Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

6. Phát biểu của Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman tại Hội thảo Biển Đông tại Mỹ


"Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành và Trung Quốc sẽ quan hệ như thế nào với các nước láng giềng. Việc yêu sách của Trung Quốc có  phạm vi quá rộng ..đang tạo ra một bầu không khí lo âu ...Tôi nghĩ sự mập mờ.. của đường 9 đoạn Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại."

 4325895270_0f481cfa0e.jpg
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS)
 “Biển Đông và Châu Á - Thái Bình Dương trong thời kỳ quá độ”

Giới thiệu:
John Hamre,
Giám đốc và CEO CSIS
Diễn giả:
Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman (ID-CT)
 Địa điểm:
CSIS, Trung tâm Hội nghị B1, Đường 1800 K, NW, Washington, D.C.
Thời gian:  8:30 a.m. EDT
Ngày:  Thứ 5, 28 tháng 6, 2012
 

JOHN HAMRE: Xin chào quý vị. Chào mừng các quý vị đến với ngày thứ hai trong hội thảo của chúng tôi. Tôi rất vui vì sự có mặt của quý vị tại đây. Tên tôi là John Hamre. Tôi là Giám đốc của CSIS và tôi rất hài lòng vì chúng tôi có một số lượng người tham dự đông đảo như thế này. Như quý vị đã biết, ở Washington, mọi người thường tham gia ngày đầu tiên và bỏ qua ngày thứ hai, do vậy tôi rất biết ơn vì điều này. Nhưng tôi nghĩ rằng tôi biết lý do cho điều đó, và đó là vì sự có mặt của Joe Lieberman tại đây.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thượng nghị sĩ Lieberman vì đã đến đây ngày hôm nay. Tôi có biết một chút về cuộc sống của ông ấy, đã từng làm việc tại Thượng viện trong 10 năm và tôi biết rằng thời gian vô cùng, vô cùng quý giá. Vì vậy, đối với một thượng nghị sĩ với tất cả các nghĩa vụ của mình để sắp xếp thời gian đến với một viện nghiên cứu chiến lược để nói về một chủ đề phức tạp thực sự là một đặc ân và một điều hiếm có bây giờ. Điều này có thể không phải là đặc trưng của Thượng viện hiện tại, nhưng nó là đặc trưng của Joe Lieberman. Ý của tôi là, Lieberman luôn là một thượng nghị sĩ có suy nghĩ rằng công việc của mình là mang lại những ý tưởng mới và những ý kiến trung thực cho Thượng viện và ông làm điều đó theo một cách rất mới, và đó là một trong những lý do tại sao ông là một nhà lãnh đạo đáng kính tại Thượng viện. Đây là một trong những lý do chúng ta sẽ nhớ tới ông khi ông rời Thượng viện, bởi vì cùng với ông, chúng ta còn có người có cùng suy nghĩ rằng chất lượng của các ý tưởng và sự trung thực của cuộc đối thoại là ưu tiên hàng đầu, chứ không chỉ là phép thử chính trị. Và chúng ta sẽ nhớ điều đó.
Nhưng chúng tôi sẽ không để cho ông xa rời giới hoạch định chính sách. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng ông ấy sẽ trở lại nhiều hơn và nhiều hơn nữa, vì ông sẽ có thời gian nhiều hơn một chút, mặc dù - (cười)- các quý vị đã biết, tất cả mọi người, khi họ rời khỏi chức vụ thường có xu hướng bận rộn hơn, và do đó, ông sẽ khôn khéo chờ đợi xem vai trò trong tương lai của mình như thế nào. Nhưng quý vị biết đấy, chúng tôi muốn ông trở lại, và tôi biết quý vị sẽ hiểu điều đó và lắng nghe điều đó khi sáng nay ông sẽ chia sẻ với chúng tôi những hiểu biết của ông về Biển Đông. Và tôi nghĩ với chủ đề của Hội thảo này là Tìm kiếm giải pháp, thì thực sự không có ai có thể đại diện cho tập thể lãnh đạo và chính phủ để tìm kiếm giải pháp tốt hơn Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman. Xin quý vị hãy chào đón ông bằng một tràng pháo tay.  Chúng ta mong đợi bài phát biểu của ông. (Vỗ tay)
Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman: Vâng, cảm ơn John rất nhiều vì lời giới thiệu rất hào phóng. Tôi rất vui mừng khi có mặt ở đây. Tôi luôn luôn muốn nói rằng tôi sẽ rút khỏi Thượng viện, nhưng tôi không nghỉ việc, và tôi mong muốn tiếp tục được tham gia vào các cuộc thảo luận này. Khi tôi nghĩ về nó, tôi hy vọng những người đồng sự của tôi có thể đi theo giá trị, như tôi đã theo đuổi, mà tôi cho là cơ bản của văn hóa châu Á, trong đó kính trọng người già. (Cười) - (cười) - hoặc ít nhất là tôn trọng người già.
Tôi xin cảm ơn John. Tôi vô cùng biết ơn những lời lẽ vô cùng tốt đẹp đó, đặc biệt là từ John Hamre, người đã có những đóng góp phi thường cho đất nước của chúng ta trong nhiều vai trò khác nhau, trong đó bao gồm sự dẫn dắt tài tình, tiến bộ và mang tính xây dựng CSIS. Tôi vui mừng khi có mặt tại đây sáng nay.
Đối với tôi, đây là một chủ đề thú vị và quan trọng. Tôi cũng ấn tượng bởi số lượng người tham gia từ khắp nơi trên thế giới cũng như tài năng của những người có mặt tại đây. Nhưng tôi phải nói, theo một cách mà có lẽ quý vị sẽ hiểu, đây là cơ hội duy nhất và có lẽ mang tính phép màu để có mặt ở đây sáng nay bởi vì đây có lẽ là cuộc họp duy nhất tại Washington vào sáng nay không nói về những gì Tòa án Tối cao sẽ quyết định - (cười) - về cải cách chăm sóc sức khỏe. Do đó đây là một niềm vui. Nếu tôi sẽ cảnh báo quý vị điều đó nếu khoảng 10 giờ sáng nay quý vị cảm thấy tòa nhà này đang rung lên - (cười) – không phải vì động đất. Mà đó đơn giản là vì Tòa án Tối cao đã ra quyết định về luật cải cách chăm sóc sức khỏe.
Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đến từ khắp các nơi trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã đến Washington để tham dự hội thảo này. Tôi đã đến Singapore gần một tháng trước để tham dự  Đối thoại Shangri-La, vì vậy tôi biết quý vị đã phải trải qua một chuyến bay dài để đến đây, và tôi đánh giá cao những nỗ lực đó.
Hội thảo này là một minh chứng về việc quan điểm của thế giới và nước Mỹ đang thay đổi đến đâu. Tôi xin mạo muội nói rằng cách đây một vài năm, có rất ít người ở Washington dành rất nhiều thời gian hoặc sự chú ý cho vấn đề Biển Đông. Điều này đã không còn xảy ra nữa. Ngày nay đã có một sự công nhận rộng rãi tại đây, tại thủ đô Mỹ từ Quốc hội đến các cơ quan hành pháp đều cho rằng Mỹ có lợi ích quốc gia quan trọng đang bị đe dọa tại Biển Đông, và việc các tranh chấp đang diễn ra nếu được quản lý tốt sẽ có những tác động chiến lược lan tỏa vượt qua bờ biển của Biển Đông tới bờ biển của nước Mỹ. Vì vậy, sáng nay tôi muốn nói với quý vị về chính sách của Mỹ đối với Biển Đông. Nhưng trước đó, tôi muốn tóm tắt ngắn gọn và đưa ra bối cảnh rộng hơn cho các cuộc thảo luận.
Tổng thống Obama, thật đáng khen, tôi nghĩ rằng, đã làm tăng cường sự hiện diện và tham gia của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại của ông. Để theo đuổi cái này gọi là tái cân bằng đối với châu Á, chính quyền Obama đang xây dựng dựa trên một loạt cam kết lưỡng đảng. Điều này lặp lại nhiều thập kỷ từ buổi đầu Mỹ bước vào vũ đài thế giới và gần đây hơn là trở lại chính quyền Clinton và Bush. Từ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam dưới thời Tổng thống Clinton tới hợp tác chống khủng bố với các nước như Philippines và Indonesia sau vụ 9/11. Sự tham dự của Mỹ tại Đông Nam Á đã là xu hướng gia tăng trong thời gian qua.
Chính sách của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rõ ràng bắt nguồn từ từ thực tế rằng Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương và tự do, an ninh và thịnh vượng của người dân Mỹ không thể tách rời với an ninh, tự do và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Bob Gates đã đúng khi nêu bật chính sách này trong lần xuất hiện cuối cùng của mình tại cuộc đối thoại Shangri Singapore năm ngoái, và tôi xin trích dẫn lời phát biểu này, "các cam kết và sự hiện diện của Mỹ với tư cách là một quốc gia Thái Bình Dương là một trong các hằng số tương đối ít giữa những thay đổi mãnh liệt trong khu vực hơn nửa thế kỷ qua”, kết thúc trích dẫn.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng rõ ràng là có một cái gì đó khác và quan trọng đang diễn ra trong chính sách của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng chúng tôi đang dành nhiều sự quan tâm về ngoại giao và năng lượng đối với khu vực Đông Nam Á, đương nhiên bao gồm cả Biển Đông. Khu vực này đã rút khỏi vị trí hàng đầu trong các cân nhắc chiến lược của Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam nhưng ngày nay, vì một loạt các lý do, khu vực này lại là ưu tiên trong cân nhắc chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Với ý nghĩa này, tôi muốn đề nghị trong buổi sáng nay rằng Mỹ không chỉ đang tái cân bằng đối với châu Á, mà chúng ta cũng tái cân bằng tại châu Á. Tôi nói là tái cân bằng, chứ không phải là xuay trục , bởi vì chúng tôi đương nhiên vẫn giữ cam kết đối sâu sắc đối với liên minh lâu đời và truyền thống của chúng tôi ở Đông Bắc Á. Chúng tôi nên và - chúng tôi nên giữ cam kết từ các mối quan hệ truyền thống này như một phần của chính sách tái cân bằng ở châu Á và có thể giảm bớt trọng tâm trong quan hệ của mình, ví dụ, ở Trung Đông như một phần của tái cân bằng của chúng tôi đối với châu Á.
Nhưng điều khác biệt ngày hôm nay là cảm giác, một có thể cảm nhận được cảm giác ở đây tại Washington rằng chúng tôi có một cơ hội chưa từng có và một trách nhiệm để mở rộng quan hệ đối tác và hợp tác với các nước Đông Nam Á. Khả năng này chưa tồn tại vài năm trước đây, dựa trên cơ sở song phương hoặc cấu trúc khu vực đa phương ngày càng hoàn thiện.
Trong sáu tháng qua, trên thực tế, tôi đã có cơ hội và đặc ân thăm sáu nước là thành viên của ASEAN. Ngoài Singapore, tôi đã đến các Philippin, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Miến Điện. Mặc dù hoàn cảnh của mỗi nước khác nhau, có một điểm chung là họ đều mong muốn tăng cường và mở rộng quan hệ với Mỹ.
Và có vẻ như đối với tôi, chúng ta đều có một mong muốn giống nhau từ quan điểm của chúng tôi. Câu hỏi tôi nghĩ chúng ta ở Mỹ phải tự hỏi bản thân chúng ta là liệu chúng ta sẽ có những đánh giá tốt, tầm nhìn và quyết tâm để làm những gì là cần thiết để nắm bắt các cơ hội lịch sử và cơ hội mang lại lợi ích chung của thời điểm này.
Tôi tin rằng chúng tôi đã bắt đầu thực hiện điều đó. Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên,  nhờ tài lãnh đạo ngoại giao hiếm có Ngoại trưởng Hillary Clinton, và người trợ lý  phụ trách Đông Á -Thái Bình Dương, Kurt Campbell, người mà tôi biết đã phát biểu ở đây ngày hôm qua. Ngoại trưởng và Kurt đã duy trì những cuộc công du cũng như cam kết cá nhân cao độ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đặc biệt là ở Đông Nam Á. Bất cứ ai tiếp bước họ trong năm tới sẽ cần phải noi gương họ và phải chắc chắn rằng những ngày các quan chức cấp cao của Mỹ bỏ qua hội nghị thượng đỉnh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã là quá khứ.
Nhưng đó là phần dễ dàng. Phần khó khăn hơn là đưa ra các quyết định sáng suốt ở đây, Washington, là cần thiết để xây dựng các liên minh này và duy trì cam chính trị và kinh tế của chúng tôi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đối với tôi, đó cũng có nghĩa là làm một số thứ ngay ở đây. Nó có nghĩa là tái cấu trúc lại hệ thống tài chính: hay nói cách khác, thông qua chương trình giảm nợ. Và điều đó có nghĩa là tránh cắt giảm ngân sách tự động, mà là một từ tôi tin tưởng quý vị đã tự được xác định - (cười) - một thuật ngữ trong một nhóm nhỏ các nhà quản lý tài chính ở đây tại Washington. Và đó, tiếp theo, có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp tục có khả năng đầu tư vào tiềm lực quân sự và vị thế sức mạnh cần thiết trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương năng động và đầy biến đổi.
Nó cũng có nghĩa là, đưa ra chương trình nghị sự về thương mại đầy tham vọng và dài hơi cho khu vực. Mọi người thường nói rằng chương trình nghị sự của châu Á là thương mại, nhưng tôi sẽ cho quý vị biết rằng đối với hiệp định thương mại tự do, có lẽ với một ngoại lệ, Mỹ đã bỏ qua việc ký kết thương mại trong một vài năm qua. Điều này đang thay đổi bằng cuộc đàm phán hiệp định Xuyên Thái Bình Dương, tôi hy vọng rằng đây là một bước đi đúng hướng mới. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần thúc đấy nó càng nhanh càng tốt.
Nhưng tôi tin rằng chúng ta cũng cần phải thực hiện các bước khác táo bạo hơn ngoài TPP. Ví dụ, bởi vì Miến Điện cuối cùng bắt đầu mở cửa và cải cách nên đây là lúc để đưa các ý tưởng của mộtThỏa thuận thương mại tự do Mỹ-ASEAN lên trên bàn và bắt đầu thảo luận tích cực với các thành viên của ASEAN.
Như quý vị cũng biết, ASEAN đã có FTA với các nước khác, Trung Quốc, Ấn Độ
và Úc. ASEAN, từ quan điểm của Mỹ, là một thị trường lớn với dân số khoảng 600 triệu người và là một nền kinh tế tập thể lớn thứ ba ở châu Á. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ tư của Mỹ trên thế giới, với tiềm năng tăng trưởng rất lớn.
Việc hoàn thành một FTA giữa Mỹ-ASEAN đương nhiên sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều. Để bắt đầu, cần có bước tiến đáng kể đối với cải cách dân chủ và kinh tế ở Miến Điện. Tuy nhiên, cách tốt hơn để tất cả mọi người trong khu vực và ngoài khu vực tiếp tục đầu tư  là giữ Miến Điện đi đúng hướng và chắc chắn rằng hiệp định tự do thương mại ASEAN-Mỹ sẽ là một trong những lợi ích khi thực hiện điều đó? Và một lần nữa, nó sẽ là lợi ích chung của mọi người.
Tôi nghĩ sự tham gia sâu sắc của Mỹ ở Đông Nam Á, cũng là nhu cầu một địa chính trị. Và bây giờ tôi đi đến vấn đề trọng tâm của Hội thảo Biển Đông.
Cách đây một thập kỷ,khi các chuyên gia an ninh khi được triệu tập để nói chuyện về tương lai của châu Á thì cuộc thảo luận không tránh khỏi việc bị chi phối bởi hai điểm nóng là bán đảo Triều Tiên và Đài Loan. Ngày nay, cuộc thảo luận vẫn còn bao gồm hai vấn đề trên nhưng nó chắc chắn đã mở rộng về phía nam.
Mỹ, như quý vị cũng biết, không phải là một bên tranh chấp chính thức trong tranh chấp Biển Đông. Nhưng những gì xảy ra tại Biển Đông có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi, không chỉ vì hơn thương mại qua các vùng biển của Biển Đông chiếm 1,2 nghìn tỷ USD thương mại Mỹ hàng năm hoặc do cam kết lâu dài duy trì tự do hàng hải và quyền tiếp cận với hàng hải cho tất cả mọi người, đó ngẫu nhiên là một trong những lý do tại sao khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng trưởng kinh tế  bùng nổ và tiến bộ trong các thập kỷ kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II.
Không, những gì sẽ xảy ra ở Mỹ - những gì xảy ra tại Biển Đông cũng có ý nghĩa đối với Mỹ bởi vì Biển Đông và cách thức ứng phó các xung đột là một phép thử liệu địa chính trị của một châu Á đang lên sẽ được xác định bằng sự hợp tác đôi bên cùng có lợi hay sự cạnh tranh mất-còn. Cách chúng ta xử lý những xung đột sẽ là một thử nghiệm liệu các nước trong khu vực có thể giải quyết những bất đồng một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế hay thông qua cưỡng chế và vũ lực.
Và quan trọng nhất, tôi nghĩ rằng, trong bức tranh lớn đối với Mỹ, khu vực và thế giới, Biển Đông và các cuộc xung đột đang diễn ra là một phép thử đặc biệt và rất quan trọng đối với bản thân Trung Quốc, điều đó cho thấy quan hệ của Bắc Kinh với các nước láng giềng như thế nào khi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ hơn, và với một ý nghĩa lớn hơn, Trung Quốc sẽ trở thành loại cường quốc thế nào trong thế kỷ này.
Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông cơ bản không phải là về quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Đó là về mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng. Nhưng hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và cũng như với các nước khác trên thế giới. Và về khía cạnh này, những gì xảy ra trong vùng biển Đông đều liên quan đến mọi người.
Khi Trung Quốc theo đuổi chính sách độc đoán hoặc thiếu cơ sở rõ ràng về luật pháp quốc tế tại Biển Đông thì điều này đương nhiên tạo ra sự mất lòng tin, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm và tôi e rằng Trung Quốc sẽ bị cô lập nhiều hơn trong khu vực và trên thế giới. Đó là không phải là một kết quả mà bất cứ ai trong chúng ta muốn, ít nhất là Mỹ.
Ngược lại, Mỹ đã thường xuyên hỗ trợ Trung Quốc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và hệ thống quốc tế trong nhiều thập kỉ. Chúng tôi tin rằng điều đó tốt cho Mỹ, tốt cho Trung Quốc và cho thế giới. Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc. Chúng tôi không cần phải làm như vậy. Như bộ trưởng ngoại giao của Singapore gần đây cho biết, thế kỷ 21 là đủ lớn cho một Trung Quốc hùng mạnh và thịnh vượng và một nước Mỹ mạnh mẽ và thịnh vượng. Đó là lý do tại sao tôi tin rằng các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không nên cảm thấy gượng ép để lựa chọn giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng việc họ có cảm thấy ép buộc khi thực hiện sự lựa chọn đó hay không phụ thuộc vào cách các cường quốc hành xử.
Và mặc dù các quan sát và những gì tôi có là sự thật, khi chúng ta tập trung ngày hôm nay, tôi phải nói rằng tôi đang lo ngại về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi tin rằng Trung Quốc đang đẩy khu vực theo hướng sai và gửi một thông điệp gây thất vọng về loại cường quốc mà Trung Quốc sẽ trở thành và Trung Quốc sẽ quan hệ với các nước láng giềng gần gũi nhất như thế nào. Việc yêu sách của Trung Quốc có  phạm vi quá rộng và tính chất, cơ sở yêu sách này đang tạo ra một bầu không khí lo âu và thúc đẩy các bên khác, gần đây nhất Việt Nam và Philipin, củng cố các yêu sách của mình. Hãy nhìn vào tin tức từ Việt Nam và Bắc Kinh trên các phương tiện truyền thông trong vài ngày qua. Tôi nghĩ sự mập mờ, ví dụ về cơ sở của đường 9 đoạn Trung Quốc đặc biệt đáng lo ngại.
Không nhất thiết phải theo cách này. Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã có những tiền lệ quan trọng và đầy triển vọng về giải quyết hòa bình các tranh chấp khác nhau theo luật pháp quốc tế. Và ở đây tôi xin trích dẫn việc giải quyết những tranh chấp tương đối gay gắt giữa Malaysia và Singapore và giữa Malaysia và Indonesia. Thay vì trở thành một vùng chiến sự vì sự cạnh tranh giống thế kỷ 19, Biển Đông nên trở thành một mô hình về hợp tác thế kỉ 21 và phát triển chung cùng có lợi nguồn tài nguyên tự nhiên khổng lồ dưới đáy biển theo cách có lợi cho người dân trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, để làm như vậy, tôi nghĩ tất cả các bên cần phải công nhận một số nguyên tắc. Đầu tiên, do các yêu sách về chủ quyền quốc gia theo nghĩa đen chồng chéo nhau nên các cuộc đàm phán song phương sẽ không giải quyết được tất cả  các bất đồng lớn. Chỉ bằng cách làm việc chung trong bối cảnh đa phương, và tốt hơn hết là dưới sự trung gian hòa giải của bên thứ ba hoặc trọng tài viên, thì những thách thức của Biển Đông mới có thể được giải quyết một cách công bằng và toàn diện.
Bước quan trọng đầu tiên rõ mà ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện nhanh nhất có thể là thỏa thuận bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông . Và tôi chắc chắn rằng quý vị đã thảo luận về điều đó ở đây trong 24 giờ qua.
Thứ hai, tất cả các bên cần phải thừa nhận rằng bất đồng về Biển Đông chỉ có thể
giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế. Ngược lại, cố gắng giải quyết những bất đồng trên cơ sở yêu sách lịch sử, sẽ là một công thức cho những bất đồng bất tận, căng thẳng tiếp diễn và nguy cơ bạo lực thực sự.
Thứ ba, chúng ta biết trong lịch sử các tranh chấp lãnh thổ thường rất nhạy cảm đối với người dân của các nước liên quan. Và chính vì lý do này, các quốc gia được tham gia vào các tranh chấp ngày nay cần phải kiềm chế và tiết chế. Về mặt này, tôi phải nói rằng sự xuống thang gần đây giữa Trung Quốc và Philippin tại bãi cạn Scarborough là một sự tiến triển đầy triển vọng.
Thứ tư, mặc dù tranh chấp trên Biển Đông rõ ràng mang tính quốc tế, nhưng về bản chất, việc giải quyết tranh chấp sẽ yêu cầu phải có sự cải cách trong nước. Ví dụ, tôi rất quan tâm đến báo cáo của Nhóm Khủng Hoảng Quốc tế. Trong đó nói rằng rất nhiều các thực thể trong Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc được trao trách nhiệm đối với Biển Đông. Do đó, rất khó để xác định ai là người chịu trách nhiệm, điều này khiến cho việc quản lý các tranh chấp và quá trình xuống thang xung đột trở nên khó khăn hơn.
Nhưng không phải chỉ có Trung Quốc cần phải thực hiện một số cải cách trong nước. Mỹ cũng cần thực hiện một cải cách lớn trong nước với những tác động quốc tế. Rõ ràng điều đầu tiên là điều mà tôi đã đề cập trước đó, đó chính việc tái thiết lại hệ thống tài chính, tôi sẽ không lặp lại nữa. Tuy nhiên, điều thứ hai là sự cấp thiết của việc Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước Luật Biển. Đây là một trong những thông điệp trọng tâm, không đáng ngạc nhiên, tôi đã giảm các chuyến du hành riêng tới khu vực Đông Nam Á trong năm nay. Và tôi hy vọng rằng vào cuối năm 2012, Thượng viện Hoa Kỳ cuối cùng sẽ bỏ phiếu và phê chuẩn Công ước này.
Tôi sẽ cho quý vị biết rằng, theo quan điểm của tôi, trong Thượng viện đã có thừa số phiếu để phê chuẩn công ước này. Nhưng điều đáng nói là – giới lãnh đạo của Thượng viện đã quyết định tổ chức cuộc bỏ phiếu này sau cuộc bầu cử - một số đồng nghiệp của tôi, những người vẫn còn cực lực phản đối Công ước Luật Biển sẽ sử dụng các thao tác thủ tục để ngăn chặn Thượng viện đưa nó lên và làm việc theo ý chí của nó. Tôi hy vọng điều đó không xảy ra.
Cuối cùng, cho phép tôi kết thúc bằng việc đưa ra một dự đoán. Như quý vị đã biết, chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ đang nóng lên. Cuộc thăm dò cho thấy đây sẽ là một cuộc bầu cử ngang tài ngang sức, và tôi đồng ý với điều đó. Cũng như quý vị đã thấy trong khi ở đây và có lẽ trong khi quý vị đang ở nhà ,tôi không có nghi ngờ  rằng trong những tháng tới chiến dịch này sẽ tạo ra, nếu không có gì khác, vô số, trong thuật ngữ của Shakespeare, "âm thanh và cuồng nộ." - (cười) – Nhưng hy vọng một chút ánh sáng, tôi tự tin sẽ có âm thanh và cuồng nộ.
Nhưng đây là dự đoán của tôi mà tôi tin là có liên quan đến cuộc thảo luận của chúng ta sáng nay. Khi chiến dịch tranh cử kết thúc, bất kể ứng cử viên trở thành người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 thì hướng cơ bản của chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đương nhiên bao gồm cả khu vực Đông Nam châu Á và Biển Đông sẽ vẫn không thay đổi. Nói cách khác, có là một sự đồng thuận thực sự về khía cạnh đặc biệt quan trọng này của chính sách đối ngoại của Mỹ.
Tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á và Biển Đông sẽ tiếp tục được công nhận ở cấp cao nhất của chính phủ Mỹ. Và tôi hy vọng và tin tưởng rằng những hành động mạnh mẽ để thực hiện mà sự đồng thuận chính sách đó cũng sẽ được chính phủ Mỹ thực hiện trong những năm tới, bất kể đảng nào có đặc quyền lãnh đạo. Cảm ơn quý vị rất nhiều. (Vỗ tay)


PHẦN HỎI ĐÁP

MR. : (Không thể nghe được)
MR. : Tôi nghĩ rằng tôi sẽ, yeah.
MR. : Cảm ơn Thượng nghị sĩ Lieberman, cảm ơn ngài nhiều vì đã đưa ra
các quan điểm tổng quan  gợi mở về tình hình tại châu Á, bao gồm cả Biển Biển Đông, và vai trò của Mỹ trong khu vực. Tôi nghĩ rằng ngài đã đưa ra rất nhiều điều đáng suy nghĩ, do đó chúng tôi cảm kích điều đó.
Ngài Thượng nghị sĩ đã vui lòng đồng ý trả lời một số câu hỏi. Vì vậy, nếu quý vị có một câu hỏi, xin vui lòng tự giới thiệu. Cố găng hỏi các câu hỏi ngắn. Không không đưa ra câu hỏi dài dòng. Và ngay bât giờ chúng ta bắt đầu. Cảm ơn quý vị.
MR. : Đại sứ Cuisia.
Q: Tôi là Jose Cuisia, đại sứ Philippin.
MR. : Rấy vui được gặp ngài, Đại sứ.
Q: Cảm ơn ngài vì bài trình bày rất sâu sắc, Thượng nghị sĩ Lieberman. Trong buổi thảo luận ngày hôm qua, hai diễn giả đã bày tỏ lo ngại rằng các cuộc thảo luận liên quan đến bộ quy tắc ứng xử đã không được tiếp diễn như chúng tôi hy vọng và có một mối lo ngại rằng bộ quy tắc ứng xử sẽ tương tự như tuyên bố ưng xử được ký kết vào năm 2002. Nếu trường hợp đó xảy ra thì những người đang tìm kiếm giải pháp giải quyết xung đột bằng cách dựa vào việc thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử giữa ASEAN và Trung Quốc tất nhiên sẽ rất thất vọng.
Vậy sau đó điều đó sẽ diễn ra như thế nào, bởi vì nếu không có một bộ quy tắc ứng xử, thì căng thẳng sẽ tiếp tục xảy ra, và cuộc đối đầu trong thực tế có thể dẫn đến một số -hy vọng không- một số cuộc đụng độ trong tương lai.
MR. : (Tắt mic.)
TNS. Lieberman: Đó là một câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy, để nói rằng rõ ràng, mà tôi đề cập đến trong bài phát biểu của tôi, có các yêu sách khác nhau đang được khẳng định ở đây, cả về chủ quyền đối với các phần cụ thể của Biển Đông cũng như các cơ sở pháp lý hay lịch sử cho các yêu sách này. Và một lần nữa, chúng tôi đã nhìn thấy điều này diễn ra ngay trong tuần trước với sự quả quyết của Trung Quốc khi Việt Nam thông qua nội luật trong đó khẳng định một số quyền; Trung Quốc bây giờ, như các quý vị thấy, thông qua - (không nghe được) - đưa ra hồ sơ dự thầu thăm dò, phát triển ở các vùng tiếp giáp với Việt Nam dường như chắc chắn, theo quy định của pháp luật quốc tế, vùng đó nằm trong phạm vi lãnh thổ của Việt Nam.
Vì vậy, có bất đồng thực sự ở đây. Và tôi sẽ nói ngắn gọn rằng có hai các loại bất đồng. Bất đồng ngay trước mắt và cấp bách và có khả năng bùng nổ nhất là các yêu sách chủ quyền rõ ràng có liên quan đến với tiềm năng nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn dưới biển và sự thịnh vượng sẽ đến từ nó.
Ngoài ra còn có vấn đề liên quan, quan trọng đối với chúng tôi vì chúng tôi không phải là bên tranh chấp về vấn đề, đó là nếu những yêu sách không được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế thì những gì chúng tôi lo lắng về việc chúng được giải quyết thông qua đe dọa hoặc cưỡng ép, nói một cách thẳng thắn, chúng tôi lo lắng về việc liệu sẽ có một sự cám dỗ để bắt đầu thỏa hiệp tự do hàng hải, điều mà chúng tôi coi là một cuộc tấn công trực tiếp Mỹ.
Vì vậy, chúng tôi đã có một chặng đường dài để đến đây. Đó là lý do tại sao tôi nói sự xuống thang của cuộc xung đột tại bãi cạn Scarborough là rất quan trọng. Và tôi đánh giá cao việc Tổng thống Aquino đã thực sự phản ứng - Tôi nghĩ rằng ông ấy đã xử lý nó một cách rất cân bằng và nhạy cảm.
Bộ quy tắc ứng xử cho chúng ta một cơ hội, theo một nghĩa nào đó, lấy sự xuống thang gần đây nhất liên quan đến Bãi cạn Scarborough và cố gắng giữ tinh thần đó – trái lại, đừng lấy các yêu sách mang tính công kích của Trung Quốc liên quan đến chủ quyền của Việt Nam- và đưa tinh thần đó vào bộ quy tắc. Và chúng ta không thể mong đợi quá nhiều vào điều này. Nhưng nếu đó chỉ là lời nói suông thì sẽ rất đáng thất vọng, và nó sẽ là bước lùi.
Vậy chúng ta đang tìm kiếm cái gì? Chúng tôi đang tìm kiếm, tôi nghĩ rằng, các điều khoản chung nhất, cho cái mà tôi gọi là một khuôn khổ dựa trên luật lệ để giải quyết những bất đồng này. Bây giờ, hy vọng rằng - và điều này là một sự khác biệt cơ bản - chúng tôi và hầu hết các đồng minh của chúng tôi trong Biển Đông và ASEAN điều này được quyết định đa phương. Và tôi đã giải thích lý do tại sao tôi nghĩ rằng đó là sự thật. Thứ hai, chúng tôi muốn nó được quyết định theo luật pháp quốc tế, lý tưởng nhất trình lên một bên thứ ba để phân xử và quyết định.
Và như vậy điều mà tôi hy vọng bộ quy tắc ứng xử tạo ra một lời nói đầu dẫn chúng ta đến điểm đó. Bây giờ, bạn bè của tôi ở Bộ Ngoại giao Mỹ đã lạc quan hơn một chút so với các diễn giả mà ngài đã đề cập đến ngày hôm qua. Họ nghĩ rằng có một số tiến bộ được thực hiện. Nhưng có thể họ có trách nhiệm ngoại giao phải lạc quan, do đó, tất nhiên chúng ta sẽ thấy - (cười) - khi điều đó- Khi điều đó - khi cuộc họp diễn ra tại Campuchia vào tháng tới. Cảm ơn ngài.
MR. :.Xin mời
Q: Cảm ơn Thượng nghị sĩ. Tên tôi là Donghui Yu đến từ Thông tấn xã Trung Quốc. Ngày hôm qua tại Heritage Foundation, đại biểu Randy Forbes lập luận rằng lập luận rằng Mỹ nên nhìn nhận một cách trung thực và thẳng thắn rằng Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh. Và ngài nói rằng Biển Đông có ý nghĩa chính trị đối với Mỹ. Vậy ngài có nghĩ rằng sẽ không thể tránh khỏi việc hai nước có một cuộc cạnh tranh chiến lược tại Biển Đông? Ngài luôn luôn lập luận rằng Mỹ và Trung Quốc có thể tránh chiến tranh năng lượng thông qua hợp tác và đối thoại.
TNS. Lieberman: Đúng
Q: Nhưng làm thế nào để quản lý cuộc cạnh tranh chiến lược Biển Đông để ngăn chặn cạnh tranh từ leo thang trở thành xung đột trong tương lai giữa hai nước? Cảm ơn ngài.
SEN. Lieberman: Yeah. Đó là một câu hỏi thực sự quan trọng, và tôi đánh giá cao câu hỏi này. Anh nói đúng. Tôi là một người lạc quan - (cười) - về quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong thế kỷ này, đó không chỉ là vấn đề thiện chí mà là một vấn đề thực tiễn và tôi nghĩ thực tế. Tôi nghĩ rằng cả hai cường quốc này đều có lợi ích quốc gia trong việc duy trì mối quan hệ đôi bên cùng có lợi và điều đó sẽ xảy ra. Bây giờ, đôi khi những điều khéo léo và hợp lý lại không xảy ra giữa hai nước, và họ kết thúc trong các cuộc xung đột. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra với chúng ta.
Tuy nhiên, nếu có những cách rõ ràng mà Trung Quốc và Mỹ sẽ cạnh tranh thì tôi nghĩ rằng đó chắc chắn là một cuộc cạnh tranh hòa bình và tôn trọng lẫn nhau. Ý tôi là, chúng tôi cạnh tranh với một số - (cười) –đồng minh thân cận nhất của chúng tôi. Chúng tôi có cuộc cạnh tranh căng thẳng- tôi đang nói về cuộc cạnh tranh kinh doanh - ví dụ với một số đồng minh thân cận nhất của chúng tôi ở châu Âu. Và họ khơi dậy cảm xúc tuyệt vời. Họ đưa ra, ví dụ, những điều khoản "Mua hàng Mỹ" thông qua Quốc hội. Và họ thường không liên quan đến Trung Quốc như quý vị nghĩ. Họ có liên quan thực sự đến các công ty quốc phòng châu Âu đang cạnh tranh với sự hỗ trợ của chính phủ các nước châu Âu cho hợp đồng của Mỹ. Tôi trích dẫn điều đó như là một ví dụ về cạnh tranh.
Nhưng hãy nhìn, tôi càng tham gia nhiều vào các vấn đề chính sách đối ngoại, dường như với tôi - và tôi biết điều này là đơn giản -  dường như tôi càng tin rằng chúng ta có thể học hỏi từ các mối quan hệ cá nhân làm thế nào để có mối quan hệ tốt giữa các quốc gia. Và điều này bắt đầu với - Đủ tôn trọng lẫn nhau và tin tưởng là trung thực với nhau và không để rơi vào những thay đổi bất thường của ngôn ngữ ngoại giao, nhưng rất thẳng thắn với bạn bè của chúng tôi ở Trung Quốc, nói về các lợi ích của họ ở Biển Đông, để giải thích lý do-những lợi ích của chúng tôi là gì và lợi ích của các đồng minh của chúng tôi là gì để xem liệu chúng ta không thể tìm thấy một cách để giải quyết những vấn đề này theo cách đôi bên cùng có lợi hay không. Nếu ước lượng, Chúa biết và tôi hiểu nhu cầu rất cấp bách của Trung Quốc đối với năng lượng, trong một đất nước rất lớn - nhưng nếu dự đoán về lượng khí thực tế và dự trữ dầu dưới Biển Đông là chính xác, nếu tôi có thể sử dụng một câu nói thân mật Mỹ thì có đủ cho mọi người. Ở đó có rất nhiều. Và thay vì tham gia một cuộc chiến ở đó, chúng ta nên tìm ra một cách mà tất cả chúng ta đều có thể hưởng lợi từ nó.
Vì vậy, tôi xin lỗi nếu điều đó là chung chung, nhưng tôi thực sự nghĩ nó theo cách đó. Chúng tôi đã phải tôn trọng những ưu tiên trong nước của nhau, cũng thừa nhận rằng nếu chúng ta tham gia vào một cuộc xung đột thực sự thì điều đó không chỉ bất lợi cho thế giới, nhưng nó còn bất lợi với mỗi nước.
Yeah.
MR. Larry.
SEN. Lieberman: vâng
Q: tôi là Larry Niksch đến từ CSIS. Thượng Nghị sỹ Lieberman, hiện nay Hoa Kỳ đã bắt đầu cho cung cấp một số thiết bị hải quân cho Philippines.


TNS. LIEBERMAN:  Vâng

Q: Và ít nhất một đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc đang đàm phán với Philippines trong việc bán máy bay chiến đấu phản lực. Vậy có bất kỳ một kế hoạch hay cuộc thảo luận của Ủy ban Quân vụ Thượng viện xem xét kỹ hơn vấn đề này, nhìn vào đó cho thấy sự hiện diện của hải quân Philippines có thể duy trì ở biển phía Nam Trung Quốc, và ngoài ra, các loại viện trợ quân sự và chương trình đào tạo của Mỹ có thể hỗ trợ cho Philippines duy trì được sự hiện diện thích hợp ở đó hay không?
TNS. LIEBERMAN:  Câu trả lời là có. Như tôi đã nói và như anh biết, mặc dù - Ủy ban quân vụ trong Quốc hội thực sự yêu cầu CSIS tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị về lực lượng quân đội Mỹ và chính sách chiến lược tổng thể của chúng ta trong khu vực, mặc dù, mục đích chính của cuộc thảo luận là tập trung giải quyết các vấn đề về Nhật Bản.
Nhưng không có vấn đề gì cho việc chúng tôi tham gia thảo luận với Ủy ban quân vụ Philippines về vấn đề họ đang quan tâm, với mục đích cung cấp cho họ một số khả năng phòng thủ. Ý tôi là, rõ ràng chúng ta có một hiệp ước phòng thủ quan trọng với Philippines. Đó là sự thực. Và đây là một nghĩa vụ quốc gia mà chúng ta cần thực hiện. Nhưng hy vọng của chúng tôi là có thể tăng cường khả năng tự bảo vệ của Philippines như vậy không ai có thể mạo hiểm lợi dụng điểm yếu của Philippines. Và rất nhiều trong số những vấn đề này là giúp cho Philippines có nhận thức tốt hơn về môi trường biển.
Tôi phải nói với anh rằng khi anh nhìn vào vấn đề này, điều đó không phải không có cơ sở thực tế để lo lắng về nó, ví dụ với Trung Quốc. Hôm nay, khi tôi nhớ lại, - nơi đó là Vance, kiểm tra cho tôi về điều này- viện trợ cho Philippines vào khoảng 30 triệu USD/năm.
Bây giờ, đó là một con số rất nhỏ. Bởi vậy, mặc dù vậy, tôi xin nói rằng, câu hỏi của anh đã gợi lên phản ứng này – đó là một phần việc của tái cân bằng chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, như anh thấy – và tôi sẽ nói ngắn gọn – và Bộ trưởng Panetta đã phát biểu điều này rất rõ ràng và cụ thể với phía Philippines, tại Shangri-La – nơi mà chúng ta đang cam kết tăng sự hiện diện của hải quân chúng ta tại Châu Áo Thái Bình Dương nhiều hơn so với trước đây. Và chúng tôi - chúng tôi đã ký kết một số hiệp định không dành cho các căn cứ, căn cứ Mỹ trong khu vực – điều đó sẽ không xảy ra nữa. Và những gì anh có thể thấy, tôi nghĩ - và điều này phụ thuộc vào các quan hệ song phương, chúng tôi có với các đồng minh của chúng tôi - anh sẽ thấy sự hiện diện của quân đội Mỹ quay trở lại nhiều hơn, chẳng hạn như đã bắt đầu ở phía bắc của Úc.
Như bạn đã biết, bốn tàu chiến duyên hải, sẽ là loại đóng quân ở Singapore vào cuối thập kỷ này. Và làm thế nào tiếp tục mở rộng sự hiện diện này,  phụ thuộc, rõ ràng, trong trường hợp đầu tiên vào các nước trong khu vực. Nhưng tôi nghĩ rằng - Tôi hy vọng và tôi tin rằng tôi đang nói hộ quan điểm của cả Ủy ban Quân vụ Thượng viện rằng chúng ta sẽ có trách nhiệm, trong khả năng của chúng ta, để đáp ứng các mong muốn của các đồng minh của chúng ta trong khu vực, bao gồm cả trong ASEAN, để làm việc với họ nhàm đảm bảo an ninh của chính họ.
MR. Vâng, và câu hỏi cuối cùng. Có lẽ chúng ta nên để cho một nhà báo đặt câu hỏi.


TNS. LIEBERMAN:  Đó đương nhiên không phải là lựa chọn của tôi. (cười). không, tôi đùa đấy.  Cứ tiếp tục đi.

Q: tôi là… đến từ Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi có 1 câu hỏi cho ông
SEN. LIEBERMAN:  : vâng
Q. Ông có đề cập đến bất kỳ sự nhầm lẫn nào trong khu vực biển Đông sẽ dẫn đến sự leo thang căng thẳng, có thể dẫn đến bạo lực ở khu vực này. Ông có ý kiến gì về sự kiện công ty dầu Trung Quốc kêu gọi đấu thầu … trong vùng đặc quyền kinh tế ….của Việt Nam?
TNS. LIEBERMAN:  Đây không phải là một loại hoạt động mà một người, theo nghĩa đen bắt buộc phải làm. Ý tôi là, tôi luôn nói rằng khi mọi người nói hay làm việc gì, có thể đó là một lời giải thích chính trị, nhưng dù sao bạn cũng hiểu việc đó theo nghĩa đen bởi vì những người nói điều đó có thể thực sự nghĩ như vậy
Và nếu bạn bắt đầu suy đoán phía sau lời tuyên bố này, bạn thực sự không có cơ sở, bởi vì tốt hơn là bạn nên tin vào tuyên bố đó. Nhưng trên khuôn diện đó, đấy là, theo quan điểm của tôi, một yêu sách chưa có tiền lệ, không có cơ sở mằm trong vùng đặc quyền kinh tế được công nhận của Việt Nam. Và như bạn biết, đó là một số toan tính - mà hoặc là PLA hoặc lực lượng khác của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã yêu cầu các công ty dầu quốc gia Trung Quốc đưa ra tuyên bố này như là một phần của 1 hình thức đấu tranh đang diễn ra hiện nay. Nhưng tuyên bố này khá khiêu khích, và nhằm đáp lại việc Việt Nam khẳng định các quyền pháp lý bằng quy định của pháp luật trong nước vào tuần trước
Nhưng đây chính là những vấn đề cần chấm dứt ngay vì khi những khiêu khích bành trướng này tiếp diễn, như tôi đã nói trong bài phát biểu của mình, bất kể trước những suy đoán của người dân về đâu là động lực thực sự của những ý kiến này – và đối với trường hợp của Trung Quốc, thì có lẽ các tuyên bố này nhằm phục vụ các chính sách đối nội nhiều hơn là đối ngoại, thì vấn là các tuyên bố khá khiêu khích. Và tất cả các bên bắt buộc phải dừng lại và đó là lý do tại sao vấn đề này đánh dấu một kết thúc tốt đẹp, lý do tại sao chúng ta quay trở lại với câu hỏi đầu tiên, điều thực sự quan trọng là thảo luận của ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông cần tạo ra các nội dung thực chất làm giảm các căng thẳng leo thang từ các tranh chấp trong khu vực trước khi chúng gây ra sự hiểu nhầm; giảm những rủi ro từ việc đưa ra các tuyên bố yếu sách mà có thể thực sự gây ra bạo lực; tạo tiền đề cho các hình thức hợp tác, hòa bình và lợi ích chung phù hợp với luật quốc tế.. Không ai có lợi ích khi bạo lực xảy ra và chắc chắn đây cũng không phải là lợi ích của một quốc gia có thượng viện mà tôi rất vinh dự được là thành viên.
Cảm ơn các bạn rất nhiều. Những câu hỏi của các bạn rất thú vị, cảm ơn các bạn vì đã tham dự buổi hội thảo ngày hôm nay. Chúc các bạn một ngày tốt lành (Vỗ tay)

MR. Ngài Lieberman, cảm ơn ông rất nhiều. Buổi nói chuyện của chúng ta bây giờ sẽ chuyển sang phần trọng tâm, đó là trao đổi về cân bằng, chúng ta sẽ chuyển sang thảo luận về những biện pháp có thể để làm giảm nhiệt ở Biển Đông, có thể là những giải pháp, phương cách để vận dụng các khuôn khổ pháp luật và những biện pháp khác để xây dựng lòng tin. Ngài đã cho chúng tôi một bài phát biểu dẫn đề tuyệt vời để chúng tôi tiếp tục thảo luận. Cảm ơn các ngài rất nhiều.


KẾT THÚC

Dịch: Quách Huyền; Hiệu đính: Lan Anh
Nguồn: CSIS: Sen. Lieberman's Keynote Address