Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

31. VietNam and the United States Relationship in a Dynamic and prosperous Asia Pacific


Embargoed until 18.00, July 25, 2013
Check against delivery

VIETNAM AND THE UNITED STATES RELATIONSHIP
IN A DYNAMIC AND PROSPEROUS ASIA PACIFIC
Remarks by President Truong Tan Sang of Vietnam
CSIS, Washington DC, July 25 2013



Dr John Hamre, President and CEO, Center of Strategic and International Studies
Ladies and Gentlemen, Friends,

I have great pleasure to come here and speak to you at the CSIS. In the audience, I am  aware  of  the  presence  of  many  renowned  scholars.  Many  of  you  have  maintained long-standing  interests  in  Vietnam.  And  many  of  you  have  made  outstanding contributions  to  the  relations  between  Vietnam  and  the  United  States.  My  compliments and best wishes to you all.
I appreciate the role of the CSIS as a pre-eminent strategic think tank in the United States and the world in fostering dialogue and understanding between the political circles, academics,  and  the  public  of  the  two  nations.  CSIS  also  plays  a  very  important  role  in promoting awareness of issues relating  to security, peace, stability and prosperity in  the region.  These  are  the  concerns  and  interests  that  all  nations  share.  And  this  is  a  very important  and  essential  factor  that  helps  promote  the  cooperation  between  Vietnam  and the United States in the coming period.
Iwish to raise a few thoughts on the strategic environment of the Asia Pacific, and bilateral relations between Vietnam and America in this context. The  profound  and  unprecedented  changes  in  the  world  over  the  last  decade  have confirmed Asia Pacific as the most dynamic region in the 21st century. Asia Pacific leads the  world  in  economic  integration. We  have  ten  out  of  twenty  leading  economies  here.
The flow of trade across the Pacific now accounts for two-thirds of the world’s total. The region also contributes 40 percent of the world’s total growth. Today, Asia Pacific stands as a destination of opportunities for all countries in the world. The United States shares its Pacific Rim with us. Europe enjoys long standing ties with Asia. And countries on theIndian Ocean are closely tied with the Pacific through the Malacca  Straits.  Economic  prosperity  of  all  countries–  be  it  the  United  States,  China, Japan,  Korea  or  India  and  ASEAN  member  states –  all  contribute  to  the  overall prosperity  of  the  region.  A  prosperous  Asia  in  its  turns  serves  as  a  catalyst  for  the development  of  each  country.  The  wealth  of  this  region  is  tied  to  that  of  the  rest  of  the world.  And  therefore,  there  is  little  wonder  that  today’s  leading  powers  all  place  Asia Pacific at the forefront of their foreign policies.
These enormous opportunities offered by the region are conducive to the trend of cooperation  and  dynamic  connectivity.  Regional  forums  such  as  APEC  and  ASEM continue  their  important  role  linking  Pacific  Rim  countries  with  Asia,  and  Asia  with Europe.  In  the  last  several  years,  in  addition  to  bilateral  trade  agreements,  we  note  the emergence  of  multilateral  trade  arrangements  such  as  the  Trans  Pacific  Partnership (TPP),  the  free  trade  agreement  in  Northeast  Asia  and  the  Regional Comprehensive Economic  Partnership  (RCEP).  These  linkages  will  make  up  a  sizable  share  of  world trade and create new growth engine for and will lead to changes in the global economy.
We  can  even  speak  of  an  eventual  Free  Trade  Agreement  that  encompasses  the  entire Asia  Pacific.  Needless  to  say,  the  successful  realization  of  these  linkages  is  of  strategic importance to all of us. Ladies and Gentlemen, Our region has vast potentials to offer, but to translate them into reality requires an environment  of  peace  in  the  region.  Therefore,  we  must  safeguard  this  environment  of peace and stability. We must prevent and manage conflicts. This is a shared responsibility of all countries, within or outside the region.
I believe that the key to a secured peace and prosperity is to build and consolidate a  regional  structure.  In  this  way,  we  can  promote  cooperation  and  create  linkages  in among  economies,  among  societies,  in  trade,  politics,  security,  and  culture. In  this connection, ASEAN has an essential role to play.ASEAN countries lie at the crossroad between the Pacific and the Indian Ocean.  We connect  all countries in the region,  large and small. ASEAN is at the heart of regionalism in Asia. This is why all countries accept ASEAN centrality in the emerging regional architecture.
To  ensure  peace  and  security,  ASEAN  will  bring  to  full  use  the  established mechanisms  and  forums,  and  promote  the  development  and  implementation  of instruments,  norms  and  rules.  To  ensure  the  freedom,  safety  and  security  of  navigation, ASEAN  will  promote  dialogues,  confidence  building  measures,  full  implementation  of the Declaration on the Conduct of Parties on the South China Sea (DOC), and settlement of disputes by peaceful means in accordance with the international law and the 1982 UN Convention on the Law of the Seas (UNCLOS). Recently, ASEAN and China agreed to open  formal  consultations  toward  a  Code  of  Conduct  on  the  South  China  Sea  (COC).
This is a positive, yet early sign, and we need to continue to work on it. To  promote  its  roleas  the  nexus  of  economic  and  trade  connectivity  in  Asia, ASEAN  will  double  its  efforts  to  forge  linkages  among  bilateral  and  multilateral  free trade  agreements  with  a  view  toward  a  region-wide  free  trade  agreement.  The  drive toward  closer  regionalism  will serve  as  the  catalyst  for  economic  relations  and intertwined interests, which in turn guarantees lasting peace and stability.
Major  powers  always  maintain  a  grip  on  international  relations,  at  multilateral forums and in Asia Pacific. To promote relations with external partners is a priority for both  ASEAN  and  Vietnam.  In  the  quest  for  a  solution  to  regional  security  issues,  what ASEAN wants to see is the maintenance of peace and stability, the effective operation of regional mechanisms, and the strict adherence to the international law. We hope that all powers  will  constructively  engage  in  and  contribute  to  this  common  endeavor.  ASEAN shall  not  be  a  tool  for  confrontation  or  division  as  this  will  benefit  no  country,  major powers or smaller countries alike.
In this context, the ASEAN Community of 2015 has become the foremost priority for all ASEAN member states. For us in Vietnam, this is a very important component of our  foreign  policy.  We  have  been  engaging  ourselves  in  ASEAN  affairs  in  a  proactive, positive  and  responsible  manner.  We  link  our  own  interests  with  those  of  ASEAN.  We strive to help enhance ASEAN’s role, stature, unity and consensus. Only by doing so can ASEAN have adequate strength to carry out successfully the Community. We will work with  other  member  states  to  consolidate  the  role  of  the  Association  as  the  nucleus  of regionalism.  We  will  intensify  our  interaction  in  a  profound  way  with  our  external
partners for the common goals and interests. Ladies and Gentlemen, Within  this  regionaldynamism  and  prosperity,  relations  between  Viet  Nam  and the United States have broadened and taken off in many areas in depth, in breadth and in the  quality  of  cooperation.  If  we  look  back  on  the  long  road  that  we  have  taken  so  far historically,  we  can  realize  the  truly  enormous  dimensions  of  those  steps  and achievements.
You may be aware that President Ho Chi Minh stepped ashore the United States a hundred years ago on his journey for freedom and independence for his nation. He shared the  universal  aspiration  of  the  mankind  as  stated  by  Thomas  Jefferson  in  the  1776 Declaration  that  established  the  United  States  of  America:  The  rights  to  life,  equality, liberty and the pursuit of happiness. In December 1946, not long after the founding of the Democratic  Republic  of  Vietnam,  President  Ho  Chi  Minh  wrote  to  President  Harry Truman,  in  which  he  expressed  the  desire  for  the  two  nations  to  establish  ‘full cooperation’.  History  has  had  many  twists  and  turns.  Not  until  1995  did  the  nations establish  formal  diplomatic  relations  that  opened  a  new  chapter  in  the  ties  between Vietnam and the United States.
For  Viet  Nam,  a  strengthened  relationship  with  the  United  States  is  within  the context  of  our  foreign  policy  in  which  we  seek  to  ensure  independence,  self-reliance, diversification  and  multilateralization  of  relations,  the  overall  international  integration and the deepening of relations with important partners.
I  just  held  talks  with  President  Obama  this  morning.  And  I  have  the  pleasure  to announce to you: Viet Nam and the United States have decided to form a Comprehensive Partnership  between  the  two  countries.  Accordingly,  our  bilateral  cooperation  will expand to include all areas, including political, diplomatic, economic, trade, investment, education,  science  and  technology,  defense  and  security.  I  also  held  meetings  with  the Commerce  Secretary,  Agriculture  Secretary,  the  US  Trade  Representative,  World  Bank President  and  IMF  Executive  Director,  Senators  and  Congressmen,  and  the  Senate Committee  on  Foreign  Relations.  President  Obama  and  his  Cabinet  secretaries  stressed that  our  two  countries  are  having  great  opportunities  to  move  the  relationship  forward, and  that  the  United  States  are  committed  to  boost  cooperation  with  Vietnam  in  many fields,  especially  in  trade,  investment,  economic  ties.  We  will  continue  to  establish mechanisms  for  dialogue  and  cooperation,  with  concrete  plans,  in  order  to  deepen  and bring substances to the growth of our relationship.
Another important element of this visit is that Vietnam and the United States have reiterated  the  determination  and  commitment  to  work  with  other  partners  to  bring  the TPP negotiations to a conclusion, in accordance with the planned roadmap. We look to a balanced agreement for development. With the eventual joining of this leading economic linkage, Vietnam has taken a giant step in our overall international integration and in the regional dynamism and prosperity.  We hope to realize the benefits in trade, investment, technology,  access  to  higher  stages  of  the  global  and  regional  value  and  supply  chains.
We also look to create more jobs, to ensure social welfare and to bring the living standard of  the  population  to  a  higher  level.  Joining  TPP  will  help  accelerate  economic restructuring and transformation of our growth model, and also help further improve the business  environment.  We  do  not  expect  this  to  be  an  easy  process  for  a  developing economy like ours. We will make our utmost effort, yet we also look to see more of the US side’s flexibility and cooperation. This is a very important factor. US business leaders whom  I  spoke  to  affirmed  their  strong  support  for  our  overall  bilateral  ties,  especially trade  and  investment.  And  they  would  do  their  best  to  support  a  high-standard, comprehensive trade agreement that addresses the balanced interests of all parties. They would support a transitional period appropriate to Vietnam in the TPP process.
We are conscious that when our bilateral relations develop in a stable, lasting and substantial  way,  that  matters  not  only  to  both countries,  but  also  to  regional  peace, stability  and  prosperity.  We  welcome  President  Obama’s  commitment  to  enhance cooperation  with  Asia  Pacific  for  peace,  stability  and  cooperation.  The  United  States views  ASEAN  as  the  central  pillar  of  this  policy  and  supports  ASEAN  centrality  in  the regional  architecture.  The  US  also  voices  support  for  peace,  stability,  security  and maritime  security  and  safety  in  the  Eastern  Sea.  Apart  from  TPP,  Viet  Nam  will accelerate  cooperation  with  the  United  States  at  various  forums,  including  ASEAN-led mechanisms, Lower Mekong cooperation, the East Asia Summit and APEC.
In the meantime, we need to continue our work on outstanding issues that remain between us. As a nation with a pacific tradition, Vietnam shelves the past and looks to the future. I am of the view that differences and disagreements exist as a matter of course in any  international  relation.  What  we  need  to  do  is  to  build  confidence,  to  build  our relationship on the respect for each other’s independence, sovereignty, equality, political system and the principle of mutual benefit.
Looking back on the history of Viet Nam– U.S. relations, the establishment of the Comprehensive  Partnership  today  is  the  culmination  of  a  forward-looking  cooperation process  pursued  by  both  sides.  It  began  with  efforts  for  post-war  normalization  of relations,  then  the  establishment  of  diplomatic  ties  in  July  1995,  hence  a  new  era  of relations  between  the  two  countries  and  people.  In  the  past  18  years,  bilateral  relations have made great strides. 2005 marked  yet another milestone with the establishment of a friendly, constructive, and multi-faceted cooperativepartnership on the basis of equality, mutual respect, and mutual benefit.
With the growth of bilateral ties comes the change in how we work together. The policy  of  embargo,  encirclement,  sanction  as  the  modality  of  relations  between  the  two ex-foes gave way to the policy of reconciliation, multifaceted cooperation and of forging constructive partnership under the principles of respect for each other’s political system, mutual  benefit,  dialogue  and  increased  exchanges  to  bridge  differences.  Bilateral  trade and  economic  ties  have  been  growing  fast.  The  U.S.  became  Viet  Nam’s  largest  export market in 2005. Then within 18 years, bilateral trade saw a 54-fold increase. By the end of May 2013, U.S. total investment in Viet Nam amounted to US$ 10.5 billion, ranking 7 among  countries  and  territories  investing  in  our  country.  Cooperation  in  science, technology, culture, education, tourism, defense, security has all seen substantial growth.
A range of activities has been conducted with fruitful results and positive impacts on both sides  on  such  areas  as  healthcare,  humanitarian  cooperation  like  mine  clearance, unexploded ordnance,  consequences of agent orange and dioxin, accounting for missing people in the war.
On the topic of human rights, we accept that there are differences. The most viable way is to continue our dialogue in a frank manner so as to enhance understanding and to narrow  differences.  It  is  with  that  spirit  that  during  the  meeting  with  US  Senators  and Congressmen,  we  exchanged  views  in  an  open  and  friendly  manner  on  our  bilateral relations,  including  human  rights  and  religious  issues.  I  also  invited  several  religious clergies  from  Viet  Nam  to  join  me  on  this  visit  and  they  had  very  frank  talks  with American and international institutions who are interested in these issues.
Ladies and Gentlemen, The message I wish to emphasize is that Viet Nam hopes to work with the United States  to  further  this  full  cooperation  in  the  interests  of  both  nations.  We  should  work together  to  nurture  a  peaceful,  stable,  dynamic  and  prosperous  Asia  Pacific.  And  we strive,  we  must  strive  harder  in  our  cooperation  for  that  common  objective  with  the principle of mutual respect, equality, and mutual benefit.
I thank you, Dr John Hamre and other participants for your very cordial reception. I hope that CSIS will continue with your many conferences, seminars and roundtables in order to exchange ideas onthe cooperation process in Asia Pacific. I hope that  you will exchange ideas on how to boost the bilateral relations with Viet Nam as well. I hope each of  you  will  continue  in  your  activities  to  contribute  in  a  significant  way  toward  this process, as you have done so far.
Thank you once again./.

DỊCH: (Thanh Niên Online)
Thưa Tiến sĩ John Hamre, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ,Thưa các quý vị và các bạn,
Tôi vui mừng tới thăm và phát biểu với các quý vị tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ (CSIS). Trong khán phòng hôm nay, tôi được biết nhiều học giả có tên tuổi, nhiều vị đã có mối quan tâm lâu dài với Việt Nam. Nhiều vị đã và đang có những đóng góp rất quan trọng cho mối bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Xin gửi tới các quý vị lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi đánh giá cao vai trò của CSIS, với tư cách là một trung tâm học thuật, nghiên cứu chiến lược hàng đầu ở Hoa Kỳ và trên thế giới, trong việc tăng cường đối thoại, hiểu biết giữa chính giới, học giả và nhân dân các nước, cũng như đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến an ninh, hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới. Đó là những quan tâm và lợi ích mà tất cả các nước đều chia sẻ. Đây chính là nhân tố quan trọng và rất cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác và phát triển của mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong giai đoạn tới.

Tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ về khung cảnh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong khung cảnh đó.
Vai trò đầu tàu trong liên kết kinh tế thế giới
Những chuyển dịch sâu sắc, chưa từng có trên toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua khẳng định, trong thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất và đóng vai trò đầu tàu trong liên kết kinh tế thế giới. Đây là khu vực tập trung 10 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất, với tỉ trọng thương mại xuyên Thái Bình Dương hiện đã chiếm 2/3 thương mại toàn cầu, đóng góp gần 40% tăng trưởng toàn cầu.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), ông Jim Yong Kim - Ảnh: TTXVN
Châu Á - Thái Bình Dương ngày nay đang đem lại cơ hội cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Hoa Kỳ cùng chia sẻ bờ biển Thái Bình Dương, châu Âu với những mối liên hệ lịch sử, các nước ven bờ Ấn Độ Dương gắn chặt với Thái Bình Dương qua eo biển Ma-lắc-ca. Sự thịnh vượng kinh tế của mỗi nước tại khu vực - dù đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Ấn Độ và các nước ASEAN - đều đóng góp cho sự thịnh vượng chung của cả khu vực. Và ngược lại, một châu Á phồn vinh cũng tạo đà mạnh mẽ cho sự phát triển của mỗi nước trong khu vực. Sự phát triển của khu vực gắn liền với phần còn lại của thế giới. Do đó, việc các nước lớn đặt châu Á - Thái Bình Dương ở vị trí ưu tiên trong chính sách của mình là điều tất yếu.
Những cơ hội to lớn mà châu Á - Thái Bình Dương đem lại đang thúc đẩy xu hướng hợp tác, liên kết năng động. Các diễn đàn khu vực và liên khu vực như APEC, ASEM tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong liên kết giữa các nước ven bờ Thái Bình Dương với châu Á, giữa châu Âu với châu Á. Trong vài năm gần đây, bên cạnh việc triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã ký kết, các nước cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ các liên kết kinh tế mới sâu rộng hơn rất nhiều về cấp độ, quy mô và không gian kinh tế, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á. Tất cả các kênh liên kết này sẽ chiếm tỉ trọng lớn và sẽ đem đến những thay đổi đáng kể trong nền kinh tế toàn cầu, góp phần tạo động lực phát triển mới, đồng thời mở ra triển vọng hướng tới một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP). Có thể nói, việc thực hiện thành công các liên kết này có tầm quan trọng chiến lược với tất cả chúng ta.
Bảo đảm môi trường ổn định để hiện thực hóa tiềm năng
Thưa các quý vị,
Những tiềm năng của khu vực là hết sức to lớn. Thế nhưng, những tiềm năng đó có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào môi trường hòa bình, an ninh khu vực. Bảo đảm một môi trường hòa bình, ổn định, ngăn chặn và kiểm soát các xung đột là trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực.
Việc xây dựng và củng cố một cấu trúc khu vực nhằm tăng cường hợp tác, kết nối giữa các nước về kinh tế, thương mại, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội chính là sự đảm bảo hữu hiệu nhất cho hòa bình và thịnh vượng. Nằm ở trung tâm của khu vực trải rộng từ Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương và là cầu nối giữa các cường quốc, các nước vừa và nhỏ, ASEAN có vị trí hết sức quan trọng trong các tiến trình hợp tác ở châu Á. Chính vì vậy mà các nước đều thừa nhận vai trò trung tâm của Hiệp hội ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Để bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh và phát triển, ASEAN sẽ tăng cường hoạt động của cơ chế, diễn đàn, thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện các công cụ, chuẩn mực, quy tắc. Trong vấn đề an ninh, an toàn và tự do hàng hải, ASEAN kiên trì thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, thực hiện đầy đủ DOC, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982. Việc ASEAN và Trung Quốc mới đây đạt được nhất trí về khởi động tham vấn chính thức nhằm hướng tới Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) là dấu hiệu tích cực ban đầu và cần tiếp tục được thúc đẩy.
Về kinh tế, ASEAN là giao điểm của nhiều mạng kết nối kinh tế - thương mại tại châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN sẽ nỗ lực hơn nữa nhằm gắn kết các hiệp định thương mại tự do song phương cũng như đa phương, thúc đẩy việc hướng tới một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực. Xu thế hướng tới liên kết khu vực chặt chẽ sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ cho các mối quan hệ kinh tế và lợi ích đan xen giữa các nước, một bảo đảm cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng lâu dài.
Các nước lớn luôn có vai trò quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế, trong các cơ chế đa phương và tại châu Á - Thái Bình Dương. Tăng cường quan hệ với các nước đối tác quan trọng luôn là một ưu tiên của ASEAN cũng như Việt Nam. Trong việc xử lý các vấn đề an ninh, điều mà ASEAN mong muốn là hòa bình, ổn định được duy trì, các cơ chế khu vực phát huy vai trò, luật pháp quốc tế được tôn trọng. Chúng tôi mong muốn tất cả các cường quốc đóng góp một cách có trách nhiệm vào nỗ lực chung này. Hiệp hội sẽ không trở thành công cụ cho bất cứ sự đối đầu và chia rẽ nào, một điều sẽ không đem lại lợi ích cho bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN tự cường vào năm 2015 đã trở thành ưu tiên số một của các nước thành viên Hiệp hội. Đối với Việt Nam, đây là một nội hàm hết sức quan trọng trong đường lối đối ngoại chúng tôi. Chúng tôi đã và sẽ tham gia vào các hoạt động của ASEAN một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm, gắn lợi ích quốc gia của mình với lợi ích chung của Hiệp hội nhằm củng cố vai trò, vị thế của ASEAN, duy trì và tăng cường đoàn kết, đồng thuận nội khối. Có như vậy, ASEAN mới có đủ sức mạnh, tự cường để xây dựng thành công Cộng đồng. Chúng tôi cũng sẽ cùng các nước phấn đấu đưa Hiệp hội trở thành hạt nhân trung tâm trong tiến trình hợp tác khu vực, tăng cường mối quan hệ tương tác sâu rộng với các nước đối tác nhằm phục vụ các mục tiêu và lợi ích chung.
Xác lập quan hệ Đối tác toàn diện
Thưa các quý vị,
Trong lòng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương năng động và giàu tiềm năng, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã thực sự được mở rộng và nâng tầm trên nhiều lĩnh vực, cả bề rộng, bề sâu cũng như hiệu quả của các lĩnh vực đó. Nếu nhìn lại cả chặng đường dài lịch sử, chúng ta mới thấy được những bước tiến, những thành tựu trong quan hệ hai nước ngày nay là rất có ý nghĩa.
Như các quý vị có thể đã biết, cách đây 100 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ trên con đường đi tìm tự do và độc lập cho dân tộc mình. Người đã chia sẻ những khát vọng chung của loài người, được Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson nêu trong Tuyên ngôn 1776 khai sinh ra nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ: đó là khát vọng được sống, bình đẳng, tự do và hạnh phúc. Tháng 2.1946, không lâu sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Truman, bày tỏ mong muốn hai dân tộc cùng dựng xây mối quan hệ “hợp tác đầy đủ”. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, năm 1995, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đối với Việt Nam, việc tăng cường quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nằm trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đưa các mối quan hệ với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, ổn định. Sáng hôm nay, tôi đã có cuộc hội đàm với Ngài Tổng thống Obama. Tôi vui mừng thông báo với các bạn, Việt Nam và Hoa Kỳ đã nhất trí xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện. Theo đó, hợp tác giữa hai nước sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực: chính trị - đối ngoại, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, khoa học - công nghệ, quốc phòng - an ninh. Chúng ta sẽ tiếp tục hình thành những cơ chế đối thoại và hợp tác với những chương trình cụ thể nhằm đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu và phát triển thực chất.

Hai nhà lãnh đạo đã quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ - Ảnh: AFP
Một nội dung quan trọng nữa là Việt Nam và Hoa Kỳ đã tái khẳng định quyết tâm và cam kết cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán TPP theo lộ trình đã đề ra, hướng tới một hiệp định cân bằng vì phát triển. Với việc hướng tới tham gia vào liên kết kinh tế quan trọng hàng đầu này, Việt Nam tiến một bước lớn trên con đường hội nhập quốc tế toàn diện, đồng thời đóng góp vào sự năng động, phồn vinh của khu vực. Chúng tôi mong muốn hiện thực hóa những lợi ích về thương mại, đầu tư, công nghệ, tiếp cận các công đoạn cao hơn của chuỗi giá trị và cung ứng ở khu vực và trên toàn cầu, tạo việc làm và góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân. Việc tham gia TPP cũng góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Cố nhiên, quá trình này không hề đơn giản với một nước đang phát triển như Việt Nam. Bên cạnh cố gắng cao độ của chúng tôi thì sự linh hoạt và hợp tác của Hoa Kỳ cũng là yếu tố rất quan trọng.
Chúng tôi nhận thức rõ rằng mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển ổn định, lâu dài, thực chất không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi nước mà còn có tầm quan trọng đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Chúng tôi hoan nghênh cam kết của Tổng thống Obama tiếp tục chính sách tăng cường hợp tác với châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực; coi ASEAN là trụ cột chính trong chính sách này, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và bày tỏ sự ủng hộ đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông. Bên cạnh khuôn khổ TPP, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác với Hoa Kỳ trên nhiều diễn đàn khác nhau, trong đó có các cơ chế của ASEAN, hợp tác Tiểu vùng Mê Công, Cấp cao Đông Á và APEC.
Đương nhiên, hai nước sẽ tiếp tục phải giải quyết  những vấn đề còn tồn tại. Là một dân tộc có truyền thống hòa hiếu, Việt Nam chủ trương “gác lại quá khứ và hướng tới tương lai”. Trong bất cứ mối quan hệ quốc tế nào, việc tồn tại các bất đồng và khác biệt là điều bình thường. Việc chúng ta cần làm là xây dựng lòng tin, xây dựng quan hệ trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, thể chế chính trị và cùng có lợi.
 
Nhìn lại lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, việc xác lập quan hệ Đối tác toàn diện hôm nay là kết quả của một quá trình hợp tác hướng tới tương lai của cả hai bên. Bắt đầu từ những nỗ lực nối lại quan hệ sau chiến tranh, đến tháng 7.1995, bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ đã chính thức được thiết lập, mở ra một chương hoàn toàn mới trong quan hệ giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước. Trong 18 năm qua, mối bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước phát triển nhanh chóng. Năm 2005, hai nước đã xác lập khuôn khổ “quan hệ đối tác ổn định và bền vững”.
Cùng với các bước phát triển của quan hệ, phương cách quan hệ giữa hai bên đang dần thay đổi. Mô thức quan hệ giữa hai cựu thù mà đặc trưng là những chính sách bao vây, cấm vận, trừng phạt trước đây đã nhường chỗ cho các chính sách hòa giải và hợp tác nhiều mặt, đối tác xây dựng mà đặc trưng là tôn trọng thể chế chính trị của nhau, cùng có lợi, đối thoại, gia tăng giao lưu để thu hẹp khác biệt…
Đến nay quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã phát triển nhanh chóng. Từ năm 2005, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp 54 lần trong 18 năm. Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Hoa Kỳ vào Việt Nam tính đến cuối tháng 5.2013 đạt 10,5 tỉ USD, đứng thứ 7 trong số các nước, vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Hợp tác về khoa học, công nghệ, hợp tác về văn hóa, giáo dục, du lịch, quốc phòng - an ninh cũng đang phát triển sâu rộng. Các hoạt động hợp tác về y tế và nhân đạo như rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, vấn đề di chứng và chất độc da cam dioxin, tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh… đã có sự hợp tác tốt và hiệu quả cao, có sức lan tỏa lớn từ cả hai phía.
Thưa các quí vị,
Thông điệp mà tôi muốn nhấn mạnh với quí vị là Việt Nam mong muốn hai nước sẽ tăng cường hợp tác toàn diện vì lợi ích của nhân dân hai nước, cùng chung tay đóng góp và vun đắp cho một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động và thịnh vượng. Và chúng ta cần nỗ lực, hết sức nỗ lực hợp tác với nhau trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi vì mục tiêu chung đó.
Tôi cảm ơn Tiến sĩ John Hamre và quí vị về buổi đón tiếp trọng thể này. Mong rằng CSIS sẽ tiếp tục có nhiều cuộc hội nghị, hội thảo, tọa đàm nhằm trao đổi những ý tưởng về các tiến trình hợp tác tại châu Á - Thái Bình Dương, về sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Mong rằng mỗi quý vị có mặt tại đây sẽ tiếp tục những đóng góp tích cực và có ý nghĩa cho những tiến trình đó, như quý vị đã và đang làm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang
(*) Bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ, chiều 25.7 (giờ Mỹ), nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước đến Hoa Kỳ. Các tít phụ trong bài do Thanh Niên Online đặt.