Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

21. Ván bài lớn trên Thái Bình Dương


EmailInPDF.
NCBD - Hai cường quốc Mỹ, Trung đang tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng nhằm tranh giành ảnh hưởng chính trị và quyền kiểm soát trên các tuyến đường biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Trong những ngày này, các mâu thuẫn sâu sắc tại Trung Đông đang có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh lớn. Trong bối cảnh trên, nếu không tính tới tranh luận kéo dài nhiều năm qua xung quanh vấn đề BTT, khu vực Viễn Đông có thể được coi là yên bình. Nhưng sự bình yên trên chỉ là vẻ bề ngoài. Trên thực tế, hai cường quốc hàng đầu về quân sự và kinh tế là TQ và Mỹ, đang tiến hành cuộc chiến không khoan nhượng nhằm tranh giành ảnh hưởng chính trị và quyền kiểm soát trên các tuyến đường biển, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Về mặt chính thức, hai cường quốc vẫn tuyên bố mong muốn tăng cường phối hợp hành động. Trong cuộc trao đổi với Chủ tịch TQ Hồ Cẩm Đào tại Washington TTh Mỹ tuyên bố “Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy của TQ. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sự trỗi dậy hòa bình của TQ tạo thuận lợi đối với thế giới và Mỹ nói riêng. Chúng tôi tin tưởng rằng sự trỗi dậy này sẽ không tạo ra nguyên nhân gây xung đột, mà sẽ diễn ra trong bối cảnh khi các quy định và chuẩn mực quốc tế về bảo đảm an ninh và hòa bình ngày càng được tăng cường”.
TQ dù thừa nhận sự khác biệt với Mỹ, nhưng vẫn thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tiếp tục hợp tác, gồm cả hợp tác giữa cơ quan quốc phòng hai bên. Bộ trưởng BQP TQ Lương Quang Liệt cho rằng mối quan hệ TQ - Mỹ mặc dù có lúc trải qua thăng trầm, nhưng sau 40 năm đã có bước tiến mạnh mẽ.
Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là nếu các cuộc đối thoại chính trị vẫn diễn ra thường xuyên, nền kinh tế của hai cường quốc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau ở mức cao hơn, tại sao chính quyền Obama lại phải thông qua Chiến lược quân sự mới, trong đó sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân Mỹ tới khu vực Thái Bình dương.
Câu trả lời là ở chỗ, Mỹ nhìn nhận TQ là đối thủ chính của mình tại khu vực CÁ - TBD và đang cố gắng duy trì ảnh hưởng của mình thông qua cả biện pháp chính trị - ngoại giao, cũng như sức mạnh quân sự. Điều này giải thích quyết định chuyển dịch lực lượng quân sự của Mỹ từ Đại Tây Dương sang TBD của Nhà Trắng.
Giáo sư Trường ĐH New South Wales (Australia) nhận định Mỹ dành ưu tiên hàng đầu cho khu vực CÁ - TBD. Những điều chỉnh trong Học thuyết quân sự xuất phát từ thực tế trong thời gian Mỹ dính líu tới cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, TQ đã bứt lên phía trước trong khu vực được xem là phát triển năng động nhất về kinh tế trên thế giới.
Trước đây Mỹ lo ngại trước hết về các kế hoạch của TQ đối với Đài Loan. Bắc Kinh cho rằng hòn đảo trên là lãnh thổ của mình và không loại trừ khả năng phải sử dụng sức mạnh quân sự để lấy lại. Washington có nghĩa vụ với Đài Bắc với sự giúp đỡ về vũ khí để chống lại sự “xâm chiếm” đó.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây Biển Đông đã trở thành điểm xung đột trong quan hệ Mỹ-Trung. Bắc Kinh cho rằng hầu như tất cả vùng biển trên đều thuộc về TQ. Đây là khu vực mang lợi ích cốt lõi. Chuyên gia Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Alexander Larin cho rằng TQ cần dầu lửa, khí đốt, kim loại và các khoáng sản khác nữa. Đối với TQ, đây là vấn đề sống còn. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới tham vọng bành trướng sang khu vực giàu tài nguyên trên.
Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, Bắc Kinh giành quyền khai thác tại các nước Trung Á, châu Phi, Mỹ Latinh, cũng như những hợp đồng dài hạn trong việc cung ứng nguyên liệu và xây dựng đường ống dẫn ở nước ngoài.
Đáy Biển Đông được cho rằng có trữ lượng lớn về dầu khí. Hơn nữa, qua tuyến hàng hải tại vùng biển trên TQ vận chuyển dầu nhập khẩu từ Trung Đông. Do đó, TQ không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào trong tranh chấp với các nước láng giềng về chủ quyền đối với các hòn đảo trên Biển Đông.
Mỹ cho rằng các bất đồng cần được giải quyết thông qua trọng tài quốc tế. Nhưng Bắc Kinh phản đối việc này. Bắc Kinh chỉ nhất trí giải quyết trên cơ sở song phương. Tuy nhiên, khi vấn đề được đưa ra đàm phán, thì Bắc Kinh lại tuyên bố hòn đảo trên thuộc chủ quyền của họ.
Ngoài TQ còn có VN, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Phillippines tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng gay cấn nhất trong những tuần gần đây là tranh chấp giữa TQ và PLP, cũng như TQ và VN. Năm 1974 giữa TQ và VN thậm chí đã xảy ra cuộc chiến giành quyền kiểm soát Hoàng Sa. Hiện nay hai bên có lập trường kiềm chế hơn. Nhưng dù vậy sự căng thẳng không hề lắng xuống.
Quốc hội VN vừa ban hành Luật, trong đó có nêu các hòn đảo trên thuộc chủ quyền của VN. TQ phản ứng tức thời và Người phát ngôn tuyên bố hành động của VN là trái luật pháp. TQ sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.
Vừa qua chút nữa đã xảy ra đụng độ vũ trang giữa TQ và PLP tại bãi cạn Scarborough. Cả hai bên đều cử tàu quân sự tới vùng đá ngầm, nơi có nhiều thuyền đánh cá của TQ. Nhưng cuối cùng hai bên cũng đã thỏa thuận rút tàu chiến.
Đúng như dự báo, Washinhton đã đứng về phía Manila. Đã diễn ra cuộc tập trận chung giữa lực lượng thủy quân lục chiến hai nước. Trước đó, PLP đã nhận được con tàu lớn của Mỹ, tuy về thực chất nó đã cũ.
Như vậy, cuộc tranh chấp giữa TQ và các nước láng giềng nhỏ, đã giúp giảm nhẹ gánh nặng của Mỹ trong việc kiềm chế TQ. Lo ngại trước chính sách cứng rắn của TQ, các quốc gia trong khu vực đã sẵn sàng cho hải quân Mỹ sử dụng cảng và sân bay của mình.
Trong bối cảnh đó BTQP Mỹ đã tới thăm cảng Cam Ranh của VN, nơi đã từng là căn cứ chính của Mỹ trong chiến tranh xâm lược ở Đông Dương. Theo ông Panetta, Mỹ đã đạt được thỏa thuận cho phép tàu Mỹ ghé đậu và sửa chữa ở Cam Ranh.
Alexander Larin cho rằng sự đối đầu giữa Mỹ và TQ sẽ gia tăng, và Mỹ sẽ gặp khó khăn trong cuộc đối đầu này, do khác với Mỹ, Trung Quốc có khả năng để tăng chi phí cho lực lượng hải quân và không quân. Nga sẽ khó bị lôi kéo vào những căng thẳng này. Trong chừng mực nào đó, cả Nga và TQ đều có mối quan hệ phức tạp với Mỹ và điều này có thể giúp họ xích lại gần nhau hơn. Tất nhiên, cả Matxcơva và Bắc Kinh đều không có yêu cầu lập liên minh quân sự. Nhưng việc Nga và TQ tiến hành tập trận chung trên đất liền cũng như trên biển, đã nói lên một điều gì đó.

Theo NG.RU (báo Nga)

Thúy Bình (gt)