THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 19/7/2012
(Tạp chí Foreign Affairs)
Trong suốt năm 2011, một lời ca nhịp nhàng đã vang lên trên khắp các vùng đất Arập: “Người dân muốn lật đổ chế độ”. Nó đã dễ dàng bỏ qua các đường biên giới, được đưa vào các tờ báo và các tạp chí, trên Twitter va Pacebook, trong các chương trình phát sóng của các đài truyền hình al Jazeera và al Arabiya. Chủ nghĩa dân tộc Arập đã bị xóa bỏ, nhưng ở đây, đạt đến đỉnh cao nhất, là thứ chắc chắn giống như sự thức tỉnh liên Arập. Những người trẻ tuổi trong lúc tìm kiếm quyền tự do chính trị và cơ hội kinh tế, rã rời nhận ra cùng sự buồn tẻ ngày này qua ngày khác, đã đứng dậy chống lại những ông chủ khô cứng của họ.
Nó đã xảy đến như một sự ngạc nhiên. Trong gần hai thế hệ, những làn sóng dân chủ đã quét qua những khu vực khác, từ Nam và Đông Âu đến Mỹ Latinh, từ Đông Á đến châu Phi. Nhưng không phải Trung Đông, ở đó, những kẻ bạo chúa đã đóng kín thế giới chính trị, trở thành những người chủ đất nước của họ về tất cả trừ cái tên. Đó là một khung cảnh ảm đạm: những kẻ cầm quyền tồi tệ, người dân chán nản, một nhóm khủng bố rơi vào sự thất vọng trước một trật tự bị mất hết tính hợp pháp. Người Arập đã bắt đầu cảm thấy họ bị nguyền rủa, phải chịu sống dưới chế độ chuyên chế. Chủ nghĩa ngoại lệ của khu vực này trở thành không chỉ là một thảm họa nhân loại mà còn thành một sự xấu hổ về đạo đức.
Các cường quốc bên ngoài đã nhắm mắt làm ngơ trước thực trạng này thầm nghĩ đây là điều tốt nhất các nước Arập có thể làm. Trong một sự bùng nổ đột ngột của chủ nghĩa Wilson ở Irắc và sau đó, Mỹ đã đặt sức mạnh của mình ơ đằng sau sự tự do. Saddam Hussein đã bị lôi ra khỏi hang nhện, các lữ đoàn khủng bố và tống tiền của Xyri đã bị đẩy ra khỏi Libăng, và chế độ chuyên chế của Hosni Mubarak, từ lâu đã là trụ cột của hòa bình theo kiểu Mỹ, dường như mất đi phần nào ưu thế của mình. Nhưng Irắc hậu Saddam đã đưa ra những thông điệp lẫn lộn: có chế độ dân chủ nhưng cũng có cả máu trên đường phố và chủ nghĩa bè phái. Các chế độ chuyên quyền đã làm việc ráo riết và hết sức để ngăn chặn kế hoạch Irắc mới. Irắc đã bừng cháy, và những kẻ chuyên quyền Arập có thể lưu ý đến nó như một câu chuyện cảnh báo về hành động điên rồ hất cẳng ngay cả kẻ tồi tệ nhất trong những kẻ chuyên quyền. Hơn nữa, Irắc đã mang gánh nặng nhục nhã gấp đôi cho những người Arập dòng Sunni: người mang lại tự do ở đó là Mỹ, và cuộc chiến tranh này đã trao quyền lực cho những đứa con riêng Shitte của thế giới Arập. Kết quả là một thế bế tắc: người Arập không thể dập tắt hay phớt lờ một thoáng tự do, nhưng tấm gương Irắc cũng không cho thấy một tia hy vọng lật đổ mà những người khơi xướng nó đã mong đợi.
Chính người Arập nói rằng George W.Bush đã gây ra cơn sóng thần ở khu vực này. Đó là sự thật, nhưng người Arập rất giỏi trú ẩn qua các cơn bão, và trước đây rất lâu, bản thân người Mỹ đã chán nản và từ bỏ việc tìm kiếm. Cuộc bầu cử năm 2006 ở các vùng lãnh thổ thuộc Palextin đã đi theo con đường của Hamát, và một sự vỡ mộng mới với phán quyết của chế độ dân chủ đã đến với Chính quyền Bush. “Việc tăng quân” ở Irắc đã kịp thời cứu thoát cuộc chiến tranh của Mỹ ở đó, nhưng tầm nhìn nhiều tham vọng hơn về việc cải cách thế giới Arập đã bị từ bỏ. Các chế độ chuyên quyền đã sống sót qua giây phút ngắn ngủi của thái độ quyết đoán của Mỹ. Và chẳng bao lâu, người gánh vác quyền lực Mỹ theo tiêu chuẩn mới, Barack Obama, đã xuất hiện với một thông điệp làm yên lòng: Mỹ đã từ bỏ thay đổi: nước này sẽ tạo ra hòa bình của mình với hiện trạng, tiếp tục lại quan hệ đối tác với những nhà chuyên quyền thân thiện ngay cả khi nước này can dự với các chế độ thù địch ở Đamát và Têhêran. Mỹ vẫn phải dính líu với Kabul trong một khoảng thời gian nữa, nhưng Trung Đông lớn hơn sẽ được bỏ lại cho Nữ thần tóc rắn của mình.
Khi một cuộc nổi dậy nổ ra ở Irắc chống lại những kẻ cai trị bằng thần quyền vào mùa Hè đầu tiên nhiệm kỳ tổng thống của Obama, ông đã bị bắt gặp tỏ ra lúng túng trước tình trạng hỗn loạn này. Quyết tâm hòa giải các nhà cầm quyền, ông không thể tìm được tiếng nói để nói chuyện với những người nổi loạn. Trong khi đó, chế độ Xyri, đã buộc phải từ bỏ quyền chi phối của mình ớ Libăng, hiện tha thiết muốn lấy lại điều đó. Một chiến dịch khủng bố và ám sát lén lút, sức mạnh của Hezbollah tại địa bàn và những khoản trợ cấp của Iran gần như đã kết thúc cuộc “Cách mạng Cedar” mà đã từng là niềm tự hào của chính sách ngoại giao của Bush.
Các nhà quan sát nhìn vào cán cân sức mạnh ở khu vực này vào cuối năm 2010 sẽ là thông minh khi đặt cược vào sự trường tồn của chế độ chuyên quyền. Quan sát Bashar al-Assad ở Đamát, họ sẽ được tha thứ cho kết luận rằng một số phận tương tự chờ đợi Libi, Tuynidi, Yêmen, và Ai Cập rộng lớn mà đã là nước tạo xu hướng trong đời sống chính trị và văn hóa của Arập. Tuy nhiên, bên dưới bề nổi sự ổn định, có sự khốn cùng và vô ích về chính trị. Người Arập không cần “báo cáo phát triển nhân loại” để nói với họ về nỗi phiền muộn của mình. Sự đồng thuận đã không còn trong đời sống công chúng; sự gắn kết duy nhất giữa người cai trị và những người bị trị là sự nghi ngờ và nỗi lo sợ. Không có một dự án công cộng nào để lại cho một thế hệ đang trở nên độc lập – và đây còn là dân số lớn nhất và trẻ nhất.
Và rồi điều đó đã xảy ra. Vào tháng 12/2012, một người bán hoa quả dạo tuyệt vọng người Tuynidi tên là Mohamed Bouazizi đã tìm một lối thoát, tự thiêu để phản đối những sự bất công của nguyên trạng. Không lâu sau đó, hàng triệu người vô danh khác cũng đã tìm lối thoát khác, đổ ra những con phố. Một cách bất ngờ, những kẻ chuyên quyền, dường như để đảm bảo sự thống trị của họ, những vị chúa trời ở mọi mặt trừ cái tên, lại chạy trốn, về phần mình, Mỹ đã vội vã bắt kịp cuộc chính biến. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố ở Cata vào giữa tháng 1/2011, khi cơn báo đang càn quét: “Ở quá nhiều nơi, theo quá nhiều cách, các nền tảng của khu vực này đang chìm trong cát”. Quang cảnh Arập đã làm cho lời nhận xét của bà thêm phần chắc chắn; điều bà đã bỏ sót là các thế hệ ngoại giao của Mỹ cũng sẽ bị chôn vùi.
Ngọn lửa lần này
Cuộc nổi dậy này là sự thanh toán giữa những thế lực ở bên cạnh và người dân quyết định từ bỏ các nhà chuyên quyền. Nó đã nổ ra ở một đất nước nhỏ bé nằm bên lề sự trải nghiệm chính trị của Arập, được giáo dục tốt và thịnh vượng và có mối quan hệ với châu Âu tốt hơn so với bình thường. Khi cuộc nổi dậy tiến về phía Đông, nó đã bỏ qua Libi và đến Cairô, “mẹ của thế giới”. Ở đó, nó đã tìm thấy một vũ đài có giá trị cho những tham vọng của mình.
Thường bị giảm giá trị như là vùng đất hoàn hảo của sự phục tùng chính trị, Ai Cập đã thực sự biết đến những cuộc nổi loạn tàn bạo. Mubarak đã có một cơ may khi vùng đất này đã chịu đựng ông trong 3 thập kỷ. Là người kế nhiệm Anwar al-Sadat được chỉ định, Mubarak là một người đàn ông thận trọng, nhưng sự trị vì của ông đã sinh ra những tham vọng triều đại. Trong 18 ngày thần kỳ vào tháng 1 và tháng 2, người Ai Cập từ mọi nẻo đường cuộc sống đã tập hợp ở Quảng trường Tahrir đòi gạt bỏ ông. Những chỉ huy cấp cao của các lực lượng vũ trang đã bỏ rời ông, và ông đã chung số phận với một kẻ chuyên quyền cùng hội, Zine el-Abidine Ben Ali cua Tuynidi, người đã bị truất quyền một tháng trước.
Từ Cairo, sự thức tỉnh đã trở thành một vấn đề liên Arập, bùng cháy ơ Yêmen và Baranh. Là một chế,độ quân chủ, Baranh là ngoại lệ hiếm hoi do trong thời gian này chủ yếu là các chế độ cộng hòa của những người hùng bị chìm trong tình trạng náo động. Nhưng ở nơi mà hầu hết các chế độ quân chủ có sự đồng điệu giữa người cai trị và những người bị cai trị, Baranh bị tan nát bởi một đường hướng sai lầm giữa những nhà cầm quyền người Sunni và đa số dân chúng người Shiite. Chính vì vậy, nước này dễ bị tổn hại, và có vẻ như là sự bùng nổ ở đó sẽ biến thành một mối hận thù bè phái. Trong khi đó, Yêmen là nước nghèo nhất trong số các nước Arập, có các phong trào ly khai nổ ra ở miền Bắc và miền Nam và nhà lãnh đạo trong tình trạng phân cực Ali Abdullah Saleh không có các kỹ năng giữ được nghệ thuật sống sót chính trị. Những mối hận thù của Yêmen là không rõ ràng, là những sự bất hòa giữa các bộ tộc và các thủ lĩnh quân sự. tình trạng náo động rộng lớn hơn ở Arập đã mang lại cho những người Yêmen mong muốn gạt bỏ nhà cầm quyền của họ dũng khí để thách thức ông.
Rồi cuộc nổi dậy đã quay trở lại Libi. Đây là một vương quốc im lặng, lãnh địa của nhà lãnh đạo mất trí và tự cho mình là “người đứng đầu các nhà cầm quyền Arập”, Muammar al-Gaddafi. Trong 4 thập kỷ đau khổ, người Libi đã ở dưới quyền của một cai ngục, nửa độc tài, nửa như anh hề này. Gaddati đã rút ruột đất nước ông, nước giàu nhất ở châu Phi nhưng lại có dân chúng nghèo khổ khốn cùng. Trong những năm giữa hai cuộc chiến tranh, Libi đã biết đến sự cai trị thuộc địa độc ác của người Italia. Nước này đã có khoảng thời gian yên bình ngắn ngủi dưới thời nhà cầm quyền khổ hạnh, Vua Idris, nhưng vào cuối nhừng năm 1960 đã bị thu hút bởi một cơn sốt cách mạng. “Iblis wa la Idris” (Con quỷ còn tốt hơn Idris) đã trở thành câu châm ngôn của thời đại. Và đất nước này đã có thứ mình muốn. Dầu lưa đã duy trì sự điên cuồng; các nhà lãnh đạo châu Âu cũng như các trí thức của Mỹ đã đến ve vãn. Hiện nay, vào năm 2011, Benghazi, cách xa thủ đô, đã trỗi dậy, và lịch sử đã trao cho người Libi một cơ hôi.
Các nhà cầm quyền của Ai Cập đã nói rằng đất nước của họ không phải là Tuynidi. Gaddatì đã nói rằng nền cộng hòa của ông không phái là Tuynidi hay Ai Cập. Cuối cùng, Assad nói rằng Xyri không phải là Tuynidi, Ai Cập hay Libi. Assad còn trẻ chứ không phải đã già, chế độ của ông chính đáng hơn bởi vì nó đã đối đầu với Ixraen thay vì cộng tác với nước này. Ông đà nói quá sớm: vào giữa tháng 3, lần này đến lượt Xyri.
Xyri đã là nơi Hồi giáo coi là ngôi nhà của mình sau khi nước này phát triển nhanh hơn Bán đảo Arập và trước khi nước này tuột ra khỏi bàn tay của người Arập rơi vào tay người Ba Tư và người Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, những thập kỷ trước đây, cha của Bashar al-Assad, Hafez – một người đàn ông khôn ngoan và có kỹ năng chính trị nhất – đã đưa quân đội và đảng Baath lên đến quyền lực tuyệt đối, đang tạo ra một chế độ trong đó quyền lực nằm trong tay thiểu số người Alawite của đất nước này. Sự kết. hợp giữa chủ nghĩa chuyên quyền và chủ nghĩa bè phái đã sản sinh ra nhà nước đáng sợ nhất ở Đông Arập.
Khi cuộc nổi loạn nổ ra ở đó vào năm 2011, nước này có vị trí địa lý khác biệt, như nhà khoa học chính trị Pháp Fabrice Balanche đã chỉ ra, nằm trên những vùng lãnh thổ và những khu vực thành thị của người Arập dòng Sunni của đất nước này. Nó đã nổ ra ở Dara’a, một thị xã xa xôi ở miền Nam, sau đó đã lan rộng sang Hamah, Homs, Jisr al-Shughour, Rastan, idlib và Dayr az Zawr – bỏ qua các khu vực người Kurd và người Druze và các ngôi làng miền núi và các thị trấn duyên hải tạo nên thành trì của người Alawite. Tình trạng bạo lực trong cuộc nổi dậy của Xyri là rõ rệt nhất ở Homs, thành phố lớn thứ ba của nước này, do dân số học dễ bùng nổ của nó – 2/3 dân số là người Sunni, 1/4 dân số là người Alawite, 1/10 là người Cơ đốc.
Dĩ nhiên, chủ nghĩa bè phái không phải là tất cả. Xyri có tỷ lệ sinh cao nhất ở khu vực này, với dân số tăng gần gấp 4 lần kể từ khi Hafez lên nắm quyền vào năm 1970. Những động mạch của chế độ này đã bị xơ cứng với một phức hợp quân sự và thương mại đang chi phối đời sống chính trị và kinh tế. Không còn lại nhiều sự bảo trợ để nhà nước sử dụng, do dưới khẩu hiệu cấm tư nhân hóa trong những năm gần đây, nhà nước này đã thực hiện một sự lẩn trốn. Cuộc nổi loạn đã gắn kết ý thức về sự tước quyền thừa kế kinh tế và cơn phẫn nộ của đa số người Sunni quyết tâm tự giải thoát mình khỏi quy luật của số mệnh độc ác.
Mọi việc ở đúng chỗ của nó
Dĩ nhiên là không có một kịch bản giống nhau nào dành cho các chế độ Arập đang hoạt động. Tuynidi, một nhà nước già cỗi với bản sắc dân tộc được xác định rõ đã giải quyết các công việc của mình một cách tương đối dễ dàng. Nước này đã lựa chọn một hội đồng lập hiến trong đó al Nahda, một đảng Hồi giáo, đảm bảo tính đa nguyên. Nhà lãnh đạo của al Nahda Rachi al-Ghannouchi, là một người đàn ông sắc sảo; nhiều năm sống lưu vong đã dạy cho ông phải thận trọng, và đảng của ông đã lập ra một chính phủ liên minh với hai bên tham gia thế tục.
Ở Libi, sự can thiệp nước ngoài đã giúp những người nổi dậy lật đổ chế độ. Gaddafi đã bị kéo ra khỏi một đường cống, bị đánh đập và bị giết chết, và một trong những người con trai của ông cũng vậy. Đây là những sự hận thù và phẫn nộ mà chính nhà cầm quyền này đã tạo nên; ông đã nhận được những gì ông đã gieo rắc. Nhưng sự giàu có, một dân số thưa thớt và sự chú ý của nước ngoài hẳn giúp Libi vượt qua khó khăn. Không có một lịch sử đang hình thành nào có thể đầy chết chóc với người Libi, và các nước khác, như những năm cầm quyền của Gaddafi.
Bóng tối của Iran và Arập Xêút bao trùm lên Baranh. Không có cuộc khủng bố lớn nhưng trật tự chính trị là không tốt. Có sự phân biệt bè phái và vẻ bề ngoài kỳ quặc của triều đại đang cai trị, Hoàng gia Khalifa, đã chinh phục khu vực này vào những năm cuối của thế kỷ 18 nhưng vẫn không tạo ra hòa bình cho người dân. Những người ngoài mang lại nguồn nhân lực cho các lực lượng an ninh, và sự ổn định thực sự dường như còn rất xa xôi.
Về phần Yêmen, đây là nhà nước thất bại hoàn toàn. Dấu ấn của chính quyền nước này là mờ nhạt, các nhà cầm quyền không có phương thuốc cứu chữa nào, nhưng không có sự khủng bố tàn bạo. Đất nước này đang cạn kiệt nguồn nước; các phần tử thánh chiến Hồi giáo chạy trốn từ Hindu Kush đã tìm thấy ngôi nhà của mình: đó là Ápganixtan với bờ biển trải dài. Những người đàn ông và phụ nữ đã đổ ra những con phố thuộc Sanaa vào năm 2011 để tìm kiếm sự phục hồi của đất nước của họ, hoạt động chính trị có phẩm giá hơn so với họ nhận được từ nhà chính trị đi trên dây hay hoài nghi cầm quyền trong hơn 3 thập kỷ. Không rõ họ có hiểu điều đó hay không.
Xyri vẫn ở trong tình trạng hỗn loạn. Hamát đã bỏ rơi Đamát vào tháng 12/2011 bởi vì nước này lo sợ bị bỏ lại ở mặt trái của sự đồng thuận Arập đang gia tăng chống lại chế độ Xyri. Một trong những khẩu hiệu có ý nghĩa của những người phản kháng: “Không Iran, không Hezbollah, chúng tôi muốn có những nhà cầm quyền sợ hãi trước đấng Allah”. Luật lệ của Alawite là bất thường và chế độ này, thông qua phản ứng tàn bạo của nó đối với cuộc nổi dậy, với việc các lực lượng an ninh mạo phạm các nhà thờ Hồi giáo, nổ súng vào các tín đồ, và ra lệnh cho những người bị bắt giữ bất hạnh phải nói câu: “Không có Chúa mà chỉ có Bashar”, đã viết ra lệnh lưu đày khỏi khu vực của chính mình. Hafez đã phạm phải những hành động tàn bạo của bản thân ông, nhưng ông luôn tìm cách để vẫn ở bên trong khối Arập. Bashar thì khác – liều lĩnh – và thúc giục ngay cả Liên đoàn Arập, có lịch sử bỏ qua những hành động điên rồ của các nước thành viên, đình chỉ tư cách thành viên của Đamát.
Cuộc chiến đấu vẫn diễn ra ác liệt, Aleppo và Đamát không trỗi dậy, và nhà cầm quyền đã tham chiến dường như tin rằng ông có thể chống lại những định luật hấp dẫn. Không như ở Libi, chưa có dấu hiệu nào về một sứ mệnh giải cứu của nước ngoài. Nhưng với tất cả những tình trạng không chắc chắn này, có thể nói rằng: nhà nước an ninh gây sợ hãi mà Hafez, Đảng Baath, và các binh lính Alawite và các ông “vua” tình báo tạo ra đã ra đi vĩnh viễn. Khi sự đồng thuận và sự ủng hộ của dân chúng phai nhạt dần, nhà nước dựa trên sự sợ hãi, và sự sợ hãi đã bị đánh bại. Ớ Xyri, mọi ràng buộc giữa các nhà cầm quyền và dân chúng đã bị phá vỡ không thể sửa chữa được.
Những gì đi theo sau Pharaông
Trong khi đó, Ai Cập có thể đã đánh mất ánh hào quang; của thời xa xưa, nhưng thời gian này của Arập sẽ được đánh giá bằng những gì cuối cùng xay ra ờ đó. Trong những kịch bản thảm họa, cách mạng sẽ sản sinh ra một nước cộng hòa Hồi giáo: người Cốp sẽ chạy trốn, doanh thu ngành du lịch vĩnh yiễn mất đi, và người Ai Cập sẽ khát khao có bàn tay sắt của Pharaông. Thành tích mạnh mẽ của tố chức Anh em Hồi giáo và của đảng Salafi thậm chí còn cực đoan hơn trong các cuộc bầu cử quốc hội gần đây, cùng với sự phá vỡ cuộc bỏ phiếu tự do thế tục, dường như chứng minh cho mối quan ngại về định hướng của nước này. Những người Ai Cập tự hào với ký ức về những giai đoạn tự do trong lịch sử của họ. 6 thập kỷ chịu sự cai trị quân sự đã cướp đi của họ cơ hội trải nghiệm chính trị cởi mở, và hiện nay họ không thể từ bỏ điều đó mà không cần có một cuộc đấu tranh.
Các cuộc bầu cử là minh bạch và sáng sủa. Các lực lượng tự do và thế tục chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến đấu, trong khi Anh em Hồi giáo đã chờ đợi một thời khắc lịch sử như vậy trong nhiều thập kỷ và đã tận dụng cơ hội của mình. Ngay khi những người Hồi giáo dòng Salafi bước ra khỏi hầm mộ, họ đã bắt đầu làm dân chúng lo lắng, và chính vì thế họ đã rút lại phần nào quan điểm cực đoan của mình. Những sự kiện diễn ra ở Quảng trường Tahrir làm cả thế giới sửng sốt, nhưng như trí thức trẻ tuổi người Ai Cập Samuel Tadros đã nói, “Ai Cập không phải là Cairo và Cairo không phải là Quảng trường Tahrir”. Khi cát bụi lắng xuống, 3 lực lượng sẽ tranh giành tương lai của Ai Cập – quân đội, Anh em Hồi giáo, và một liên minh tự do và thế tục rộng lớn gồm những người muốn có một chính thể dân sự, sự tách rời tôn giáo và chính trị, và những sự bù đắp lại là một đời sống chính trị bình thường.
Anh em Hồi giáo đem đến cuộc đấu tranh này sự pha trộn đã đi vào truyền thống giữa thủ đoạn chính trị và cam kết thiết yếu với việc áp đặt một trật tự chính trị được định hình bởi đạo Hồi. Người sáng lập tổ chức này, Hasan al-Banna, bị một kẻ ám sát đánh gục vào năm 1949 nhưng vẫn bước đi oai vệ trong công việc chính trị của thế giới Hồi giáo. Là một người không ngừng bày mưu tính kế, ông đã nói về luật của Chúa, nhưng ở trong bóng tối, ông đã đạt được các thỏa thuận với cung điện chống lại đảng chính trị chi phối ở thời của ông, Wafd, Ông đã chơi một ván bài chính trị khi ông gắn kết lại một, lực lượng bán quân sự đáng gờm, tìm cách xâm nhập các quân đoàn – một thứ gì đó mà những người kế nhiệm ông đã giữ chặt suốt từ đó. Chắc chẵn ông sẽ nhìn một cách ngưỡng mộ những kỳ năng chiến thuật của những người kế nhiệm ông khi họ khéo léo vận động giữa những người có tư tưởng tự do và Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang (SCÀF), cùng tham gia cuộc náo động ở Quảng trường Tahrir nhưng không còn hồ hởi nhấn mạnh cam kết của họ với sự đúng mức và trật tự xã xã hội.
Một sự thật hiển nhiên là Ai Cập thiếu tiềm lực kinh tế để xây dựng một trật tự Hồi giáo hiện đại thành công, cho dù điều đó có thể có ý nghĩa như thế nào. Cộng hòa Hồi giáo Iran phụ thuộc vào dầu lửa, và ngay cả uy thế vừa phải của Đảng Công lý và Phát triển, hay AKP, ở Thổ Nhĩ Kỳ là được đảm bảo bởi sự thịnh vượng có được từ “giai cấp tư sản nhiệt tình” ở các thị trấn trên đồi Anatolia. Ai Cập nằm ở ngã tư của thế giới, kiếm tiền từ du lịch, Kênh đào Xuyê, những dòng viện trợ nước ngoài, và những khoản tiền kiều hối từ những người Ai Cập ở nước ngoài. Trong năm qua, dự trữ ngoại hối của nước này đã thu nhỏ lại từ 36 tỷ USD xuống còn 20 tỷ USD. Lạm phát gõ cửa, giá cả lúa mì nhập khẩu là cao, và các hóa đơn phải được thanh toán. 4 bộ trưởng tài chính đã đến rồi đi kể từ khi Mubarak từ chức. Khao khát có được sự ổn định hiện nay cân xứng với sự thỏa mãn rằng ke chuyên quyền đã bị hạ bệ.
Có những vấn đề lớn bắt đầu xuất hiện trước mắt các nhà lãnh đạo Ai Cập và sự miễn cưỡng của cả Anh em Hồi giáo lẫn các lực lượng vũ trang nắm chính quyền đang nói lên điều đó. Lẽ phải và chủ nghĩa thực dụng tuy thế có thể thắng thế. Sự phân chia hợp lý những chiến lợi phẩm và trách nhiệm có thể mang lại cho Anh em Hồi giáo những lĩnh vực cai trị gần nhất với nó – dáo dục, trợ cấp xã hội và bộ máy tư pháp – với quân đội phụ trách quốc phòng, tình báo, hòa bình với Ixraen, các mối quan hệ quân sự với Mỹ, và duy trì những đặc quyền kinh tế của các quân đoàn. Những người thế tục có tư tưởng tự do sẽ có số lượng lớn, có tiếng nói trong nhịp điệu của cuộc sống thường ngày ở một đất nước khó có thể đưa vào khuôn phép và tổ chức, và có cơ hội đưa một nhà lãnh đạo có sức thuyết phục tiềm năng vào cuộc bầu cử tổng thống trong tương lai.
Trong hai thế kỷ này, Ai Cập đã can dự vào cuộc đấu tranh kiên trì vì sự hiện đại và một vị trí trong số các quốc gia xứng với những tham vọng của nước này. Nước này không ở vào tình trạng tốt, nhưng vẫn đang tiếp tục cố gắng. Tháng 8 năm ngoái, một cảnh tượng đã diễn ra mà có thể đem lại một sự an ủi ở mức độ nào đó cho người Ai Cập. Vị Pharaông cuối cùng cua nước này – có lẽ là vậy – đã đến tòa án trên một chiếc cáng. Nhà cai trị trước đây của Ai Cập nói với vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa: “Thưa ngài, tôi có mặt”. Mubarak không bị kéo ra khỏi cống và bị giết chết như Gaddafì, cũng không bỏ trốn cùng với gia đình và tùy ý giết người dân của mình, như Assad. Theo lời của E.M.Forster, người Ai Cập đã luôn có khả năng làm hài hòa những sự quả quyết cạnh tranh nhau, và họ có thể lại làm điều đó một lần nữa.
Đại thức tỉnh thứ ba
Tình trạng hỗn hoạn này, sự thức tỉnh này là sự thức tỉnh thứ ba trong lịch sử Ai Cập hiện đại. Sự thức tỉnh thứ nhất, thời kỳ Phục hưng chính trị văn hóa sinh ra từ mong muốn gia nhập thế giới hiện đại, đã xuất hiện vào cuối những năm 1800. Được lãnh đạo bởi những người chép thuê và các luật sư, những người thích làm nghị sĩ và các trí thức theo đạo Cơ đốc, nó đã tìm kiếm việc cải cách đời sống chính trị, tách biệt vấn đề tôn giáo khởi công việc chính trị, giải phóng phụ nữ, và đưa đống đổ nát của Đế chế Ôttôman vào quá khứ. Khá phù hợp, Đại phong trào đó, với Bâyrút và Cai rô đứng đầu, đã tìm thấy người ghi chép biên niên sử của mình ở George Antonius, một nhà văn Cơ đốc giáo gốc Libăng, được đàọ tạo ở Cambridge, và làm việc trong Chính quyền Anh ở Palextin. Cuốn sách của việc hất cẳng một kẻ chuyên quyền không dẫn đến tự do. Các tù nhân muốn chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác để được thay đổi khung cảnh và cơ hội để giành được đôi chút gì đó trên đường đi”.
Sử gia người La mã Tacitus đã từng có nhận xét đáng nhớ: “Ngày tốt đẹp nhất sau thời đại của một vị hoàng đế tồi tệ là ngày đầu tiên”. Sự thức tỉnh thứ ba của Arập này nằm trong các nấc thang lịch sử. Nó vừa đứng; trước hoàn cảnh nguy hiểm vừa đầy hứa hẹn, có khả năng bị giam hãm nhưng cũng có khả năng được tự do.