Mấy hôm trước dư luận chưa hết xôn xao với phát biểu nổi tiếng của
ông ĐBQH Trần Tiến Cảnh về “cơ sở lý luận và thực tiễn” chứng minh cho
việc Việt Nam không thể không làm đường sắt cao tốc. Mấy hôm nay thiên
hạ lại bàn tán rôm rả về bài viết “Bốn năm đổi mới giáo dục qua các con số” của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Quang Quý đăng trên Tuanvietnam.net. 16/6/2010.
Không hiểu sao hai vị họ Trần này phát biểu về hai vấn đề khác nhau mà
tư duy, lập luận giống nhau thế!? Có lẽ cả hai cùng có cái “quyết tâm”
cố gắng chứng minh bằng được cho cái “quyết tâm của trên” nên mới giống
nhau đến vậy. Hay hai Trần tiên sinh là anh em cùng gien di truyền về
chỉ số IQ?Tình hình giáo dục ra sao người
dân ai cũng biết, vì ai chẳng có con, cháu đi học. Hơn một triệu cán bộ
quản lý ngành từ Bộ đến sở, phòng, trường và các giáo viên đều biết rõ
nội tình giáo dục thế nào; gần 20 triệu học sinh, sinh viên đều cảm nhận
rõ bốn năm qua chúng phải hứng chịu những “đổi mới” giáo dục thế nào!
Vậy Trần Thứ trưởng đưa ra những con số, những đánh giá tự khen như thế
làm gì, để thêm buồn lòng cho những nhà giáo chân chính!
Tuanvietnam.net cũng đã đăng 2 bài: “Siêu thành tích” của tác giả Trần Nam Hà (21/6/2010) và “Nhận diện các địa phương “siêu thành tích” của hai tác giả Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên (22 và 23/6/2010). Các tác giả đã phân tích sâu về mặt so sánh số liệu thống kê rất khoa học và đưa ra kết luận: “Ngược lại với những gì Phó TT Nguyễn Thiện Nhân và Thứ trưởng Trần Quang Quý nhận xét về tình hình giáo dục theo chiều hướng tích cực, các kết quả phân tích này cho thấy tình hình giáo dục đang tiếp tục biến chuyển theo chiều hướng tiêu cực”. Là một nhà giáo hưu trí, tôi chỉ muốn nói lên tâm trạng buồn phiền khi thấy một lãnh đạo ngành lại viết một bản “báo cáo thành tích 4 năm” thô thiển đến thế!
Ông khẳng định: “cuộc vận động “hai không” là khâu đột phá để đổi mới giáo dục phổ thông và mầm non giai đoạn 2006-2010”. Ai cũng biết người hùng của khâu “đột phá” bốn năm trước là thầy Đỗ Việt Khoa, được lãnh đạo Bộ (mới) đưa lên làm biểu tượng cho “hai không” (2006), tao ra cú sốc 2007… Nhưng sau đó lãnh đạo Bộ (đương chức) phải … “tạo ra thành tích” trong nhiệm kỳ đến 2010. Thầy Khoa thật thà cứ tiếp tục đấu tranh cho “hai không” mãi, vì giáo dục vẫn đầy tiêu cực, mà không biết rằng, như thế là cản trở thành tích của ngành! Thầy Khoa xem thống kê tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm nay chắc hiểu ra: à sau 4 năm, lại như ban đầu, nó vẫn là nó!
Thế mà Thầy Khoa còn tiếp tục “hai không” nên đã … “không còn gì
cả”! Khổ thân các cháu mầm non: ăn phải nhờ cô bón, ị phải có cô đổ bô
mà cũng phải “đổi mớí” bằng “đột phá hai không!” của Bộ…
Chắc đây là thành tích về Đức dục: “Số thí sinh bị đình chỉ thi năm 2007 là 2.612, thì năm 2008 chỉ còn 833, năm 2009 là 299 và năm 2010 chỉ còn 90, giảm gần 97% so với năm 2007; Số giám thị bị đình chỉ công tác coi thi do vi phạm năm 2007 là 32, năm 2008 là 15, năm 2009 là 3 và năm 2010 là 1, giảm gần 97% so với năm 2007 (trong hơn 120.000 cán bộ coi thi chỉ có 1 người bị đình chỉ); Số học sinh bị tại nạn giao thông khi đi thi cũng đã giảm: năm 2007 có 85 vụ, năm 2008 là 84 vụ, năm 2009 là 73 vụ và năm 2010 là 54 vụ, chỉ chiếm 0,005% số thí sinh dự thi (100.000 học sinh đi thi có 5 em bị tai nạn)”…
Đây là phấn đấu của thày cô giáo: “Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm rõ rệt: năm 2007 có 200 vụ, năm 2008 còn 122 vụ, năm 2009 còn 24 vụ, chỉ bằng 12% của năm 2007. Các vụ xâm phạm thân thể học sinh cũng giảm: năm 2008 có 28 vụ, năm 2009 còn 8 vụ, bằng 29% năm trước…”. Nếu đây là báo cáo thành tích của ngành Công An thì còn tạm nghe được, dù chẳng ai tin vào các con số đó.
Còn đây là “Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có sức lan tỏa mạnh mẽ”… “Sau 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, toàn ngành đã nhận chăm sóc 2.063 di tích lịch sử cấp quốc gia; chăm sóc và phụng dưỡng 15.810 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sỹ; trồng mới được hơn 2,2 triệu cây…; chỉ trong vòng 2 năm học đã có hơn 8.000 nhà vệ sinh được xây mới ở các trường học cũ, số trường có công trình vệ sinh đã tăng thêm 20% so với trước, nâng tổng số trường có công trình vệ sinh là 38.893 trường đạt 96,7% trên tổng số trường trong cả nước, trong đó có 83,9% công trình vệ sinh đạt chuẩn”. Nghe cứ như các con số của ngành Thương binh – Xã hội hay Vệ sinh – Môi trường, sao lại là thành tích của phong trào “Trường học thân thiện?”…
Khổ quá, ai lại đi lấy những con số như thế để cố gán ghép vào thành tích 4 năm phát triển giáo dục phổ thông. Ai cho con đến trường cũng chỉ mong các em phát triển trí tuệ, tâm hồn phong phú, phát triển tư duy, phương pháp học tập thế nào; hình thành nhân cách, đạo đức, ý thức công dân ra sao; phát triển thể chất, lối sống lành mạnh thế nào… Tóm lại, 4 năm đổi mới giáo dục đem lại những kết quả gì mới về Đức dục, Trí dục, Thể dục, Mỹ dục… cho học sinh, cho nền giáo dục nước nhà để hội nhập “sánh vai cường quốc năm châu” chứ ai lại đi báo cáo những thành tích như thế!
Những “đột phá” về giáo dục Đại học, Chuyên nghiệp và quản lý giáo dục trong 4 năm qua được nêu trong báo cáo còn nhiều thành tích “phi thường” hơn nữa. Nhà giáo già lẩm cẩm này chỉ xin quý vị đừng phổ biến những thành tựu và kinh nghiệm ấy ra thế giới!
Sau khi liệt kê các con số thành tích khá “toàn diện”, Thứ trưởng kết luận: “các giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo đã được triển khai trong gần 4 năm qua là đúng hướng, phù hợp quy luật”… Mừng quá, giáo dục Việt Nam đã đúng hướng và tìm thấy quy luật rồi! Thế mà Phó TT Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng GD & ĐT còn khiêm tốn: “Chúng tôi không được đào tạo!”
Các số liệu và sự kiện rất quan trọng, nhà bác học lớn I.P. Pavlov từng nói: các sự kiện là không khí cho đôi cánh của tư duy… Chắc ông cũng không nghĩ rằng đôi cánh tư duy mà bay lượn mãi trong bầu không khí bị đầu độc, giả tạo thì nó sẽ bệnh hoạn và chết!
23/6/2010
MVT
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Tuanvietnam.net cũng đã đăng 2 bài: “Siêu thành tích” của tác giả Trần Nam Hà (21/6/2010) và “Nhận diện các địa phương “siêu thành tích” của hai tác giả Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Đình Nguyên (22 và 23/6/2010). Các tác giả đã phân tích sâu về mặt so sánh số liệu thống kê rất khoa học và đưa ra kết luận: “Ngược lại với những gì Phó TT Nguyễn Thiện Nhân và Thứ trưởng Trần Quang Quý nhận xét về tình hình giáo dục theo chiều hướng tích cực, các kết quả phân tích này cho thấy tình hình giáo dục đang tiếp tục biến chuyển theo chiều hướng tiêu cực”. Là một nhà giáo hưu trí, tôi chỉ muốn nói lên tâm trạng buồn phiền khi thấy một lãnh đạo ngành lại viết một bản “báo cáo thành tích 4 năm” thô thiển đến thế!
Ông khẳng định: “cuộc vận động “hai không” là khâu đột phá để đổi mới giáo dục phổ thông và mầm non giai đoạn 2006-2010”. Ai cũng biết người hùng của khâu “đột phá” bốn năm trước là thầy Đỗ Việt Khoa, được lãnh đạo Bộ (mới) đưa lên làm biểu tượng cho “hai không” (2006), tao ra cú sốc 2007… Nhưng sau đó lãnh đạo Bộ (đương chức) phải … “tạo ra thành tích” trong nhiệm kỳ đến 2010. Thầy Khoa thật thà cứ tiếp tục đấu tranh cho “hai không” mãi, vì giáo dục vẫn đầy tiêu cực, mà không biết rằng, như thế là cản trở thành tích của ngành! Thầy Khoa xem thống kê tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm nay chắc hiểu ra: à sau 4 năm, lại như ban đầu, nó vẫn là nó!
Tỉ lệ %TN/Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Toàn quốc | 91,97 | 63,4 | 73,3 | 80,4 | 90,2 |
Chắc đây là thành tích về Đức dục: “Số thí sinh bị đình chỉ thi năm 2007 là 2.612, thì năm 2008 chỉ còn 833, năm 2009 là 299 và năm 2010 chỉ còn 90, giảm gần 97% so với năm 2007; Số giám thị bị đình chỉ công tác coi thi do vi phạm năm 2007 là 32, năm 2008 là 15, năm 2009 là 3 và năm 2010 là 1, giảm gần 97% so với năm 2007 (trong hơn 120.000 cán bộ coi thi chỉ có 1 người bị đình chỉ); Số học sinh bị tại nạn giao thông khi đi thi cũng đã giảm: năm 2007 có 85 vụ, năm 2008 là 84 vụ, năm 2009 là 73 vụ và năm 2010 là 54 vụ, chỉ chiếm 0,005% số thí sinh dự thi (100.000 học sinh đi thi có 5 em bị tai nạn)”…
Đây là phấn đấu của thày cô giáo: “Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm rõ rệt: năm 2007 có 200 vụ, năm 2008 còn 122 vụ, năm 2009 còn 24 vụ, chỉ bằng 12% của năm 2007. Các vụ xâm phạm thân thể học sinh cũng giảm: năm 2008 có 28 vụ, năm 2009 còn 8 vụ, bằng 29% năm trước…”. Nếu đây là báo cáo thành tích của ngành Công An thì còn tạm nghe được, dù chẳng ai tin vào các con số đó.
Còn đây là “Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có sức lan tỏa mạnh mẽ”… “Sau 2 năm triển khai thực hiện, đến nay, toàn ngành đã nhận chăm sóc 2.063 di tích lịch sử cấp quốc gia; chăm sóc và phụng dưỡng 15.810 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sỹ; trồng mới được hơn 2,2 triệu cây…; chỉ trong vòng 2 năm học đã có hơn 8.000 nhà vệ sinh được xây mới ở các trường học cũ, số trường có công trình vệ sinh đã tăng thêm 20% so với trước, nâng tổng số trường có công trình vệ sinh là 38.893 trường đạt 96,7% trên tổng số trường trong cả nước, trong đó có 83,9% công trình vệ sinh đạt chuẩn”. Nghe cứ như các con số của ngành Thương binh – Xã hội hay Vệ sinh – Môi trường, sao lại là thành tích của phong trào “Trường học thân thiện?”…
Khổ quá, ai lại đi lấy những con số như thế để cố gán ghép vào thành tích 4 năm phát triển giáo dục phổ thông. Ai cho con đến trường cũng chỉ mong các em phát triển trí tuệ, tâm hồn phong phú, phát triển tư duy, phương pháp học tập thế nào; hình thành nhân cách, đạo đức, ý thức công dân ra sao; phát triển thể chất, lối sống lành mạnh thế nào… Tóm lại, 4 năm đổi mới giáo dục đem lại những kết quả gì mới về Đức dục, Trí dục, Thể dục, Mỹ dục… cho học sinh, cho nền giáo dục nước nhà để hội nhập “sánh vai cường quốc năm châu” chứ ai lại đi báo cáo những thành tích như thế!
Những “đột phá” về giáo dục Đại học, Chuyên nghiệp và quản lý giáo dục trong 4 năm qua được nêu trong báo cáo còn nhiều thành tích “phi thường” hơn nữa. Nhà giáo già lẩm cẩm này chỉ xin quý vị đừng phổ biến những thành tựu và kinh nghiệm ấy ra thế giới!
Sau khi liệt kê các con số thành tích khá “toàn diện”, Thứ trưởng kết luận: “các giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo đã được triển khai trong gần 4 năm qua là đúng hướng, phù hợp quy luật”… Mừng quá, giáo dục Việt Nam đã đúng hướng và tìm thấy quy luật rồi! Thế mà Phó TT Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng GD & ĐT còn khiêm tốn: “Chúng tôi không được đào tạo!”
Các số liệu và sự kiện rất quan trọng, nhà bác học lớn I.P. Pavlov từng nói: các sự kiện là không khí cho đôi cánh của tư duy… Chắc ông cũng không nghĩ rằng đôi cánh tư duy mà bay lượn mãi trong bầu không khí bị đầu độc, giả tạo thì nó sẽ bệnh hoạn và chết!
23/6/2010
MVT
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập