Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CẦN VƯƠNG (1885 – 1896)



I.Bối cảnh
-          Hiệp ước 1883-1884: Pháp đã áp đặt chế độ đô hộ trên toàn bộ Việt Nam.
-          Nhân dân và quan lại yêu nước tiếp tục đấu tranh chống bọn cướp nước và bán nước.
-          Sau cuộc phản công phe chủ chiến ở kinh thành Huế (5/7/1885) bị thất bại. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương.

II.Khái niệm Cần Vương
Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.
Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1895.

III. Những đặc điểm của phong trào                                 

Đặc điểm
Nội dung
Thời gian
1885 – 1896 (11 năm)
Qui mô và phạm vi hoạt động
Rộng khắp từ cực Nam Trung Bộ đến các tỉnh biên giới phía Bắc nhưng mang tính chất địa phương, chưa có sự liên kết chặt chẽ....
Mục tiêu đấu tranh
Đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai phong kiến; khôi phục lại vương triều phong kiến.
Tính chất
Chủ nghĩa yêu nước theo lập trường phong kiến.
Hình thức đấu tranh
Khởi nghĩa vũ trang
Tầng lớp lãnh đạo
Triều đình phong kiến lưu vong (Vua Hàm Nghi); Các sĩ phu văn thân.
Lực lượng tham gia
Sĩ phu văn thân và đông đảo nông dân, các dân tộc người thiểu số.
Phong trào tiêu biểu
Bãi Sậy; Ba Đình; Hùng Lĩnh; Hương Khê
Kết quả
Thất bại: còn cục bộ, lẻ tẻ, thiếu sự lãnh đạo thống nhất
Ý nghĩa
Chứng tỏ sự khủng hoảng của đường lới cứu nước theo ý thức hệ phong kiến. Dọn đường cho những cuộc vận động cách mạng mới vào đầu thế kỉ XX.
Ưu điểm
+ Nổ ra kịp thời, sôi nổi vì một động cơ chung là đánh Pháp và cứu tổ quốc.
+ Qui mô rộng lớn, lực lượng tham gia đồn đảo.
+ Nghĩa quân biết lợi dụng những điều kiện địa lý hiểm yếu và dùng chiến thuật du kích để đối phó với một lực lượng mạnh hơn.
Nhược điểm
+ Thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất.
+ Hậu cần thiếu thốn, trang bị vũ khí thô sơ.
+ Thiếu một lực lượng lãnh đạo kiên định, tiên tiến dẫn đường nên chưa thúc đẩy, động viên và khai thác triệt để sự ủng hộ của nhân dân.
+ Trong thành phần lãnh đạo có nhiểu trung kiên nhưng cũng khá phức tạp.
                                                               

IV. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu

Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Người lãnh đạo
Địa bàn
Kết quả
Ba Đình
1885 – 1887
Đinh Công Tráng
Trung Kì: Thanh Hóa
Thất bại
Hùng Lĩnh
1886 - 1892
Tống Duy Tân
Trung Kì, Tây Bắc Sông Đà
Bãi Sậy
1885 – 1892
Nguyễn  Thiện Thuật
Bắc Kì: Hưng Yên
Hương Khê
1885 - 1896
Phan Đình Phùng
Trung Kì: Hà Tĩnh

V. So sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
- Điểm tương đồng: Do văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo, hưởng ứng chiếu Cần Vương.
- Điểm dị biệt:
+ Ba Đình: Căn cứ nằm ở vị trí chiến lược án ngữ đường giao thông Bắc Nam; có công sự kiên cố, giàng được nhiều chiến công vang dội (1866-1867).
+ Bãi Sậy: Không có công sự nổi như Ba Đình mà có các cạm bẫy ngầm, nổi bật là chiến thuật du kích, ẩn hiện bất ngờ; Được dân chung ủng hộ nên tồn tại giữa vùng đồng bằng (1883-1892); Pháp dùng thủ đoạn “tát nước cạn để bắt cá” phong trào mới bị dập tắt.
+ Hương Khê: Có qui mô lớn nhất và tồn tại dài nhất(10 năm); trình độ tổ chức cao (có tới 15 quân thứ), đúc được súng kiểu mới, lập nhiều chiến công vang dội (tập kích nhà lao Hà Tĩnh 1892, Trận Vụ Quang 1894-nghĩa quân dùng phép “sa nag ủng thủy” tức là ngăn nước trên đỉnh núi, khí giặc đến thì phá kè, lao gỗ đã xuống) giặc Pháp thua to và bị thất bại nặng nề.
Kết luận
Phong trào diễn ra hết sức oanh liệt nhưng cuối cùng thất bại. Chứng tỏ phong trào yêu nước Việt nam thời kì này đang ở vào tình thế khủng hoảng về lãnh đạo và đường lối. tuy nhiên phong trào cũng đã tiêu biểu cho tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc.