12:39' 13/1/2012
Theo nghiên cứu trên của HSBC, trong số các nền kinh tế nhỏ hơn vốn là các nước đang phát triển cũng có nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Năm 2050, Philippines được dự đoán sẽ nhảy cóc 27 bậc để lên vị trí 16 trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với mức tăng trưởng 5,5% mỗi năm, Peru sẽ tăng 20 bậc để lên vị trí 26, đứng trước cả Iran, Columbia và Thụy Sĩ. Các nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc khác sẽ là: Ai Cập (tăng 15 bậc lên vị trí 20), Nigeria (tăng 9 bậc lên vị trí 37), Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 6 bậc lên vị trí 12), Malaysia (tăng 17 bậc lên vị trí 21) và Ukraine (tăng 19 bậc lên vị trí 45).
Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản sẽ giảm xuống khoảng 37% trong năm 2050. Tuy nhiên các nhà kinh tế học của HSBC dự đoán rằng, nước này vẫn nằm trong tốp đầu các cường quốc về kinh tế, chỉ tụt 1 bậc xuống vị trí thứ 4. Soán ngôi thứ 3 hiện nay của Nhật Bản chính là Ấn Độ.
Báo cáo của HSBC còn cho thấy, những nước giảm sút phong độ nhất trong 40 năm tới chính là các nền kinh tế phát triển ở châu Âu do dân số trong độ tuổi lao động thu hẹp lại và bị các nước đang phát triển vượt mặt. Năm 2050, chỉ có 5 quốc gia châu Âu nằm trong tốp 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới so với con số 8 hiện nay. Sự suy giảm nghiêm trọng nhất sẽ rơi vào khu vực Bắc Âu: Đan Mạch giảm 29 bậc xếp thứ 56, Na Uy giảm 22 bậc xếp thứ 48, Thụy Điển giảm 20 bậc xếp thứ 38 và Phần Lan giảm 19 bậc xếp thứ 57.
Bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu trong năm 2050 của HSBC (thứ tự thay đổi từ năm 2010)
1) Trung Quốc (tăng 2 bậc)
2) Mỹ (giảm 1 bậc)
3) Ấn Độ (tăng 5 bậc)
4) Nhật Bản (giảm 2 bậc)
5) Đức (giảm 1 bậc)
6) Anh (giảm 1 bậc)
7) Brazil (tăng 2 bậc)
8) Mexico (tăng 5 bậc)
9) Pháp (giảm 3 bậc)
10) Canada (không thay đổi)
11) Italy (giảm 4 bậc)
12) Thổ Nhĩ Kỳ (tăng 6 bậc)
13) Triều Tiên (giảm 2 bậc)
14) Tây Ban Nha (giảm 2 bậc)
15) Nga (tăng 2 bậc)
16) Philippines (tăng 27 bậc)
17) Indonesia (tăng 4 bậc)
18) Australia (giảm 2 bậc)
19) Argentina (tăng 2 bậc)
20) Ai Cập (tăng 15 bậc)
21) Malaysia (tăng 17 bậc)
22) Saudi Arabia ( tăng1 bậc)
23) Thái Lan (tăng 6 bậc)
24) Hà Lan (giảm 9 bậc)
25) Ba Lan ( giảm 1 bậc)
26) Peru (tăng 20 bậc)
27) Iran (tăng 7 bậc)
28) Columbia (tăng12 bậc)
29) Thụy Sĩ (giảm 9 bậc)
30) Pakistan (tăng 14 bậc)
Báo cáo cho biết, nếu bước ra khỏi vòng tuần hoàn kinh tế thì các quốc gia có thể tăng trưởng theo hai cách: hoặc là phải tăng lực lượng nhân công thông qua tăng dân số trong độ tuổi lao động hoặc là làm sao để mỗi nhân công phải làm việc hiệu quả hơn. Các nhà kinh tế học của HSBC thừa nhận rằng, bản báo cáo này được công khai nhằm kêu gọi các chính phủ nên tin tưởng vào những tiến bộ của họ gần đây và chỉ nên tập trung vào các biện pháp cải thiện điều kiện sống cho người dân. Báo cáo của HSBC cũng nhận định, nhân tố quyết định có thể làm các nền kinh tế trật bánh chính là chiến tranh, những ràng buộc về tiêu thụ năng lượng, biến đổi khí hậu và các hàng rào pháp lý nhằm ngăn chặn nạn di cư./.