Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

2. Thiết bị dạy học hiện đại dưới góc nhìn đổi mới nội dung và phương pháp dạy học


 
PGS.TS Ngô Minh Oanh
Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục, ĐHSP TP.HCM 
 
Với những thành tựu của khoa học kỹ thuật và sự xuất hiện của các phƣơng tiện truyền thông hiện đại, đa dạng, các phƣơng tiện dạy học nói chung và các thiết bị dạy học nói riêng đã đƣợc đƣa vào sử dụng trong dạy học ngày càng có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng.
Quá trình dạy học là một quá trình truyền thông (communication) đƣợc thiết lập giữa ngƣời phát (thầy giáo) và ngƣời thu (học sinh) trong đó, những thông điệp (kiến thức) đƣợc chuyển tải từ thầy giáo đến học sinh để đạt đƣợc mục đích của quá trình dạy học. Quá trình truyền thông dƣới góc độ mô hình công nghệ đƣợc biểu hiện bằng các thuật ngữ “thông điệp”, “đầu ra”, “đầu vào”… để chỉ quá trình truyền đạt kiến thức từ ngƣời giáo viên đến học sinh. Quá trình trên không thể thực hiện đƣợc nếu nhƣ không có các phƣơng tiện để chuyển tải thông tin, mà các phƣơng tiện đó trong bối cảnh hiện nay là không thể thiếu đƣợc các thiết bị dạy học nói chung và các thiết bị hiện đại nói riêng. Trƣớc yêu cầu đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học hiện nay, thiết bị dạy học có một vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học.
1. Trƣớc hết, việc đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học gắn với việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại thì việc đổi mới quan niệm về trật tự bộ ba: kiến thức, kỹ năng và thái độ tình cảm là việc làm cần thiết. Trƣớc đây, chúng ta vẫn thƣờng quan niệm chức năng nhiệm vụ của quá trình dạy học trƣớc hết là phải trang bị kiến thức, rồi mới đến rèn luyện kỹ năng, giáo dục thái độ tình cảm, tức là thông qua “dạy chữ” để “dạy ngƣời”. Nhƣng trong bối cảnh hiện nay, khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển từng ngày, từng giờ thì trật tự truyền thống cần phải có sự thay đổi. Trật tự mới sẽ là: Thái độ - Kỹ năng - Kiến thức, hoặc là Kỹ năng –Thái độ - Kiến thức. Sự thay đổi trật tự mới này hoàn toàn không phải xem nhẹ việc cung cấp kiến thức mà là một quan niệm linh hoạt phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ cho phép cung cấp nhiều thiết bị dạy học hiện đại và hiệu quả. Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế tri thức nhân loại không ngừng đƣợc sáng tạo theo cấp số nhân mà thời gian ngồi trên ghế nhà trƣờng của học sinh là có hạn. Không để cho những nội dung dạy học bất biến, ngƣời thầy vừa phải cung cấp cho học sinh một dung lƣợng kiến thức phù hợp, phong phú, đa dạng, hấp dẫn thông qua các phƣơng tiện dạy học, lại vừa phải luôn cải tiến, tinh giản và hiện đại hóa kiến thức. Những đòi hỏi cao của quá trình đổi mới nội dung dạy học đặt ra yêu cầu ngƣời thầy giáo phải cần đến sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại chứ không thể giữ mãi lối cung cấp tri thức truyền thống bằng lời và bằng các văn bản. Về lĩnh vực giáo dục thái độ, tình cảm đối với học sinh, nếu học sinh có một thái độ tốt, say mê và có khát vọng học tập, có phƣơng pháp và kỹ năng sử dụng khai thác những thông tin mới về môn học thông qua các thiết bị dạy học hiện đại thì kiến thức tiếp nhận đƣợc sẽ không ngừng tăng lên và luôn đƣợc hiện đại hóa. Nhƣ vậy, thiết bị dạy học đã trở thành một phƣơng tiện không thể thiếu để giúp ngƣời học tự học, tự tìm đến kiến thức theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: dạy học là dạy phƣơng pháp học.
Từ quan niệm về bộ ba nói trên, chúng ta thấy, hệ sơ đồ truyền thống “mục tiêu - nội dung - phƣơng pháp - phƣơng tiện” cũng cần có sự thay đổi quan niệm về trật tự của nó. Trong hệ sơ đồ trên, ta vốn thƣờng quan niệm cái trƣớc quyết định và chi phối cái sau, cái sau đƣợc quy định và lựa chọn bởi cái trƣớc, tức là mục tiêu quyết định nội dung, nội dung quyết định phƣơng pháp, phƣơng pháp quyết định phƣơng tiện. Cũng cần phải khẳng định rằng, quan niệm đó vẫn phù hợp và đúng đắn nhƣng cần phải linh hoạt và mềm dẻo hơn trong quan niệm về trật tự của chúng. Trong giai đoạn hiện nay, khi ngƣời học có ý thức, có phƣơng pháp và phƣơng tiện thì có thể tìm đến đƣợc tri thức. Trong trƣờng hợp này, phƣơng tiện dạy, học đóng vai trò làm phong phú thêm nội dung kiến thức và ở mức độ cao hơn sẽ góp phần điều chỉnh nội dung và cả mục tiêu dạy, học phù hợp.
Nhƣ đã nói, dạy học là một hoạt động truyền thông, hoạt động dạy học của ngƣời thầy giáo đƣợc coi là có hiệu quả khi trong một thời gian cho phép, có thể phát ra một lƣợng thông tin phong phú liên quan đến môn học, đạt đƣợc mục đích, nhiệm vụ dạy học. Trong từng trƣờng hợp cụ thể, ngƣời thầy giáo phải biết lựa chọn “kênh” thông tin phù hợp để chuyển tải một lƣợng thông tin phong phú và hấp dẫn. Thông tin đƣợc truyền tải qua các thiết bị dạy học hiện đại chắc chắn sẽ gây đƣợc hứng thú nhiều hơn bài học đƣợc viết dƣới dạng văn bản hay chỉ đƣợc trình bày thông qua một kênh duy nhất bằng lời nói. Thiết bị dạy học hiện đại sẽ có lợi thế lớn trong việc cung cấp thông tin thông qua việc tác động một lúc đến nhiều giác quan của ngƣời học (thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác…) giúp cho việc tiếp nhận tri thức đƣợc hấp dẫn, sâu sắc và bền vững.
Nhƣ vậy, thiết bị dạy học nói chung và thiết bị dạy học hiện đại nói riêng đã góp phần thay đổi quan niệm và hoạt động thực tiễn của quá trình đổi mới nội dung và phƣơng pháp dạy học trong trƣờng học.
2. Về thiết bị dạy học, chúng ta có thể hiểu, đó là tổng thể những máy móc, dụng cụ…đƣợc sử dụng cho hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Và thiết bị dạy học hiện đại chính là những máy móc hiện đại đƣợc sử dụng trong quá trình dạy học. Thiết bị dạy học nói chung và thiết bị dạy học hiện đại nói riêng là một phần của phƣơng tiện dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên sử dụng làm khâu trung gian nhằm tác động vào đối tƣợng dạy học. Phƣơng tiện dạy học trong đó có thiết bị dạy học có chức năng khởi động, dẫn chuyền và làm tăng hiệu quả tác động của ngƣời thầy đến học sinh. Trong các phƣơng tiện dạy học thì thiết bị dạy học là một phƣơng tiện dạy học đƣợc con ngƣời sáng tạo, sản xuất để đƣa vào phục vụ cho quá trình dạy học cho hiệu quả cao trong hoạt động dạy học.
Các thiết bị dạy học hiện đại đƣợc sử dụng trong nhà trƣờng có thể kể là các động cơ máy móc tối tân hiện đại; hệ thống máy móc sử dụng công nghệ thông tin; các máy quay phim, chụp hình sử dụng kỹ thuật số… Các thiết bị dạy học hiện đại hiện nay phổ biến nhất là các thiết bị dựa vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại dƣới dạng máy tính, và các máy móc phục vụ cho truy cập Internet để khai thác thông tin. Bên cạnh thiết bị máy chiếu Overhead projector, việc sử dụng máy tính để trình chiếu với phần mềm Powerpoint thƣờng đƣợc các giáo viên sử dụng phổ biến trong quá trình lên lớp.
Việc sử dụng các động cơ máy móc hiện đại (mô phỏng), các phƣơng tiện trình chiếu, các phƣơng tiện ghi hình, ghi âm… đã tạo nên những tiện ích to lớn cho quá trình dạy học. Việc sử dụng các thiết bị nói trên tạo nên sự hấp dẫn sinh động cho giờ học, giúp ngƣời thầy tác động có hiệu quả hơn đến ngƣời học và học sinh cũng có thể tự mình tiếp cận với kiến thức dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên. Bên cạnh các bài giảng điện tử, việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng các thƣ viện điện tử và Internet đã giúp giáo viên và học sinh tiếp cận đƣợc với một nguồn tri thức vô cùng to lớn để hiểu biết về một môn học. Giáo viên tùy theo những nội dung dạy học, đối tƣợng ngƣời học và tính năng tác dụng của từng thiết bị dạy học hiện đại cụ thể mà sử dụng có hiệu quả nhất cho hoạt động dạy học.
3. Qua thực tiễn dạy học ở nhà trƣờng, việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại không phải lúc nào cũng đem lại những kết quả nhƣ mong muốn do những điều kiện chủ quan và khách quan.
Thứ nhất, trong điều kiện kinh phí hạn hẹp nhƣ hiện nay, không phải trƣờng phổ thông nào cũng có thể đƣợc trang bị những thiết bị dạy học hiện đại, nhất là những trƣờng vùng sâu vùng xa, những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn. Đây là một rào cản không dễ dàng khắc phục trong việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại trong các trƣờng học phổ thông.
Thứ hai, thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy khi đƣợc trang bị những phƣơng tiện dạy học hiện đại, không phải giáo viên nào cũng có thể sử dụng đƣợc và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại. Vì thế, nâng cao trình độ, khả năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ giáo viên phổ thông là một yêu cầu cấp thiết.
Thứ ba, quá trình sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, bên cạnh những ích lợi thì sự lạm dụng các thiết bị dạy học hiện đại cũng làm cho việc khai thác, phát huy hiệu quả các thiết bị trong quá trình dạy học bị hạn chế. Một ví dụ nhƣ việc sử dụng bài giảng điện tử trong quá trình lên lớp, nếu không sử dụng hợp lý thì sẽ biến việc trình bày kiến thức có sẵn bằng lời nói bằng việc trình bày kiến thức có sẵn bằng trình chiếu, thay đọc-chép bằng chiếu-chép.
Thứ tư, việc kết hợp một cách hợp lý, linh hoạt trong việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại với các phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học khác sẽ phát huy tối đa năng lực sáng tạo của ngƣời giáo viên trong quá trình dạy học.
Tóm lại, sử dụng thiết bị hiện đại phục vụ dạy học ở trƣờng phổ thông là một đòi hỏi và cũng là một xu thế tất yếu trong bối cảnh khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển. Để phát huy đƣợc ƣu thế của những thiết bị dạy học hiện đại trong hoạt động dạy học, giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, kĩ thuật sử dụng máy móc, thiết bị cùng với sự nhạy bén, sáng tạo của mình thì mới đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
Tài liệu tham khảo
1. Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Khải, Cary J.Trexler…(2011), Tài liệu hướng dẫn Tăng cường năng lực sư phạm cho giảng viên các trường đào tạo giảng viên THPT và Trung cấp chuyên nghiệp, NXB Giáo Dục, HN.
2. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, NXB Đại học Quốc gia HN.
3. Tô Xuân Giáp (1998), Phương tiện dạy học, NXB Giáo dục, HN.
4. I. Kharlamov (1978), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, HN.
5. I. Ia. Lecner (1973), Dạy học nêu vấn đề (Phan Tất Đắc dịch), NXB Giáo dục
6. Lê Nguyên Long (2000), Thử đi tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Giáo dục, HN.
7. Jean - Marc Denommeù & Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác (Bộ ba: Ngƣời dạy – Ngƣời học - Môi trƣờng), NXB Thanh niên – Tạp chí Tri thức & Công nghệ, HN.
8. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sƣ phạm, HN.
9. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên, 2000), Vấn đề trực quan trong dạy học, Tập I, NXB Đại học quốc gia, HN.
10. V. Okôn (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, HN.
11. Viện NCGD, Trƣờng ĐHSP thành phố HCM (2005), Kỷ yếu Hội thảo “Nâng cao chất lượng dạy và học trong trường phổ thông nhờ sự hỗ trợ của thiết bị và phần mềm dạy học”.


 Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Khai thác thiết bị dạy học hiện đại phục vụ dạy học ở trường phổ thông", Viện nghiên cứu giáo dục, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, tháng 11/2011.