Biển
Đông sẽ là cái “bẫy” trên con đường phát triển hòa bình của Trung Quốc
nếu như nước này sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Đây có thể coi
là một phép thử cho sự phát triển hòa bình của nước này.
Kể từ năm 2010, hàng loạt xung đột
và tranh chấp nổi lên từ những yêu sách của một số quốc gia trong tranh
chấp Biển Đông đối với Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hình ảnh của nước
này tại Đông Nam Á. Hình ảnh về một cường quốc có trách nhiệm tại Đông
Nam Á, là điều mà Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều để có được, đã lâm vào
một cuộc khủng hoảng về niềm tin.
Đối với một vài quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc là “một đối tác cần phải đề phòng”, và xu hướng tâm lý này được phản ánh trong cách tiếp cận của họ đối với các vấn đề an ninh truyền thống và chiến lược.
Một số nước có tranh chấp lãnh thổ
với Trung Quốc tại Biển Đông lo ngại rằng sự hiện đại hóa quân đội và
tình cảm chủ nghĩa dân tốc tăng cao của Trung Quốc sẽ đẩy quốc gia này
sử dụng vũ lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp lãnh
thổ. Do đó họ đã tìm kiếm phương thức đa phương hóa tranh chấp bằng cách lôi kéo Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á và Mỹ.
Việc Mỹ “quay trở lại châu Á” và
ủng hộ các đồng minh của mình, và việc Việt Nam và Philippin đang nỗ lực
biến những yêu sách của mình tại Biển Đông thành vấn đề tranh chấp giữa
Trung Quốc và ASEAN, Biển Đông
đã trở thành tâm điểm trong những mối quan hệ của Trung Quốc đối với các
quốc gia trong khu vực. Và với việc truyền thông nước ngoài cũng đi
theo xu hướng này và can dự vào các vùng biển tranh chấp, thì Trung Quốc
cần phải giải quyết đúng mức tranh chấp Biển Đông và mối quan hệ Trung
Quốc – ASEAN.
Đang có một làn sóng dư luận công khai tại Trung Quốc tin rằng tình huống Biển Đông là rất tệ, và thậm chí còn
xuất hiện giọng điệu cực đoan kêu gọi sử dụng vũ lực và từ bỏ hợp tác
với ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN lại đánh giá cao chiến
lược phát triển hòa bình của Trung Quốc và cơ bản tán thành nguyên tắc
của Trung Quốc về “gác tranh chấp và tìm kiếm phát triển chung” tại Biển
Đông.
Về tổng thể, hợp tác vẫn là xu
hướng chủ đạo trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN, và hầu hết các thành
viên ASEAN đều có quan điểm tương đối tích cực về sự phát triển của
Trung Quốc.
Mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN có
thể vượt qua “phép thử” trong tranh chấp Biển Đông hay không phụ thuộc
vào sự nhìn nhận đúng đắn của tất cả các bên về tình huống chiến lược
khu vực. Sự thay đổi chiến lược của Mỹ đối với Đông Nam Á sẽ không làm
xói mòn nền tảng quan hệ Trung Quốc – ASEAN, mà nó sẽ giúp xóa bỏ những
mối quan ngại của các quốc gia ASEAN và xóa bỏ những mối đe dọa về sự
trỗi dậy của Trung Quốc.
“Mối đe dọa Trung Quốc” là một
trong những nhân tố chính làm cản trở sự phát triển tốt đẹp trong mối
quan hệ Trung Quốc – ASEAN, nhưng về cơ bản không thể đảo ngược toàn bộ
xu hướng phát triển nhanh chóng về mối quan hệ song phương này.
Thật ra, việc liên tục nâng cao
thuyết về mối đe dọa Trung Quốc có thể coi là dấu hiệu tiến bộ trong mối
quan hệ giữa Trung Quốc và các quôc gia ASEAN, vì mối khi thuyết này
nổi lên, Trung Quốc sẽ thể hiện
một cách đầy đủ chính sách ngoại giao theo đuổi mối quan hệ láng giềng
tốt. Mối quan hệ Trung Quốc và ASEAN được thúc đẩy mỗi khi các vấn đề
gai góc được giải quyết.
Một số quốc gia ASEAN thiếu sự
hiểu biết đúng đắn về chính sách và ý định của Trung Quốc và có lẽ họ
cảm thấy lo ngại về sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Điều này
khiến cho họ do dự trong việc nhìn nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc là
mối đe dọa hay là cơ hội. Việc tích cực theo đuổi chính
sách láng giềng tốt cuối cùng sẽ giúp Trung Quốc chứng tỏ được rằng
thuyết về mối đe dọa Trung Quốc là không có cơ sở. Hợp tác cùng thắng
(win-win) từ lâu luôn là động lực cho sự phát triển liên tục trong mối
quan hệ Trung Quốc – ASEAN và điều đó vẫn sẽ tiếp tục được duy trì.
Chẳng cần phải đánh giá quá cao về
khả năng của Mỹ nắm giữ được ASEAN. Trung Quốc cũng không thể mong các
quốc gia Đông Nam Á hành động chống lại mong muốn của Washington. Do đó,
Trung Quốc nên tiếp tục lờ đi những luận điệu kêu gọi sử dụng vũ lực để giải
quyết tranh chấp. Việc sử dụng vũ lực chống lại Việt Nam và Philippin
sẽ chỉ đẩy hai quốc gia này và có thể là tất cả các thành viên ASEAN vào
vòng tay của phương Tây, khiến cho những nỗ lực ngoại giao trong hàng
thập kỷ tại Đông Nam Á trở thành mây khói.
Kết quả là Trung Quốc sẽ không đạt
được những vấn đề chiến lược như mong đợi, thay vào đó là sẽ tạo ra một
môi trường đối nghịch xung quanh mình. Trong trường hợp đó, Biển Đông
sẽ trở thành cái “bẫy” trên con đường phát triển hòa bình của Trung
Quốc.
Vì vậy, Trung Quốc nên tập trung
vào sức mạnh mềm của mình trên 3 phương diện trong vấn đề Biển Đông: nên
theo đuổi chính nghĩa; nỗ lực tăng cường niềm tin của các quốc gia láng
giềng, vì như vậy họ sẽ tin rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là hòa
bình; và xây dựng vị thế của Trung Quốc, không được bỏ qua bất kỳ điều
nào trong các phương diện trên. Theo cách này cộng đồng quốc tế - đặc
biệt là các quốc gia ASEAN – sẽ nhận thấy rằng Trung Quốc luôn cam kết
đi theo con đường “phát triển hòa bình” của mình.
Tác giả Chu Hao là học giả nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á và Nam Á, Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc.
Theo China Daily
Văn Cường (gt)