Động đất, lũ lụt, sóng thần, lốc xoáy... đều gây nên những cái chết thảm khốc hàng loạt cho con người. Dưới đây là 10 thảm họa thiên nhiên gây nên nhiều cái chết nhất trong 100 năm qua.
Duy Anh(Theo Life)
Cơn
bão nhiệt đới gây mưa và gió rất mạnh thổi qua vùng tây nam Bangladesh
vào ngày 29/4/1991. Ước tính 140.000 người đã thiệt mạng do cơn bão
và 10 triệu người bị mất nhà cửa. Ảnh: Thành phố Chittagong một ngày sau cơn bão. |
Ngày
02/5/ 2008, cơn bão Nargis (Myanmar) với tốc độ gió khoảng 170 km/giờ
đã tàn phá Myanmar. Sự tàn phá này đã trầm trọng thêm bởi sự miễn cưỡng
của chính quyền quân sự trong việc cho phép nhân viên cứu trợ quốc tế hỗ
trợ. Người ta tin rằng 140.000 người đã chết.
Ảnh: Làng Heingyigyun vẫn còn một xác tàu vào ngày 10 /6/ 2008. |
Người tỵ nạn do cơn bão Nargis trong lều của họ tại Kyondah ngày 22 /5/2008. Ba triệu người đã bị mất nhà cửa. |
Vào
ngày 1/9/1923, một trận động đất với cường độ 7,9 độ Richter dẫn đến
một cơn sóng thần cao 9m nhấn chìm đảo Honshu, phá hủy thành phố cảng
Yokohama và 60 phần trăm đất của Tokyo, Nhật Bản. Ước tính có khoảng
145.000 người chết.
Ảnh: Phố Hongokucho, quận Kanda ở Tokyo sau khi tàn phá.
|
Khu vực đổ nát xung quanh cầu Azuma ở Tokyo. |
Còn
được gọi là trận động đất Cam Túc, trận động đất 7.8 độ richter ngày 16
/12/1920, tàn phá bảy tỉnh của Trung Quốc (gây ra lở đất, trong đó chôn
vùi thị trấn Sujiahe). Ước tính 200.000 chết. Khu vực này vẫn tiếp tục
bị động đất vào năm 2003, hàng chục người bị thương nặng. Ảnh: người sống sót trong lều tạm thời ở Cam Túc ngày 26/10/2003. |
Vào
ngày 26/12/2004, một trận động đất dưới đáy biển với cường độ 9,0 bắt
đầu từ đảo Sumatra của Indonesia, và nhanh chóng lan rộng. Những nhà địa
chất Mỹ nói rằng năng lượng của nó tương đương với 23.000 trái bom
nguyên tử thả xuống Hiroshima và đã phá tan các đường bờ biển của 11
quốc gia trên Ấn Độ Dương, dài khoảng 3.000 dặm. Gần 230.000 người
chết.
Ảnh: Phụ nữ trở về ngôi nhà bị tàn phá của họ tại Indonesia vào ngày 04 /1/ 2005
|
Ngư dân Ấn Độ cố gắng sửa chữa tàu của họ sau động đất và sóng thần cao 8m ngày 25/1/ 2005. |
Một tòa nhà bị xô ngã bởi các cơn sóng thần ở Indonesia |
Trận
động đất 7,0 độ richter ngày 12/1/ 2010 tại hai quốc gia Cộng hòa
Dominica, và Haiti khiến nhiều nơi đã bị san bằng. Ước tính 316.000
người đã thiệt mạng và dẫn đến ổ dịch tả giết chết ít nhất 4.000 sau đó.
Ảnh: Một shantytown phẳng ở Port-au-Prince sau trận động đất vào ngày 12/1/2010.
|
Cơn bão Bhola thổi vào Đông Pakistan (nay là Bangladesh) vào ngày
17/11/ 1970. Với tốc độ gió cao 115 km / giờ. Đây là cơn bão nhiệt đới
với hậu quả đặc biệt thảm khốc (nó phá hủy cây trồng). Có đến 500,000
người có thể đã chết.
Ảnh: Dân làng mót lúa và các loại ngũ cốc khác để cứu đói ở Sonapur, Đông Pakistan vào ngày 01/12/1970. |
Trận
động đất đẫm máu nhất trong thế kỷ qua vào ngày 28/7/1976, trận động
đất 7,5 độ richter tàn phá nơi khai thác mỏ và khu công nghiệp của thành
phố Đường Sơn, Trung Quốc, nằm khoảng 140km về phía đông của Bắc Kinh.
Có đến 655.000 người chết, do nhà của họ bị sụp đổ trong khi đang ngủ
. Ảnh: Công nhân bắt đầu việc xây dựng lại sau trận động đất Đường Sơn năm 1976.
|
Dân làng đi qua các gia súc đã chết để tìm kiếm rễ cây, củ còn sót trên đồng ruộng ở Đường Sơn |
Ngày
18/8/1931, những cơn mưa lớn và tuyết tan chảy mùa đông làm sông Dương
Tử dâng cao gây lũ lụt nghiêm trọng, phá hủy ruộng vuờn nhà cửa. Các
con sông bị ô nhiễm cũng làm lây bệnh thương hàn và bệnh lỵ.. Có đến 3,7
triệu người có thể đã chết, là thiên tai tồi tệ nhất trong 100 năm qua
. Ảnh: Lũ lụt ở Hán Khẩu, Trung Quốc, ngày 01/9/ 1931. |
Duy Anh(Theo Life)