LĂNG TẨM CÁC VUA NHÀ NGUYỄN
Tháng Năm 4, 2010 bởi khanhhoathuynga
Lăng tẩm các vua nhà Nguyễn.
Là những kỳ quan được thiết kế
xây dựng rất kỳ công trong những không gian hoành tráng hùng vĩ , hài
hòa với những cảnh quan thiên nhiên một cách tuyệt vời ,bố cục tạo hình
gợi cảm tiết điệu , có giá trị thẩm mỹ cao , tùy thuộc tư tưởng từng
cá tính của mỗi vị vua . các lăng phản ánh tâm linh , quan niệm vĩnh cửu
và huyền bí phương đông . Theo quan niệm phương đông khi lên ngôi , các
vị vua đều nghĩ tới chuyện xây dựng lăng tẩm , nơi an nghỉ cuối cùng
‘’tức vị trị quan’’đấy là nguyên tắc của các vị đế vương .
LĂNG GIA LONG (Thiên Thọ Lăng )
Lăng Gia long còn gọi là Thiên
Thọ Lăng ,bắt đầu được xây dựng năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn thành
.Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến . Toàn bộ
khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi , núi lớn nhỏ , trong đó có Đại
Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên
gọi của cả quần sơn này .
Đồ án công trình bố cục theo
chiều ngang ,trải rộng mênh mông , không có đình tả và thành .Tổng thể
điện Minh Thành bao gồm tẩm điện , sân chầu ,tượng đá voi ngựa, quan
chầu ,bia thánh đức thần công .
Bao quanh cảnh núi đồi hùng vĩ
giống như một vòng thành thiên nhiên , với núi Thiên Thọ gồm 42 ngọn đồi
,khu mộ hợp táng vua và Hoàng hậu là sự độc đáo của công trình lăng ở
phương đông . cảnh quan thiên nhiên hòa quyện với kiến trúc .Con người
làm chủ thiên nhiên trong sự hài hòa có tính chất chiều sâu tâm linh
nội tại . Một chuyên gia UNESCO đã nhận xét rằng “ lăng Gia Long ở giữa
một khu vườn thiên nhiên bao la và gợi nên ấn tượng hoành tráng và thanh
thoát .
LĂNG MINH MẠNG (Hiếu Lăng)
Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu
lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng năm 1840 đến năm 1843 để chon cất vua
cha Minh Mạng .Lăng nằm trên núi Cẩm Khê , gần ngã ba Bằng Lăng , là
nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương,
cách cố đô Huế 12km .
Lăng Minh mạng , với đồ án chữ
Minh của mặt bằng hồ , cùng những công trình kiến trúc theo trật tự
thẳng trục thần đạo , có tính chất uy nghiêm hùng vĩ , đã phản ánh tư
tưởng trung ương tập quyền của vị hoàng đế này .lăng Minh Mạng được coi
là một trong những công trình lăng tẩm đạt đỉnh cao của sự hài hòa đối
xứng và bất đối xứng của trật tự nghiêm ngặt tạo sự hoành tráng uy nghi ,
đặc biệt tẩm (khu mộ khối hình tròn thành cao tượng trưng cho mặt trời
biểu tượng thiên thể )
LĂNG THIỆU TRỊ (Xương Lăng )
Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương
Lăng nằm ở địa phận thôn Cư Chánh , xã Thủy Bằng , huyện Hương Thủy .
Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chon cất vua cha Thiệu Trị .
So với Lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị . Lăng Thiệu Trị có những
nét riêng . Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng tây Bắc .một hướng ít
được dùng trong kiến trúc cung đình và lăng tẩm thời Nguyễn .
Là sự thay đổi không gian qua
biến thể cấu trúc kết hộp giữa đồ án hoành của lăng Gia Long và trục
đứng đạo đến khu mộ của lăng Minh Mạng để tạo ra bố cục mới đặt cụm kiến
trúc sân chầu , nhà bia ,bửu thành song song viên chính và vẫn giữ vẻ
uy nghi , quy mô hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên
LĂNG TỰ ĐỨC (Khiêm Lăng )
Lăng tự Đức là một trong những
công trình đẹp nhất của kiến trúc thời Nguyễn. Ông vua thi sĩ Tự Đức
(1848-1883) đã chọn cho mình một nơi yên nghỉ xứng đáng với ngôi vị của
mình , phù hợp với sở thích và nguyện vọng của con người có học vấn
uyên thâm và lãng tử bậc nhất trong hàng vua chúa nhà Nguyễn.Lăng tọa
lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thương ,Tổng Cư
Chánh (nay là thôn Thượng Ba , xã Thủy Xuân , thành phố Huế ).
Tuy không có sự kế thừa nhưng đã
phá vỡ không gian tạo hình , không giống những lăng các vị tiên đế . Đồ
án uyển chuyển , nhịp nhàng , tạo nhịp điệu đầy chất thơ hòa quyện
trong không gian thiên nhiên đầy thông ,hồ nước chảy quanh ,đặc biệt
điễm tô thêm nhà thủy tạ , duyên dáng soi bóng trên mặt hồ sen ,một nhà
bia với tấm văn bia đồ sộ biểu lộ tâm trạng bi quan của nhà vua .Lăng
phản ánh tâm hồn phóng khoáng , lãng mạn của một vị vua thi sĩ đã có
nhiều trước tác về thơ văn có giá trị văn học . Toàn cảnh lăng Tự Đức
như một công viên rộng lớn .Ở đó quanh năm có suối chảy , thông reo ,
muôn chim ca hát .yếu tố được tôn trọng triệt để trong lăng Tự Đức là sự
hài hòa của đường nét . Không có những con đường thẳng tắp ,đầy góc
cạnh như những kiến trúc khác , thay vào đó là con đường lát gạch bát
tràng bắt đầu từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước Khiêm Cung Môn ,rồi uốn lượn
quanh co ,ở phía trước lăng mộ và đột ngột khuất vào những hàng cây sứ
đại thụ ở gần lăng Hoàng hậu Lệ Thiên Anh . Sự sáng tạo của con người
hài hòa với cảnh quan tự nhiên tạo nên một khung cảnh thơ mộng , diễm lệ
.
LĂNG ĐỒNG KHÁNH (Tư Lăng )
Lăng Đồng Khánh tọa lạc giữa
vùng quê tĩnh mịch ,thuộc làng Cư Sĩ , xã Dương Xuân ngày trước ( nay là
thôn Thượng Hai, xã Thủy Xuân , thành Phố Huế ). Ông vua vắn số này yên
nghỉ giữa một vị thế nồng ấm tình cảm gia đình . chung quanh ông là
lăng mộ của bà con quyến thuộc. Lăng Tự Đức ( bác ruột và là cha nuôi),
Lăng Kiến Thái Vương ( cha ruột), lăng bà Từ Cung (con dâu ), lăng à
Thánh Cung (vợ). Xa hơn là lăng tá Thiên Nhân Hoàng Hậu ( bà cố nội ) ,
lăng Thiệu Trị ( ông nội )…âu đó cũng là sự bù đắp cho vị vua kém may
mắn này .
Sau khi lên ngôi , Đồng Khánh
thấy lăng mộ của cha mình ở Cư Sĩ chưa có điện thờ nên sai bộ công dựng
điện truy Tư cạnh đó để thờ cha . điện Truy tư khởi công vào tháng 2 năm
1888, đến tháng 10 năm đó hoàn tất phần căn ản . Đồng Khánh rước bài vị
của Kiên Thái Vương về thờ trong điện , đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh
công trình . Thế nhưng , trong khi công việc kiến trúc đang tiếp tục thì
Đồng Khánh mắc bệnh và đôt ngột qua đời . Vua Thành Thái ( 1889-1907)kế
vị trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn , kinh tế suy kiệt nên
không thể xây cất lăng tẩm quy củ cho vua tiền nhiệm , đành lấy điện
truy Tư đổi làm Ngưng Hy để thờ vua Đồng Khánh . Thi hài nhà vua cũng
được an táng đơn giản trên quả đồi có tên là Hộ Thuận Sơn , cách điện
Ngưng Hy 30m về phía tây . Toàn bộ khu lăng tẩm được gọi tên là Tư lăng
.
Tháng 8 năm 1916 , sau khi lên
ngôi được 3 tháng , vua Khải Định (1916-1925), con trai vua Đồng Khánh
đã tu sửa điện thờ và xây cất lăng mộ cho cha mình . Toàn bộ khu lăng mộ
từ bái Đình , Bi Đình đến Bửu Thành và Huyền Cung đều được kiến thiết
dưới thời Khải Định .đến tháng 7-1917 mới hoàn thành .Riêng điện ngưng
Hy cùng Tả , Hữu Tùng Viện ,tả , Hữu Tùng Tự tiếp tục được tu sửa cho
đến năm 1923 .
Ra đời trOng quá trình dài như
thế, lăng Đồng Khánh mang dấu ấn hai trường phái kiến trúc của hai thời
điểm lịch sử khác nhau . Nếu phong cách cổ truyền thực sự dừng chân
trong kiến trúc lăng tự Đức và phong cách hiện đại được thể hiện rõ nét
trong kiến trúc lăng Khải Định sau này ,thì lăng đồng Khánh là một bước
trung chuyển .
LĂNG DỤC ĐỨC (An Lăng )
Sauk hi vua Tự Đức băng hà,
triều thần đã đưa Ưng chân lên ngai vàng vào ngày 19-7-1883, y theo di
chiếu truyền ngôi của vua Tự Đức . Chưa kịp đặt niên hiệu , vị vua trẻ
được đặt tên theo tư thất của mình là Dục Đức , nhưng chỉ vài ngày sau ,
Vua Dục Đức đã bị truất phế vì tội dám lược bỏ một đoạn văn trong di
chiếu truyền ngôi của tiên đế và bị tống vào ngục thất . Ngày 24-10-1884
ông vua bất hạnh này bị chết đói trong nhà ngục , thi hài được gói
trong một chiếc chiếu giao cho hai tên lính và một viên quyền suất gánh
đi chôn ‘’đám tang ‘’của ông vua xấu số này được đưa về An Cựu để mai
tang trong địa phận chùa Tường Quang (chùa do một người thân bên vợ của
vua Dục Đức lập ra năm 1817) gần đến nơi thì thi hài nhà vua bị rớt
giữa đường do đứt dây ,một người lính đã chạy vào chùa Tường Quang mời
nhà sư trụ trì ra giải quyết .cuối cùng mọi người nhất trí chọn mảnh đất
‘’thiên tang ‘’đó làm nơi an nghỉ đời đời của vua Dục Đức.
Sáu năm sau, con trai vua Dục
Đức là Bửu Lân lại được đưa lên làm vua .Sau khi tức vị , Bửu lân đặt
niên hiệu là Thành Thái (1889-1907) và bắt đầu cho xây đắp lăng mộ của
vua cha ngay trên nấm mồ ‘’thiên táng ‘’đó .lăng được xây dựng vào đầu
năm 1890 ,đặt tên là An Lang nhưng chưa có điện thờ .vào năm Thành Thái
thứ 11 (1899) nhà vua cho xây dựng điện Long Ân phía hữu lăng mộ , làm
nơi thờ cúng vua cha .Ngoài điện Long Ân , nhà vua còn cho xây cất các
công trình phụ như tả , hữu Phối Đường (trước) tả , Hữu Tùng Viện (sau )
dành cho bảy bà vợ thứ của vua cha ăn ở , lo việc thờ phụng hương khói .
LĂNG KHẢI ĐỊNH ( Ứng Lăng )
Lăng Khải Định còn gọi là Ứng
lăng tọa lạc trên triền núi Châu Chữ ( còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh
thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định , vị vua thứ 12 của Triều Nguyễn
. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi .Về
kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng
kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bị sự pha trộn kiến trúc đông tây kim
cổ lạ thường , vì các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo .
Toa6 lạc tại vị trí này , lăng
Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án , lấy núi Chóp
Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm ‘’tả Thanh Long ‘’và ‘’Hữu Bạch Hổ’’,
có khe CHâu Ê chảy từ trái qua phải làm thủy tụ gọi là ‘’minh đương’’ .
Nhà Vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẫm vùa là ‘’mặt bằng’’của
lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo núi : Ứng Lăng
Lăng khởi công ngày 4-9-1920 và
kéo dài trong 11na8m mới hoàn tất lăng . Lăng Khải Định có một diện tích
rất khiêm tốn :117mx 48,5m nhưng cực kỳ công phu và tốn nhiều thời gian
. Người đời sau thường đặt lăng Khải Định ra ngoài dòng kiến trúc
truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới , cái lạ , cái độc đáo , cái ngông
nghênh , lạc lõng …tạo ra từ phong cách kiến thức . Toàn cảnh lăng Khải
Định nhìn có môt cái gì nó vừa quen , vừa lạ . Tổng thể của lăng là một
khối hình chữ nhật vươn cao với 127 bậc cấp như muốn thể hiện khát vọng
tự chủ của ông vua bù nhìn này . sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến
trúc : Ấn Độ Giáo , Phật Giáo , Roman , Gothicque…đã để lại dấu ấn trên
những công trình cụ thể .: những trụ cổng hình tháp ,ảnh hưởng từ kiến
trúc A7n1 Độ , trụ biểu dạng stoupa của nhà Phật ,hang rào như những cây
thánh giá khẳng khiu, nhà bia và những hàng cột bát giác và vòm cửa
theo lối Roman biến thể …Điều này là kết quả của hai yếu tố : sự giao
thoa văn hóa đông tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của
Khải Định .
CHÙA THIÊN MỤ
Chùa Thiên Mụ hay là chùa Linh
Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương , cách trung
tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây . Chùa Thiên Mụ chính thức
khởi lập năm Tân Sửu (1601) đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng và chúa Nguyễn
đầu tiên ở đàng trong.Đây có thể nói là ngôi chùa cổ nhất ở Huế .
Truyền thuyết kể rằng , khi chúa
Hoàng vào làm trấn thủ xứ Thận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam , ông đã
đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp.
Xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này . Trong một lần rong ruổi
vó ngựa dọc bờ sông Hương , ngược lên phía đầu nguồn , ông bắt gặp một
ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc , thế đất như
hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại , ngọn đồi này có tên là đồi Hà
Khê .
Người dân địa phương cho biết nơi này ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi , nói với mọi người :
‘’rồi đây sẽ có một vị chân chúa
đến lập chùa để tụ linh khí ,làm bền long mạch , cho nước nam hùng mạnh
‘’. Vì thế nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn.
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn
Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng .Nguyễn
Hoàng cả mừng ,vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chú trên đồi , ngoảnh
mặt ra sông Hương , lấy tên là Thiên Mụ .
Năm 1862 dưới thời vua Tự Đức để
cầu mong có con nối dõi , nhà vua sợ chữ Thiên phạm đến trời , nên cho
đổi từ Thiên Mụ thành Linh Mụ (hay bà mụ linh thiêng ).
Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ
diễn tiến từ năm nhâm tuất (1862) cho tới năm kỷ tỵ(1869). Sau đó người
dân thoải mái gọi hai tên : chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ.
Vì rằng từ ‘’Linh’’ đồng nghĩa
với ‘’thiêng ‘’, âm người Huế khi nói ‘thiên’nghe trại ‘thiêng ‘’, nên
khi người Huế nói ‘’Linh Mụ”, “thiên Mụ”hay “thiêng Mụ” thì người nghe
đều hiểu là muốn nhắc đến chú này .
Một số người còn đặt tên cho chùa là Tiên Mụ (hay bà mụ thần tiên) cách gọi này không được giới nghiên cứu chấp nhận.
Dưới thời chúa Quốc Nguyễn Phúc
Chu (1691-1725) theo đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng
Trong , chùa được xây dựng lại quy mô hơn . năm 1710 , chúa Quốc cho đúc
một chiếc chuông lớn , nặng tới trên hai tấn , gọi là Đại Hồng Chung
,có khắc một bài minh trên đó .Đến năm 1714 chúa Quốc cho đại trùng tu
chùa vì hàng chục công trình kiến trúc hết sức quy mô như Điện Thiên
Vương ,Điện Đại Hùng , nhà thuyết pháp , lầu tàng kinh ,phòng tăng ,
nhà Thiền …mà nhiều công trình trong số đó ngày nay không còn nữa. Chúa
Quốc còn đích thân viết bài văn , khắc vào bia lớn ( cao 2m60 rộng
1m2)nói về việc xây dựng các công trình kiến trúc ở đây , việc cho người
sang Trung Quốc mua hơn 1000 bài kinh Phật đưa về đặt tại lầu tàng
kinh , ca tụng triết lý của đạo phật , ghi rõ sự tích của Hòa Thượng
Thạch Liêm , người có công lớn trong việc giúp chúa Nguyễn chấn hưng
Phật Giáo ở đàng trong .Bia được đặt trên lưng một con rùa đá rất lớn ,
trang trí đơn sơ nhưng tuyệt đẹp .
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô
được mở rộng ngay từ thời đó , chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp
nhất xứ đàng trong . trải qua bao biến cố lịch sử . Chùa Thiên Mụ đã
từng được dùng làm đàn tế trời , dưới triều Tây Sơn ( khoảng năm 1788)
rồi được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn
.Năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ”của bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu
(vợ vua Gia Long ,bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị kiến trúc lại
ngôi chùa một cách quy mô hơn , xây thêm ngôi tháp bát giác gọi là Từ
Nhân (sau đổi là Phước Duyên ), đình Hương Nguyên và dựng 2 tấm bia ghi
lại việc dựng tháp , đình và các bài thơ văn của nhà
Tháp Phước Duyên
Tháp Phước Duyên là một biểu
tượng nổi tiếng gắn liền với chùa Thiên Mụ . Tháp cao 21m , gồm 7 tầng ,
được xây dựng phía trước chùa vào năm 1844.Mỗi tầng tháp đều có tượng
Phật .Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng ,nơi
trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng .Phía trước tháp là đình Hương
Nguyện , trên nóc đặt pháp luân ( bánh xe pháp luân , biểu tượng phật
giáo , Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện quay khi có gió thổi) . trận
bão năm 1904 đã tàn phá chùa nặng nề ,nhiều công trình bị hư hỏng
trong đó đình Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích )
.năm 1907 Vua Thành Thái cho xây dựng lại , nhưng chùa không còn to lớn
như trước nữa .Hai bên tháp có hai nhà tứ giác ,một nhà để bia và một
nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu .
PHÁP LAM HUẾ
Các bài đã đăng :