ГЕОГРАФИЯ И ПОЛИТИКА
Igor NOVIKOB,
chuyên gia Viện thông tin địa chính trị “Năng lượng”
Игорь НОВИКОВ,
эксперт Института геополитической информации «Энергия».
эксперт Института геополитической информации «Энергия».
Khu trục hạm “John MacCain” tại Thái Bình Dương - Эсминец «Джон Маккейн» в Тихом океане.
Kichbu chuyển ngữ
.
K
“TRONG
TUẦN TRƯỚC” cuộc “chiến tranh lạnh” mới đã bắt đầu. Trung Quốc và Hoa
Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận và dã đe dọa lẫn nhau hoàn toàn với
một tinh thần mà một thời chúng ta cùng với các thời kỳ Xô Viết thực
hiện những việc đó trong những ngày thù địch trước kia của cuộc “chiến
tranh lạnh”. Khác với các thời kỳ Xô Viết, tuy nhiên, Pekin không có lý
do về ý thức hệ truyền bá chủ nghĩa cộng sản, họ chỉ có lý do về kinh
tế”, - trung tá về hưu Robert Majinnis viết vào đầu tháng tám trong ấn
phẩm bảo thủ của Human Events..
.
Ấn
phẩm này, tôi sẽ giải thích rõ, ở Hoa Kỳ - đây không phải là ấn phẩm
cấp một và phổ biến chủ yếu trong các giới bảo thủ cực hữu của “nước Mỹ
trắng”. Ấn phẩm này gây chú ý vào đầu tháng ba năm ngoái bởi điều rằng
nó đặt ra một câu hỏi, Barack Obama liệu có quyền hợp hiến giữ chức tổng
thống hay không. Lúc bấy giờ tòa soạn/ban biên tập Human Events đã gửi
lời kêu gọi “khởi nghĩa” chống báo chí tự do đang cố gắng “che giấu”
những nghi ngờ liên quan đến ngày tháng năm sinh của chủ nhân Nhà Trắng
hiện nay đến tất cả những người đăng ký đọc trang báo điện tử này. Human
Events đã đề nghị các đọc giả yêu cầu tổng thống phải trình bản gốc
giấy khai sinh của ông hiện đang lưu giữ tại cục lưu trữ bang Hawaii,
nhưng giấy khai sinh, theo luật của bang này, chỉ tổng thống
mới có quyền đưa ra cho báo chí. Dễ hiểu rằng, câu chuyện này không có
hồi tiếp theo – istebblishmen Hoa Kỳ đưa ra cho Obama…
.
Đồng
thời bài báo của Robert Majinnis, người đã nhiều lần phát biểu với
những tài liệu phân tích về các vấn đề an ninh quốc gia và các quan hệ
quốc tế, đáng để được quan tâm, bởi vì nó phản ánh phần nào các trạng
thái trong các giới quyền lực của Hoa Kỳ. Sau khi Liên bang Xô Viết sụp
đổ vào năm 1991 họ mới nhận ra rằng, “kỷ nguyên Mỹ” được chờ đợi lâu nay
đã đến. Nhưng không bao lâu sau đó mới thấy ra
rằng, eiforia quá sớm. Một siêu cường mới với những bờ biển Thái Bình
Dương đã thay vào vị trí của Liên bang Xô Viết với những thủ lĩnh của nó
nhìn chung dễ hiểu với giới tinh hoa chính trị của Hoa Kỳ. Thông tin
được cập nhật chỉ ra cho các nhà phân tích Pentagon và Cục tình báo Hoa
Kỳ rằng, “trên bàn cờ” chính trị thế giới đã xuất hiện một nhân vật mới
và sự đối đầu với nó không còn sau những ngọn núi. Cường quốc này về
nguyên tắc có những truyền thống văn hóa khác, những triết lý sống khác
và lối tư duy chiến lược khác so với Hoa Kỳ.
.
Việc
trao đổi những “lời lẽ nặng nề” giữa Washington với Pekin liên quan đến
cuộc tập trận của Hải quân Hoa Kỳ và Hàn Quốc tại biển Nhật Bản, mà
trong đó nhằm hoàn thiện những vấn đề đấu tranh chống tàu ngầm là cái cớ
chính để viết bài báo cho Human Events. Đại diện
của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc lúc đó đã phản đối. Phía
Trung Quốc đáp trả Hoa Kỳ bằng cuộc tập trận bằng hạm đội của mình tại biển Nam Trung Quốc.
.
TẠI SAO CHÍNH TẠI biển Nam Trung Quốc? Vấn đề ở chỗ rằng, ngay từ những năm 1970s cuộc tranh cãi lãnh thổ của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á về khu mặt biển này vẫn còn tiếp diễn (Việt Nam đã từng đối đầu với Trung Quốc vì các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Đó là chúng ta đang nói về các đảo nằm không xa Brunei, Malaisia, Phillipin, Đài Loan và Việt Nam. Chủ yếu đây là những chuỗi của các đảo đá nhỏ bé, những đảo này, thoạt nhìn, không có giá trị gì. Nhưng, như đài “Tiếng nói Hoa Kỳ” đã chỉ ra có chứng cứ, phỏng đoán, tại một số đảo trong số đó có các mỏ dầu và khí đốt. Để biện hộ cho những tham vọng lãnh thổ của mình, các quốc gia khu vực này bắt đầu phát triển du lịch trên một số hòn đảo.
.
Trong
năm 2002 Trung Quốc và mười thành viên của Tổ chức các nước Đông-Nam Á
(ASEAN) đã ký Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử tại vùng biển Nam Trung
Quốc, đòi hỏi giải quyết các vấn đề tranh cãi bằng biện pháp hòa bình.
Rõ ràng rằng, vì quyền lợi của tất cả các bên phải bảo vệ những con
đường biển quan trọng nhất ở khu mặt biển này bằng các biện pháp công
khai và an toàn, bởi vì 85 phần trăm tất cả các nguồn năng lượng cung
cấp cho Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đều đến từ biển Nam Trung Quốc.
.
Ở không xa ở Hà Nội và thảo luận tại đó những vấn đề an ninh khu vực, ngoại trưởng Hoa Hoa
Kỳ, bà Hillary Clinton đã tuyên bố rằng, Hoa Kỳ cũng như tất cả các
nước còn lại, đều quan tâm ở chỗ làm thế nào để tự do hàng hải được đảm
bảo và ở ngay các khu vực ven biển châu Á các
chuẩn mực của công ước quốc tế phải được tuân thủ. Theo ý kiến của bà,
xung đột cần phải được giải quyết không phải bằng các biện pháp gây áp
lực, đe dọa và áp dụng vũ lực.
.
Tại
Pekin, về phía mình, họ không xem đưa ra vấn đề về chủ quyền lãnh thổ
các hòn đảo đang gây tranh cãi “lên tầm quốc tế” là hợp lý và xem biển
Nam Trung Quốc như khu vực “các quyền lợi then chốt” của họ. Việc Hải
quân Trung Quốc tiến hành tập trận tại đó là điều cần phải được khẳng
định.
.
Cần
nhận thấy rằng, ở CHND Trung Hoa hiện nay có nhiều khả năng để củng cố
chính sách đối ngoại của mình bằng các phương tiện quân sự, trong đó kể
cả trên biển. Nếu 10-15 năm trước đây Hải quân Trung Quốc chỉ có tiềm
năng hạn chế trên biển, thì giờ đây Hải quân Hoa Kỳ buộc phải tính đến
với nó ngày càng nhiều hơn. Những đọc giả có điều kiện vào mạng Internet
có thể tìm thấy không ít thông tin tham khảo về lực lượng chiến đấu của
Hải quân Trung Quốc đang sử dụng các tàu ngầm hiện đại (bao gồm cả tàu
ngầm nguyên tử), các khu trục hạm và các chiến hạm URO và các tàu chiến
đổ bộ. Các hệ thống tên lửa được trang bị cho Hải quân và Lục quân Trung
Quốc có khả năng đảm bảo phản kích các hàng không mẫu hạm và tàu ngầm
của Mỹ. Robert Majinnis lưu ý đến phát biểu của chuẩn tướng hải quân
Trung Quốc Chzan Huachenya, trong năm nay, ông tuyên bố rằng: “ Chiến
lược của chúng ta đang thay đổi, chúng ta đang chuyển từ phòng thủ ven
biển sang phòng thủ trên biển khơi”.
.
Tài liệu của chúng tôi. Trái với những ý kiến sai lầm phổ biến hiện nay, Hải quaan Trung Quốc có những truyền thống nhiều thế kỷ, đã bị mất mát, sự thật, vào Tân thời đại/Tân Thời gian. Theo ý kiến của một loạt các nhà nghiên cứu phương Tây, các tàu chiến của Trung Quốc đã từng đến Úc ngay trong các thời nhà Sun (860-1279). Chiến dịch của “Hải quân Vàng” Trung Quốc theo quyết định của Chzu Di trong những năm 1421-1423s sẽ ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đất nước Dười Mặt trời. Trong quá trình của bảy chiến dịch dưới sự chỉ huy của tư lệnh hải quân Chzen He các điểm dân cư Trung Quốc được hành thành dọc theo các bờ biển Thái Bình Dương của Nam và Bắc Mỹ - từ California đến Peru, cũng như ở Úc và trên các đảo Ấn Độ dương, đến vùng ven biển Đông châu Phi. Các di tích của công trình xây dựng bằng đá, do người Trung Quốc dựng nên, được phát hiện ngày nay ở rất các khu vực rất khác nhau.
.
Trong
tình hình hiện nay, trong khu vực nổi lên cuộc chạy đua vũ trang hải
quân và không quân. Giáo sư chính trị học Karl Taier của Đại học Nam
Wels Úc chỉ ra rằng, các quan hệ giữa các nước đang bị lôi cuốn vào cuộc
cạnh tranh trên biển Nam Trung Quốc, trong thời gian gần đây đã trở nên
ngày càng căng thẳng hơn. Việt Nam, Indonesia, Malaisia, Singapre và thậm chí cả Úc cũng có ý định mua các tàu ngầm.
.
DƯỚI ÁP LỰC của những điều kiện địa chính trị Việt Nam
tăng cường các cuộc tiếp xúc với Hoa Kỳ. Giữa các nước này thường tổ
chức các cuộc trao đổi về thông tin và công nghệ. Việc khai thác thông
tin và mua các công nghệ của Hoa Kỳ sẽ cho phép Việt Nam tự chủ làm giàu uranium để sản xuất năng
lượng hạt nhân. Theo như tạp chí “Wall-street journal” của Mỹ dẫn theo
các đại diện của chính phủ Hoa Kỳ đưa tin, Hà Nội đã nhận được từ
Washington “lời đề nghị về hợp tác với quy mô lớn trong lĩnh vực hạt
nhân”. Trong những tháng gần đây, tờ báo này nhận xét, Hoa Kỳ đã tiến
hành những bước đi khác nhằm củng cố các mối liên hệ với các nước Nam
và Đông Nam Á đang lo ngại về lịch sử sự gia tăng ảnh hưởng của Trung
Quốc trong khu vực.
.
Theo lời của bà Hillary Clinton khi có mặt tại Hà Nội, “chính phủ Obama sẵn sàng đưa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam lên tầm cao mới”. Điều đó cho thấy rằng, Washington đánh giá cao tầm
quan trọng của các quan hệ này không chỉ bởi cuộc sống chi phối sự cần
thiết cải thiện các mối quan hệ qua lại của hai nước, mà còn bởi vì
rằng, Hoa Kỳ quan tâm đến việc tiến hành chiến lược nhằm tăng cường sử
dụng tiềm năng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
.
Trong
khuôn khổ sự xích lại gần nhau trong quan hệ Việt-Mỹ, có thể thấy ngay
cả những chuyến viếng thăm của một số chiến hạm Mỹ đến cảng Đà Nẵng Việt
Nam, và tiến hành trận hải quân chung nhân kỷ niệm 15 bình thường hóa
quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Thật ra, cả hai bên đồng thời cũng nhận
thấy rằng, cuộc tập trận này “không mang tính quân sự”, bởi vì những
chiến dịch cứu hộ, những kỹ năng khắc phục tai nạn mang tính huấn luyện
trên biển.
.
Khu
trục hạm “John MacCain” (lấy tên gọi này tưởng niệm một anh hùng Mỹ
trong Chiến tranh thế giới thứ II John MacCain, con trai của ông đã chỉ
huy hạm đội Thái Bình Dương trong những năm chiến tranh Việt Nam, còn
cháu của ông vào năm 2008 đã muốn trở thành tổng thống Hoa Kỳ từ đảng
Cộng Hòa) là thành phần tham gia chủ yếu của cuộc tập trận của phía Mỹ.
Tuy nhiên việc ghé thăm đến các bờ biển Việt Nam của hàng không mẫu hạm
nguyên tử “George Washington”, và trên bong tàu của nó đã tổ chức buổi
tiếp dành cho các sỹ quan và binh sỹ hải quân Việt Nam , đã mang lại giá
trị chính trị-quân sự cho sự kiện này.
.
Theo các thông tin của báo chí đại chúng, Pekin đã nhìn nhận cuộc tập trận với thái độ tiêu cực. Đài phát thanh “Tiếng nói nước Nga” đã nhận xét phát
biểu của đại diện Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, người đã
tuyên bố rằng, trong tương lai Việt Nam “sẽ lấy làm ân hận” về quyết
định tiến hành tập trận chung với Hải quân Hoa Kỳ tại các vùng biển đang
tranh cãi ở biển Nam Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình vệ
tinh của Hongkong “Phượng hoàng”, ông xem cuộc tập trận bảy ngày như
“những thách thức”.
.
KHÁCH QUAN mà
nói Trung Quốc đang thúc đẩy các quyền lợi kinh tế, sự cần thiết đảm
bảo các nguồn nhiên liệu và năng lượng cho nền công nghiệp của mình đến ý
định mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Theo các thông tin của “Wall-street
journal”, Trung Quốc “ ngay bây giờ đã sử dụng một phần ba lượng đồng
sản xuất trên thế giới và bốn mươi phần trăm các kim loại chủ yếu”. Đồng
thời Trung Quốc tiếp tục tăng mức sử dụng hydro cacbon. Khi đạt được
mức khai thác của mình cao đáng kể đất nước Dưới Mặt trời xuất khẩu hơn
một nửa tất cả các hydro cacbon được sử dụng. Xuất khẩu hàng ngày dầu mỏ
của Trung Quốc chiếm khoảng 4 triệu thùng (200 triệu tấn/năm) . Trung
Quốc mua dầu mỏ của Arap Saudi (năm 2009 – 41 triệu tấn), Oman, Sudan, Iran, Angola, Nga.
.
Tài liệu của chúng tôi. Năm
2009 số lượng dầu Nga cung cấp cho Trung Quốc theo đường sắt là 15
triệu tấn. Giá trung bình cho số lượng dầu mỏ Trung Quốc mua năm 2009 là
59,75 doll/thùng. Việc xây dựng nhánh đường ống của hệ thống dẫn dầu
Bắc Sibir – Thái Bình dương (VSTO) đến Trung Quốc kết thúc vào tháng tám
năm nay. Khả năng chuyển tải – 15 triệu tấn/năm. Việc cung cấp dầu mỏ
đến tổ hợp chế biến tại thành phố Datsin của Trung Quốc sẽ bắt đầu vào
năm 2011.
.
.
Đáng
lưu ý về kết luận mà nhà khoa học chính, ông Robert Kaplan của Trung
tâm soạn thảo chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ viết trong tạp chí
“Forien affert” (tháng năm-tháng sáu 2010), đưa ra “bằng
trung tâm não bộ” của Hoa Kỳ - Hội đồng về các quan hệ quốc tế). Ông
viết: Hôm nay CHND Trung Hoa đang củng cố các đường biên giới trên đất
liền và dồn sự tích cực của mình ra bên ngoài. Đất nước này đang đưa sự
ngạo mạn đối ngoại vào cuộc sống một cách thù địch đến mức như một trăm
năm trước đây – Hoa Kỳ, nhưng về những nguyên nhân khác hoàn toàn. Pekin
không áp dụng cách tiếp cận truyền giáo cho chính sách đối ngoại, không
muốn khẳng định ở các nước khác hệ tư tưởng của mình hay là hệ thống
cai trị…Ứng xử…. rất áp đặt bởi nhu cầu của nó về cung cấp các nguồn
năng lượng, kim loại và nguyên liệu chiến lược cần thiết để duy trì mức
tăng trưởng sống còn phát triển thường xuyên của dân số khổng lồ chiếm
một phần băm dân số toàn trái đất.
.
Để
giải quyết bài toán này, Trung Quốc xây dựng các mối quan hệ về nguyên
liệu có lợi cho bản thân với ngay các nước láng giềng và kể cả những
nước ở xa, - với tất cả những ai có các nguồn nguyên liệu mà ở đó nó cần
để thúc đẩy sự tăng trưởng. Trong chính sách đối ngoại Trung Quốc không
thể không xuất phát từ lợi ích căn bản của dân tộc – sự sống còn của
nền kinh tế, và bởi vậy chúng ta hoàn toàn có thể nhận định đất nước này
như một cường quốc siêu thực dụng và siêu thực tiễn. Từ đây khát khao
củng cố sự hiện diện tại các khu vực khác nhau của châu Phi, nơi có
những nguồn dự trữ dầu mỏ và kim loại quý, đảm bảo an toàn những con
đường giao thông ở Ấn Độ dương và biển Nam Trung Quốc, những con đường
liên kết bờ biển của đất nước với thế giới Arap – Pec-xich, khu vực rất
giàu tài nguyên hidro cacbon”. Về thực chất, Robert Kaplan viết, Trung
Quốc đã mất đi sự lựa chọn trong các hoạt động của mình trên trường quốc
tế.
.
Hiện
thời Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ hai trên thế giới về quy mô của hệ
thống kinh tế, bỏ lại Nhật Bản về phía sau, còn đến năm 2025 nó, có lẽ,
vượt mặt cả Hoa Kỳ. Trong nửa đầu năm nay nền
kinh tế Trung Quốc đã tăng lên 11,1 phần trăm (so với cùng kỳ năm
trước). Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc – khoảng 2,5 tỷ tỷ dollars, chủ
yếu đó là các khoản nợ nhà nước của Hoa Kỳ. Một
số nhà phân tích Trung Quốc, ví dụ từ Viện hàn lâm quân sự, đề xuất sử
dụng khoản nợ này để buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ – nói riêng, trong vấn
đề về cung cấp vũ khí của Mỹ cho Đài Loan.
.
VỚI
SỰ THẲNG THẮN CỦA NGƯỜI LÍNH, Majinnis đã được nhắc đến ở trên đưa
ra câu hỏi: “ Bằng cách nào để chiến thắng trong 'cuộc chiến tranh lạnh'
mới?". Tiến trình của nó như thế này. Washington và Pekin
cần phải làm dịu tình hình căng thẳng hiện nay. Khi mà hiện tại điều
này chưa xảy ra, đối với Hoa Kỳ cần có chiến lược như giành chiến thắng
từ phía trên. Về bình diện này, như một nhà phân tích Mỹ nói, cần phải
tiền hành ba bước hợp thành.
.
Thứ nhất,
Hoa Kỳ sau khi xây dựng nhiều căn cứ quân sự,cần tăng cường sự hiện
diện quân sự của mình tại Châu Á, nhờ các căn cứ ấy các đồng minh của Mỹ
sẽ được khích lệ, còn sự bành trướng của siêu cường châu Á mới sẽ bị
kìm hãm.
.
Thứ hai,
Hoa Kỳ cần xây dựng liên minh mạnh ở châu Á. Tổ chức này tương tự như
NATO cần phải được hình thành, và có khả năng hoạt động trong các lĩnh
vực quân sự, ngoại giao và kinh tế. Phiên bản NATO của châu Á cần có khả
năng đối trọng với hành động vũ lực – tương tự như NATO từng là “khâu
chủ yếu phòng thủ chống Liên bang Xô Viết trước đây”.
.
Thứ ba,
Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á cần sử dụng hiệu quả “quyền lực mềm”.
Trung Quốc đang mở rộng ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới bằng
“quyền lực rắn” ( các nhà máy liên doanh) và không phụ thuộc vào hệ tư
tưởng cấp tiến của các bạn hàng, trong số đó có, ví dụ, Sudan.
.
Bình
diện kinh tế của vấn đề, như Robert Majinnis chỉ ra, đặc biệt quan
trọng. NATO đã đi đến thắng lợi trong "cuộc chiến tranh lạnh” thứ nhất
(chống Liên Xô.-Tòa soạn), bởi vì rằng sức mạnh của Hoa Kỳ đảm bảo cho
các đối tác của nó sự phát triển kinh tế. Các nước như Việt Nam,
Thailand và Ấn Độ, đã chín muồi cho điều này để thu hút từ Trung Quốc
các nguồn đầu tư công nghiệp của Hoa Kỳ về lãnh thổ của mình. Cách tiếp
cận như thế sẽ dẫn đến bao vây Trung Quốc bởi các nước đã từng đi qua
“vesternion”, và mang lại thiệt hại cho nó…
.
Các nhà phân tích Mỹ, xét theo mọi bình diện, không có xu hướng bi kịch tất cả các khó khăn trong các quan hệ của Washington
với Trung Quốc. “Chiến tranh lạnh” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, xét theo
quan điểm của họ, trước hết là “kinh tế”. Nhưng, như Robert Majinnis nói
thêm, nó “hoàn toàn có thể phát triển ngay thời hiện tại”.
.
Quân
đội Trung Quốc, về phía mình Robert Kaplan nói, “ đối với Hoa Kỳ là mối
nguy hiểm gián tiếp”. Ông nhìn thấy trong chính sách của Pekin ‘sự
thách thức’ có bản chất địa lý”: “Vùng ảnh hưởng của Trung Quốc được
hình thành ở khu vực Âu – Á và châu Phi, đang không ngừng gia tăng, đồng
thời không phải hời hợt, thuần túy về mặt lượng,
như đã gán nó cho khái niệm này trong thế kỷ XIX, mà còn trong ý nghĩa
sâu sắc hơn, đáp ứng với thời đại toàn cầu hóa. Theo đuổi mục đích tầm
thường – thỏa mãn những nhu cầu kinh tế của mình một cách vững chắc,
Trung Quốc đang xê dịch sự cân bằng chính trị về hướng Đông bán cầu, và
điều này không thể không đụng chạm đến các lợi ích của Hoa Kỳ một cách
trầm trọng nhất. Sử dụng vị trí thuận lợi trên bản đồ thế giới, Trung
Quốc đang mở rộng ảnh hưởng của mình khắp mọi chỗ mọi nơi – từ Trung Á
cho đến biển Nam Trung Quốc, từ vùng Viễn Đông của Nga cho đến Ấn Độ
dương. Đất nước này đang biến thành một cường quốc đại lục hùng mạnh, và
chính sách của các nước như thế, theo danh ngôn của Napoleon, không thể
tách rời vị trí địa lý của chúng”..