Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, những linh hồn chưa yên nghỉ

Rộng 18 vạn m² và mất đến 36 năm để hoàn thành, lăng mộ Tần Thủy Hoàng là công trình lăng tẩm vĩ đại nhất lịch sử. Vị hoàng đế từng thực hiện những công trình vĩ đại: thống nhất Trung Hoa, xây dựng Vạn Lý Trường Thành, tiêu chuẩn hóa chữ viết Trung Hoa... nhưng trước nỗi sợ hãi về cái chết đã xây dựng lăng mộ to lớn cho chính mình, với mong muốn những vinh quang này sẽ giúp ông trường tồn với hậu thế.

Tượng các chiến binh bằng đất nung, được thực hiện cách đây 2200 năm để hộ tống vua Tần đến cõi vĩnh hằng cùng với vô số vũ khí, mãnh thú và đồ tùy tang khác. 

Được sắp xếp thẳng tắp như khi ra trận, các bức tượng có kích cỡ như người thật hướng về hướng Đông, hướng kẻ thù thường tấn công. Vua Tần đã đúng khi lo lắng về lăng mộ của mình sau khi ông chết, quân nổi loạn đã cướp phá lăng mộ và mang đi những đồ đạc quí giá. 
Vẫn còn giữ được màu sắc nguyên thủy, 6000 bức tượng làm từ đất sét đòi hỏi sức lao động của hàng trăm thợ thủ công nhằm chế tác ra hàng loạt các thân tượng, nhưng mỗi phần đầu và khuôn mặt là hoàn toàn khác nhau, mỗi tượng một vẻ riêng và không tượng nào giống tượng nào. 
Một bức tượng đang được đặt xuống chờ phục chế 
Quân nổi loạn đã phá hủy nhiều bức tượng đất sau khi Tần Thủy Hoàng chết năm 210 trước công nguyên. Lăng mộ vĩ đại này phải mất đến 36 năm để hoàn thành. 
Đội quân đất nung đã bị lịch sử lãng quên cho đến tận năm 1974, khi các nông dân đào giếng phát hiện ra ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc.
Những bức tượng đất nung mới đầu có thể được sơn màu. Nhưng sau hơn 2.000 năm nằm dưới đất, màu của chúng đã biến mất. 
Mỗi một bức tượng có một vẻ riêng và được nặn một cách khéo léo bằng tay từ năm 221 trước Công nguyên. Tìm hiểu từng chiến binh trong đội quân cũng là một điều vô cùng thú vị. Qua vẻ ngoài, người ta có thể xác định được chiến binh đó là người vùng nào ở Trung Quốc.
Cũng giống như danh tiếng của Tần Thủy Hoàng, đội quân đất của ông có sức trường tồn đáng kinh ngạc đối với các nhà khoa học. 

Duy Anh(Theo National Geographic)