Tìm kiếm cơ hội tích cực ở châu Á - Thái Bình Dương…
Có thể nhận thấy trong lịch trình kéo dài 9 ngày đầy bận rộn của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bắt đầu bằng việc chủ trị Hội nghị cấp cao APEC tại Hawaii, tiếp đó là chuyến công du tới Australia và điểm dừng chân cuối cùng là hòn đảo Bali xinh đẹp tại Indonesia, Tổng thống Barack Obama luôn mang theo một mong muốn cải thiện quan hệ với các nước khu vực châu Á - Thái Bình dương, tìm kiếm cơ hội tích cực tại đây, cũng như khẳng định lại vị thế mà Mỹ cảm thấy đang dần tuột khỏi ảnh hưởng của mình.
Tại Hội nghị thường niên APEC lần này, Mỹ đã bàn với lãnh đạo 21 thành viên APEC về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, tìm kiếm giải pháp bảo vệ khu vực này trước khó khăn kinh tế của châu Âu. Với 21 thành viên APEC chiếm khoảng 40% dân số thế giới và 44% giao thương toàn cầu, Mỹ nhận thức rõ rằng, châu Á đang nổi lên như một khu vực có thể đóng vai trò then chốt trong tương lai nước Mỹ, cả về kinh tế lẫn ý nghĩa chiến lược. Thêm nữa, Mỹ cũng đã cảm nhận những ưu thế về kinh tế của thế giới đang dịch chuyển từ Tây sang Đông. Đã đến lúc Mỹ không thể xem nhẹ vai trò của các quốc gia châu Á và Mỹ chắc chắn không muốn mình đứng ngoài trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng ngay tại sân nhà của quốc gia giữ vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới này.
Với những mục đích trên và hy vọng củng cố sự dịch chuyển chậm mà chắc về khu vực nắm giữ phần nào tương lai nước Mỹ, lịch trình chuyến công du kéo dài 9 ngày của Tổng thống Mỹ tưởng là nhiều, song rõ ràng vẫn là chưa đủ đối với những tham vọng của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau Hawaii, trước khi bắt đầu chuyến công du thứ hai tới Indonesia, Tổng thống Barack Obama sẽ bay đến Australia, nơi chủ đề hợp tác quân sự được đặt lên bàn nghị trình. Còn trong chuyến công du Indonesia, ông sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, tổ chức trên đảo du lịch Bali, cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước Đông và Nam Á cùng Mỹ, Australia , New Zealand và Nga.
Chưa rõ Tổng thống Barack Obama gặt hái được gì từ các chuyến đi nói trên, song một điều các quốc gia đều nhận thấy là Tổng thống Barack Obama muốn khẳng định với các nước đồng minh rằng, Mỹ sẽ đóng một vai trò then chốt trong khu vực và là đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống George W Bush cũng xác định tăng cường quan hệ với châu Á song đã không đủ nhiệt thành để thực hiện các cuộc gặp đầy kiểu cách như ông Barack Obama đang làm.
… với hy vọng giành lại vị thế ở khu vực này
Ngoài nỗ lực thắt chặt quan hệ chiến lược với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình dương, cũng có thể nhận thấy, Mỹ đang muốn dựa vào APEC để tăng cường vai trò của mình trong khu vực và khéo léo “kiềm tỏa” Trung Quốc, chứng tỏ vai trò là đối trọng của quốc gia này.
Có lẽ vì nôn nóng muốn sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, như lời nhận xét của ông Andrew Small, chuyên gia châu Á của Quỹ Marshall tại Washington là “Mỹ có vẻ quá mềm mỏng với Trung Quốc, khiến nước này cho rằng, Mỹ đang suy thoái nhanh do vướng vào cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế và càng có thái độ lấn lướt Mỹ”. Không chấp nhận điều đó, trong hai năm qua, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã không bỏ qua cơ hội nào để “chỉnh sửa quan niệm sai lạc của Bắc Kinh về sự dịch chuyển quyền lực do cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra”. Sự kiện mới nhất là Mỹ đang tích cực thúc đẩy thành lập một khu vực, trong đó tiến hành tự do hóa thương mại và đầu tư, giải quyết các vấn đề thương mại mới và truyền thống cũng như các thách thức của thế kỷ XXI.
Trong khi các nhà lãnh đạo tin tưởng rằng, đây sẽ là một hình mẫu cho các hiệp định thương mại tự do trong tương lai, thúc đẩy các mối liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và hỗ trợ tạo việc làm, mang lại mức sống cao hơn và giảm đói nghèo cho người dân tại mỗi nước thành viên thì với vai trò là một thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Mỹ đã “bỏ qua” Trung Quốc vì cho rằng, Trung Quốc chắc sẽ không tham gia hiệp định này bởi quốc gia này dường như không muốn minh bạch thương mại. Mỹ cũng bỏ ngoài tai những phản hồi từ phía “nền kinh tế lớn thứ hai thế giới” rằng, TPP sẽ ít có giá trị nếu thiếu sự góp mặt của Trung Quốc, và rằng “Bắc Kinh có rất nhiều cách để hợp tác với các nước trong vùng, không nhất thiết phải tham gia TPP”. Hiện có 9 nước quyết định tham gia gồm Mỹ, Australia, Việt Nam, Chile, Peru, Singapore, New Zealand, Malaysia, và Brunei. Nhật Bản và Canada cũng đã quyết định tham gia đàm phán gia nhập khối này.
Trong khi đó, căn cứ diễn biến Hội nghị thường niên APEC vừa qua, các nhà phân tích cho rằng, dường như Mỹ đã “mượn” TPP để tạo vành đai bao vây Trung Quốc về mặt kinh tế, gạt nước này ra khỏi mậu dịch quốc tế. Ý đồ này có thể hiểu là gì, nếu như không phải là một sự tranh giành ảnh hưởng giữa các ông lớn trên bàn cờ kinh tế, chính trị quốc tế?!
Có thể nhận thấy trong lịch trình kéo dài 9 ngày đầy bận rộn của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bắt đầu bằng việc chủ trị Hội nghị cấp cao APEC tại Hawaii, tiếp đó là chuyến công du tới Australia và điểm dừng chân cuối cùng là hòn đảo Bali xinh đẹp tại Indonesia, Tổng thống Barack Obama luôn mang theo một mong muốn cải thiện quan hệ với các nước khu vực châu Á - Thái Bình dương, tìm kiếm cơ hội tích cực tại đây, cũng như khẳng định lại vị thế mà Mỹ cảm thấy đang dần tuột khỏi ảnh hưởng của mình.
Tại Hội nghị thường niên APEC lần này, Mỹ đã bàn với lãnh đạo 21 thành viên APEC về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, tìm kiếm giải pháp bảo vệ khu vực này trước khó khăn kinh tế của châu Âu. Với 21 thành viên APEC chiếm khoảng 40% dân số thế giới và 44% giao thương toàn cầu, Mỹ nhận thức rõ rằng, châu Á đang nổi lên như một khu vực có thể đóng vai trò then chốt trong tương lai nước Mỹ, cả về kinh tế lẫn ý nghĩa chiến lược. Thêm nữa, Mỹ cũng đã cảm nhận những ưu thế về kinh tế của thế giới đang dịch chuyển từ Tây sang Đông. Đã đến lúc Mỹ không thể xem nhẹ vai trò của các quốc gia châu Á và Mỹ chắc chắn không muốn mình đứng ngoài trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng ngay tại sân nhà của quốc gia giữ vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới này.
Với những mục đích trên và hy vọng củng cố sự dịch chuyển chậm mà chắc về khu vực nắm giữ phần nào tương lai nước Mỹ, lịch trình chuyến công du kéo dài 9 ngày của Tổng thống Mỹ tưởng là nhiều, song rõ ràng vẫn là chưa đủ đối với những tham vọng của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau Hawaii, trước khi bắt đầu chuyến công du thứ hai tới Indonesia, Tổng thống Barack Obama sẽ bay đến Australia, nơi chủ đề hợp tác quân sự được đặt lên bàn nghị trình. Còn trong chuyến công du Indonesia, ông sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, tổ chức trên đảo du lịch Bali, cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước Đông và Nam Á cùng Mỹ, Australia , New Zealand và Nga.
Chưa rõ Tổng thống Barack Obama gặt hái được gì từ các chuyến đi nói trên, song một điều các quốc gia đều nhận thấy là Tổng thống Barack Obama muốn khẳng định với các nước đồng minh rằng, Mỹ sẽ đóng một vai trò then chốt trong khu vực và là đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống George W Bush cũng xác định tăng cường quan hệ với châu Á song đã không đủ nhiệt thành để thực hiện các cuộc gặp đầy kiểu cách như ông Barack Obama đang làm.
… với hy vọng giành lại vị thế ở khu vực này
Ngoài nỗ lực thắt chặt quan hệ chiến lược với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình dương, cũng có thể nhận thấy, Mỹ đang muốn dựa vào APEC để tăng cường vai trò của mình trong khu vực và khéo léo “kiềm tỏa” Trung Quốc, chứng tỏ vai trò là đối trọng của quốc gia này.
Có lẽ vì nôn nóng muốn sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, như lời nhận xét của ông Andrew Small, chuyên gia châu Á của Quỹ Marshall tại Washington là “Mỹ có vẻ quá mềm mỏng với Trung Quốc, khiến nước này cho rằng, Mỹ đang suy thoái nhanh do vướng vào cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế và càng có thái độ lấn lướt Mỹ”. Không chấp nhận điều đó, trong hai năm qua, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã không bỏ qua cơ hội nào để “chỉnh sửa quan niệm sai lạc của Bắc Kinh về sự dịch chuyển quyền lực do cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra”. Sự kiện mới nhất là Mỹ đang tích cực thúc đẩy thành lập một khu vực, trong đó tiến hành tự do hóa thương mại và đầu tư, giải quyết các vấn đề thương mại mới và truyền thống cũng như các thách thức của thế kỷ XXI.
Trong khi các nhà lãnh đạo tin tưởng rằng, đây sẽ là một hình mẫu cho các hiệp định thương mại tự do trong tương lai, thúc đẩy các mối liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và hỗ trợ tạo việc làm, mang lại mức sống cao hơn và giảm đói nghèo cho người dân tại mỗi nước thành viên thì với vai trò là một thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Mỹ đã “bỏ qua” Trung Quốc vì cho rằng, Trung Quốc chắc sẽ không tham gia hiệp định này bởi quốc gia này dường như không muốn minh bạch thương mại. Mỹ cũng bỏ ngoài tai những phản hồi từ phía “nền kinh tế lớn thứ hai thế giới” rằng, TPP sẽ ít có giá trị nếu thiếu sự góp mặt của Trung Quốc, và rằng “Bắc Kinh có rất nhiều cách để hợp tác với các nước trong vùng, không nhất thiết phải tham gia TPP”. Hiện có 9 nước quyết định tham gia gồm Mỹ, Australia, Việt Nam, Chile, Peru, Singapore, New Zealand, Malaysia, và Brunei. Nhật Bản và Canada cũng đã quyết định tham gia đàm phán gia nhập khối này.
Trong khi đó, căn cứ diễn biến Hội nghị thường niên APEC vừa qua, các nhà phân tích cho rằng, dường như Mỹ đã “mượn” TPP để tạo vành đai bao vây Trung Quốc về mặt kinh tế, gạt nước này ra khỏi mậu dịch quốc tế. Ý đồ này có thể hiểu là gì, nếu như không phải là một sự tranh giành ảnh hưởng giữa các ông lớn trên bàn cờ kinh tế, chính trị quốc tế?!