BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH
THỨC
|
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát
đề
|
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ
THÍ SINH (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Trình bày sự chuyển biến giai
cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 2 (2,5 điểm)
Khi bước vào Đông-Xuân 1953 – 1954,
Pháp-Mỹ có âm mưu và kế hoạch gì ở Đông Dương? Trước tình hình đó,
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng
chiến lược như thế nào?
Câu 3 (2,5 điểm)
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện “Chiến tranh đặc
biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam là gì? Nêu những thắng lợi trên
mặt trận quân sự của quân dân ta ở miền Nam chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt”.
II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 4.a hoặc câu 4.b)
Câu 4.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0
điểm)
Nêu
bản chất của xu thế toàn cầu hóa và những biểu hiện chủ yếu của
xu thế toàn cầu hóa. Vì sao toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là
thách thức đối với các nước đang phát triển?
Câu 4.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0
điểm)
Nêu những sự
kiện chính trong mười năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai để làm
rõ quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe – Tư bản chủ nghĩa
và Xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện đó là
gì?
---------- Hết ---------
Thí sinh không được sử
dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………….; Số
báo danh: ……………………………
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
NĂM 2013
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Câu 1: Trình bày sự chuyển biến
giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục bị phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu
và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống Pháp và thế
lực phản động tay sai.
+ Giai cấp nông dân bị đế quốc và phong
kiến tước đoạt ruộng đất, bần cùng hóa, không lối thoát. Mâu thuẫn giữa
nông dân Việt Nam với Pháp và phong kiến gay gắt. Nông dân là một lực
lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
+ Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu,
khó cạnh tranh với tư bản Pháp. Dần dần phân hóa làm hai bộ phận: Bộ phận
tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế
quốc; Bộ
phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập,bị Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ.
+ Tầng lớp tiểu tư
sản phát triển nhanh về
số lượng, họ có tinh thần dân tộc chống đế quốc và tay sai. Đặc
biệt, bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức là tầng lớp nhạy
bén với thời cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên hang hái hăng hái đấu tranh vì độc
lập dân tộc.
+ Giai cấp công nhân ngày càng phát triển (trước chiến tranh có 10 vạn,
đến năm 1929 có hơn 22 vạn), bị giới tư sản, đế quốc áp bức, bóc lột nặng
nề, gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc; sớm
chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản nên nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong
trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Câu 2: Khi bước vào Đông-Xuân 1953 –
1954, Pháp-Mỹ có âm mưu và kế hoạch gì ở Đông Dương? Trước tình hình
đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra phương hướng
chiến lược như thế nào?
a. Âm mưu và kế hoạch của Pháp –
Mĩ khi bước vào Đông –Xuân 1953-1954
- Ngày 7-5- 1953, được Mĩ thỏa thuận, Nava sang làm Tổng
chỉ huy quân đội ở Đông Dương, thực hiện kế hoạch quân sự mới hy vọng chuyển bại
thành thắng trong vòng 18 tháng – giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh trong
danh dự.
- Kế hoạch Nava được chia thành hai nước. Bước 1
(thu đông 1953 – xuân 1954), giữa thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc, thực
hiện tiến công chiến lược để bình định miền Trung – Nam Đông Dương, giành lấy
nguồn –vật lực, xóa bỏ vùng tự do, ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực,
xây dựng quân đội cơ động chiến lược mạnh; Bước 2 (từ thu – đông 1954), chuyển
lực lượng ra miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự
quyết định để kết thúc chiến tranh.
b. Phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
- Phương hướng chiến lược: tập trung lực lượng tiến
công địch ở những địa bàn quan trọng mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một
bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai;
- Buộc chúng phải chia nhỏ lực lượng để đối phó với ta ở những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng.
- Buộc chúng phải chia nhỏ lực lượng để đối phó với ta ở những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng.
Câu 3: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện “Chiến tranh
đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam là gì? Nêu những thắng
lợi trên mặt trận quân sự của quân dân ta ở miền Nam chiến đấu chống
chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
a. Âm
mưu và thủ đoạn của Mĩ:
- Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt”
là “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”.
- Mĩ đề ra kế hoạch Xtalay –
Taylo, bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. Mĩ tăng viện trợ quân sự, cố vấn
và lực lượng hỗ trợ chiến đấu vào miền Nam. Diệm tăng nhanh lực lượng quân sự,
sử dụng phổ biến các chiến thuật mới...Bộ chỉ huy Mĩ được thành lập trực tiếp
chỉ đạo quân đội Sài Gòn.
- Liên tiếp mở các cuộc
hành quân càn quét, dồn dân lập “Ấp chiến lược”, xem đó là quốc
sách, sương sống của chiến tranh đặc biệt, trang bị hiện đại, sử dụng phổ
biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
Thành
lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV).
+ Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực
lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới,
vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
b. Những thắng lợi
về mặt quân sự của quân và dân ta ở miền Nam trong chiến đấu chống “Chiến
tranh đặc biệt”
- 1961 – 1962, quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến
công của địch, tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt. Năm 1962, quân ta đánh
tan nhiều cuộc càn quét lớn của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh,
Tây Ninh, Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.
- Ngày 2-1-1963, quân
dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của
2000 Mỹ - Ngụy Sài Gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy với phương tiện chiến tranh hiện đại, dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc,
giết giặc lập công”.
- Cuối năm
1964, quân dân Đông Nam Bộ mở chiến dịch Đông Xuân 1964-1965 với trận
Bình
Giã (2-12-1964), loại 1700 tên địch khỏi vòng
chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. Chiến tranh
đặt biệt về cơ bản bị phá sản.
- Sau đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài... gây cho quân dội Sài Gòn thiệt hại nặng,
có nguy cơ tan rã, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
của Mỹ.
PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm)
Nêu bản
chất của xu thế toàn cầu hóa và những biểu hiện chủ yếu của xu
thế toàn cầu hóa. Vì sao toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là
thách thức đối với các nước đang phát triển?
a. Bản
chất của xu thế toàn cầu hóa: là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ,
những tác động ảnh hưởng lẫn nhau của tất cá các khu vực các quốc gia dân tộc
trên thế giới.
b. Những biểu
hiện chủ yếu
+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hê quốc tế.
+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty
xuyên quốc gia.
+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những
tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học-kĩ thuật tăng cường khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế,
thương mại, tài chính quốc tế và khu vực; các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
c. Toàn
cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển
- Cơ hội: sự thúc đẩy rất mạnh, nhanh của việc phát
triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng
cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải
cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế.
- Thách thức: toàn cầu hóa đã làm trầm
trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong
từng nước và giữa các nước ; Toàn cầu hóa làm cho mọi mặt
hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn hoặc tạo ra nguy
cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
Nêu những
sự kiện chính trong mười năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai để
làm rõ quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe – Tư bản chủ
nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện đó
là gì?
a. Những sự
kiện chính trong quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe – Tư bản
chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
- Sự
kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ
nghĩa gây nên tình trạng chiến tranh lạnh của Mĩ là bản thong điệp
của Tổng thống Tru-man gửi Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947, khẳng định sự
tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với mĩ và đề nghị viện trợ
khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước thành tiền phương chống Liên Xô và Đông Âu.
-
Tháng 6 – 1947, Mỹ đưa ra kế hoạch Mác-san, viện trợ các nước Tây Âu 17 tỷ USD
để khôi phục kinh tế sau chiến tranh và nhằm lôi kéo họ về mình chống Liên Xô
và Đông Âu.
- Tháng 4 – 1949, Mỹ lôi kéo 11 nước thành lập
khối quân sự NATO - Liên minh quân sự lớn nhất của phương Tây nhằm chống lại
Liên xô và các nước XHCN.
-
Tháng 1 – 1949, Liên Xô và các nước XHCN thành lập Hội đồng Tương trợ kinh tế
(SEV) để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN.
-
Tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava-
một liên minh chính trị- quân sự mang tính chất phòng thủ và chống lại sự đe dọa
của Mỹ và phương Tây.
- Như
vậy, sự ra đời của NATO và Vácsava là những sự kiện cuối cùng đánh dấu sự
xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.
b. Nguyên nhân chủ yếu: Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Xô – Mỹ. Liên Xô chủ trương
duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của
CNXH và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. Mĩ ra sức chống phá
Liên Xô và các nước XHCN, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới nhằm
thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới:
(ThS. Võ Minh
Tập)