11-09-2011 | |||||||||||||||||||||
ThS.
Trịnh Văn Anh
Trung tâm
Nghiên cứu Giáo dục Đại học - Viện Nghiên cứu Giáo dục
Cùng là những
môn khoa học được giảng dạy trong các trường phổ thông, nhưng khoa học xã hội
hiện nay đã không còn được học sinh xếp "ngồi cùng chiếu" với khoa
học tự nhiên. Khối C "trượt giá", ngày một hẻo người học lẫn người
thi và việc lựa khối thi này được thế hệ 9x coi như là "chuột chạy cùng
sào". Đó là sự thật! Điều gì đã khiến cho người học và xã hội tất tả chạy
theo khối A, quay lưng, xa lánh và bỏ rơi một cách không thương tiếc với khối
C? Điều gì đã làm cho các ngành khoa học xã hội vốn dĩ rất hấp dẫn, cuốn hút
đối với người học cũng như người nghiên cứu về nó, nay thì hoàn toàn ngược lại:
người học chẳng muốn học mà người dạy cũng không toàn tâm và toàn ý với nghề
mình theo đuổi? Bài nghiên cứu này, chúng tôi xin được đề cập đến thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề nan giải hiện nay: "Chào đón khối
A, ‘Buồn ơi chào mi'... khối C"[1].
1.
Vài nét về thực trạng học và thi nhóm ngành khoa học xã hội
"Năm
nay, kỳ thi ĐH lại chứng kiến sự giảm sút không phanh của lượng hồ sơ khối C và
hồ sơ dự thi vào các ngành khoa học xã hội"[2].
Đến hẹn lại lên, vài năm gần đây, khi cận kề mùa thi đại học, người ta đều đọc
được cái "tít" như thế trên các trang báo giấy cũng như báo mạng. Quả
thật, các ngành khoa học xã hội đang đứng trước nguy cơ và thách thức ở cả đầu
ra lẫn đầu vào khi người học ngày càng "quay lưng" với nó và hướng
đến mục tiêu chọn khối ngành kinh tế làm hàng đầu. Số lượng thí sinh dự thi vào
nhóm ngành khoa học xã hội ngày càng khiêm tốn, teo tóp dần, chuyển hướng thi
sang nhóm ngành kinh tế đang vào độ vàng son.
Bảng : Tỷ lệ hồ sơ đăng kí dự thi vào các trường
cao đẳng đại học từ năm 2009 - 2011
(Nguồn: tuoitre.com.vn)
Người học đã
thế, ngay chính các trường THPT thuộc khối công lập cũng có sự đối xử khác biệt
với các môn khoa học xã hội. Phần lớn, họ tập trung vào những môn phục vụ
khối thi A, B và D, bỏ qua những môn thuộc khối C nên chẳng có gì ngạc nhiên
khi "nhiều giáo viên ở Hà Nội và TP.HCM nhận xét: mô hình "lớp
chuyên C" hiện đã không còn xuất hiện ở một số trường THPT" [3]. Sự
định hình khối thi ngay từ đầu những năm học sinh mới đặt chân vào cấp 3, hầu
như các em chỉ quan tâm đến khoa học tự nhiên, ít chú ý tới những môn xã hội.
Hệ thống các
trường phổ thông ngoài công lập ngoài mục tiêu đạt con số 100% tốt nghiệp, thời
gian còn lại, họ tập trung chủ yếu cho ban A. Do vậy, cũng không có gì là khó
hiểu khi ở một số trường ngoài công lập có tiếng chỉ chọn đội ngũ giáo viên
quản nhiệm (đặc biệt là giáo viên quản nhiệm nội trú) thuộc khối khoa học tự
nhiên, mặc dù trong số những "ông cử, bà cử" ấy cũng có một số
người được đào tạo chẳng liên quan gì đến nghề làm thầy.
Học trò ngày
càng xa lánh với khoa học xã hội. Điều này vô hình chung đã làm phá sản mục
tiêu "đào tào con người toàn diện". Như vậy, mục tiêu đào tạo con
người toàn diện hiện nay chỉ mang tính hình thức. Số lượng học sinh theo
ban KHXH và NV trên cả nước trong năm học 2006 - 2007 đạt 6,41% nhưng chỉ
sau 2 năm, tỷ lệ này giảm xuống còn 2%. Có hơi quá khi kết luận "Chào đón
khối A, ‘Buồn ơi, chào mi... khối C" như báo Vietnamnet đăng tin hay
không? Nhưng cần thừa nhận đó là sự thật! Chúng ta không thể né tránh thực tế
này. Học trò theo khối A như một trào lưu, trong tình hình này, những
học sinh có khả năng nghiêng về tự nhiên thì chẳng nói làm gì, đằng này có trò
thuộc dạng khá ban C và không khá nổi những ban còn lại cũng cố theo ban A để
cho ... hợp thời thế. Bởi vậy, mới có câu chuyện cười ra nước mắt là, có thí
sinh nọ nộp hồ sơ dự thi vào ngành kinh tế nhưng lại trúng tuyển vào
"hàng không" (Toán: 0, Lý: 0; Hóa: 0; Tổng cộng: 0.0 - 5 số
không đứng một hàng nên anh ta đậu "hàng không"). Trình độ chỉ bấy
nhiêu, nhưng khi chúng tôi hỏi thì tác giả "5 không" đó vẫn hùng hồn
tuyên bố rằng, em sẽ tiếp tục ôn thi đại học thêm một năm nữa. Cậu còn cho
rằng, đại học là con đường duy nhất để vào đời nhưng phải là ban A???
Khối C thiếu
người học trầm trọng, đó là thực trạng cần phải "báo động đỏ". Một
số trường đại học đã cho tuyển sinh khối thi thuộc KHTN vào các ngành
thuộc KHXH, trường Đại học KHXH & NV Hà Nội và ĐH KHXH &NV TP. Hồ Chí
Minh là ví dụ. Lý giải điều này có ý kiến cho rằng thực tế là chuyên môn của một
số ngành học gắn liền với đầu vào khối A. Việc tuyển sinh vừa đáp ứng nhu cầu
đầu vào của từng chuyên ngành, vừa tạo thêm cơ hội lựa chọn cho thí sinh, điều
nay đúng nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là thiếu người học. Nhiều khoa đã cố
gắng trong các khâu tuyển sinh nhưng vẫn thiếu sinh viên, chẳng hạn,
"Khoa Tâm lý của ĐH Văn Hiến suốt 12 năm qua chưa bao giờ tuyển đủ chỉ
tiêu, mặc dù chỉ tiêu hàng năm chỉ có 70 sinh viên [4].
KHXH ngày càng teo nhỏ hơn so với nhóm ngành khác không chỉ ở quy mô đào tạo mà
có những ngành đã bị loại ra khỏi danh sách tuyển sinh.
Một thực
trạng nữa rất đáng buồn là kết quả kì thi đại học môn Lịch sử năm 2011
như giọt nước tràn ly đã bộc lộ hết những gì âm ỉ cháy trong lòng bấy lâu nay
của xã hội thờ ơ, bàng quan với khoa học xã hội. Một vài con số 0 tròn trịa
nằm trong các bài thi môn Lịch sử qua các kì thi đại học chẳng nói lên điều gì,
chẳng làm người ta ngạc nhiên, nhưng một kì thi có đến hàng ngàn bài bị điểm 0
và "Hầu hết các trường, tỉ lệ thí sinh đạt điểm thi môn Sử từ trung
bình trở lên chỉ chiếm từ 0,3-5%"[5] thì đó lại là một điều hoàn toàn không bình thường. Đó là cú
"thôi sơn" trực diện gây "choáng toàn tập" đã buộc các nhà
chuyên môn, nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội nói chung phải vào cuộc
cùng nhau mổ xẻ, tháo gỡ vấn đề, song đến nay vẫn còn rối như tơ vò.
2.
Đâu là nguyên nhân chính?
Có nhiều nguyên
nhân khiến cho người học quay lưng xa lánh khối C, nhưng theo chúng tôi thì có
4 nguyên nhân chủ yếu.
Trước hết, đó
là vấn đề đầu ra. Những người thi khối C không có nhiều lựa chọn trường thi,
ngành thi, nguyện vọng 2, 3 càng xa vời hơn so với các khối thi khác. Đầu vào
như thế, đầu ra lại càng gian nan hơn. Thực tế, nhiều cử nhân khoa học xã hội
không tìm ra công ăn việc làm, cực chẳng đã họ tự buộc mình vào nghề chẳng
giống ai để giải quyết cái ăn, cái mặc sống lây lất tồn tại qua ngày. Xa hơn
nữa, cơ hội thu nhập, thăng tiến của họ không nhiều như những người theo khối
thi khác.
Xã hội chưa
thực sự coi trọng khoa học xã hội nếu không muốn nói là đánh giá quá thấp nó và
những người gắn bó với nó. Khi phần hồn của con người bị bỏ đói nhường chỗ cho
đồng tiền, vật chất thì khó có thể nói đến sự phát triển bền vững trước mắt
cũng như lâu dài. Và, một xã hội văn minh đến đâu nhưng không có sự phát triển
hài hòa về văn hóa thì cũng là một xã hội phát triển khập khiễng. Đến
nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về mối liên quan giữa khoa học xã
hội, bạo lực học đường và tội ác xã hội, nhưng vài năm nay thì có chiều hướng
tăng và tăng rất mạnh đến nỗi nhiều bậc cao niên phải thốt lên rằng "xã
hội loạn mất rồi (!?)" .
Cách
dạy học và chương trình của những môn ban C lại quá khô khan, cứng nhắc, thậm
chí nhiều người đi học cứ ngỡ như là học môn chính trị. Khi khoa học XH không
còn như bản chất vốn có của nó thì khó có thể hấp dẫn người học cũng như người
nghiên cứu về nó. Đánh giá về môn Lịch sử hiện nay, chúng ta hãy nghe vị giáo
sư đầu ngành Sử học Đinh Xuân Lâm nhận xét:"Đó không phải là một môn
giáo dục, tuyên truyền chính trị thông qua các sự kiện và con số, mà là một môn
khoa học với tất cả sự hấp dẫn và khó khăn của nó. Lịch sử cần được nghiên cứu
và trình bày một cách khách quan, không thiên kiến thì mới tạo ra sức hấp dẫn
được (...). Cần phải viết một bộ SGK Lịch sử theo yêu cầu của thời đại, với
tinh thần hòa nhập và đổi mới. Chương trình cũ chỉ thích hợp với một giai đoạn
lịch sử nhất định, trong thời chiến tranh mà thôi."[6].
Chương
trình vốn dĩ đã khô khan, nặng nề, cộng thêm cấu trúc chương trình có dạng vòng
tròn đồng tâm, không gây được hứng thú ở người học. Nhìn lại tổng thể
chương trình, chúng ta thấy có sự lặp đi lặp lại theo cấp bậc đào tạo. Đơn cử
như, chương trình Địa lý lớp 6 dạy về Địa lý tự nhiên đại cương, lên lớp 10 lại
học thêm một lần nữa tuy có sâu hơn, hoặc chương trình lớp 9 cung cấp cho học
sinh kiến thức về Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, lớp 12 học sinh học thêm một
lần nữa (có sâu hơn). Món ăn dù có ngon, có lạ, có hấp dẫn mức nào, nhưng ngày
nào cũng thưởng thức nó thì điều gì sẽ xảy ra? Tri thức cũng vậy, khi đã biết
nhất định về nó rồi thì sẽ vơi đi sự hứng thú, hấp dẫn đối với nó, nhất là
với lứa tuổi ô mai hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ thì trường học
lại càng tránh tình trạng "bội thực tri thức" ở học
sinh.
Đời
sống của thầy cô những năm gần đây đã cải thiện đáng kể, nhưng cuộc chạy đua
giữa lương và giá vẫn chưa làm họ an tâm cho sự nghiệp trồng người. Cho đến tận
bây giờ, mặc dù sắp bước sang quý 4 của năm 2011, song giáo viên vẫn chưa có
thể sống được bằng lương! "Có thực mới vực được đạo"- chân lý muôn
đời - người thầy cũng là một cơ thể sống nên họ cũng có nhu cầu như bao con
người khác. Để đưa hồn vào bài giảng, truyền lửa cho học trò đòi hỏi người thầy
phải đầu tư rất nhiều công sức, song họ còn phải "sống", đồng lương
chưa thể giúp gia đình thầy cô đủ ăn đủ mặc, đó là chưa kể đến thời "bão
giá" như hiện nay. Tuổi trẻ nhiệt huyết, theo thời gian, tuổi đời thêm
chồng chất, tuổi nghề ngày một nhiều, kinh nghiệm ngày một dày dặn, nhưng
tình yêu dành cho nghề sẽ vơi dần theo sự tụt dốc của đời sống vật
chất. Đặc tính của những người học, nghiên cứu, giảng dạy các ngành
thuộc KHXH thì "gừng càng già càng cay", song gừng không thể cay hơn
khi vấn đề cơm áo gạo tiền đeo bám họ, ghì cuộc đời họ xuống hàng thấp
nhất của xã hội. Thực tế, nếu muốn cuộc sống dễ thở hơn thì ông thầy dạy
ban C phải giỏi cả hai nghề, nghề tay trái cũng như là tay mặt (nghề phụ, nếu
có thể). Kết cục, những bài giảng trở nên nhạt nhẽo, vì thiếu sự đầu tư, hoặc
nếu có thì cũng chỉ để đối phó với bệnh thành tích hơn là truyền thụ vì
kiến thức cho đám học trò. Và, cuộc sống cơ hàn của những người thầy đã đập
vào mắt học trò đó chính là "người thật, việc thật", là "người
đương thời" khiến lớp trẻ bám víu vào ban A mong thoát "kiếp
nghèo" bỏ rơi khối C. Chúng ta hãy nghe tâm sự của em Nguyễn Thị
Thùy, lớp 12 chuyên sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, giải nhất quốc gia môn
Lịch sử, tân sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội[7]: "Thích sử là một chuyện,
nhưng khi chọn ngành, em phải chọn nghề mà sau này em có thể nuôi sống bản thân
để bố mẹ không phải vất vả xin việc. Em không dám thi vào một ngành mà mình
không nhìn thấy đầu ra"
Khối
C ngày một hẻo người học lẫn người thi!
3.
Làm gì để người học đến với khoa học xã hội?
Một
là, đã vào khối C là có việc
làm, điều này có nghĩa là tất cả những người theo học KHXH khi tốt nghiệp đều
được bố trí công ăn việc làm.
Sở
dĩ người học ngày càng "quay lưng" với KHXH đó là không có đầu ra.
Muốn thu hút người học đến với khối C, nhất là những người giỏi thì nhà nước
cần tính toán thật kĩ nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của các địa phương,
các ngành từ đó định mức đầu vào và đầu ra cho từng ngành đào tạo. Khi chưa thể
giải quyết đầu ra cho họ thì sự kêu gọi, tuyên truyền, cổ vũ... cũng chỉ
là vô nghĩa và làm sự việc thêm rối ren trở thành "hề" trong
mắt người học, xã hội.
Về
điều kiện để được bố trí việc làm, theo chúng tôi, tất cả những sinh viên tốt
nghiệp đạt loại khá trở lên, tất nhiên đó phải là các trường công lập, các cơ
quan nhà nước, các viện nghiên cứu, tốt nghiệp hạng trung bình khá trở xuống
thì tự tìm việc, xuất sắc được toàn quyền lựa chọn nơi công tác. Mục đích này
nhằm kích thích sinh viên cố gắng học tập, đó cũng là một trong những cách tạo
công bằng xã hội. Bên cạnh đó, học bổng dành cho sinh viên khoa học xã hội phải
cao hơn sinh viên theo học ngành khác, đồng thời cách tính thâm niên cho thầy
cô dạy những bộ môn khoa học xã hội cũng cần được như thế.
Hai
là,phải quan trọng hoá KHXH lên bằng
cách:
Theo
chúng tôi, thiết thực nhất là thi tốt nghiệp THPT phải 7 môn: Toán, Lý, Hoá,
Văn, Sử, Địa, Sinh. Sở dĩ không nên đưa ngoại ngữ là môn bắt buộc vì hiện nay
muốn có việc làm, muốn có cuộc sống tốt hơn thì bắt buộc cá nhân đó phải có
ngoại ngữ. Khi môn học trở thành nhu cầu cuộc sống có quan hệ mật thiết với sự
nghiệp, đường tiến thân thì bắt buộc người ta phải học, phải tự học và đương
nhiên ngoại ngữ là môn học suốt đời dưới nhiều hình thức. Thực tiễn cho thấy,
các trung tâm ngoại ngữ mọc lên như nấm sau mưa đâu có ai ép buộc phải mở ra để
nâng cao dân trí, để buộc học sinh phải vào đó học thêm đối phó với thi cử mà ở
đây là vì nhu cầu, người học tự tìm đến. Giả sử, bên cạnh trung tâm Anh ngữ,
nếu ai đó mở thêm Trung tâm Lịch sử, Địa lý hay Văn học cạnh tranh với trung
tâm kia thì điều gì xảy ra?
Với
cách thi tốt nghiệp như hiên nay, những môn khoa học xã hội thực sự chỉ có thể
cảm thấy được gọi là cần thiết, được coi trọng khi những môn đó được Bộ Giáo
dục và Đào tạo đưa vào danh sách thi tốt nghiệp THPT. Có thể khắc phục tình
trạng trên bằng cách, nội dung thi tốt nghiệp các môn KHXH phải bao gồm kiến
thức của lớp 11 và 12 và học đâu thi đó không giới hạn chương trình. Điều này
cũng nhằm mục đích tạo điều kiện cho giáo viên đào sâu kiến thức, có thời gian giảng
giải để học sinh hiểu sâu hơn, hấp dẫn hơn.
Ba
là,đổi mới chương trình và phương pháp
dạy học
Đưa
KHXH về đúng vị trí xưa nay là yêu cầu bước thiết hiện nay. Điều này có
nghĩa là cần biên soạn lại chương trình sao cho đó là một môn khoa học thực sự
phục vụ cho học tập và cho nghiên cứu chứ không thể là môn tuyên truyền cho mục
đích khác. Học sinh sẽ rất chán và rất ngán khi biết trước kết cục trận đánh
kiểu "ta thắng địch thua" và nhiệm vụ còn lại là nhớ xem bao nhiêu xe
tăng cháy, máy bay rơi, quân địch bị tiêu diệt... KHXH là môn rất hấp dẫn không
hề khô cứng, nếu nó được trả lại vị trí đúng nghĩa.
KHXH
không còn nhận được sự mặn mà từ học sinh, sinh viên nữa là vì cấu
trúc chương trình theo vòng tròn đồng tâm đã tạo ra sự nhàm chán trong
cách dạy học của giáo viên. Vì vậy, biên soạn cấu trúc chương trình nên
tránh sự lặp lại như thế để tạo sự hấp dẫn cho người học. Người học cần được
học những mảng kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất và luôn cảm thấy thú vị
với những điều mới lạ, hấp dẫn trong mỗi bài học để từ đó có khả năng tự nghiên
cứu kiếm tìm tri thức trên cơ sở kiến thức đã có. Kiểu học máy móc "thuộc
lòng" buộc phải nhớ không còn phù hợp với thời hội nhập, toàn cầu hoá, với
thời công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo hiện nay vì chỉ một cái
"lick" chuột và hỏi ông "google" là có tất cả các thông tin
cần thiết và đa chiều.
Bốn
là, hiền tài là nguyên khí quốc gia, ở
đây hiền tài chính là những người thầy giỏi, tâm huyết. Và xã hội cũng khó có
thể đòi hỏi, kì vọng gì hơn ở người thầy mà ở đó thiếu sự chăm lo về vật chất
cũng như tinh thần. Muốn có nhà tư tưởng lớn, nhà hiền triết thì ngay từ bây
giờ, Nhà nước cần bù đắp sự thiếu hụt trên cho người thầy, để người thầy
chuyên tâm vào bài giảng, hướng đến học trò, để người thầy không
phải tất tả cắp cặp chạy sau khi tan trường! Do vậy, chúng tôi thiết
nghĩ, Nhà nước cần nâng lương cho giáo viên đến mức họ tự sống bằng
nghề là việc làm vô cùng ý nghĩa hiện nay!
KHXH
đang đứng trước khó khăn thách thức về chỗ đứng trong lòng người dân
Việt. Đây là dấu hiệu của sự phát triển thiếu ổn định cho kinh tế xã hội
nước nhà. Chúng ta cần nhìn thẳng vào thực trạng để từ đó tháo gỡ vướng mắc.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân, chúng tôi đưa ra bốn giải pháp
với mong muốn đưa người học tìm đến với KHXH.
Tài
liệu tham khảo
[7].http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/34203/-con-do-chuyen-su--em-xau-ho-voi-co-quan--.html |