Kết thúc Hội nghị, đại diện các nước đã
thông qua Nghị quyết trong đó nhấn mạnh sẵn sàng cùng đóng góp những nỗ
lực chung để giúp Afghanistan lập lại hòa bình, ổn định và phát triển
kinh tế bền vững. Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài thống nhất trên cơ sở
tinh thần quốc tế hữu nghị giữa các nước với Afghanistan - một quốc gia
bị chiến tranh tàn phá hơn 10 năm nay, vẫn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn về
lợi ích giữa các cường quốc hàng đầu thế giới với các quốc gia trong khu
vực.
Với một quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt về địa - chính trị và địa - chiến lược như Afghanistan thì công cuộc tái thiết hòa bình ở đó là tổ hợp nhiều vấn đề phức tạp. Điều đầu tiên và quan trọng nhất chứa nhiều ẩn số trong “bài toán Afghanistan” hiện chưa có lời giải, đó là câu hỏi “liệu Mỹ sẽ nghiêm túc và thiện chí tới đâu trong việc thực hiện kế hoạch rút quân, dự kiến kết thúc vào năm 2014?”.
Nếu không kể tới thắng lợi gây nhiều tranh cãi của Mỹ trong việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden thì Mỹ đã không giành được thắng lợi đáng kể nào trong “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” mà Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã tuyên bố, khi mở màn cuộc chiến tranh ở Afghanistan cách đây hơn 10 năm. Mỹ tuyên bố, mục tiêu của “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan là tiêu diệt lực lượng “Taliban” và mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda”.
Nhưng sau hơn 10 năm, lực lượng “Taliban” không những không bị tiêu diệt mà còn mạnh hơn so với năm 2001, còn mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” đã lan rộng không chỉ từ Afghanistan sang nước láng giềng Pakistan mà còn tới cả các nước Trung Đông, châu Phi và Đông Nam Á. Thậm chí, các mạng lưới khủng bố, trong đó có cả “Al-Qaeda”, đã có mặt trong các cuộc bạo động chính trị - xã hội ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông mà chính giới Mỹ gọi là “mùa xuân Arập”. Còn một “thắng lợi” nữa của Mỹ ít ai nói tới ở Afghanistan là kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu hiện diện ở đây thì khối lượng sản xuất chất ma túy tại quốc gia Trung Á này đã gia tăng đột biến, lên gấp hơn 40 lần, vượt rất xa thời kỳ lực lượng "Taliban" còn nắm quyền ở thủ đô Cabul.
Mặc dù “vốn liếng chiến tranh” mà Mỹ gặt hái được ở Afghanistan là không nhiều, nhưng một thực tế mà ai cũng nhận thấy là Mỹ không muốn mất ảnh hưởng của họ ở quốc gia Trung Á này và những khu vực lân cận, trong khi tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan và đã phải tiêu tốn hàng ngàn tỉ USD mới có được. Điều này càng được nhận thấy rõ khi giới phân tích chính trị quốc tế tranh luận về khả năng Mỹ, Anh hoặc Israel có thể giáng đòn tấn công phủ đầu nhằm vào Iran. Vì thế, một câu hỏi lớn đặt ra là liệu Afghanistan - quốc gia có chung biên giới với Iran, có trở thành bàn đạp để Mỹ và liên quân tiến hành các hoạt động chống phá Iran? Tổng thống Israel, Shimon Peres, đã không giấu giếm ý đồ mở cuộc chiến tranh xâm lược Iran chỉ để nhằm “xóa sổ chương trình hạt nhân của Teheran” mà Tel-Aviv cho là để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Đặc biệt, sau khi cuộc chiến tranh ở Libya kết thúc, một số quan chức cấp cao của Mỹ và NATO đã nói tới khả năng “mùa xuân Arập” có thể sẽ bùng phát tại các nước Trung Á trong không gian hậu Xô-viết. Còn Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đề nghị Quốc hội Mỹ bổ nhiệm ông Michael McFaul, cố vấn đặc biệt của đương kim tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, Giám đốc phụ trách Nga và khu vực Á - Âu trong Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, chuyên gia bậc thầy về “cách mạng nhung” và là một trong những tác giả của kịch bản chiến tranh Libya, làm Đại sứ mới của Mỹ ở Nga, thay thế ông John R. Beyrle, Đại sứ hiện nay của Mỹ ở Nga nhậm chức từ năm 2008.
Giới phân tích chính trị quốc tế nhận định, trên danh nghĩa kế hoạch Mỹ rút hết quân ra khỏi Afghanistan vẫn không thay đổi nhưng thay thế các đơn vị chính quy đó sẽ là các đơn vị đặc nhiệm và hàng vạn nhân viên của “các công ty quân sự tư nhân phi chính phủ”, trong đó có “hướng dẫn viên” bậc thầy về “chiến tranh bí mật”.
Khác với ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Afghanistan, nhiều quốc gia khác đang thực hiện kế hoạch giúp đỡ và hợp tác với quốc gia này như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan. Trong đó, Ấn Độ là cường quốc hàng đầu trong khu vực có nhiều lợi ích ở Afghanistan, vừa trùng hợp và vừa mâu thuẫn với Mỹ. Lợi ích của Ấn Độ chỉ trùng hợp lợi ích với Mỹ trong việc ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Afghanistan và trong cuộc chiến chống các nhóm Hồi giáo cực đoan. Còn trong quan hệ với Iran, lập trường của Ấn Độ khác với Mỹ. Ấn Độ đã ký kết nhiều hợp đồng kinh tế lớn với Iran, trong đó đáng chú ý nhất là dự án Ấn Độ xây dựng tuyến đường sắt để kết nối các mỏ khai thác quặng sắt Hajigak tại Afghanistan với cảng Chabahar của Iran. Ở khu vực Nam Á, Ấn Độ là cường quốc lớn có vị thế và lợi ích chiến lược độc lập nên họ khó có thể “ngoan ngoãn” chịu sự chi phối của Mỹ.
Tháng trước, Ấn Độ và Afghanistan đã từng ký thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai tới New Delhi ngày 5-10-2011. Thỏa thuận này là cơ sở thể chế để tiếp tục hợp tác về an ninh, chính trị và thương mại. Theo tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sau khi ký văn kiện này, Ấn Độ trở thành nước đầu tiên cùng ký kết thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược với Afghanistan. Thời gian qua, với các đề án hạ tầng cơ sở khác nhau, Ấn Độ đã dành cho Afghanistan gói tín dụng gần 2 tỉ USD.
Sau khi Ấn Độ và Pakistan ký thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược với Afghanistan, giới quan sát dự báo về triển vọng Afghanistan sẽ trở thành địa bàn trung gian hóa giải cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Dự báo đó là có cơ sở trong bối cảnh quan hệ giữa Afghanistan và Pakistan ngày càng được cải thiện. Biểu hiện rõ ràng nhất cho quá trình xích lại gần nhau giữa Ấn Độ và Pakistan là đầu tháng 11-2011, Chính phủ Pakistan quyết định dành cho Ấn Độ quy chế tối huệ quốc trong thương mại. Đây là biểu hiện thiện chí và bước đi cụ thể của Pakistan theo hướng bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại với Ấn Độ, từng bước tiến tới bình thường hóa quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước.
Pakistan với vai trò và vị thế quan trọng trong quan hệ với Afghanistan, đang cải thiện và thắt chặt quan hệ với các nước khác như Nga và Trung Quốc. Sau sự kiện Mỹ bí mật tổ chức chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden trên lãnh thổ Pakistan, quan hệ giữa Washington và Islamabad ngày một xấu đi trông thấy. Trước đây, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ hợp tác với Pakistan để chống Liên Xô, đồng thời kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay, Pakistan đang từng bước trở thành đối tác chiến lược của Nga và Trung Quốc, đồng thời cải thiện quan hệ với Ấn Độ. Trong bối cảnh đó, “tứ giác chiến lược” Nga - Trung Quốc - Afghanistan - Pakistan trở nên quan trọng trên bàn cờ địa - chính trị quốc tế.
Với Afghanistan, hiện nay Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất ở quốc gia này. Trong khi Mỹ và các đồng minh tiêu tốn hàng ngàn tỉ USD cho “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan thì các công ty của Trung Quốc “lặng lẽ” tiến hành khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Để bảo đảm cho hoạt động đầu tư này có hiệu quả, Trung Quốc rất cần môi trường chính trị ổn định ở Afghanistan. Trong trường hợp này, Pakistan đóng vai trò trung gian không thể thiếu trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Afghanistan, không chỉ với các nhà lãnh đạo đương nhiệm hiện nay ở Cabul mà cả với những nhân vật chính trị sẽ thay thế Chính phủ hiện nay của Tổng thống Hamid Karzai trong tương lai, một khi Mỹ rút khỏi Afghanistan.
Trong quan hệ với Afghanistan, nổi lên vai trò của Nga. Điều mà Chính quyền ở Moscow lo ngại nhất sau khi Mỹ và NATO hiện diện ở Afghanistan là quốc gia Trung Á này đã trở thành nơi xuất xứ khối lượng chất ma túy khổng lồ tràn vào Nga. Giới phân tích từng cảnh báo, một cuộc “chiến tranh ma túy” xuất phát từ Afghanistan đang nhằm vào Nga trong hơn 10 năm nay, bởi phần lớn chất ma túy sản xuất ở Afghanistan được tung vào thị trường Nga. Vì thế, Moscow rất quan tâm đến một đất nước Afghanistan hòa bình và thịnh vượng chứ không phải địa bàn chủ yếu cung cấp các loại ma túy và cơ sở huấn luyện khủng bố để chống lại Nga.
Ngoài Nga, các nước Trung Á trong không gian hậu Xô-viết đồng thời là các nước láng giềng với Afghanistan như Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan đều rất quan tấm đến tương lai của quốc gia này. Họ gắn bó với Afghanistan không chỉ do gần gũi về vị trí địa lý mà còn là sự tương đồng về văn hóa, lịch sử và dân tộc.
Như vậy, tình hình liên quan tới Afghanistan hiện nay và trong tương lai khiến dư luận liên tưởng đến một “bàn cờ lớn” mà chuyên gia chính trị hàng đầu ở Mỹ, cố vấn chính trị của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Zbigniew Brzezinski, đã từng dự báo vào cuối thế kỷ XX. Số đấu thủ tham gia “bàn cờ lớn” này không chỉ có hai mà là nhiều hơn, trong đó mỗi đấu thủ đều có chiến lược và chiến thuật riêng của mình./.
Với một quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt về địa - chính trị và địa - chiến lược như Afghanistan thì công cuộc tái thiết hòa bình ở đó là tổ hợp nhiều vấn đề phức tạp. Điều đầu tiên và quan trọng nhất chứa nhiều ẩn số trong “bài toán Afghanistan” hiện chưa có lời giải, đó là câu hỏi “liệu Mỹ sẽ nghiêm túc và thiện chí tới đâu trong việc thực hiện kế hoạch rút quân, dự kiến kết thúc vào năm 2014?”.
Nếu không kể tới thắng lợi gây nhiều tranh cãi của Mỹ trong việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden thì Mỹ đã không giành được thắng lợi đáng kể nào trong “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” mà Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã tuyên bố, khi mở màn cuộc chiến tranh ở Afghanistan cách đây hơn 10 năm. Mỹ tuyên bố, mục tiêu của “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan là tiêu diệt lực lượng “Taliban” và mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda”.
Nhưng sau hơn 10 năm, lực lượng “Taliban” không những không bị tiêu diệt mà còn mạnh hơn so với năm 2001, còn mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda” đã lan rộng không chỉ từ Afghanistan sang nước láng giềng Pakistan mà còn tới cả các nước Trung Đông, châu Phi và Đông Nam Á. Thậm chí, các mạng lưới khủng bố, trong đó có cả “Al-Qaeda”, đã có mặt trong các cuộc bạo động chính trị - xã hội ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông mà chính giới Mỹ gọi là “mùa xuân Arập”. Còn một “thắng lợi” nữa của Mỹ ít ai nói tới ở Afghanistan là kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu hiện diện ở đây thì khối lượng sản xuất chất ma túy tại quốc gia Trung Á này đã gia tăng đột biến, lên gấp hơn 40 lần, vượt rất xa thời kỳ lực lượng "Taliban" còn nắm quyền ở thủ đô Cabul.
Mặc dù “vốn liếng chiến tranh” mà Mỹ gặt hái được ở Afghanistan là không nhiều, nhưng một thực tế mà ai cũng nhận thấy là Mỹ không muốn mất ảnh hưởng của họ ở quốc gia Trung Á này và những khu vực lân cận, trong khi tiến hành cuộc chiến ở Afghanistan và đã phải tiêu tốn hàng ngàn tỉ USD mới có được. Điều này càng được nhận thấy rõ khi giới phân tích chính trị quốc tế tranh luận về khả năng Mỹ, Anh hoặc Israel có thể giáng đòn tấn công phủ đầu nhằm vào Iran. Vì thế, một câu hỏi lớn đặt ra là liệu Afghanistan - quốc gia có chung biên giới với Iran, có trở thành bàn đạp để Mỹ và liên quân tiến hành các hoạt động chống phá Iran? Tổng thống Israel, Shimon Peres, đã không giấu giếm ý đồ mở cuộc chiến tranh xâm lược Iran chỉ để nhằm “xóa sổ chương trình hạt nhân của Teheran” mà Tel-Aviv cho là để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Đặc biệt, sau khi cuộc chiến tranh ở Libya kết thúc, một số quan chức cấp cao của Mỹ và NATO đã nói tới khả năng “mùa xuân Arập” có thể sẽ bùng phát tại các nước Trung Á trong không gian hậu Xô-viết. Còn Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa đề nghị Quốc hội Mỹ bổ nhiệm ông Michael McFaul, cố vấn đặc biệt của đương kim tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, Giám đốc phụ trách Nga và khu vực Á - Âu trong Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, chuyên gia bậc thầy về “cách mạng nhung” và là một trong những tác giả của kịch bản chiến tranh Libya, làm Đại sứ mới của Mỹ ở Nga, thay thế ông John R. Beyrle, Đại sứ hiện nay của Mỹ ở Nga nhậm chức từ năm 2008.
Giới phân tích chính trị quốc tế nhận định, trên danh nghĩa kế hoạch Mỹ rút hết quân ra khỏi Afghanistan vẫn không thay đổi nhưng thay thế các đơn vị chính quy đó sẽ là các đơn vị đặc nhiệm và hàng vạn nhân viên của “các công ty quân sự tư nhân phi chính phủ”, trong đó có “hướng dẫn viên” bậc thầy về “chiến tranh bí mật”.
Khác với ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Afghanistan, nhiều quốc gia khác đang thực hiện kế hoạch giúp đỡ và hợp tác với quốc gia này như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan. Trong đó, Ấn Độ là cường quốc hàng đầu trong khu vực có nhiều lợi ích ở Afghanistan, vừa trùng hợp và vừa mâu thuẫn với Mỹ. Lợi ích của Ấn Độ chỉ trùng hợp lợi ích với Mỹ trong việc ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Afghanistan và trong cuộc chiến chống các nhóm Hồi giáo cực đoan. Còn trong quan hệ với Iran, lập trường của Ấn Độ khác với Mỹ. Ấn Độ đã ký kết nhiều hợp đồng kinh tế lớn với Iran, trong đó đáng chú ý nhất là dự án Ấn Độ xây dựng tuyến đường sắt để kết nối các mỏ khai thác quặng sắt Hajigak tại Afghanistan với cảng Chabahar của Iran. Ở khu vực Nam Á, Ấn Độ là cường quốc lớn có vị thế và lợi ích chiến lược độc lập nên họ khó có thể “ngoan ngoãn” chịu sự chi phối của Mỹ.
Tháng trước, Ấn Độ và Afghanistan đã từng ký thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược trong chuyến thăm của Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai tới New Delhi ngày 5-10-2011. Thỏa thuận này là cơ sở thể chế để tiếp tục hợp tác về an ninh, chính trị và thương mại. Theo tuyên bố của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh sau khi ký văn kiện này, Ấn Độ trở thành nước đầu tiên cùng ký kết thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược với Afghanistan. Thời gian qua, với các đề án hạ tầng cơ sở khác nhau, Ấn Độ đã dành cho Afghanistan gói tín dụng gần 2 tỉ USD.
Sau khi Ấn Độ và Pakistan ký thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược với Afghanistan, giới quan sát dự báo về triển vọng Afghanistan sẽ trở thành địa bàn trung gian hóa giải cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Dự báo đó là có cơ sở trong bối cảnh quan hệ giữa Afghanistan và Pakistan ngày càng được cải thiện. Biểu hiện rõ ràng nhất cho quá trình xích lại gần nhau giữa Ấn Độ và Pakistan là đầu tháng 11-2011, Chính phủ Pakistan quyết định dành cho Ấn Độ quy chế tối huệ quốc trong thương mại. Đây là biểu hiện thiện chí và bước đi cụ thể của Pakistan theo hướng bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại với Ấn Độ, từng bước tiến tới bình thường hóa quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước.
Pakistan với vai trò và vị thế quan trọng trong quan hệ với Afghanistan, đang cải thiện và thắt chặt quan hệ với các nước khác như Nga và Trung Quốc. Sau sự kiện Mỹ bí mật tổ chức chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden trên lãnh thổ Pakistan, quan hệ giữa Washington và Islamabad ngày một xấu đi trông thấy. Trước đây, trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Mỹ hợp tác với Pakistan để chống Liên Xô, đồng thời kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc. Hiện nay, Pakistan đang từng bước trở thành đối tác chiến lược của Nga và Trung Quốc, đồng thời cải thiện quan hệ với Ấn Độ. Trong bối cảnh đó, “tứ giác chiến lược” Nga - Trung Quốc - Afghanistan - Pakistan trở nên quan trọng trên bàn cờ địa - chính trị quốc tế.
Với Afghanistan, hiện nay Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất ở quốc gia này. Trong khi Mỹ và các đồng minh tiêu tốn hàng ngàn tỉ USD cho “cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan thì các công ty của Trung Quốc “lặng lẽ” tiến hành khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Để bảo đảm cho hoạt động đầu tư này có hiệu quả, Trung Quốc rất cần môi trường chính trị ổn định ở Afghanistan. Trong trường hợp này, Pakistan đóng vai trò trung gian không thể thiếu trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với Afghanistan, không chỉ với các nhà lãnh đạo đương nhiệm hiện nay ở Cabul mà cả với những nhân vật chính trị sẽ thay thế Chính phủ hiện nay của Tổng thống Hamid Karzai trong tương lai, một khi Mỹ rút khỏi Afghanistan.
Trong quan hệ với Afghanistan, nổi lên vai trò của Nga. Điều mà Chính quyền ở Moscow lo ngại nhất sau khi Mỹ và NATO hiện diện ở Afghanistan là quốc gia Trung Á này đã trở thành nơi xuất xứ khối lượng chất ma túy khổng lồ tràn vào Nga. Giới phân tích từng cảnh báo, một cuộc “chiến tranh ma túy” xuất phát từ Afghanistan đang nhằm vào Nga trong hơn 10 năm nay, bởi phần lớn chất ma túy sản xuất ở Afghanistan được tung vào thị trường Nga. Vì thế, Moscow rất quan tâm đến một đất nước Afghanistan hòa bình và thịnh vượng chứ không phải địa bàn chủ yếu cung cấp các loại ma túy và cơ sở huấn luyện khủng bố để chống lại Nga.
Ngoài Nga, các nước Trung Á trong không gian hậu Xô-viết đồng thời là các nước láng giềng với Afghanistan như Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan đều rất quan tấm đến tương lai của quốc gia này. Họ gắn bó với Afghanistan không chỉ do gần gũi về vị trí địa lý mà còn là sự tương đồng về văn hóa, lịch sử và dân tộc.
Như vậy, tình hình liên quan tới Afghanistan hiện nay và trong tương lai khiến dư luận liên tưởng đến một “bàn cờ lớn” mà chuyên gia chính trị hàng đầu ở Mỹ, cố vấn chính trị của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Zbigniew Brzezinski, đã từng dự báo vào cuối thế kỷ XX. Số đấu thủ tham gia “bàn cờ lớn” này không chỉ có hai mà là nhiều hơn, trong đó mỗi đấu thủ đều có chiến lược và chiến thuật riêng của mình./.