Thập kỷ của phong trào cánh tả ở Mỹ La-tinh
Thập kỷ từ cuối những năm 1980 tới đầu những năm 1990 chứng kiến xu thế thiên tả hình thành ở Mỹ La-tinh và lớn mạnh thành một phong trào chính trị rộng rãi, làm thay đổi đáng kể diện mạo chính trị ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của Mỹ, khiến giới cầm quyền ở Washington lo ngại. Kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia chính trị chứng tỏ, có một số yếu tố đóng vai trò quan trọng hình thành nên phong trào đó.
Một là, sự bần cùng hóa khu vực Mỹ La-tinh do việc áp dụng mô hình tự do mới. Từ năm 1981 đến 2002, tính trung bình cả khu vực Mỹ La-tinh, có hơn 8 năm kinh tế tăng trưởng âm, trong đó tình trạng kinh tế tăng trưởng âm kéo dài nhất là Venezuela (12 năm), Argetina (11 năm), Bolivia và Peru (10 năm). Quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng âm ngắn nhất là Chile (3 năm). Theo đánh giá của Ủy ban kinh tế Mỹ La-tinh (CEPAL) và Trung tâm nghiên cứu châu Mỹ (CEA) thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ La-tinh những năm 1980 là 1%/năm; 1990-1997 là 2,7%/năm; 1998-2003 là 1%/năm. Nợ nước ngoài của các nước Mỹ La-tinh tăng nhanh (1985 là 300 tỉ USD; 2003 là 750 tỉ USD), trở thành một trong những cản trở chính đối với sự phát triển của các nước khu vực.
Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tình trạng nghèo đói gay gắt dẫn tới tâm trạng phản kháng trong xã hội trên quy mô rộng lớn, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh vì công bằng, dân chủ. Mỹ La-tinh có hơn 500 triệu dân, thì có đến 227 triệu người (44%) sống ở mức nghèo khổ, trong đó 92 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, 11% dân số bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Văn hóa mất dần bản sắc dân tộc, lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng. Tỷ lệ thất nghiệp (2003) tính chung đối với tất cả các nước Mỹ La-tinh là 10,7%. Khu vực Mỹ La-tinh trở thành nơi sản xuất ma tuý lớn nhất thế giới (sản lượng 1995 là 309.400 tấn). Mỹ La-tinh cũng là khu vực có tỷ lệ người mù chữ cao trên thế giới (trên 50 triệu người).
Hai là, các chính đảng và phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở các nước Mỹ La-tinh và các diễn đàn quốc tế các đảng cộng sản giữ vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng tiến bộ của thời đại tới quần chúng nhân dân.
Các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở Mỹ La-tinh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản, đảng cánh tả tổ chức hàng năm ở Mỹ La-tinh có vai trò rất quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức chính trị - xã hội quần chúng nhân dân các nước Mỹ La-tinh, mở đường và định hướng cho xu thế cánh tả ở khu vực này. Các lãnh tụ cánh tả ở các nước Mỹ La-tinh đóng vai trò quyết định trong việc tập hợp và dẫn dắt phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, lãnh đạo các chính phủ cánh tả thực hiện các cuộc cải cách kinh tế - xã hội và chính trị. Lực lượng quần chúng được thức tỉnh tạo thành các phong trào nhân dân mạnh mẽ, đưa các lực lượng cánh tả, tiến bộ lên cầm quyền. Nhu cầu bức thiết của quần chúng nhân dân muốn có những đổi thay nhanh chóng về đời sống, việc làm và các vấn đề xã hội, vừa thúc đẩy, vừa tạo thành sức ép lớn đối với các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ La-tinh.
Ba là, tinh thần đoàn kết quốc tế, hợp tác, tương trợ vì một tương lai tốt đẹp. Sự đoàn kết quốc tế và ủng hộ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ ở khu vực và trên thế giới, sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong khu vực với hạt nhân nòng cốt là Cuba và Venezuela được xem như một động lực quan trọng của xu thế cánh tả ở Mỹ La-tinh. Năm 2005, Cuba và Venezuela thành lập Khối liên kết “Giải pháp Bolivia cho châu Mỹ” (ALBA). Sau đó, nhiều nước đã gia nhập phong trào này như Bolivia (gia nhập năm 2006), Nicaragoa (năm 2007). Cuba tích cực hỗ trợ và giúp đỡ các chính phủ tiến bộ ở Mỹ La-tinh về giáo dục, y tế, đào tạo cán bộ; Venezuela cam kết bảo đảm nguồn cung cấp dầu mỏ theo giá ổn định cho các nước Mỹ La-tinh. Riêng đối với Cuba, Venezuela cung cấp mỗi ngày 100 nghìn thùng dầu với giá chỉ bằng 1/2 giá thế giới. Để phá thế độc quyền thông tin của các hãng thông tấn, truyền hình Mỹ và phương Tây, năm 2004, theo sáng kiến của Tổng thống Venezuela, các nước Mỹ La-tinh thành lập kênh truyền hình cổ phần TELESUR, trong đó Argentina giữ 20% cổ phần, Cuba giữ 19%, Uruguay giữ 10%, Venezuela giữ 31% và Brazil giữ 20%.
Đảng cánh tả lên cầm quyền. Từ năm 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên cầm quyền ở 9 nước Mỹ La-tinh, trong đó có một số chính phủ đã tái đắc cử. Đây là điều kiện quan trọng để lực lượng cánh tả ở khu vực này của thế giới thực hiện quyền lãnh đạo xã hội hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Ở Venezuela, trong cuộc bầu cử Tổng thống (tháng 12-1998), ông Hugo Chavez, lãnh tụ của Phong trào nền cộng hòa thứ năm (MVR) giành thắng lợi với 59,5% phiếu bầu và trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên ở Mỹ La-tinh “tuyên chiến” với mô hình chủ nghĩa tự do mới và khẳng định đường lối xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Venezuela. Ở Chile, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, ứng cử viên của Đảng xã hội Chile, ông Ricardo Lagos, thắng cử. Đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2005, bà Michelle Bachelet Jeria, ứng cử viên của Đảng xã hội Chile, đã thắng cử, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Chile.
Ở Brazil, năm 2002, Chủ tịch Đảng Lao động Brazil, ông Lula da Silva, đã thắng cử Tổng thống. Năm 2006, ông Lula da Silva tiếp tục tái đắc cử Tổng thống Brazil. Ở Argentina, năm 2003, ông Néstor Kirchner, lãnh tụ Đảng Công lý, đã thắng cử Tổng thống. Tháng 10-2007, bà Cristina Fernandez Kirchner, phu nhân của ông Néstor Kirchner, đã thắng cử và trở thành nữ Tổng thống đắc cử đầu tiên của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai ở Nam Mỹ nhiệm kỳ 2008-2012. Năm 2011, bà Cristina Fernandez Kirchner lại đắc cử Tổng thống Argentina. Ðây là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng, phản ánh niềm tin và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Argentina đối với đường lối độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ của Chính phủ cánh tả Argentina do Tổng thống Cristina Fernandez Kirchner đứng đầu.
Ở Panama, năm 2004, ông Martin Torrijos, lãnh tụ Đảng dân chủ cách mạng (PRD) đã thắng cử Tổng thống. Cũng trong năm 2004, tại Uruguay, ông Tabaré Vázquez, ứng cử viên của liên minh cánh tả “Mặt trận rộng rãi” (FA) đã thắng cử Tổng thống ngay ở vòng đầu với 50,69% phiếu bầu. Tại Bolivia, năm 2005, ông Evo Morales, lãnh tụ của “Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội” (MAS) trở thành Tổng thống đầu tiên là người thổ dân nước này. Năm 2006, ông Daniel Ortega, Chủ tịch Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino (FSNL) đã thắng cử Tổng thống Nicaragua. Tại Ecuador, ông Rafael Correa, ứng cử viên của Liên minh đất nước và Đảng xã hội, đã thắng cử Tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2006.
Năm 2011 chứng kiến phong trào xã hội và dân chủ - xã hội ở thế đi lên
Năm 2011, năm đầu tiên của thập kỷ đầu thế kỷ XXI, các chiến dịch bầu cử ở cấp quốc gia và cấp khu vực chứng tỏ thế đi lên và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các phong trào xã hội và dân chủ - xã hội. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đang đè nặng lên nhiều nước EU, chính sách xã hội của các đảng cầm quyền ở các quốc gia thành viên như cắt giảm chi tiêu xã hội, thương mại hóa hoạt động y tế và giáo dục, gia tăng giới hạn tuổi nghỉ hưu và thắt chặt đạo luật lao động ngày càng bị dư luận tại đây phê phán.
Các phong trào phản kháng trong xã hội thể hiện ở các hoạt động phản đối chính phủ của các tổ chức công đoàn, các cuộc bãi công, mít-tinh và biểu tình ở nhiều nước châu Âu của quần chúng lao động. Tình trạng đó đã ảnh hưởng đến kết quả bầu cử quốc hội, trong đó lực lượng bảo thủ tự do cánh hữu buộc phải từ bỏ vị trí lãnh đạo của họ, nhường chỗ cho các lực lượng cánh tả ở Đan Mạch, Pháp và Đức.
Ở Đan Mạch, khối các đảng cánh tả và trung dung giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn vào ngày 15-9-2011, trong đó cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra giữa liên minh trung hữu với lực lượng đối lập trung tả. Liên minh gồm Đảng dân chủ - xã hội, Đảng nhân dân - xã hội, Đảng tự do - xã hội và Liên minh “Trắng - Xanh” đã thu được trên 50% số phiếu bầu và 89 trong số 179 ghế ở Quốc hội. Như vậy, liên minh cánh tả đã vượt trước các đảng cánh hữu chỉ nhận được 49% số phiếu bầu. Còn Liên minh trung hữu bao gồm Đảng tự do, Đảng bảo thủ và Liên minh tự do, cũng như Đảng nhân dân quốc gia Đan Mạch sau 10 năm cầm quyền đã chuyển sang phe đối lập và giành được 86 ghế trong Quốc hội.
Chính phủ mới ở Đan Mạch đứng đầu là Chủ tịch Đảng dân chủ - xã hội, bà Helle Thorning-Shmitt 44 tuổi, là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử trở thành thủ tướng của quốc gia này. Các thành viên cực tả của Liên minh “Đỏ - Xanh” nhận được khoảng 7% số phiếu bầu và 12 ghế trong Quốc hội, giành thắng lợi cao nhất trong toàn bộ lịch sử tham gia bầu cử. Liên minh “Đỏ - Xanh” là lực lượng cực tả ở Quốc hội Đan Mạch chủ trương đòi giải tán khối NATO, chống cắt giảm chi phí cho các nhu cầu xã hội và tư nhân hóa, chủ trương giảm thời gian làm việc trong tuần xuống còn 30 giờ.
Ở Pháp, kết quả bầu cử thượng viện Quốc hội Pháp gây sốc với nhiều người với thất bại của các đảng cánh hữu, còn đa số phiếu bầu Quốc hội giành cho các đảng cánh tả. Lần đầu tiên kể từ thời điểm khai sinh Nền cộng hòa thứ 5 vào năm 1958, chiếm đa số ghế trong Quốc hội Pháp là Liên minh “Đỏ - Xanh”, trong đó chiếm ưu thế là Đảng xã hội, Đảng Cộng sản và Đảng “Xanh”. Kết quả này giáng một đòn nghiêm trọng vào đảng cầm quyền của "Liên minh vì phong trào nhân dân". Sau khi công bố kết quả bầu cử vào thượng viện Pháp, các tờ báo lớn ở Paris đã đăng nhiều bài viết với dòng tít lớn "Chiến thắng lịch sử". Jean Pierre Bel, người đứng đầu các lực lượng thuộc Đảng Xã hội ở thượng viện Pháp, tuyên bố rằng “đây là sự kiện đi vào lịch sử nước Pháp”. Các đảng viên Đảng Xã hội là lực lượng đứng đầu phái đối lập ở Pháp coi kết quả bầu cử vào thượng viện là tín hiệu tốt lành trước thềm chiến dịch bầu cử tổng thống sắp tới. Bà Segolene Royal, một trong những ứng cử viên của Đảng xã hội, tuyên bố: “Kết quả các cuộc bầu cử vừa qua chứng tỏ sự bất bình của dư luận khác đối với hệ thống kém hiệu quả và không công bằng đã đưa nước Pháp lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và đạo đức”.
Ở Đức, nơi liên minh trung hữu giữa Đảng Dân chủ - thiên chúa giáo và Đảng Dân chủ - tự do đang cầm quyền, sự bất bình đối với chính sách của chính phủ ngày một dâng cao. Liên minh Dân chủ-thiên chúa giáo của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã không nhận được đa số phiếu bầu trong các cuộc bầu cử vào nghị viện khu vực thủ đô Berlin diễn ra ngày 18-9-2011. Đáng chú ý là, đây đã 6 trong số 7 cuộc bầu cử nghị viện khu vực mà trong đó liên minh cầm quyền bị thất bại. Trong khi đó, Đảng Dân chủ - xã hội đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử vào nghị viện khu vực thủ đô và giành được hơn 28% số phiếu bầu, chiếm 48 ghế và có thể kéo dài thời hạn của thống đốc thành phố Berlin. Liên minh Dân chủ-thiên Chúa giáo của bà Angela Merkel chỉ nhận được 23,4% số phiếu bầu và giành được 39 ghế. Tiếp sau là Đảng “Xanh” (17,6% số phiếu bầu) và Đảng Cánh tả (11,7%), giành được tương đương 30 và 20 ghế. Thất bại trong các cuộc bầu cử của liên minh cầm quyền của Angela Merkel có thể khiến bà phải đối mặt với nhiều thách thức.
Phong trào “đánh chiếm Phố Wall”
Cũng trong năm đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến hiện tượng chưa từng có mang tên “Đánh chiếm Phố Wall” (“Occupy Wall Streets”). Đây là một phong trào xã hội chưa từng có trong lịch sử bùng phát từ trong lòng một nước tư bản phát triển nhất thế giới, sau đó nhanh chóng lan toả sang hơn 80 quốc gia, trong đó có nhiều nước phát triển cao ở châu Âu như Italia, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, rồi cả Australia, Hồng Kông, Hàn Quốc, Philipine, Đài Loan v.v. Trong đó, hàng vạn người xuống đường biểu tình lên án sự tham lam của các tập đoàn tài phiệt và các công ty đã tạo ra sự bất bình đẳng quá đáng với tuyền bố: “Chúng tôi chiếm tới 99% dân số ở Mỹ và không thể ngồi yên chịu đựng thêm sự tham lam và nhũng nhiễu của 1% những kẻ còn lại". Những người biểu tình ở các nước châu Âu hô vang các khẩu hiệu “các khoản nợ công không phải là gánh nợ của chúng tôi”, “chúng tôi không phải là thứ hàng hóa trong tay các ngân hàng”, “không cần phải giải cứu các ngân hàng thêm nữa" v.v.
Không phải ngẫu nhiên, phong trào “Đánh chiếm Phố Wall” mang tính toàn cầu bởi lẽ một trong những mặt trái nghiêm trọng nhất của quá trình toàn cầu hóa là các tập đoàn tài phiệt và công nghiệp xuyên quốc gia đã tiến hành cướp bóc và nô dịch các dân tộc và các nước trên thế giới mà hậu quả tai hại nhất là làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường sống. Đây là một trong những vấn đề nổi cộm của thế giới đương đại mà chính Cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Strauss-Kahn đã phải tuyên bố: “Đã đến lúc cần tư duy lại về quá trình phát triển của thế giới, đưa quá trình toàn cầu hóa hướng tới sự công bằng”. Điều đáng chú ý là ở Nga và các nước Đông Âu trước đây đã từng đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa không bị tác động của phong trào “Đánh chiếm Phố Wall” bởi chính phủ các nước đó có kế thừa các lý tưởng của chủ nghĩa xã hội hiện thực và có các chính sách xã hội có hiệu quả.
Như vậy, tiếp theo phong trào cảnh tả ở Mỹ La-tinh phát triển từ cuối những năm 1980 tới nay, thế đi lên của phong trào xã hội và dân chủ-xã hội và phong trào xã hội “Đánh chiếm Phố Wall” là dấu hiệu chứng tỏ thế giới đang “thức tỉnh” hướng tới những lý tưởng hòa bình, công bằng và tiến bộ, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho loài người trong kỷ nguyên toàn cầu hóa./.
Thập kỷ từ cuối những năm 1980 tới đầu những năm 1990 chứng kiến xu thế thiên tả hình thành ở Mỹ La-tinh và lớn mạnh thành một phong trào chính trị rộng rãi, làm thay đổi đáng kể diện mạo chính trị ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của Mỹ, khiến giới cầm quyền ở Washington lo ngại. Kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia chính trị chứng tỏ, có một số yếu tố đóng vai trò quan trọng hình thành nên phong trào đó.
Một là, sự bần cùng hóa khu vực Mỹ La-tinh do việc áp dụng mô hình tự do mới. Từ năm 1981 đến 2002, tính trung bình cả khu vực Mỹ La-tinh, có hơn 8 năm kinh tế tăng trưởng âm, trong đó tình trạng kinh tế tăng trưởng âm kéo dài nhất là Venezuela (12 năm), Argetina (11 năm), Bolivia và Peru (10 năm). Quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng âm ngắn nhất là Chile (3 năm). Theo đánh giá của Ủy ban kinh tế Mỹ La-tinh (CEPAL) và Trung tâm nghiên cứu châu Mỹ (CEA) thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ La-tinh những năm 1980 là 1%/năm; 1990-1997 là 2,7%/năm; 1998-2003 là 1%/năm. Nợ nước ngoài của các nước Mỹ La-tinh tăng nhanh (1985 là 300 tỉ USD; 2003 là 750 tỉ USD), trở thành một trong những cản trở chính đối với sự phát triển của các nước khu vực.
Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tình trạng nghèo đói gay gắt dẫn tới tâm trạng phản kháng trong xã hội trên quy mô rộng lớn, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh vì công bằng, dân chủ. Mỹ La-tinh có hơn 500 triệu dân, thì có đến 227 triệu người (44%) sống ở mức nghèo khổ, trong đó 92 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, 11% dân số bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Văn hóa mất dần bản sắc dân tộc, lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng. Tỷ lệ thất nghiệp (2003) tính chung đối với tất cả các nước Mỹ La-tinh là 10,7%. Khu vực Mỹ La-tinh trở thành nơi sản xuất ma tuý lớn nhất thế giới (sản lượng 1995 là 309.400 tấn). Mỹ La-tinh cũng là khu vực có tỷ lệ người mù chữ cao trên thế giới (trên 50 triệu người).
Hai là, các chính đảng và phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở các nước Mỹ La-tinh và các diễn đàn quốc tế các đảng cộng sản giữ vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng tiến bộ của thời đại tới quần chúng nhân dân.
Các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở Mỹ La-tinh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản, đảng cánh tả tổ chức hàng năm ở Mỹ La-tinh có vai trò rất quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức chính trị - xã hội quần chúng nhân dân các nước Mỹ La-tinh, mở đường và định hướng cho xu thế cánh tả ở khu vực này. Các lãnh tụ cánh tả ở các nước Mỹ La-tinh đóng vai trò quyết định trong việc tập hợp và dẫn dắt phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, lãnh đạo các chính phủ cánh tả thực hiện các cuộc cải cách kinh tế - xã hội và chính trị. Lực lượng quần chúng được thức tỉnh tạo thành các phong trào nhân dân mạnh mẽ, đưa các lực lượng cánh tả, tiến bộ lên cầm quyền. Nhu cầu bức thiết của quần chúng nhân dân muốn có những đổi thay nhanh chóng về đời sống, việc làm và các vấn đề xã hội, vừa thúc đẩy, vừa tạo thành sức ép lớn đối với các chính phủ cánh tả ở các nước Mỹ La-tinh.
Ba là, tinh thần đoàn kết quốc tế, hợp tác, tương trợ vì một tương lai tốt đẹp. Sự đoàn kết quốc tế và ủng hộ của các lực lượng cách mạng và tiến bộ ở khu vực và trên thế giới, sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong khu vực với hạt nhân nòng cốt là Cuba và Venezuela được xem như một động lực quan trọng của xu thế cánh tả ở Mỹ La-tinh. Năm 2005, Cuba và Venezuela thành lập Khối liên kết “Giải pháp Bolivia cho châu Mỹ” (ALBA). Sau đó, nhiều nước đã gia nhập phong trào này như Bolivia (gia nhập năm 2006), Nicaragoa (năm 2007). Cuba tích cực hỗ trợ và giúp đỡ các chính phủ tiến bộ ở Mỹ La-tinh về giáo dục, y tế, đào tạo cán bộ; Venezuela cam kết bảo đảm nguồn cung cấp dầu mỏ theo giá ổn định cho các nước Mỹ La-tinh. Riêng đối với Cuba, Venezuela cung cấp mỗi ngày 100 nghìn thùng dầu với giá chỉ bằng 1/2 giá thế giới. Để phá thế độc quyền thông tin của các hãng thông tấn, truyền hình Mỹ và phương Tây, năm 2004, theo sáng kiến của Tổng thống Venezuela, các nước Mỹ La-tinh thành lập kênh truyền hình cổ phần TELESUR, trong đó Argentina giữ 20% cổ phần, Cuba giữ 19%, Uruguay giữ 10%, Venezuela giữ 31% và Brazil giữ 20%.
Đảng cánh tả lên cầm quyền. Từ năm 1998 đến nay, thông qua bầu cử dân chủ, các chính phủ cánh tả, tiến bộ đã lên cầm quyền ở 9 nước Mỹ La-tinh, trong đó có một số chính phủ đã tái đắc cử. Đây là điều kiện quan trọng để lực lượng cánh tả ở khu vực này của thế giới thực hiện quyền lãnh đạo xã hội hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
Ở Venezuela, trong cuộc bầu cử Tổng thống (tháng 12-1998), ông Hugo Chavez, lãnh tụ của Phong trào nền cộng hòa thứ năm (MVR) giành thắng lợi với 59,5% phiếu bầu và trở thành Tổng thống cánh tả đầu tiên ở Mỹ La-tinh “tuyên chiến” với mô hình chủ nghĩa tự do mới và khẳng định đường lối xây dựng “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Venezuela. Ở Chile, trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2000, ứng cử viên của Đảng xã hội Chile, ông Ricardo Lagos, thắng cử. Đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2005, bà Michelle Bachelet Jeria, ứng cử viên của Đảng xã hội Chile, đã thắng cử, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Chile.
Ở Brazil, năm 2002, Chủ tịch Đảng Lao động Brazil, ông Lula da Silva, đã thắng cử Tổng thống. Năm 2006, ông Lula da Silva tiếp tục tái đắc cử Tổng thống Brazil. Ở Argentina, năm 2003, ông Néstor Kirchner, lãnh tụ Đảng Công lý, đã thắng cử Tổng thống. Tháng 10-2007, bà Cristina Fernandez Kirchner, phu nhân của ông Néstor Kirchner, đã thắng cử và trở thành nữ Tổng thống đắc cử đầu tiên của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai ở Nam Mỹ nhiệm kỳ 2008-2012. Năm 2011, bà Cristina Fernandez Kirchner lại đắc cử Tổng thống Argentina. Ðây là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng, phản ánh niềm tin và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Argentina đối với đường lối độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ của Chính phủ cánh tả Argentina do Tổng thống Cristina Fernandez Kirchner đứng đầu.
Ở Panama, năm 2004, ông Martin Torrijos, lãnh tụ Đảng dân chủ cách mạng (PRD) đã thắng cử Tổng thống. Cũng trong năm 2004, tại Uruguay, ông Tabaré Vázquez, ứng cử viên của liên minh cánh tả “Mặt trận rộng rãi” (FA) đã thắng cử Tổng thống ngay ở vòng đầu với 50,69% phiếu bầu. Tại Bolivia, năm 2005, ông Evo Morales, lãnh tụ của “Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội” (MAS) trở thành Tổng thống đầu tiên là người thổ dân nước này. Năm 2006, ông Daniel Ortega, Chủ tịch Mặt trận giải phóng dân tộc Sandino (FSNL) đã thắng cử Tổng thống Nicaragua. Tại Ecuador, ông Rafael Correa, ứng cử viên của Liên minh đất nước và Đảng xã hội, đã thắng cử Tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2006.
Năm 2011 chứng kiến phong trào xã hội và dân chủ - xã hội ở thế đi lên
Năm 2011, năm đầu tiên của thập kỷ đầu thế kỷ XXI, các chiến dịch bầu cử ở cấp quốc gia và cấp khu vực chứng tỏ thế đi lên và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của các phong trào xã hội và dân chủ - xã hội. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đang đè nặng lên nhiều nước EU, chính sách xã hội của các đảng cầm quyền ở các quốc gia thành viên như cắt giảm chi tiêu xã hội, thương mại hóa hoạt động y tế và giáo dục, gia tăng giới hạn tuổi nghỉ hưu và thắt chặt đạo luật lao động ngày càng bị dư luận tại đây phê phán.
Các phong trào phản kháng trong xã hội thể hiện ở các hoạt động phản đối chính phủ của các tổ chức công đoàn, các cuộc bãi công, mít-tinh và biểu tình ở nhiều nước châu Âu của quần chúng lao động. Tình trạng đó đã ảnh hưởng đến kết quả bầu cử quốc hội, trong đó lực lượng bảo thủ tự do cánh hữu buộc phải từ bỏ vị trí lãnh đạo của họ, nhường chỗ cho các lực lượng cánh tả ở Đan Mạch, Pháp và Đức.
Ở Đan Mạch, khối các đảng cánh tả và trung dung giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn vào ngày 15-9-2011, trong đó cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra giữa liên minh trung hữu với lực lượng đối lập trung tả. Liên minh gồm Đảng dân chủ - xã hội, Đảng nhân dân - xã hội, Đảng tự do - xã hội và Liên minh “Trắng - Xanh” đã thu được trên 50% số phiếu bầu và 89 trong số 179 ghế ở Quốc hội. Như vậy, liên minh cánh tả đã vượt trước các đảng cánh hữu chỉ nhận được 49% số phiếu bầu. Còn Liên minh trung hữu bao gồm Đảng tự do, Đảng bảo thủ và Liên minh tự do, cũng như Đảng nhân dân quốc gia Đan Mạch sau 10 năm cầm quyền đã chuyển sang phe đối lập và giành được 86 ghế trong Quốc hội.
Chính phủ mới ở Đan Mạch đứng đầu là Chủ tịch Đảng dân chủ - xã hội, bà Helle Thorning-Shmitt 44 tuổi, là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử trở thành thủ tướng của quốc gia này. Các thành viên cực tả của Liên minh “Đỏ - Xanh” nhận được khoảng 7% số phiếu bầu và 12 ghế trong Quốc hội, giành thắng lợi cao nhất trong toàn bộ lịch sử tham gia bầu cử. Liên minh “Đỏ - Xanh” là lực lượng cực tả ở Quốc hội Đan Mạch chủ trương đòi giải tán khối NATO, chống cắt giảm chi phí cho các nhu cầu xã hội và tư nhân hóa, chủ trương giảm thời gian làm việc trong tuần xuống còn 30 giờ.
Ở Pháp, kết quả bầu cử thượng viện Quốc hội Pháp gây sốc với nhiều người với thất bại của các đảng cánh hữu, còn đa số phiếu bầu Quốc hội giành cho các đảng cánh tả. Lần đầu tiên kể từ thời điểm khai sinh Nền cộng hòa thứ 5 vào năm 1958, chiếm đa số ghế trong Quốc hội Pháp là Liên minh “Đỏ - Xanh”, trong đó chiếm ưu thế là Đảng xã hội, Đảng Cộng sản và Đảng “Xanh”. Kết quả này giáng một đòn nghiêm trọng vào đảng cầm quyền của "Liên minh vì phong trào nhân dân". Sau khi công bố kết quả bầu cử vào thượng viện Pháp, các tờ báo lớn ở Paris đã đăng nhiều bài viết với dòng tít lớn "Chiến thắng lịch sử". Jean Pierre Bel, người đứng đầu các lực lượng thuộc Đảng Xã hội ở thượng viện Pháp, tuyên bố rằng “đây là sự kiện đi vào lịch sử nước Pháp”. Các đảng viên Đảng Xã hội là lực lượng đứng đầu phái đối lập ở Pháp coi kết quả bầu cử vào thượng viện là tín hiệu tốt lành trước thềm chiến dịch bầu cử tổng thống sắp tới. Bà Segolene Royal, một trong những ứng cử viên của Đảng xã hội, tuyên bố: “Kết quả các cuộc bầu cử vừa qua chứng tỏ sự bất bình của dư luận khác đối với hệ thống kém hiệu quả và không công bằng đã đưa nước Pháp lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế và đạo đức”.
Ở Đức, nơi liên minh trung hữu giữa Đảng Dân chủ - thiên chúa giáo và Đảng Dân chủ - tự do đang cầm quyền, sự bất bình đối với chính sách của chính phủ ngày một dâng cao. Liên minh Dân chủ-thiên chúa giáo của Thủ tướng Đức Angela Merkel đã không nhận được đa số phiếu bầu trong các cuộc bầu cử vào nghị viện khu vực thủ đô Berlin diễn ra ngày 18-9-2011. Đáng chú ý là, đây đã 6 trong số 7 cuộc bầu cử nghị viện khu vực mà trong đó liên minh cầm quyền bị thất bại. Trong khi đó, Đảng Dân chủ - xã hội đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc bầu cử vào nghị viện khu vực thủ đô và giành được hơn 28% số phiếu bầu, chiếm 48 ghế và có thể kéo dài thời hạn của thống đốc thành phố Berlin. Liên minh Dân chủ-thiên Chúa giáo của bà Angela Merkel chỉ nhận được 23,4% số phiếu bầu và giành được 39 ghế. Tiếp sau là Đảng “Xanh” (17,6% số phiếu bầu) và Đảng Cánh tả (11,7%), giành được tương đương 30 và 20 ghế. Thất bại trong các cuộc bầu cử của liên minh cầm quyền của Angela Merkel có thể khiến bà phải đối mặt với nhiều thách thức.
Phong trào “đánh chiếm Phố Wall”
Cũng trong năm đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến hiện tượng chưa từng có mang tên “Đánh chiếm Phố Wall” (“Occupy Wall Streets”). Đây là một phong trào xã hội chưa từng có trong lịch sử bùng phát từ trong lòng một nước tư bản phát triển nhất thế giới, sau đó nhanh chóng lan toả sang hơn 80 quốc gia, trong đó có nhiều nước phát triển cao ở châu Âu như Italia, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, rồi cả Australia, Hồng Kông, Hàn Quốc, Philipine, Đài Loan v.v. Trong đó, hàng vạn người xuống đường biểu tình lên án sự tham lam của các tập đoàn tài phiệt và các công ty đã tạo ra sự bất bình đẳng quá đáng với tuyền bố: “Chúng tôi chiếm tới 99% dân số ở Mỹ và không thể ngồi yên chịu đựng thêm sự tham lam và nhũng nhiễu của 1% những kẻ còn lại". Những người biểu tình ở các nước châu Âu hô vang các khẩu hiệu “các khoản nợ công không phải là gánh nợ của chúng tôi”, “chúng tôi không phải là thứ hàng hóa trong tay các ngân hàng”, “không cần phải giải cứu các ngân hàng thêm nữa" v.v.
Không phải ngẫu nhiên, phong trào “Đánh chiếm Phố Wall” mang tính toàn cầu bởi lẽ một trong những mặt trái nghiêm trọng nhất của quá trình toàn cầu hóa là các tập đoàn tài phiệt và công nghiệp xuyên quốc gia đã tiến hành cướp bóc và nô dịch các dân tộc và các nước trên thế giới mà hậu quả tai hại nhất là làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường sống. Đây là một trong những vấn đề nổi cộm của thế giới đương đại mà chính Cựu Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế Dominique Strauss-Kahn đã phải tuyên bố: “Đã đến lúc cần tư duy lại về quá trình phát triển của thế giới, đưa quá trình toàn cầu hóa hướng tới sự công bằng”. Điều đáng chú ý là ở Nga và các nước Đông Âu trước đây đã từng đi theo con đường phát triển xã hội chủ nghĩa không bị tác động của phong trào “Đánh chiếm Phố Wall” bởi chính phủ các nước đó có kế thừa các lý tưởng của chủ nghĩa xã hội hiện thực và có các chính sách xã hội có hiệu quả.
Như vậy, tiếp theo phong trào cảnh tả ở Mỹ La-tinh phát triển từ cuối những năm 1980 tới nay, thế đi lên của phong trào xã hội và dân chủ-xã hội và phong trào xã hội “Đánh chiếm Phố Wall” là dấu hiệu chứng tỏ thế giới đang “thức tỉnh” hướng tới những lý tưởng hòa bình, công bằng và tiến bộ, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho loài người trong kỷ nguyên toàn cầu hóa./.