỗi sự việc và thiên kiến chính trị, cộng thêm
tình hình phức tạp nảy sinh từ lịch sử và các nền văn hóa không giống
nhau, đã dẫn đến cuộc chiến tranh P’loponese như một sự sắp đặt của định
mệnh. Hậu cảnh đầy tính xung đột hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản
là rõ ràng và bắt nguồn từ thời xa xưa trong lịch sử đan xen của hai
nước.
Phấn khích trước một chuối các sự việc đầy tính
kích động được nuôi dưỡng bởi một thứ chủ nghĩa dân tộc bệnh hoạn nguy
hiểm, với di sản không tốt đẹp những tham vọng quân phiệt độc ác của
Nhật Bản và bị kích động bởi sự kình địch ở cấp độ cao giữa Bắc Kinh và
Oasinhtơn, các hậu cảnh đó chồng chất lên nhau như tầng lớp của một khối
thuốc nổ chỉ còn chờ được châm ngòi. Cuộc cãi vã ít có khả năng biến
thành xung đột quy mô lớn cho chủ nghĩa dân tộc trần trụi ở cả hai phía
đường như thúc đẩy sự việc đi theo hướng đó, song đã bắt đầu làm Mỹ rất
khó xử vì bị giằng xé giữa một bên là liên minh với Nhật Bản và bên kia
là lợi ích chiến lược của mình rộng lớn hơn, trong đó Trung Quốc là tác
nhân lớn.
Ngòi nổ của thảm kịch đang âm ỉ đó là một quần
đảo rất nhỏ, gần như vô nghĩa nhưng trở thành một biểu tượng về lãnh thổ
thiêng liêng, giống như chiếc tủ thiêng chứa đựng chủ quyền của Trung
Quốc là vấn đề nhạy cảm hơn vì nước này nhiều lần bị nhục nhã trước
chính Nhật Bản trong thế kỷ 19 và 20. Nhưng quần đảo Điếu Ngư còn bị Đài
Loan đòi chủ quyền cũng vì những lý do tương tự.
Quần đảo này trước đây thuộc Đế chế Thanh, nằm ở
ranh giới tỉnh Okinawa của Nhật Bản bao gồm đảo Ryukyu. Năm 1895, sau
thất bại của nhà Thanh trước đế chế mặt trời mọc, Điếu Ngư trở thành
Senkaku và thuộc về lãnh thổ Nhật Bản. Quần đảo này nằm trong phần đất
nhượng của Đài Loan cho Nhật Bản được hiệp ước Shimonoseki xác định bằng
cái tên Bồ Đào Nha của hòn đảo này là “Formose”. Toàn bộ vụ chuyển
nhượng lãnh thổ này, vốn là sự từ bỏ đau lòng đối với người Trung Quốc,
được đề cập trong hiệp ước này với một cách nói mập mờ, theo đó Trung
Quốc nhượng lại cho Nhật Bản “Đảo Formose cùng với các hòn đảo thuộc Đảo
này”.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan
đến hòn đảo này lại bùng phát chứ không hề suy giảm. Tháng 8/2012, căng
thẳng chuyển từ Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông – TTXVN)
sang Biển Hoa Đông, giữa Tôkyô và Bắc Kinh về quần đảo Điếu Ngư (Nhật
Bản gọi là Senkaku) mà cả hai bên đều đòi chủ quyền. Các cuộc tranh cãi
vẫn nổ ra và thường âm ỉ dưới đống tro tàn không nguội hẳn do những ký
ức về hành động tàn ác của Nhật Bản trên lãnh thổ Trung Quốc trong thời
kỳ 1933-1945.
Nhưng lần này Trung Quốc không bị chỉ mặt vì thói
ngạo mạn và các yêu sách lỗ bịch của nước này, mà là Nhật Bản, nước bị
cả Trung Quốc lẫn Đài Loan chỉ trích. Tình hình nóng lên ở hòn đảo này
khi sảy ra các vụ đổ bộ lên đảo được tuyên truyền rầm rộ một số nhà hoạt
động giương cờ Trung Quốc và căng thẳng tăng lên đến cao độ khi Lực
lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản vào giữa tháng 8/2012 bắt 14 kiều dân Hồng
Công thuộc Trung Quốc đổ bộ lên Điếu Ngư, rồi trả lại tự do cho họ ngày
17/8.
Hiện nay, Tôkyô vẫn quản lý các hòn đảo nhỏ không
có người ở, chính thức được Liên hợp quốc “trả lại” Nhật Bản vào năm
1972 sau thời kỳ Mỹ chiếm đóng. Do đó, Nhật Bản không chấp nhận coi các
hòn đảo này nằm trong phần đất nhượng năm 1895, mặc dù vụ chuyển nhượng
này đã bị hủy bỏ sau thất bại của Nhật Bản năm 1954. Trong khi Trung
Quốc bác bỏ vụ chuyển nhượng đó, Nhật Bản cáo buộc Bắc Kinh và Đài Bắc
chỉ lên giọng và nông tầm yêu sách của mình sau khi Liên hợp quốc công
bố năm 1969 một bản báo cáo nói đến các mỏ dầu có thể có dưới đáy đại
dương quanh đó.
Ngày 10//2012, sau khi lắng xuống trong nhiều
năm, cuộc tranh cái lại vượt qua một ngưỡng cửa mới. Thực hiện một dự án
được công bố tháng 7/2012, Chính phủ Nhật Bản đã thông báo sẽ mua lại 3
trong số 5 hòn đảo nhỏ, cho đến lúc đó được Tôkyô cho tư nhân thuê, với
giá 26 triệu USD, và cẩn thận nhắc lại “ý định hòa bình” của mình trong
vấn đề này. Ngay lập tức, Trung Quốc phản ứng. Vào lúc hai tàu tuần tra
của nước này tiến đến sát các hòn đảo nói trên, trong khi vùng này được
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản giám sát kể từ sau các vụ việc năm
2010, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng vụ chuyển nhượng là bất
hợp pháp và tờ báo của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đăng một bài
bình luận cho rằng Nhật Bản đang đùa với lửa.
Trước thềm đại hội 18 đảng cộng sản Trung Quốc,
căng thẳng mang tính dân tộc chủ nghĩa và sự cần thiết phải giải quyết
vấn đề này đè nặng lên tâm trí các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tuyên bố của
Chủ tịch Trung Quốc và Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa được đưa ra
sau một cuộc diễn tập đổ bộ tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tháng
7/2012. Tiếp đó là lời kêu gọi vào tháng 8/2012 của viên tướng quân đội
có đầu óc dân tộc chủ nghĩa nặng nề La Viện đòi phải có hành động đáp
trả và đưa 100 tàu đến vùng quần đảo Senkaku. Mới đây nhất là một bài
báo đăng ngày 20/8 trên tờ “Global Times” cảnh báo Nhật Bản “sẽ phải trả
giá đắt hơn nhiều so với dự tính”.
Sau khi có tin Tôkyô mua lại các hòn đảo nói
trên, ông Sun Cheng, chuyên gia về Nhật Bản thuộc Trường đại học khoa
học chính trị Bắc Kinh, giải thích rằng dư luận Trung Quốc không chấp
nhận lập trường thỏa hiệp của chính quyền nước này. Trên thực tế, có thể
lợi ích thương mại của Nhật Bản – cụ thể là bán xe hơi – sẽ bị đe dọa
trả đũa. Theo tờ “Wall Street Journal”, lượng xe Toyota bán ở Trung Quốc
đã giảm 15% trong tháng 8/2012 và Thứ trưởng thương mại nước này,
Khương Tăng Vĩ, cho rằng khuynh hướng này sẽ tiếp tục gia tăng.
Tại Tôkyô, khi phát biểu trước các sĩ quan thuộc
lực lượng phòng vệ, Thủ tướng Nhật Bản Yoshikiho Noda điểm lại tình hình
chiến lược trong vùng, nhắc đến “mối đe dọa của tên lửa và hạt nhân Bắc
Triều Tiên, sức mạnh ngày càng lớn của sức mạnh quân đội Trung Quốc và
sự có mặt liên tục của nước này tại các vùng biển khu vực, cũng như việc
Nga tăng cường sự có mặt của mình ở Viễn Đông.
Cũng trong tháng 8/2012, cho dù nhóm khủng hoảng
quốc tế tỏ ra lo ngại trước tình hình xấu đi trong quan hệ giữa Trung
Quốc, Nhật Bản và Mỹ, nhấn mạnh đến mối nguy hiểm của tư duy dân tộc chủ
nghĩa, song lúc này ít nhà quan sát tin sẽ xảy ra xung đột quân sự lớn.
Trái lại, tại Tôkyô, cuộc tranh cái khuấy động tinh thần dân tộc chủ
nghĩa và người ta bắt đầu tính tới cán cân lực lượng về quân sự ở Đông
Bắc Á, những điểm yếu của lực lượng phòng vệ và độ bền của liên minh
quân sự với Mỹ. có thể đây là hiệu ứng của việc Mỹ chuyển lợi ích chiến
lược về vùng Tây Thái Bình Dương, điều nhiều lần được Nhà Trắng và Bộ
Ngoại giao Mỹ tái khẳng định, với một trong những hệ quả là kích thích
một số nước trung vùng đối đầu quyết liệt hơn với Trung Quốc. Cuộc tranh
cãi về các hòn đảo nhỏ này đang trượt một cách nguy hiểm tới sự kình
địch Trung – Mỹ và có nguy cơ đặt Oasinhtơn vào thế chênh vênh giữa Bắc
Kinh và Tôkyô.
Tại Nhật Bản, một số nhà nghiên cứu – trong đó có
ông Yoichiro Sato, Giám đốc nghiên cứu chiến lược thuộc Trường đại học
châu Á – Thái Bình Dương Ritsumeikan – chủ trương nông cao vị thế chiến
lược của Nhật Bản vì sợ Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này dùng vũ lực quân
sự chiếm quần đảo. Đồng thời, họ nhấn mạnh đến tính mong manh trong lời
hứa hẹn của Mỹ trợ giúp Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy
ra xung đột với Trung Quốc như được gi trong các hiệp ước song phương.
Trong một bài báo đăng trên tờ “South China
Morning post”, chuyên gia Sato nhận thấy sức mạnh kinh tế của Nhật Bản
suy giảm và những bước đi sai lệch trong chính sách của các chính phủ
thuộc Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) mà ông cho là người phải chịu trách
nhiệm về những sai lầm xảy ra trong tranh chấp về lãnh thổ với Trung
Quốc (Senkaku), Hàn Quốc (Takeshima) và Nga (Kuril). Với tình hình chiến
lược ở châu Á – Thái Bình Dương và mặc dù có hiệp định quốc phòng giữa
Nhật Bản và Mỹ nhưng người Nhật hiện nay vẫn nghi ngờ Mỹ, vì sợ mất
Trung Quốc, sẽ không chấp nhận can dự về quân sự để hỗ trợ Tôkyô trong
trường hợp Trung Quốc tấn công quần đảo Senkaku.
Theo nhà nghiên cứu này, tình hình hiện nay cũng
được đánh dấu bằng sự thay đổi cán cân lực lượng có lợi cho Quân giải
phóng nhân dân Trung Quốc, do đó Nhật Bản cần được phía Mỹ cấp thiết làm
rõ ý định của mình, nếu Trung Quốc có thể nảy sinh ý định sử dụng vũ
lực. Và để thuyết phục có hiệu quả hơn chính phủ Mỹ khẳng định tái can
dự với Nhật Bản, chuyên gia Sato thậm chí đề suất một cuộc mặc cả. Để
đổi lấy lập trường rõ ràng của Nhà Trắng, vốn nhắc đi nhắc lại quyết tâm
phản đối mọi hành động sử dụng vũ lực nhằm làm thay đổi quyền kiểm soát
về hành chính của Tôkyô đối với các hòn đảo nhỏ, Chính phủ Nhật Bản tỏ
ra mềm dẻo hơn trong vấn đề căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ mình, vốn
khiến Lầu Năm Góc khó chịu.
Như vậy, cuộc tranh cãi đặt Osinhtơn vào thế lúng
túng về mọi phương diện. Tại Bắc Kinh, Oshinhtơn bị cáo buộc khẳng định
không đứng về phía nào trong các cuộc tranh cãi về lãnh thổ, nhưng quần
đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý lại nằm trong phạm vi bảo vệ của các
hiệp định quốc phòng. Tại Tôkyô, Mỹ bị nghi ngờ thiếu quyết tâm nên Nhật
Bản gây áp lực, đòi Mỹ phải khẩn cấp tái khẳng định quyết tâm can dự
quân sự cùng với mình, cho dù có nguy cơ làm phức tạp thêm một giải pháp
hòa bình, và triệt tiêu khả năng của Mỹ chơi con bài trung gian trong
cuộc tranh cãi, vốn đã suy giảm trước thái độ nghi ngờ của Trung Quốc.
Mặc dù tại Nhật Bản có người lên tiếng kêu gọi
kiềm chế như thứ trưởng Ngoại giao Tuyoshi Yamaguchi được tờ “Asahi
shimbun” dẫn lời, song các hành động khiêu khích, mặc cả và gây áp lực
nối tiếp nhau trong thời gian gần đây của Nhật Bản dường như là hậu quả
trực tiếp của việc Oashinhtơn khẳng định tăng cường sự có mặt về quân sự
trong vùng. Lập trường của Mỹ dẫn đến việc những tuyên bố mang tính dân
tộc chủ nghĩa gia tăng ở Trung Quốc và các nước lãng giềng. Trước việc
Bắc Kinh khẳng định sức mạnh và đòi hỏi chủ quyền, thái độ của Mỹ khiến
những hành động và khiêu khích chống Trung Quốc gia tăng và, theo
lôgích, là những lời kêu gọi của Nhật Bản tái khẳng định trước dư luận
liên minh với Mỹ. Trong khi đó, chính sách của Mỹ lách giữa một bên là
kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa và Hoa Đông và
bên kia là lợi ích kinh tế của mình, cộng thêm với những ưu tiên chiến
lược toàn cầu đòi hỏi phải làm dịu mối quan hệ với Trung Quốc đối với
tối đa các vấn đề nhạy cảm.
Đụng độ trên biển giữa tàu hai nước thường xuyên
nổ ra, nhưng cuộc tranh cãi trở nên quyết liệt hơn khi Nhật Bản thông
báo quốc hữu hóa các hòn đảo này. Trung Quốc cho đó là điều không thể
chấp nhận được và ngay lập tức điều tàu tuần tra đến. Báo chí Trung
Quốc, gần như nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ, đưa lên trang nhất
lời lẽ chống Nhật Bản. Chính phủ Trung Quốc, gần như bỏ qua, thậm chí
dung túng, trạng thái tâm lý này và chấp nhận để dân chúng biểu tình ở
một nước mọi cuộc mít tinh biểu tình bột phát đều bị đàn áp. Nhưng Nhật
Bản là kẻ thù truyền kiếp và lòng hận thù đối với kẻ thù này vượt ra
khỏi biên giới quốc gia của Trung Quốc. Tại Hồng Công, đụng độ nổ ra khi
người biểu tình định tràn vào tòa lãnh sự Nhật Bản.
Vào lúc này, mặc dù đưa ra những tuyên bố sặc mùi
chiến tranh hồi tháng 8/2012 và trước áp lực của công luận trong nước,
Trung Quốc vấn tỏ ra kiềm chế vì các tàu tuần tiễu được điều động đến
vùng biển tranh chấp đều thuộc dân sự và các cuộc biểu tình chống Nhật
Bản ở Trung Quốc đều được cảnh sát theo sát. Tuy nhiên, rất ít khả năng
sự việc sẽ dừng lại ở đó.
Các giả thuyết trả đũa của Trung Quốc bao gồm
nhiều mặt mà ai cũng biết. Đó sẽ là các biện pháp chống lợi ích của Nhật
Bản ở Trung Quốc vì với lượng hàng bán ở Trung Quốc bao gồm 20% hàng
suất khẩu của Nhật Bản, việc này không làm cho Nhật Bản cảm thấy đau
đớn. Thêm vào đó là việc hủy các chuyến thăm chính thức hay hoạt động
trao đổi văn hóa và du lịch. Ngoài ra còn có thể xảy ra tấn công trực
tiếp vào hòn đảo – một phương án chứa đựng nhiều rủi ro, ít có khả năng
sảy ra, nhưng rõ ràng được phía Nhật Bản dự tính hay đưa tàu chiến đến
vùng tranh chấp để hỗ trợ lực lượng bờ biển dân sự.
Từ khi chiến tranh kết thúc đến nay, mối quan hệ
Trung – Nhật dao động giữa những thời kỳ căng thẳng dân tộc chủ nghĩa và
ý định làm dịu tình hình, trong khi các nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng
nhất biết rõ rằng mối quan hệ đó đều phục vụ lợi ích của cả hai nước.
Đối với Bắc Kinh, việc xích lại gần Tôkyô về lâu dài sẽ có khả năng gia
tăng lợi thế chiến lược đáng kể là ngăn chặn liên minh quân sự Mỹ –
Nhật. Dĩ nhiên mục tiêu này còn rất xa vời vì chính khách, kể cả nhẵng
người thông thạo nhất, kiểm soạt được.
Liệu có sảy ra xung đột quân sự giữa Trung Quốc
và Nhật Bản không? Cách đây ít ngày, các chuyên gia còn trả lời là
không. Nhưng từ ngày 17/9, người ta có quyền nghi ngờ điều này. Giới
quan sát không loại trừ khả năng một quần đảo với vài hòn đảo không có
người ở được gọi là Điếu Ngư/Senkaku có thể làm đảo lộn số phận của hàng
triệu người. Bởi lẽ cả Trung Quốc lấn Nhật Bản lúc này đều không muốn
nhân nhượng bộ. Trong lúc đó, dân chúng xuống đường mít tinh biểu tình
rầm rộ.
Sau các cuộc biểu tình khổng lồ tại 80 tỉnh,
thành của Trung Quốc và các hành vi phá hoại lợi ích của Nhật Bản ở nước
này, từ các nhà máy chế tạo xe hơi Toyota đến các cửa hàng ăn, ngày
18/9 đối với Trung Quốc và Nhật Bản là cuộc thử nghiệm lớn trong cuộc
chiến cân não giữa hai nước diễn ra từ nhiều ngày nay và là ngày có tính
biểu tượng cao. Đó là ngày kỷ niệm trận Moukden (diễn ra từ ngày
20/2/1905 đến ngày 11/3/1905 giữa Nga và Nhật Bản kết thúc bằng chiến
thắng của Nhật Bản tại Moukden, nay là Thẩm Dương, Trung Quốc), tạo cớ
cho Nhật Bản xâm lược Mãn Châu, một trong những tiền đề dẫn tới Chiến
tranh thế giới thứ Hai. Theo ông Edouard Pflimlim, nhà nghiên cứu thuộc
viện quan hệ quốc tế và chiến lược Pháp (IRIS), nhiều cuộc biểu tình
được chính quyền cộng sản cho phép đã nổ ra tại nhiều thành phố của
Trung Quốc. Các cuộc biểu tình cuồng nộ chống Nhật Bản ở Trung Quốc có
thể là cơn sốt dân tộc chủ nghĩa cuối cùng, nhưng đây lại là hành động
thao túng của Chính phủ Trung Quốc, hiện đang phải đối phó với cuộc đấu
đá nội bộ tranh dành quyền lực tối thượng.
Phân tích trên tạp chí “Affaires Stratégiques”,
chuyên gia Edouard Pflimlim cho rằng cuộc xung đột về chủ quyền quanh
quần đảo Điếu Ngư/Senkaku gây ra cơn sốt dân tộc chủ nghĩa triền miên ở
Trung Quốc. Từ nhiều tuần lễ nay, căng thẳng không ngừng tăng lên giữa
nhật bản và Trung Quốc xung quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, trong biển
Hoa Đông, nơi có thể có nhiều khí đốt. Việc Nhật Bản ngày 11/9 thông báo
quốc hữu hóa 3 trong 5 hòn đảo khiến Bắc Kinh nổi giận. Thủ tướng nước
này, Ôn Gia Bảo, tuyên bố Trung Quốc sẽ “không bao giờ nhân nhượng một
tốc đất” trên các hòn đảo này. Bắc Kinh dọa trừng phạt kinh tế đối với
Tôkyô trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Nhật Bản.
Vụ Điếu Ngư/Senkaku thực tế là một vụ tranh chấp
lãnh thổ lâu đời giữa hai cường quốc. Các hòn đảo không có người ở này,
trong đó đảo lớn nhất (Uotsurijima) chỉ rộng có 3,5km2 và
các đảo khác chỉ rộng khoảng vài hécta, nằm cách Okinawa (miền Nam Nhật
Bản) 90 dặm về phía Tây. Chính phủ Mỹ trả lại các hòn đảo này cho Nhật
Bản vào tháng 6/1971, nhưng cả Trung Quốc và Đài Loan đều đòi lại lý do
quần đảo này được Trung Quốc phát hiện ra vào năm 1372, rồi được nhượng
lại cho Nhật Bản cùng với Đài Loan thông qua hiệp ước Shimoniseki vào
năm 1895. Như vậy các hòn đảo này trên thực tế thuộc về Đài Loan chứ
không phải của trung Quốc…
Căng thẳng gia tăng xuýt nữa biến thành bạo lực
vào tháng 9/2010, sau khi chính phủ Nhật Bản bắt giữ một tàu đánh cá
Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. để trả đũa việc thuyền trưởng tàu
đánh cá nói trên bị bắt, Bắc Kinh sử dụng vũ lực kinh tế và dừng xuất
khẩu đất hiếm của mình sang Nhật Bản trong một vài tuần lễ, trong khi
đấy là nguyên liệu có tính sống còn đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Liệu căng thẳng có xấu đi biến thành xung đột
quân sự không? Ngày 14/9, Trung Quốc đưa 6 tàu thuộc Cục hải dương, một
lực lượng bán vũ trang có một đội tàu lớn với 300 chiếc, đến nơi mà
Tôkyô coi là vùng lãnh hải của mình xung quanh Senkaku. Đôi khi, Trung
Quốc cũng đưa ra lời lẽ đe dọa rất mạnh. Bộ Quốc phòng nước này “cho
mình quyền được áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của
Trung Quốc” đối với các hòn đảo này. Yu Zhirong, một quan chức cao cấp
thuộc cục hải dương Trung Quốc, đẩy tình hình căng thẳng thêm khi nói:
“Chúng tôi phải đuổi tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản khỏi vùng
lãnh hải Trung Quốc. chung tôi không sợ nguy cơ dẫn đến xung đột quy mô
nhỏ.” Thế nhưng, không ai có thể bảo đảm một cuộc xung đột ở biển Hoa
Đông sẽ là “quy mô nhỏ” vì mối liên hệ chặt chẽ về quân sự giữa Nhật Bản
và Mỹ.
Về phía Nhật Bản, mối đé dọa được cân nhắc thận
trọng, như cuốn Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản mới nhất đã cho thấy. Từ
cuối năm 2010, quân đội Nhật Bản đã được triển khai ở vùng Tây – Nam và
số tàu ngầm đã tăng lên. Với sự hỗ trợ về quân sự của Mỹ, Nhật Bản có
phương tiện để đối mặt với một chiến dịch quân sự của Trung Quốc hay răn
đe để Trung Quốc không đi đến hành động này. Hơn nữa về phương diện
kinh tế, mối quan hệ là rất quan trọng và, như người ta nói, đan xen vào
nhau. Bắc Kinh có thể không cần đến Nhật Bản, đặc biệt để vận hành nền
kinh tế của mình, không?
Không bên nào trong hai bên rốt cuộc muốn leo
thang quân sự và cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều không muốn xảy ra xung
đột quy mô lớn. Tuy nhiên, bầu không khí bi quan vấn bao trùm ở cả hai
phía về triển vọng giải quyết hòa bình bất đồng lãnh thổ này, chủ yếu là
do tâm lý thù địch và dân tộc chủ nghĩa trong dư luận Trung Quốc và
Nhật Bản, được kích động nhằm mục đích nhằm phục vụ chính sách đối nội.
Một câu hỏi được đặt ra: Điếu Ngư/Senkaku phải
chăng là trận đánh cuối cùng? Theo ông Edouard Fflimlim, đồng thời là
chuyên gia về các vấn đề địa chiến lược ở Đông Á, áp lực chống Nhật Bản
không hề yếu đi ở Trung Quốc. Biểu tình, phô trương sức mạnh quân sự,
đưa tàu đến vùng tranh chấp: Bắc Kinh muốn ngay lập tức giành chiến
thắng trong trận Điếu Ngư.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon
Panetta, lo ngại trước nguy cơ xung đột có thể xảy ra và trong chuyến
thăm Bắc Kinh, cũng gặp phó chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, với dụng ý
tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng. Đồng thời, trong chuyến thăm Nhật Bản
trước đó, ông vẫn tuyên bố Mỹ “sẽ tôn trọng cam kết trong hiệp ước (an
ninh 1960)” với Tôkyô, có nghĩa là bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản. Hơn nữa ông
còn kêu gọi các bên giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
Nhưng Bắc Kinh không có ý định lùi bước. Cho đến
nay, Bắc Kinh vẫn luôn tránh đối đầu trực diện bằng cách chỉ đưa dân
thường tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Tờ “nhân dân nhật báo” co biết một
đội tàu đánh cá 1.000 chiếc đang trên đường tới vùng biển này và khẳng
định nếu bị hải quân Nhật Bản quấy nhiễu, Bắc Kinh sẽ áp dụng biện pháp
để bảo vệ họ. Để đối phương hiểu rõ thông điệp này, hải quân Trung Quốc
tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Hoa Đông…
Chính phủ Nhật Bản tiến hành nhiều cuộc họp liên
tiếp để bàn cách đối phó với cuộc khủng hoảng. Phải làm gì đây nếu 1.000
tàu cá Trung Quốc có mặt ở vùng biển này? liệu có đi đến đối đầu quân
sự với Trung Quốc không? Lập trường của Mỹ, nước được cho là phải giúp
Nhật Bản bảo vệ các hòn đảo này trong khuôn khổ hiệp ước hố trợ, là như
thế nào?
Trên thực tế, Tôkyô có ít hy vọng. Lợi ích kinh
tế của nước này đều nằm ở Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Nhật
Bản đang trong thời kỳ bầu cử và không có sức mạnh cần thiết cho sự đối
đầu. Kịch bản dễ xảy ra nhất, đối với Mỹ, là tạm thời từ bỏ các hòn đảo
này cho Trung Quốc và Tôkyô từ chối tham chiến. Nhật Bản sẽ tiếp tục
tuyên bố các hòn đảo này là của mình, còn Bắc Kinh sẽ lấy làm tự hào vì
thực tế kiểm soát các đảo này. Còn Mỹ sẽ làm sao để củng cố vững chắc
thêm nguyên trạng đó. Trong khi chờ dợi, Mỹ và cộng đồng quốc tế theo
dõi chặt chẽ những diễn biến ở vùng biển tranh chấp.
Nhưng tình hình diễn biến theo chiều hướng trên
sẽ tác động đến các nước láng giềng. Tại Đài Loan, người ta thấy rõ ràng
là như vậy, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tiến xát hòn đảo theo
khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa và dân chủ hơn. Không chắc người Đài
Loan, vốn cũng đòi chủ quyền đối với Điếu Ngư/Senkaku, nằm cách bờ biển
của mình khoảng 100 cây số, thích nhìn thấy cờ đỏ hơn là Nisshoki…
Hàn Quốc cũng sẽ không vui sướng gì nếu tình hình
đó xảy ra. Nếu mất Senkaku, Nhật Bản sẽ phải rửa nhục bằng cách này hay
cách khác. Qủa thực là các hòn đảo Liancourt (“Dokdo” trong tiếng Triều
Tiên, “Takeshima” trong tiếng Nhật Bản) cũng là nguyên nhân dẫn đến
cuộc xung đột lãnh thổ tương tự, nhưng lần này với một đối thủ Hàn Quốc
yếu hơn nhiều. Ngày 18/9, mạng lưới ngoại giao của Nhật Bản đã được lệnh
thông tin cho Hàn Quốc về cuộc xung đột với Trung Quốc. Vấn đề ở đây là
hạn chế mức độ thất bại có thể có đối với Trung Quốc và xác định thời
điểm cho trận hải chiến sắp tới.