Tuyên
bố khẳng định tăng cường phối hợp và hợp tác ASEAN trong các vấn đề
toàn cầu, các vấn đề quan tâm chung tại các diễn đàn đa phương, các tổ
chức quốc tế, nhằm hướng tới xây dựng lập trường chung của ASEAN và tăng
cường sự đóng góp của ASEAN trên các vấn đề toàn cầu, qua đó nâng cao
vai trò và tiếng nói của ASEAN trong khu vực và trên thế giới.
Các nguyên tắc được nêu lên trong
Tuyên bố là tôn trọng Luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến
chương ASEAN, dựa trên các văn kiện quan trọng đã ký của ASEAN và có
tính đến nội luật của các quốc gia thành viên của Hiệp hội.
Định hướng của Tuyên bố nêu rõ, việc
xây dựng lập trường chung và định hướng hợp tác của ASEAN về các vấn đề
toàn cầu sẽ dựa trên cơ sở một Cộng đồng ASEAN vững mạnh với các nguyên
tắc cơ bản, giá trị và bản sắc ASEAN; ASEAN sẽ tiếp tục phát huy vai trò
là động lực thúc đẩy hợp tác khu vực, là trung tâm kết nối các mối liên
kết khu vực trên nhiều tầng nấc khác nhau, góp phần vào hòa bình, ổn
định và phát triển ở khu vực; đồng thời Hiệp hội sẽ không ngừng nâng cao
năng lực và trách nhiệm nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn
cầu.
Tuyên bố sẽ được triển khai đồng bộ
trên cả ba trụ cột Cộng đồng; Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) giữ vai trò
điều phối và các quan chức cao cấp ASEAN trong các lĩnh vực hợp tác, Uỷ
ban Đại diện thường trực tại ASEAN (CPR) và Ban thư ký ASEAN đóng vai
trò giúp việc.
Các biện pháp được đề ra là tôn trọng
các nguyên tắc về độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ; giải
quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp; không xâm lược hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực; xây dựng văn hóa hòa bình, tôn trọng tính đa dạng.
Ứng phó hiệu quả với tội phạm xuyên
quốc gia; bảo đảm an toàn hàng hải; tăng cường hợp tác chống khủng bố.
Thúc đẩy không phổ biến vũ khí; giải trừ vũ khí; ủng hộ thành lập khu
vực phi hạt nhân; sớm thúc đẩy 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân thamg gia
Hiệp ước SEANWFZ.
Ủng hộ thu hẹp khoảng cách phát triển,
tiến tới một khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu; tăng
cường năng lực của ASEAN với mục tiêu trở thành một nhân tố vững mạnh
và năng động hơn trong hệ thống cung cấp toàn cầu.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức
quốc tế liên quan nhằm đưa tính năng động kinh tế, thịnh vượng bền vững
và tăng trưởng đồng đều lên mức độ cao hơn.
Xây dựng năng lực để ứng phó và thích
ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; tăng cường nhận thức
và sự tham gia của công chúng và tăng cường phối hợp quân-dân sự nhằm
ứng phó hiệu quả, kịp thời các thiên tai chính; xây dựng hệ thống cảnh
báo sớm cho khu vực; tăng cường công tác điều phối phòng, chống và khắc
phục thiên tai.
Đảm bảo nỗ lực liên tục hướng tới sự
cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bền vững về môi
trường nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến việc đạt được các Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
Về Y tế, Khoa học kỹ thuật, Giáo dục,
Nguồn nhân lực, Văn hóa và Chất lượng sống cao, đảm bảo cơ hội tiếp cận
đầy đủ với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe với mức giá hợp lý,
thông qua tăng cường chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển,
thiết lập mạng lưới các viên khoa học kỹ thuật, tăng cường phối hợp với
các tổ chức giáo dục khu vực và quốc tế và thúc đẩy giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
Chiều cùng ngày, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã chứng kiến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ký Hiệp định về việc
thành lập Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo đối với quản lý
thiên tai và Bộ trưởng Kênh Văn hóa Xã hội ASEAN ký Tuyên bố ASEAN về
đoàn kết trong đa dạng văn hóa: Tiến tới củng cố Cộng đồng ASEAN.
Theo VGPNews |
Tăng cường hợp tác ASEAN trong các vấn đề toàn cầu | |||
Tuyên
bố khẳng định tăng cường phối hợp và hợp tác ASEAN trong các vấn đề
toàn cầu, các vấn đề quan tâm chung tại các diễn đàn đa phương, các tổ
chức quốc tế, nhằm hướng tới xây dựng lập trường chung của ASEAN và tăng
cường sự đóng góp của ASEAN trên các vấn đề toàn cầu, qua đó nâng cao
vai trò và tiếng nói của ASEAN trong khu vực và trên thế giới.
Các nguyên tắc được nêu lên trong
Tuyên bố là tôn trọng Luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến
chương ASEAN, dựa trên các văn kiện quan trọng đã ký của ASEAN và có
tính đến nội luật của các quốc gia thành viên của Hiệp hội.
Định hướng của Tuyên bố nêu rõ, việc
xây dựng lập trường chung và định hướng hợp tác của ASEAN về các vấn đề
toàn cầu sẽ dựa trên cơ sở một Cộng đồng ASEAN vững mạnh với các nguyên
tắc cơ bản, giá trị và bản sắc ASEAN; ASEAN sẽ tiếp tục phát huy vai trò
là động lực thúc đẩy hợp tác khu vực, là trung tâm kết nối các mối liên
kết khu vực trên nhiều tầng nấc khác nhau, góp phần vào hòa bình, ổn
định và phát triển ở khu vực; đồng thời Hiệp hội sẽ không ngừng nâng cao
năng lực và trách nhiệm nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn
cầu.
Tuyên bố sẽ được triển khai đồng bộ
trên cả ba trụ cột Cộng đồng; Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) giữ vai trò
điều phối và các quan chức cao cấp ASEAN trong các lĩnh vực hợp tác, Uỷ
ban Đại diện thường trực tại ASEAN (CPR) và Ban thư ký ASEAN đóng vai
trò giúp việc.
Các biện pháp được đề ra là tôn trọng
các nguyên tắc về độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ; giải
quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp; không xâm lược hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực; xây dựng văn hóa hòa bình, tôn trọng tính đa dạng.
Ứng phó hiệu quả với tội phạm xuyên
quốc gia; bảo đảm an toàn hàng hải; tăng cường hợp tác chống khủng bố.
Thúc đẩy không phổ biến vũ khí; giải trừ vũ khí; ủng hộ thành lập khu
vực phi hạt nhân; sớm thúc đẩy 5 nước sở hữu vũ khí hạt nhân thamg gia
Hiệp ước SEANWFZ.
Ủng hộ thu hẹp khoảng cách phát triển,
tiến tới một khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu; tăng
cường năng lực của ASEAN với mục tiêu trở thành một nhân tố vững mạnh
và năng động hơn trong hệ thống cung cấp toàn cầu.
Tăng cường hợp tác với các tổ chức
quốc tế liên quan nhằm đưa tính năng động kinh tế, thịnh vượng bền vững
và tăng trưởng đồng đều lên mức độ cao hơn.
Xây dựng năng lực để ứng phó và thích
ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; tăng cường nhận thức
và sự tham gia của công chúng và tăng cường phối hợp quân-dân sự nhằm
ứng phó hiệu quả, kịp thời các thiên tai chính; xây dựng hệ thống cảnh
báo sớm cho khu vực; tăng cường công tác điều phối phòng, chống và khắc
phục thiên tai.
Đảm bảo nỗ lực liên tục hướng tới sự
cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bền vững về môi
trường nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến việc đạt được các Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
Về Y tế, Khoa học kỹ thuật, Giáo dục,
Nguồn nhân lực, Văn hóa và Chất lượng sống cao, đảm bảo cơ hội tiếp cận
đầy đủ với các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe với mức giá hợp lý,
thông qua tăng cường chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển,
thiết lập mạng lưới các viên khoa học kỹ thuật, tăng cường phối hợp với
các tổ chức giáo dục khu vực và quốc tế và thúc đẩy giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
Chiều cùng ngày, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã chứng kiến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ký Hiệp định về việc
thành lập Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo đối với quản lý
thiên tai và Bộ trưởng Kênh Văn hóa Xã hội ASEAN ký Tuyên bố ASEAN về
đoàn kết trong đa dạng văn hóa: Tiến tới củng cố Cộng đồng ASEAN.
Theo VGPNews |