Căn cứ vào xu hướng phát triển, vớikết quả nghiên cứu khoa học, các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá Thế kỷXXI là thế kỷ của châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD). Do vị trí, vai trò ngày càngquan trọng, các nước, nhất là các cường quốc đều có những điều chỉnh chiếnlược, nhằm tăng cường ảnh hưởng, bảo vệ lợi ích của mình ở khu vực này
Hiện CA-TBD chiếm 40% tổng diện tích lãnh thổ, 41% dân số (gần 3,6 tỷ người), 61% GDP, 47% tổng thương mại quốc tế và 48% nguồn vốn đầutư trực tiếp nước ngoài của thế giới. Ở CA-TBD tập trung 65% nguồn nguyên liệu toàn cầu và có nhiều tuyến đường giao thông biển quan trọng bậc nhất thế giới. CA-TBD chịutác động đồng thời của hai quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, với các tổchức như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các diễn đàn, như Diễn đànkinh tế CA-TBD (APEC), Diễn đàn kinh tế Đông Á...; có ba trung tâm sức mạnh là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (năm 2010,Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thếgiới, sau Mỹ) và các nước công nghiệp mới đang phát triển rất thành công, đạt chỉ số cao về tăng trưởng kinh tế. Tại CA-TBDđang diễn ra quá trình cạnh tranh và hợp tác đan xen, trong đó nổi lên là sự tranh giành ảnhhưởng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, trong điều kiện tại đây chưa có một cơ chế đa phương thống nhất về an ninh tập thể; hệ thống an ninh chính trị-quân sự dựa chủyếu trên các hiệp định và thoả thuận songphương, như: Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ, Hiệp ước về phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Thoả thuận giữa các nước tham gia khối ANZUC(Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Anh, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po). Do đó, các tổ chức khu vực thường có xu hướng kết hợp các mục đích kinhtế với lợi ích an ninh. CA-TBD hiện đang tồn tại các "điểm nóng" ở eo biển Đài Loan, Đông Bắc Á, Biển Đông, eo biển Ma-lắc-ca...; trongđó, tiềm ẩn nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnhthổ; mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo; tình hình chínhtrị nội bộ bất ổn trong từng nước riêng lẻ; nạn khủng bố; cướp biển; buôn lậu vũ khí, ma tuý và di dân bất hợp pháp. Trong bối cảnh còn nhiều phức tạp, các nước CA-TBD đang tập trung hiện đại hoá quân đội và tăng cường sức mạnh quốc phòng. Tổng chi phí quân sự củacác nước trong khu vực gần tương đương với chi phí quân sự của tất cả các nướcthuộc Liên minh Châu Âu. Ở CA-TBD tập trung 8 quốc gia có lực lượng quân sự với số quânđông nhất thế giới, gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà dân chủ nhân dân(CHDCND) Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc, Pa-ki-xtan…, chiếm 23% thị trường vũ khí thế giới.
Do tầm quan trọng của khu vực CA-TBD,một số nước lớn tiến hànhnhững bước điều chỉnh chiến lược đối vớikhu vực; trước hết phải kể đến Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Thời gian gần đây, Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực CA-TBD, coi đây là khu vực có ý nghĩa sống còn. Nội dungđiều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với CA-TBD xoay quanh bốnvấn đề cơ bản. Đó là, củng cố và tăng cường các liên minh truyền thốngvới các nước trong khu vực; phát triển các quan hệ đối tác chiến lược mới,trước hết là các cường quốc hàng đầu ở CA-TBD; xây dựng các cơchế bền vững cho sự hợp tác khu vực; xúc tiến và ủng hộ “dân chủ”, “nhân quyền” (theo quanđiểm của Mỹ).
Theo đó, Mỹ tăng cường quan hệ liên minh truyền thống vớiNhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Phi-lip-pin, Thái Lan... Trong các liên minh này, liên minh Mỹ-Nhật đóng vai trò quan trọng nhất, là hòn đá tảngcho chiến lược an ninh và các mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vựcnày. Đồng thời, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở CA-TBD, trước hết là ởĐông Bắc Á, coi lực lượng này là nhân tố chủ yếu đối vớian ninh khu vực, trong đó Mỹ giữ vai tròlãnh đạo.
Trong quan hệ với các nước trong khu vực, Mỹ đặcbiệt chú trọng quan hệ với Nga và Trung Quốc. Với Nga, Mỹ tăng cường đối thoại và hợp tác quân sự dựa trên những kếtquả đã đạt được về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược theo Hiệp ước STARTmới; hợp tác trong các lĩnh vực: chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, xây dựng hệ thống phòng thủ tênlửa và chinh phục vũ trụ; hoan nghênh các nỗ lực của Nga trong việc bảo đảm anninh ở châu Á. Với Trung Quốc, Mỹ xúc tiến hợp tác toàn diện và tích cực; mở rộngcác lĩnh vực hợp tác mà hai bên cùng có lợi; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau,ngăn chặn những bất đồng, mâu thuẫn. Mỹ chủ trương hợp tác với Trung Quốc trongchống cướp biển, chống phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt; tranh thủ ảnh hưởngcủa Trung Quốc trong các đối sách với CHDCND Triều Tiên để duy trì sự ổn địnhtrên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ chú ý theo dõi sự phát triển của quânđội Trung Quốc, không để làm mất cân bằng trong cán cân lực lượng giữa TrungQuốc và Đài Loan. Mỹ đặc biệt lo ngại về quy mô và mục tiêu chiến lược củachương trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, cũng như hành động của TrungQuốc trong vũ trụ, trong không gian ảo, trên Biển Vàng và Biển Đông. Do đó, Mỹsẽ sẵn sàng thể hiện ý chí và đầu tư nguồn lực để đối phó với hành động củaTrung Quốc đe doạ lợi ích của Mỹ cũng như an ninh của các đồng minh của Mỹ ởCA-TBD.
Chiến lược của Trung Quốc. Chiến lược toàn cầu của Trung Quốc là bảo vệ lợi ích kinh tế, ảnh hưởngchính trị và văn hoá ra thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành quốc giacó ảnh hưởng quyết định tới tiến trình phát triển thế giới trong thế kỷ XXI. Theo chiến lược đó, CA-TBD là hướng ưu tiên trong chiến lược của Trung Quốc. Bắc Kinh coi lực lượng vũ trang là một trong những công cụ quan trọngnhất để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện chính sách đối ngoại. Quan niệm “quốc phòng” không chỉ là phòng thủ trong nước, mà còn baohàm cả phạm vi ngoài đất nước, thể hiện rõ trong nội dung “chiến lược phát triển xuống phía Nam”, trong đócó nội dung phát triển ảnh hưởng xuốngkhu vực Đông Nam Á. Trước mắt, Trung Quốc chủ trươngtạo môi trường hoà bình và ổn định trong khu vực CA-TBD, trước hết là Đông BắcÁ và Đông Nam Á để tạo lập “không gian sinhtồn” và phát triển.
Trung Quốc ủng hộ việc thành lập cơ chế an ninh hợp tác khu vực CA-TBD.Trước đây, Trung Quốc chỉ nhấn mạnh đối thoại an ninh song phương vì sợ rằng,diễn đàn an ninh đa phương sẽ là diễn đàn chỉ trích, cô lập Trung Quốc, tại đóMỹ và Nhật Bản sẽ lợi dụng để gây sức ép với Bắc Kinh về“dân chủ”, “nhân quyền”. Hiện nay, Trung Quốc có sự điều chỉnh trong quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực. Trung Quốc ủng hộ "Diễn đànkhu vực ASEAN” như là khung an ninh đa phương khu vực CA-TBD, qua đó, nhằm gây lòng tin đối với ASEAN.
Hiện CA-TBD chiếm 40% tổng diện tích lãnh thổ, 41% dân số (gần 3,6 tỷ người), 61% GDP, 47% tổng thương mại quốc tế và 48% nguồn vốn đầutư trực tiếp nước ngoài của thế giới. Ở CA-TBD tập trung 65% nguồn nguyên liệu toàn cầu và có nhiều tuyến đường giao thông biển quan trọng bậc nhất thế giới. CA-TBD chịutác động đồng thời của hai quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, với các tổchức như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và các diễn đàn, như Diễn đànkinh tế CA-TBD (APEC), Diễn đàn kinh tế Đông Á...; có ba trung tâm sức mạnh là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc (năm 2010,Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, vươn lên vị trí nền kinh tế lớn thứ hai thếgiới, sau Mỹ) và các nước công nghiệp mới đang phát triển rất thành công, đạt chỉ số cao về tăng trưởng kinh tế. Tại CA-TBDđang diễn ra quá trình cạnh tranh và hợp tác đan xen, trong đó nổi lên là sự tranh giành ảnhhưởng quyết liệt giữa Mỹ và Trung Quốc, trong điều kiện tại đây chưa có một cơ chế đa phương thống nhất về an ninh tập thể; hệ thống an ninh chính trị-quân sự dựa chủyếu trên các hiệp định và thoả thuận songphương, như: Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ, Hiệp ước về phòng thủ chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Thoả thuận giữa các nước tham gia khối ANZUC(Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Anh, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po). Do đó, các tổ chức khu vực thường có xu hướng kết hợp các mục đích kinhtế với lợi ích an ninh. CA-TBD hiện đang tồn tại các "điểm nóng" ở eo biển Đài Loan, Đông Bắc Á, Biển Đông, eo biển Ma-lắc-ca...; trongđó, tiềm ẩn nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnhthổ; mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo; tình hình chínhtrị nội bộ bất ổn trong từng nước riêng lẻ; nạn khủng bố; cướp biển; buôn lậu vũ khí, ma tuý và di dân bất hợp pháp. Trong bối cảnh còn nhiều phức tạp, các nước CA-TBD đang tập trung hiện đại hoá quân đội và tăng cường sức mạnh quốc phòng. Tổng chi phí quân sự củacác nước trong khu vực gần tương đương với chi phí quân sự của tất cả các nướcthuộc Liên minh Châu Âu. Ở CA-TBD tập trung 8 quốc gia có lực lượng quân sự với số quânđông nhất thế giới, gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hoà dân chủ nhân dân(CHDCND) Triều Tiên, Nga, Hàn Quốc, Pa-ki-xtan…, chiếm 23% thị trường vũ khí thế giới.
Do tầm quan trọng của khu vực CA-TBD,một số nước lớn tiến hànhnhững bước điều chỉnh chiến lược đối vớikhu vực; trước hết phải kể đến Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Thời gian gần đây, Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực CA-TBD, coi đây là khu vực có ý nghĩa sống còn. Nội dungđiều chỉnh chiến lược của Mỹ đối với CA-TBD xoay quanh bốnvấn đề cơ bản. Đó là, củng cố và tăng cường các liên minh truyền thốngvới các nước trong khu vực; phát triển các quan hệ đối tác chiến lược mới,trước hết là các cường quốc hàng đầu ở CA-TBD; xây dựng các cơchế bền vững cho sự hợp tác khu vực; xúc tiến và ủng hộ “dân chủ”, “nhân quyền” (theo quanđiểm của Mỹ).
Theo đó, Mỹ tăng cường quan hệ liên minh truyền thống vớiNhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Phi-lip-pin, Thái Lan... Trong các liên minh này, liên minh Mỹ-Nhật đóng vai trò quan trọng nhất, là hòn đá tảngcho chiến lược an ninh và các mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mỹ ở khu vựcnày. Đồng thời, Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở CA-TBD, trước hết là ởĐông Bắc Á, coi lực lượng này là nhân tố chủ yếu đối vớian ninh khu vực, trong đó Mỹ giữ vai tròlãnh đạo.
Trong quan hệ với các nước trong khu vực, Mỹ đặcbiệt chú trọng quan hệ với Nga và Trung Quốc. Với Nga, Mỹ tăng cường đối thoại và hợp tác quân sự dựa trên những kếtquả đã đạt được về cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược theo Hiệp ước STARTmới; hợp tác trong các lĩnh vực: chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, xây dựng hệ thống phòng thủ tênlửa và chinh phục vũ trụ; hoan nghênh các nỗ lực của Nga trong việc bảo đảm anninh ở châu Á. Với Trung Quốc, Mỹ xúc tiến hợp tác toàn diện và tích cực; mở rộngcác lĩnh vực hợp tác mà hai bên cùng có lợi; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau,ngăn chặn những bất đồng, mâu thuẫn. Mỹ chủ trương hợp tác với Trung Quốc trongchống cướp biển, chống phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt; tranh thủ ảnh hưởngcủa Trung Quốc trong các đối sách với CHDCND Triều Tiên để duy trì sự ổn địnhtrên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ chú ý theo dõi sự phát triển của quânđội Trung Quốc, không để làm mất cân bằng trong cán cân lực lượng giữa TrungQuốc và Đài Loan. Mỹ đặc biệt lo ngại về quy mô và mục tiêu chiến lược củachương trình hiện đại hoá quân đội Trung Quốc, cũng như hành động của TrungQuốc trong vũ trụ, trong không gian ảo, trên Biển Vàng và Biển Đông. Do đó, Mỹsẽ sẵn sàng thể hiện ý chí và đầu tư nguồn lực để đối phó với hành động củaTrung Quốc đe doạ lợi ích của Mỹ cũng như an ninh của các đồng minh của Mỹ ởCA-TBD.
Chiến lược của Trung Quốc. Chiến lược toàn cầu của Trung Quốc là bảo vệ lợi ích kinh tế, ảnh hưởngchính trị và văn hoá ra thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành quốc giacó ảnh hưởng quyết định tới tiến trình phát triển thế giới trong thế kỷ XXI. Theo chiến lược đó, CA-TBD là hướng ưu tiên trong chiến lược của Trung Quốc. Bắc Kinh coi lực lượng vũ trang là một trong những công cụ quan trọngnhất để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện chính sách đối ngoại. Quan niệm “quốc phòng” không chỉ là phòng thủ trong nước, mà còn baohàm cả phạm vi ngoài đất nước, thể hiện rõ trong nội dung “chiến lược phát triển xuống phía Nam”, trong đócó nội dung phát triển ảnh hưởng xuốngkhu vực Đông Nam Á. Trước mắt, Trung Quốc chủ trươngtạo môi trường hoà bình và ổn định trong khu vực CA-TBD, trước hết là Đông BắcÁ và Đông Nam Á để tạo lập “không gian sinhtồn” và phát triển.
Trung Quốc ủng hộ việc thành lập cơ chế an ninh hợp tác khu vực CA-TBD.Trước đây, Trung Quốc chỉ nhấn mạnh đối thoại an ninh song phương vì sợ rằng,diễn đàn an ninh đa phương sẽ là diễn đàn chỉ trích, cô lập Trung Quốc, tại đóMỹ và Nhật Bản sẽ lợi dụng để gây sức ép với Bắc Kinh về“dân chủ”, “nhân quyền”. Hiện nay, Trung Quốc có sự điều chỉnh trong quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực. Trung Quốc ủng hộ "Diễn đànkhu vực ASEAN” như là khung an ninh đa phương khu vực CA-TBD, qua đó, nhằm gây lòng tin đối với ASEAN.
Chiến lược của Nga. Nga cho rằng tiềm năng hợp tác với các nước trong khu vực CA-TBD là rất lớn, có thể phát huy tác dụng quan trọng cả về phương diện anninh và phát triển kinh tế. Những nguyêntắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nga nhằm tăng cường hợp tác vớicác nước ở CA-TBD để cân bằng lực lượng với phương Tây. Vềkinh tế, Nga tích cực tham gia hợp tác và hội nhập với các nền kinh tế ở CA-TBD, nâng cao tính ảnh hưởng của họ đối với khu vực này. Nga chủ trương mở cửa miền Viễn Đông để thu hút đầu tư nước ngoài; áp dụng nhiều chính sách ưu đãi, đưa ra các hạng mục hợp tác,thành lập các khu vực kinh tế tự do ở các miền ven biển Viễn Đông. Nhiều nước,trong đó quan trọng là Nhật Bản, Hàn Quốc đang tích cực hợp tác với Nga phát triển kinh tế ở vùng này. Nga cũng tăng cường mở rộng thị trường vũ khí ở khu vực, coi đây là nguồncung cấp ngoại hối quan trọng và để cải thiện quan hệ với các nước trong khuvực.
Nga chú trọng cải thiện và phát triển quan hệ song phương và đa phương vớicác nước CA-TBD, coi trọng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại, kỹ thuật quân sự, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng,cùng có lợi. Nga chủ trương thúc đẩythành lập cơ chế hiệp thương an ninh Đông Bắc Á, gồm CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, TrungQuốc, Nga, lấy cơ chế này thiết lập không gian an ninh tập thể cho khu vực CA-TBD. Mặt khác, Nga tiếptục duy trì và đề cao vai trò lực lượng quân sự của họ ở khu vực, tập trunghiện đại hoá quân đội; trong đó, ưutiên lực lượng quân sự đóng ở vùng Viễn Đông, trước hếtlà trên quần đảo Cu-rin, nơi đang diễn ra tranh chấp với Nhật Bản.
Chiến lược của Ấn Độ. Tuy khôngphải là quốc gia thuộc khu vực CA-TBD, nhưng Ấn Độ từ lâu đã có chiến lược đốivới khu vực này và gần đây đang có những chuyển biến đáng kể dưới tác động từsự điều chỉnh chiến lược của Mỹ, Nga và Trung Quốc. Ấn Độ ủng hộ chương trìnhphòng thủ tên lửa quốc gia và “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ, đồng thờithông qua quan hệ với Mỹ, Ấn Độ có thể tạo ra thế đối trọng đối với Trung Quốctrong khi vẫn coi trọng quan hệ với Trung Quốc và Nga. Đối với khu vực Đông NamÁ, Ấn Độ chủ trương quan hệ với tất cả các nước trong khu vực, nhằm thực hiệnchính sách “hướng đông”, vươn sang Thái Bình Dương. Gần đây, Ấn Độ điều chỉnh chiến lược quân sự không chỉ nhằm đối phóvới sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc và Pa-ki-xtan mà còn nhằm đảm bảo vai trò là cường quốc số1 ở khu vực Nam Á, tạo điều kiện để Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những cường quốc có ảnhhưởng toàn diện ở CA -TBD.
Chiến lược của Nhật Bản. Ngay từ năm 1993, Nhật Bản đề ra chính sách CA-TBD trong thời đại mới, gọilà “Học thuyết Mi-a-da-oa”. Từ đó đến nay, các chính quyền tiếp theo ở Nhật Bảncơ bản vẫn theo đuổi học thuyết này đối với khu vực CA-TBD; tuy nhiên, cũngcó một số điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới. Quan điểm cơ bản của NhậtBản là để duy trì nền an ninh của họ, cần phải duy trì các nỗ lực ngoại giaonhằm bảo đảm sự ổn định về chính trị trên thế giới, tăng cường nỗ lực phòng thủ dựa trên cơ sở hệ thống an ninh Nhật-Mỹ, coi đó là nềntảng, là xương sống trong chính sách của họ. Tuynhiên, hiện nay Nhật Bản chútrọng tăng cường tính độc lập, tự chủ, từng bước nâng cao vịthế trong mối quan hệ với Mỹ.
Nhật Bản coi khủng hoảng hai miền Nam và Bắc Triều Tiênlà yếu tố gây bất ổn định hàng đầu đối với khuvực Đông Bắc Á. Do đó, Nhật Bản tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hàn Quốc, bình thường hoáquan hệ với CHDCND Triều Tiên, phối hợp với Mỹ và Hàn Quốc giải quyết cuộckhủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản chủ trương phát triểncân bằng quan hệ với Nga cả về chính trị và kinh tế, khắc phục di sản nặng nềdo quá khứ để lại, như vấn đề lãnh thổ ở phương Bắc và bình thường hoá quan hệ Nhật-Nga.
Nhật Bản quan tâm đặc biệt nhân tố Trung Quốc trong nền an ninh của họ ởkhu vực CA-TBD. Tô-ki-ô lo ngại chính sách và các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc sửdụng vũ lực trong cuộc tranh chấp ở vùng này sẽ đe doạ nghiêm trọng tự do thôngthương và an ninh năng lượng, an ninh lương thực của Nhật Bản, vì phần lớn dầumỏ, lương thực của Nhật Bản nhập khẩu phải đi qua vùng này. Do đó, Nhật Bản chủ trương xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, tiếp tục ủng hộ chính sách mở cửacủa Trung Quốc, đồng thời tiến hành đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc trênmọi vấn đề quốc tế cũng như khu vực.
Là cường quốc kinh tế, Nhật Bản đang tìm cách vươn lên thành cường quốcchính trị, giữ vai trò thích đáng trong khu vực và trên thế giới. Do đó, NhậtBản nhấn mạnh vai trò và tăng cường sức mạnh quân sự, mở rộng quy mô hoạt độngcủa lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Đây là một sự điều chỉnh đáng chú ý của NhậtBản trong chiến lược đối với khu vực CA-TBD.
LÊ MINHQUANG
Nga chú trọng cải thiện và phát triển quan hệ song phương và đa phương vớicác nước CA-TBD, coi trọng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, thương mại, kỹ thuật quân sự, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng,cùng có lợi. Nga chủ trương thúc đẩythành lập cơ chế hiệp thương an ninh Đông Bắc Á, gồm CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, TrungQuốc, Nga, lấy cơ chế này thiết lập không gian an ninh tập thể cho khu vực CA-TBD. Mặt khác, Nga tiếptục duy trì và đề cao vai trò lực lượng quân sự của họ ở khu vực, tập trunghiện đại hoá quân đội; trong đó, ưutiên lực lượng quân sự đóng ở vùng Viễn Đông, trước hếtlà trên quần đảo Cu-rin, nơi đang diễn ra tranh chấp với Nhật Bản.
Chiến lược của Ấn Độ. Tuy khôngphải là quốc gia thuộc khu vực CA-TBD, nhưng Ấn Độ từ lâu đã có chiến lược đốivới khu vực này và gần đây đang có những chuyển biến đáng kể dưới tác động từsự điều chỉnh chiến lược của Mỹ, Nga và Trung Quốc. Ấn Độ ủng hộ chương trìnhphòng thủ tên lửa quốc gia và “cuộc chiến chống khủng bố” của Mỹ, đồng thờithông qua quan hệ với Mỹ, Ấn Độ có thể tạo ra thế đối trọng đối với Trung Quốctrong khi vẫn coi trọng quan hệ với Trung Quốc và Nga. Đối với khu vực Đông NamÁ, Ấn Độ chủ trương quan hệ với tất cả các nước trong khu vực, nhằm thực hiệnchính sách “hướng đông”, vươn sang Thái Bình Dương. Gần đây, Ấn Độ điều chỉnh chiến lược quân sự không chỉ nhằm đối phóvới sự lớn mạnh về quân sự của Trung Quốc và Pa-ki-xtan mà còn nhằm đảm bảo vai trò là cường quốc số1 ở khu vực Nam Á, tạo điều kiện để Ấn Độ vươn lên trở thành một trong những cường quốc có ảnhhưởng toàn diện ở CA -TBD.
Chiến lược của Nhật Bản. Ngay từ năm 1993, Nhật Bản đề ra chính sách CA-TBD trong thời đại mới, gọilà “Học thuyết Mi-a-da-oa”. Từ đó đến nay, các chính quyền tiếp theo ở Nhật Bảncơ bản vẫn theo đuổi học thuyết này đối với khu vực CA-TBD; tuy nhiên, cũngcó một số điều chỉnh để thích ứng với tình hình mới. Quan điểm cơ bản của NhậtBản là để duy trì nền an ninh của họ, cần phải duy trì các nỗ lực ngoại giaonhằm bảo đảm sự ổn định về chính trị trên thế giới, tăng cường nỗ lực phòng thủ dựa trên cơ sở hệ thống an ninh Nhật-Mỹ, coi đó là nềntảng, là xương sống trong chính sách của họ. Tuynhiên, hiện nay Nhật Bản chútrọng tăng cường tính độc lập, tự chủ, từng bước nâng cao vịthế trong mối quan hệ với Mỹ.
Nhật Bản coi khủng hoảng hai miền Nam và Bắc Triều Tiênlà yếu tố gây bất ổn định hàng đầu đối với khuvực Đông Bắc Á. Do đó, Nhật Bản tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Hàn Quốc, bình thường hoáquan hệ với CHDCND Triều Tiên, phối hợp với Mỹ và Hàn Quốc giải quyết cuộckhủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản chủ trương phát triểncân bằng quan hệ với Nga cả về chính trị và kinh tế, khắc phục di sản nặng nềdo quá khứ để lại, như vấn đề lãnh thổ ở phương Bắc và bình thường hoá quan hệ Nhật-Nga.
Nhật Bản quan tâm đặc biệt nhân tố Trung Quốc trong nền an ninh của họ ởkhu vực CA-TBD. Tô-ki-ô lo ngại chính sách và các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Trung Quốc sửdụng vũ lực trong cuộc tranh chấp ở vùng này sẽ đe doạ nghiêm trọng tự do thôngthương và an ninh năng lượng, an ninh lương thực của Nhật Bản, vì phần lớn dầumỏ, lương thực của Nhật Bản nhập khẩu phải đi qua vùng này. Do đó, Nhật Bản chủ trương xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc, tiếp tục ủng hộ chính sách mở cửacủa Trung Quốc, đồng thời tiến hành đối thoại thẳng thắn với Trung Quốc trênmọi vấn đề quốc tế cũng như khu vực.
Là cường quốc kinh tế, Nhật Bản đang tìm cách vươn lên thành cường quốcchính trị, giữ vai trò thích đáng trong khu vực và trên thế giới. Do đó, NhậtBản nhấn mạnh vai trò và tăng cường sức mạnh quân sự, mở rộng quy mô hoạt độngcủa lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Đây là một sự điều chỉnh đáng chú ý của NhậtBản trong chiến lược đối với khu vực CA-TBD.
LÊ MINHQUANG
http://tapchiqptd.vn/trang-chu/quan-su-nuoc-ngoai/593-chin-lc-ca-mt-s-nc-ln-i-vi-khu-vc-chau-a-thai-binh-dng-.html