Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

20. Ảnh hưởng của Mỹ ngày càng tăng khi Myanmar cải cách




Email
In
PDF.
NCBD-Gần đây, Mỹ đã nối lại quan hệ ngoại giao với Myanmar ở cấp đại sứ và cho phép các công ty Mỹ đầu tư vào Myanmar. Mỹ tính toán gì cho những thay đổi này? Liệu quan hệ song phương giữa Mỹ và Myanmar có chặt chẽ hơn quan hệ Trung Quốc – Myanmar.

Thời báo Hoàn Cầu đã phỏng vấn ông Zhuang Guotu (Zhuang), Trưởng khoa nghiên cứu Đông Nam Á, ĐH Hạ Môn, ông Trevor Wilson (Wilson), học giả tại Khoa Nghiên cứu Chiến lược Chính trị Quốc tế, Viện Châu Á – TBD thuộc Đại học Quốc gia Úc và ông Kenton Clymer (Clymer), giáo sư nghiên cứu Khoa Lịch sử ĐH Bắc Illinois, Mỹ về những vấn đề này.
(1) Sau chuyến thăm lịch sử Myanmar của Ngoại trưởng (NT) Mỹ Hillary Clinton vào năm 2011, thái độ của Mỹ đã thay đổi nhanh chóng. Vậy lý do cho thay đổi này là gì?
Zhuang: Sau những thực hiện dân chủ hạn chế, chúng ta có thể thấy rõ chính quyền mới đã có phản ứng tốt với Lãnh đạo Đảng Dân chủ Dân tộc (NLD) bà Aung San Suu Kyi. Sau đó bà Suu Kyi đã kêu gọi Phương Tây giảm và thậm chí bãi bỏ lệnh trừng phạt với Myanmar. Điều này đã nhận được phản hồi tích cực từ châu Âu và Mỹ. Mỹ đã cho phép các công ty Mỹ đầu tư vào Myanmar, nối lại quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ nhằm giúp Mỹ kiểm soát hay ít nhất là dẫn dắt Myanmar hoàn tất tiến trình dân chủ kiểu châu Âu.
Wilson: Chính quyền Obama ban đầu quyết định giảm trừng phạt đơn phương của Mỹ chống lại Myanmar sau khi NT Mỹ Clinton tham vấn bà Suu Kyi về việc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Myanmar sau cuộc bầu cử Myanmar năm 2010 và sau khi bà Suu Kyi được thả và cho phép tham gia các hoạt động chính trị. Chính quyền ông Obama đã quyết định giảm hơn nữa mặc dù chưa cần phải dỡ bỏ hoặc chấm dứt lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Myanmar sau khi NLD được tham gia vào tiến trình chính trị.
(2) Một số nhóm đối lập lưu vong đã cho rằng hành động của Mỹ sẽ làm giảm những nỗ lực thúc đẩy cải cách bằng cách gây áp lực với chính phủ Myanmar?
Zhuang: Nhóm đối lập Myanmar lưu vong sẽ không thích quan hệ tốt giữa Mỹ và lực lượng trong nước bởi lợi ích của nhóm. Nếu Phương Tây và chế độ hiện nay tại Myanmar hợp tác chặt chẽ thì nhóm đối lập lưu vong ở nước ngoài sẽ không có ảnh hưởng lớn trong tương lai và sẽ phải đối mặt với tình huống khó xử đó là cả phương Tây lẫn trong nước đều không coi trọng họ.
(3) Mỹ sẽ gây thêm áp lực buộc Myanmar cải cách?
Wilson: Myanmar đã thực sự được cộng đồng quốc tế trong đó có cả Mỹ kỳ vọng sẽ đạt được những cải cách kinh tế, chính trị cao và có những thay đổi lớn. Tuy nhiên, nhiều nhóm vận động quốc tế về Myanmar tiếp tục hưởng lợi từ chiến dịch chỉ trích chính phủ Myanmar. Họ sử dụng tiêu chí kép và chậm thừa nhận rằng cải cách đã bắt đầu và sẽ không sẵn sàng thừa nhận Myanmar đạt được nhiều tiến bộ.
Tất nhiên, việc kêu gọi những cải cách và tiến bộ thực sự là khá nhạy cảm. Tuy nhiên nếu khăng khăng đòi những chính sách hoàn hảo và sự thay đổi nhanh quá thì có thể lại làm tổn hại chính Myanmar. Điều này có thể dẫn tới nhiều rối loạn, mất kiểm soát và mất phương hướng, và có thể không khuyến khích người dân Myanmar ủng hộ các cải cách tốt theo cách này bởi họ có thể đang tin rằng các cải cách có thể đang được thúc đẩy và dẫn tới việc mất niềm tin của nhân dân về sự quản lý tốt.
Zhuang: Việc cho phép đầu tư tại Myanmar là nhằm thúc đẩy dân chủ hóa ở Myanmar. Chắc chắn Mỹ vẫn sẽ có trao đổi chặt chẽ với lực lượng dân chủ đối lập tại Myanmar để thúc đẩy chính phủ theo con đường dân chủ kiểu phương Tây.
Clymer: Điều này sẽ phụ thuộc vào tất cả những gì diễn ra tại Myanmar trong 2-3 năm tới. Nếu cải cách tiếp tục và trở thành một phần trong chính sách của chính phủ và nếu các bầu cử dự kiến trong 2015 được tiến hành công bằng thì chắc chắn Mỹ sẽ không cần nêu mạnh về vấn đề này ngoại trừ có khả năng liên quan tới việc đối xử với những nhóm thiểu số.
(4) Một số người tin rằng việc nối lại quan hệ ngoại giao với Myanma là một phần trong chiến lược quay lại châu Á của Mỹ nhằm cân bằng ảnh hưởng (Trung Quốc) TQ tại Myanmar. Liệu sẽ có quan hệ Mỹ - Myanmar nồng ấm hơn quan hệ TQ – Myanmar?
Zhuang: Mỹ gần đây bắt đầu chiến lược quay trở lại châu Á tại nơi mà áp lực đối với Myanmar đã kéo dài trong 40 năm qua. Ảnh hưởng của Mỹ tại Myanmar có thể tác động đến vai trò của TQ tại nước này. Trước đây, TQ là nước có ảnh hưởng lớn tại Myanmar nhưng trong tương lai Mỹ có thể đẩy TQ ra khỏi nước này. Tuy nhiên, hầu hết ảnh hưởng của TQ không thể bị loại bỏ bởi sự cân bằng ảnh hưởng của Mỹ. TQ có nhiều lợi ích tại Myanmar về các dự án đầu tư, hỗ trợ tài chính và hợp tác kinh tế song phương hơn Mỹ.
Wilson: Tôi nhất trí rằng cân bằng ảnh hưởng với TQ tại Myanmar là một trong những mục tiêu của Mỹ trong bình thường hóa qua hệ ngoại giao với Myanmar. Tuy nhiên, sẽ không có triển vọng lợi ích của Mỹ tại Myanmar giống như lợi ích của TQ, nước láng giềng của Myanmar. Mặc dù vậy, qua một số can dự tích cực hơn, Washington có thể sẽ tăng cường ảnh hưởng hơn và việc Mỹ nối lại viện trợ, thương mại, đầu tư tại Myanmar sẽ góp phần giúp kinh tế phục hồi, cải thiện phúc lợi cho người dân và tạo cho chính phủ nhiều lựa chọn hơn trong thực hiện các chính sách đối nội và đối ngoại, đồng thời sẽ hạn chế chính phủ thực hiện các chính sách hà khắc và không thân thiện. Tất cả những mục tiêu này cũng nằm trong lợi ích của TQ.
Clymer: Tôi cho rằng Myanmar đã phần nào thay đổi chính sách bởi trước đây Myanmar quá phụ thuộc vào TQ và chắc chắn Myanmar không thích việc phụ thuộc vào bất kỳ nước nào bởi họ có thể bị tổn hại bởi một số quy định kinh doanh của TQ. Nhưng cả Myanmar và Mỹ đều hiểu rằng Myanmar vẫn cần quan hệ thân thiện với TQ./.
Theo Thời báo Hoàn cầu (ngày 17/7)
Lê Sơn (gt)