BỌN ĐAO PHỦ POL POT – IENG SARY – KỲ 1: NHẬN DIỆN BỌN SÁT NHÂN VÀ NHỮNG KẺ GIẤU MẶT
“Nhưng bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh đã tìm
mọi cách kiềm chế thắng lợi của nhân dân Đông Dương, biến Campuchia
thành địa bàn có lợi cho chúng để từng bước chèn ép, tấn công thôn tính
ba nước Đông Dương, bành trướng xuống vùng Đông Nam Á, vì vậy chúng đã
thỏa hiệp với thực dân, đế quốc tại hội nghị Génève 1954 về Đông Dương.
Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam có ghi: “Nhưng
giải pháp Génève đã ngăn cản nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia đạt được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, một khả năng rõ ràng và hiện thực như so sánh lực lượng trên chiến
trường bấy giờ đã chỉ rõ. Đó là điều mà những người lãnh đạo
Trung Quốc hiểu hơn ai hết. Đây là sự phản bội lần thứ nhất của những
người lãnh đạo Trung Quốc đối với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân
Việt Nam cũng như của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia”
1. NHỮNG KẺ CẦM ĐẦU KHMER ĐỎ – CHÚNG LÀ AI?
Pol Pot có tên thật là Saloth Sar,
dân tộc Khmer, sinh năm 1925 tại làng Prek Scov, tỉnh Kompong Thom, gia
đình thuộc tầng lớp trung nông, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Campuchia, nguyên Thủ tướng Chính phủ Campuchia dân chủ (vợ là Khieu
Ponnari).
Lúc sáu tuổi, Saloth Sar được một người chị họ
(con của bác) tên Khun Meak vốn là một cung nữ và là ngôi sao trong đội
múa hoàng cung của vua Monivong đem vào cung chăm sóc và nuôi dưỡng. Về
sau, chính bà đã vận động xin học bổng cho Saloth Sar sang Pháp du học.
Theo học tại một trường Trung học tư ở Paris và
tham gia đấu tranh chính trị bí mật, hắn đã lấy bí danh Pol Pot vào
khoảng giữa những năm 1950 sau khi từ Pháp trở về Campuchia.
Ieng Sary, dân tộc Khmer, sinh năm 1925
tại ấp Hòa Lạc, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh (Việt
Nam), nguyên Ủy viên Thường vụ Đảng Cộng sản Campuchia, nguyên Phó Thủ
tướng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ Campuchia dân chủ (vợ là
Khieu Thirith)(1).
Khieu Samphan, dân tộc Khmer, sinh ngày
27-7-1931 tại tỉnh Svai Rieng, là con của một hiệu trưởng trường tiểu
học. Năm 1954, hắn được cử đi học ngành thương nghiệp tại Pháp. Hắn tham
gia hoạt động chính trị, làm Thư ký Hội Sinh viên Khmer ở Pháp, hoàn
thành văn bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Pháp.
Khmer đỏ chưa bao giờ là một tổ chức đồng nhất. Thực ra, từ “Khmer đỏ” là do Sihanuok đặt ra để chỉ cánh đối lập cực tả ở Campuchia. Như vậy, “Khmer đỏ”
là một nhãn hiệu do người ngoài cuộc đặt tên cho phong trào. Ban đầu,
nhãn hiệu này được dùng để chỉ những đảng viên kỳ cựu người Khmer của
Đảng Cộng sản Đông Dương, và về sau để chỉ những sinh viên được gọi là “nhóm Paris”, cùng như những người đi theo cả hai nhóm.
Song ngày nay, tất cả mọi người đều dùng từ Khmer đỏ
để chỉ bọn Pol Pot – Ieng Sary – Khieu Samphan, những tên cầm đầu của
Chính phủ “Campuchia dân chủ” từ năm 1975 đến 1979 ở đất nước
Campuchia, những kẻ đã gây nên thảm họa diệt chủng chống lại dân tộc
mình, và tàn sát các dân tộc láng giềng. Bọn chúng đã thực hiện tội ác
kinh tởm chống lại loài người, làm kinh hoàng nhân dân trên thế giới.
Bối cảnh Campuchia từ những năm 1950 do những viễn cảnh và kinh nghiệm khác nhau giữa những người kỳ cựu và “nhóm Paris” đã dẫn đến những bất đồng liên tục và cơ bản về mục tiêu, sách lược của phong trào. Chính ngay trong nội bộ “nhóm Paris”
tình hình cũng như vậy, nhưng bất đồng ít hơn và hầu hết là về sách
lược. Cuộc đấu tranh càng phát triển, thì phe Pol Pot trong “nhóm Paris” càng đối phó với những bất đồng bằng cách thật đơn giản là sát hại những người chống lại chúng về lý luận cũng như về tổ chức.
Trong những năm cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
được tiến hành mạnh mẽ nhất, hầu hết những người lãnh đạo sau này của
Khmer đỏ vẫn còn là sinh viên ở Paris. Người đến Paris đầu tiên, năm
1946 là Keng Vansak(2),
con của một viên quan lại làm việc cho thực dân Pháp, sau này trở thành
người dìu dắt Pol Pot và Ieng Sary. Keng Vansak theo học tại trường Cao
đẳng Sư phạm Saint Cloud nổi tiếng ở ngoại ô Paris, sau đó làm chuyên
gia về tiếng Khmer cho Viện nghiên cứu về Châu Phi và phương Đông ở Luân
Đôn. Trở lại Paris, Keng Vansak trở thành một trong ba người thuộc “Ủy ban chính trị” –
nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Marx gồm các sinh viên lần lượt đến từ
Campuchia vào năm 1949. Trong số họ có Hou Youn, Ieng Sary, Saloth Sar…
nhưng tham gia “Ủy ban chính trị” với Keng Vansak là Ieng Sary và Saloth Sar.
Nhiều người trong số sinh viên này, lúc đầu là
những người yêu nước lý tưởng chủ nghĩa, nguyện cống hiến tài năng và
tìm cách tiếp cận các lý thuyết cách mạng hiện đại để cải tạo xã hội
Campuchia, nhằm phục vụ lợi ích cho những người nghèo khổ, nhất là nông
dân. Trong quá trình học lấy bằng cử nhân và tiến sĩ, một số sinh viên
cánh tả – nhất là Khieu Samphan, Hu Nim, Hou Youn – đã có những công
trình nghiên cứu sâu sắc đầu tiên về hệ thống kinh tế – xã hội Campuchia
và những triển vọng đổi thay. Những lời khẳng định trích trong luận án
của Hou Youn đã báo hiệu trước chính sách của họ sau này:
“ … Những cái mà chúng ta quen gọi là “thành
phố” hoặc “thị trấn” là những máy bơm hút kiệt sức sống của nông thôn…
Vùng nông thôn rộng lớn nuôi sống các thành phố và thị trấn. Các thành
phố, các thị trấn với bề ngoài tươi mát và hiện đại, sống trên mồ hôi,
nước mắt của nông thôn, cưỡi trên lưng nông thôn…
… Những người lao động trên ruộng đất, với
những bàn tay xương xẩu… chỉ nhận được 26%… trong khi những người khác,
trong bóng mát, không dùng đến cái gì khác ngoài đồng tiền, nhận được có
khi tới 74%… Nông thôn nghèo nàn, da bọc xương và khốn khổ, bởi vì hệ
thống thương mại áp bức nó. Cây mọc ở nông thôn, nhưng quả lại đi ra
thành phố…
… Dân “đại bợm thành phố” là kẻ thù tự nhiên của chúng tôi…”(3).
Các luận án tiến sĩ do Hou Youn và Khieu Samphan
viết tại trường Đại học Sorbonne ở Paris đều nói nhiều đến sự bóc lột
trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nông dân Campuchia. Những lập luận về
một sự phát triển kinh tế tự trị, thậm chí tự cấp, tự túc. Người ta có
thể thấy mầm mống của những quan điểm đã khiến Khmer đỏ tự cô lập hầu
như hoàn toàn với thế giới bên ngoài (trừ Trung Quốc) sau khi chúng nắm
được chính quyền.
Năm 1953, trong số những người đầu tiên từ Paris trở về Campuchia có Pol Pot. Sau khi tìm cách chui vào Đảng Dân chủ Campuchia(4) không thành, một thời gian sau Pol Pot bỏ vào rừng. Khi đó, trong tỉnh Kompong Cham có cơ quan lãnh đạo của Đảng Pracheachon (Nhân dân cách mạng).
Đến Kompong Cham, Pol Pot và vài sinh viên khác vừa về nước tiết lộ
rằng họ đã từng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp nay muốn gia nhập Đảng
Cộng sản của người Khmer (5), và Pol Pot được phân công vào Ban Dân vận.
Nhiệm vụ trước mắt của Pol Pot là nghiên cứu cặn
kẽ tình hình nông thôn để phân định rõ các hình thức bóc lột khác nhau;
tình hình tư tưởng nông dân; và quan hệ giữa nông dân và công nhân, nhằm
đề ra một đường lối đúng đắn trong cương lĩnh tương lai của Đảng. Pol
Pot không đóng vai trò gì quan trọng trong cuộc kháng chiến, ngay sau
khi hoàn thành việc nghiên cứu, Pol Pot được cử đi học tại một trường
dành cho cán bộ Đảng. “Là một người trẻ tuổi, năng lực trung bình, nhưng có khát vọng rõ rệt về quyền
lực và những phương kế ngang tắt để leo lên tột đỉnh… Về sau, y rõ ràng
lấy làm khó chịu vì không có trong danh sách những người được cử vào
Ban chấp hành Trung ương”(6).
Sau hiệp định Génève 1954, là một trong những
đảng viên được phân công ở lại Campuchia để tiếp tục công tác bí mật
(không phải tập kết ra miền Bắc Việt Nam), Pol Pot được phân công đến
vùng Phnom Penh với cương vị là thành ủy viên của Đảng Pracheachon để tổ
chức cho sinh viên hoạt động cách mạng. Pol Pot đã dùng cương vị này để
tập hợp một số sinh viên làm nòng cốt cho việc xây dựng phe cánh của
mình trong đảng.
Có thêm những người thuộc “nhóm Paris” trở
về Campuchia, họ tuyên truyền cho việc thành lập một đảng không có mọi
quan hệ với những đảng bộ Khmer và những đảng viên Khmer kỳ cựu trong
Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây. “Nhóm Paris” khinh thường các đảng viên Khmer kỳ cựu, coi họ là những “lão nhà quê” ít kiến thức lý luận. Những người kỳ cựu lại cho rằng “nhóm Paris”
hoàn toàn chẳng biết gì về tình hình trong nước và chỉ được trang bị
bằng những câu trích dẫn đúng chỗ của Marx và Lénine. Ngay từ những cuộc
gặp gỡ đầu tiên giữa hai nhóm này, đã nảy sinh chia rẽ. Một trong những
bất đồng đầu tiên và quan trọng là việc những người kỳ cựu cho rằng đế
quốc Mỹ là nguy cơ lớn nhất, trong khi “nhóm Paris” lập luận rằng đó chính là Sihanouk.
Trong khi Pol Pot và Ieng Sary tăng cường số
người theo chúng trong bộ phận bí mật của Đảng Pracheachon, thì Khieu
Samphan, Hou Youn và Hu Nim hoàn thành việc học tập ở Paris, trở về
Phnom Penh dạy học và làm việc với chính phủ. Ngay khi trở về, Khieu
Samphan và Hou Youn được bổ dụng vào Khoa Kinh tế và Khoa Luật của
Trường Đại học Phnom Penh.
Từ năm 1958 đến 1963, Khieu Samphan (tiến sĩ kinh
tế), Hou Youn và Hu Nim (cả hai là tiến sĩ luật) đều phục vụ trong
chính phủ của Sihanouk. Hou Youn làm việc lần lượt tại Bộ Thương nghiệp
và Công nghiệp, Cục Ngân sách, Bộ Kế hoạch, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, và
sau cùng trở về Bộ Kế hoạch(7). Khieu Samphan làm Quốc vụ khanh về thương nghiệp từ 1962 đến 1963. Còn Hu Nim trên cương vị đứng đầu một số vụ và bộ khác nhau(8).
Đảng Pracheachon đổi tên thành Đảng Cộng sản Campuchia
vào năm 1960, nhưng giữ bí mật không công bố. Ở Phnom Penh, Pol Pot leo
lên cương vị lãnh đạo trong đảng, khi Tusamust bí thư bộ phận bí mật,
đột ngột mất tích ngày 20-7-1962(9). Lợi dụng cơ hội này, Pol Pot cùng phe cánh triệu tập một “đại hội bất thường”, qua đó Pol Pot “được bầu” làm Bí thư Đảng, Ieng Sary nắm chức Ủy viên thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1963, các cuộc biểu tình của sinh viên do phe
Pol Pot – Ieng Sary kích động rầm rộ diễn ra. Sihanouk phản ứng quá mức
và thanh trừng khỏi chính quyền các phần tử cánh tả thân “Đảng Pracheachon”. Vì vậy Khieu Samphan bị cách chức Quốc vụ khanh. Pol Pot, Ieng Sary cùng một số trí thức khác bỏ vào rừng.
Pol Pot sử dụng cương vị Bí thư Đảng hoạt động bí
mật để đẩy mạnh chiến dịch đấu tranh vũ trang chống Sihanouk (trong khi
phái cực hữu Lon Nol trong chính phủ và CIA cũng ra sức chống
Sihanouk). Đường lối này tiếp tục gây nên sự chống đối đáng kể trong nội
bộ đảng.
“Nhãn quan dân tộc chủ nghĩa của Pol Pot cũng
là một nhãn quan truyền thống, có thể so sánh với nhãn quan Lon Nol. Lon
Nol nói toạc ra hy vọng “thống nhất” những người Khmer ở Campuchia,
Thái Lan và Việt Nam; người Chàm ở Campuchia và Việt Nam; người Thượng ở
Campuchia và miền Nam Việt Nam, và cả người Mon ở Thái Lan và Miến
Điện.
Cả Pol Pot và Lon Nol đều muốn khôi phục đế
chế Angkor cổ đại, nhưng trong đế chế của Pol Pot, chỉ những người Khmer
“trong sạch” về chủng tộc và những người về chính trị trong sạch theo
tiêu chuẩn của y là sẽ sống sót”(10).
Năm 1963, khi rời Phnom Penh, Pol Pot – Ieng Sary
ra vùng dân tộc ít người ở Đông Bắc, và sống phần lớn ở đó trong năm
năm tiếp theo. Vừa là Bí thư Trung ương Đảng, Pol Pot vừa kiêm Bí thư
Khu Ủy khu Đông Bắc từ năm 1968 đến 1970. Năm 1970, Pol Pot ra nước
ngoài (Trung Quốc), cả Ieng Sary và Son Sen cùng phụ trách khu Đông Bắc.
Năm 1967, Khieu Samphan, Hou Youn và Hu Nim trốn vào rừng tham gia các lực lượng du kích chống Sihanouk.
Năm 1970, cuộc đảo chính của Lon Nol lật đổ
Sihanouk và sự can thiệp của Mỹ vào Campuchia đã làm thay đổi tất cả các
cơ cấu xã hội và kinh tế của đất nước. Bao trùm lên toàn bộ tình hình
đó là việc Khmer đỏ bị ám ảnh bởi cuộc Cách mạng văn hóa của Trung Quốc:
để cho nông dân “cải huấn” trí thức; đặt nông dân – ít ra là về lý
thuyết – lên bậc thang cao nhất của xã hội; săn lùng và tàn sát cán bộ
kỳ cựu của đảng và cả tư sản dân tộc mà trước đây từng được dễ dãi chấp
nhận”. Những người như Pol Pot và Son Sen, từng theo các khóa nghiên
cứu ở Bắc Kinh trong thời kỳ cao điểm của cách mạng văn hóa, như nhận
được một liều thuốc mạnh (trong đó có tuyên truyền chống Việt Nam) và đã
truyền cho đồng bọn trong giới lãnh đạo. Khieu Samphan được mô tả là “ôn hòa”, nhưng chính là kẻ khát máu nhất khi đụng đến vấn đề quan hệ với Việt Nam hoặc với các chiến sĩ kỳ cựu đã bị “ô nhiễm”, do họ đã từng kề vai sát cánh với người Việt Nam chiến đấu chống Pháp.
Khieu Samphan được coi là nhà tư tưởng tối cao của Khmer đỏ và là “kiến trúc sư“
của chế độ diệt chủng sau này. Trong thời gian tham gia chính phủ
Sihanouk, hắn đã tìm cách giải quyết các vấn đề kinh tế bằng những giải
pháp “cấp tiến” của mình, nhưng do thực tế tình hình nên đó chỉ là “ảo tưởng tả khuynh”.
Trong lúc đang tìm kiếm những tư tưởng mới, giải pháp mới, hắn nhìn
sang Trung Quốc. Trước đó, hắn đã tiếp thu đường lối Maoism (Mao-ít): cách mạng phải do giai cấp nông dân lãnh đạo.
Thật đúng lúc, Trung Quốc cũng nhận thấy và đã lợi dụng tình trạng rất
lúng túng về tư tưởng trong Ban lãnh đạo Khmer đỏ lúc bấy giờ để áp đặt
đường lối của chính họ về phong trào cách mạng, bao gồm: phá hủy các kế hoạch của những nhà cách mạng kỳ cựu muốn đi theo con đường của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là yếu tố bao trùm trong chính sách diệt chủng sau này: không tranh cải với những người đối lập; phải tiêu diệt họ tận gốc rễ!
Khieu Samphan bắt đầu đưa những khái niệm mới vào
triết lý của hắn. Từ tư tưởng cơ bản cho rằng con người vốn là tốt,
nhưng đã bị nền văn minh làm cho hư hỏng; xã hội công nghiệp càng văn
minh thì con người càng hư hỏng, hắn đã tiếp thu thêm một tư tưởng nguy
hiểm hơn nhiều, đó là sự chuyên chính của một nhóm nhỏ trí thức ưu tú
(giáo dục cũng bị hắn coi là một nguồn gốc làm hư hỏng quần chúng), chỉ
cần một hệ thống xã hội thật đơn giản để duy trì sự “trong sạch và sự lành mạnh”
của con người. Nhóm ưu tú sẽ làm công việc suy nghĩ thay cho tất cả,
quần chúng sẽ làm công việc lao động – họ càng lao động thì càng ít có
thì giờ để suy nghĩ vô ích.
Năm 1970, Khieu Samphan, Hou Youn và Hu Nim đáp
ứng lời kêu gọi của Sihanouk về việc gia nhập Mặt trận Thống nhất dân
tộc Campuchia (FUNK) để chống Lon Nol do Sihanouk đứng đầu. Và khi
Sihanouk thành lập Chính phủ kháng chiến (Chính phủ Vương quốc đoàn kết
dân tộc Campuchia – GRUNK) ở Bắc Kinh, thì Khieu Samphan được cử làm Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang (thực ra,
chính Pol Pot phụ trách các vấn đề quân sự ngay từ đầu nhưng chưa xuất
hiện công khai, Khieu Samphan vẫn là nhà tư tưởng tối cao). Còn Ieng
Sary vừa là người thực hiện tư tưởng, vừa là người liên lạc chủ yếu với
Bắc Kinh và Hà Nội.
Thời gian này, trong nội bộ Khmer đỏ có ba phái khác biệt:
1/ Nhóm sô-vanh (chauvinist), dân tộc cực đoan và phân biệt chủng tộc đứng đầu là Pol Pot, Ieng Sary, Son Sen, với vợ của chúng là Khieu Ponnari, Khieu Thirith, Yun Yat, Khieu Samphan, muốn hình thành một xã hội“cộng sản độc đáo”
theo kiểu riêng của Campuchia chứ không phỏng theo Liên Xô, Việt Nam
hay bất cứ một mô hình nào khác. Kể cả Trung Quốc cũng bị chúng đánh giá
thấp (tuy chúng phụ thuộc nặng nề vào sự ủng hộ vật chất của những
người cầm quyền ở Bắc Kinh).
2/ Một nhóm do Hu Nim, Hou Youn, Phok Chay va Tin Op đấu tranh đòi áp dụng mô hình cách mạng văn hóa của Trung Quốc vào điều kiện Campuchia.
3/ Một nhóm đứng đầu là So Phim,
Keo Moni, Chou Chet và những người khác, tán thành xây dựng một nước
Campuchia xã hội chủ nghĩa theo mô hình Việt Nam. Nhóm này chủ yếu là
đảng viên kỳ cựu thuộc đảng bộ Khmer của Đảng Cộng sản Đông Dương trước
đây và những người ủng hộ lập trường quốc tế chủ nghĩa.
Mỗi nhóm có căn cứ riêng và trung tâm quyền lực
riêng. Pol Pot lúc đầu ở Đông Bắc thuộc vùng dân tộc thiểu số; Hu Nim ở
miền Nam và Tây Nam trong vùng dãy núi Con Voi và dãy núi Đậu Khấu(11);
còn So Phim ở các tỉnh đông dân khu vực giữa sông Mekong và biên giới
Việt Nam. Chỉ có nhóm của So Phim tôn trọng thỏa thuận với Sihanouk ở
Bắc Kinh về việc đoàn kết trong cuộc đấu tranh vũ trang chung chống chế
độ Lon Nol. Hai nhóm kia đều ra sức tiêu diệt các lực lượng theo chủ
nghĩa dân tộc của Sihanouk và kể cả các lực lượng của So Phim.
Mặc dù vậy, nhóm của Pol Pot cũng không tha thứ cho nhóm của Hu Nim, Hou Youn trong cuộc chiến đấu giành ân huệ của Trung Quốc(12),
bọn họ đều bị giết sau khi nhóm Pol Pot – Ieng Sary – Khieu Samphan lên
cầm quyền năm 1975. Tương tự như vậy, gần như toàn bộ những người lãnh
đạo nhóm khu miền Đông của So Phim cũng đều bị giết vào tháng
5-1978, sau những cuộc khởi nghĩa quân sự chống Pol Pot thất bại. Một số
ít còn sống sót, trong đó có Heng Samrin, tuy không phải là đảng viên
kỳ cựu từ thời chống Pháp, nhưng là một nhân vật tích cực chống Pol Pot
trong hàng ngũ do So Phim lãnh đạo (Mâu thuẫn giữa hai nhóm là mâu
thuẫn cơ bản giữa chủ nghĩa dân tộc cực đoan của nhóm Pol Pot – Ieng
Sary – Khieu Samphan và chủ nghĩa quốc tế của nhóm So Phim. Về thực
chất, chính sự khác biệt này về sau đã khiến Pol Pot đi theo con đường
vị chủng và diệt chủng).
Rõ ràng là trong đảng của những người cộng sản
Campuchia đã có những căng thẳng đáng kể ngay từ giữa những năm 1960, và
giữa những người lãnh đạo của đảng đã có những hố sâu ngăn cách sâu
rộng về tư tưởng và sách lược. Một sự thật là, họ đã không hoạt động
chung với nhau. Đảng thì nhỏ, nhiều đảng viên thì còn ở miền Bắc Việt
Nam hoặc đang ở Trung Quốc, còn những người trong nước lại thuộc các
nhóm du kích độc lập, phân tán khắp nông thôn. Trong quyển Lịch sử Đảng Cộng sản Khmer xuất bản ở khu miền Đông năm 1973, có một đoạn đáng buồn như sau: “…Năm
1973, năm mà những cuộc thanh trừng nội bộ của Pol Pot nổ ra gay gắt,
chống lại xu hướng trong đó có các tác giả của văn kiện này… (tất cả những người này về sau đều bị hành quyết) … đáng lẽ tấn công kẻ thù bên ngoài, chúng ta lại đem máu thịt của chính mình làm mồi cho kẻ thù…”.
2. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG CỦA BỌN POL POT – IENG SARY
Một điều chắc chắn là mọi người trên thế giới,
khi được biết về tội ác kinh tởm chống lại loài người của bọn diệt chủng
Pol Pot – Ieng Sary gây ra, sẽ đặt câu hỏi là bằng cách nào mà những
quái thai của nhân cách và đạo đức cách mạng như Pol Pot – Ieng Sary
cùng một dúm nhân thân và bè lũ đã có thể leo lên tột đỉnh và thực hiện
các chính sách diệt chủng của chúng(13).
Đây là một chủ đề mà trong thời gian qua các nhà
viết sử, các nhà khoa học chính trị – xã hội, các nhà tư tưởng, các nhà
nghiên cứu về châu Á và nhiều người khác đã đưa ra những cách trả lời,
những ý kiến khác nhau. Điều này cũng tương đối dễ hiểu, vì mỗi cá nhân
đều có góc nhìn khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, vào hoàn cảnh của họ
khi nhìn nhận vấn đề. Riêng ở đề tài này, sau khi tìm hiểu, tổng hợp các
nhận định và các phân tích, tác giả xin phép nêu ý kiến như sau về
nguồn gốc chế độ diệt chủng của bọn Pol Pot – Ieng Sary.
Có hai nguồn gốc: nguồn gốc bên trong và nguồn gốc bên ngoài:
2.1. Nguồn gốc bên trong
Khái niệm “diệt chủng” đã được thế giới định nghĩa như sau: “diệt
chủng” là những tội ác thực hiện với ý đồ nhằm tiêu diệt một nhóm
người, một dân tộc, một tộc người, một chủng tộc hoặc một tôn giáo”(14).
Nhưng với trường hợp ở Campuchia phải hiểu thêm một cách cụ thể là: những
tội ác đó gây ra nhằm thực hiện mưu đồ bành trướng và xâm lược của giới
lãnh đạo Bắc Kinh thông qua bàn tay đẫm máu của bọn tay sai Pol Pot –
Ieng Sary. Chính vì vậy, đối tượng tiêu diệt cần phải hiểu rộng hơn, gồm cả những lực lượng tiến bộ, cách mạng ở trong nước và cả ngoài nước.
Tùy vào tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản động, mà hướng diệt
chủng có thể được bắt đầu từ trong nước trước rồi sau đó là ngoài nước,
hoặc tiến hành đồng thời.
Trở lại lịch sử, chủ nghĩa phát xít Hitler được
hình thành trong điều kiện giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ở Đức đều
yếu. Giai cấp tư sản không thể thống trị nhân dân được như trước nữa,
song giai cấp vô sản cũng không đủ khả năng giành chính quyền về tay
mình. Tầng lớp trung gian dao động ngả về phía lực lượng phát xít
(fascist). Do vậy, phát xít Đức chưa cần tập trung cao độ lực lượng vào
việc chống lại các lực lượng trong nước. Hơn nữa, với chính sách của bọn
tư bản phương Tây là muốn đẩy nước Đức vào một cuộc chiến tranh khốc
liệt với Liên Xô để chúng đứng giữa hưởng lợi. Với tình hình trong và
ngoài nước như vậy, phát xít Đức đã chĩa mũi nhọn tiêu diệt nhân dân
châu Âu. Những cuộc tàn sát của chúng đã làm kinh hoàng khắp thế giới.
Khác với Hitler, khi Pol Pot – Ieng Sary lên nắm
quyền lãnh đạo và giành thắng lợi trong tình hình tương quan lực lượng
rất bất lợi cho chúng. Chúng yếu cả về thế và lực, trong khi lực lượng
quần chúng cách mạng trong và ngoài nước đang lên rất mạnh. Mặt khác,
bằng thủ đoạn, trước tiên chúng tiếm quyền, rồi sau đó chúng giành chính
quyền trong tình hình cách mạng ở Đông Dương đã và đang diễn ra hết sức
mạnh mẽ (Cách mạng ở các nước Đông Dương đã toàn thắng vào mùa xuân
1975) và trong khi tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa ba dân tộc trên
bán đảo Đông Dương – một trong những nhân tố để giành thắng lợi của
nhân dân các nước Đông Dương – đã phát triển tới đỉnh điểm. Đồng thời,
lúc này chính quyền Bắc Kinh lại tăng cường sử dụng bọn chúng để chống
phá cách mạng Đông Dương, khoét sâu “khâu yếu” của cách mạng Đông
Dương, biến Campuchia thành căn cứ phản cách mạng của chúng. Do vậy,
Pol Pot – Ieng Sary phải tiến hành đồng thời cùng một lúc việc tiến công
diệt chủng ở trong và ngoài nước(15).
Pol Pot – Ieng Sary không chỉ diệt dân tộc
Campuchia, mà còn tiến hành tiêu diệt tất cả các dân tộc thiểu số, dân
tộc láng giềng. Đồng thời với việc diệt chủng trong nước, bao gồm giết
người Khmer cùng huyết thống, tiêu diệt các dân tộc thiểu số: Việt kiều,
Chăm và các dân tộc miền núi, Pol Pot đã tấn công xâm lược Việt Nam,
tấn công biên giới Lào, Thái Lan(16).
Năm 1973, đế quốc Mỹ buộc phải rút quân khỏi
Việt Nam, do đó giới cầm quyền Bắc Kinh vội vã tăng cường sử dụng con
bài Pol Pot – Ieng Sary để chống phá cách mạng Đông Dương nói chung và
cách mạng Campuchia nói riêng.
Về phía các lực lượng ở Campuchia, lúc này cũng
đấu tranh với nhau gay gắt, các lực lượng Lon Nol thân Mỹ cũng chống lại
cách mạng quyết liệt để bảo vệ “nền cộng hòa” của chúng.
Trong nội bộ Đảng Cộng sản Campuchia, bọn Pol Pot
– Ieng Sary, dưới tác động của Bắc Kinh, cũng đấu tranh quyết liệt với
những người cộng sản chân chính. Năm 1973, Pol Pot đã nắm giữ hoàn toàn
hai chức vụ quan trọng: Bí thư Đảng và Chủ tịch Ủy ban quân sự của Đảng.
Và, như phần trên đã nêu(17),
hắn cho tiến hành những cuộc thanh trừng, hành quyết các cán bộ đảng
đối lập về tư tưởng và bắt đầu thanh lọc, tiêu diệt dân thiểu số tại các“vùng giải phóng”.
Vào năm 1973, sau khi đã dồn ép để kiểm soát một phần lớn dân cư ở vùng giải phóng bằng các “hợp tác xã”
theo mô hình của Mao, đồng thời tăng cường nhận viện trợ quân sự của
Trung Quốc, Pol Pot – Ieng Sary đã bộc lộ bộ mặt chống Việt Nam. Cưỡng
bức dân Campuchia không được giúp đỡ, buôn bán với bộ đội Việt Nam. Ngày
càng gia tăng những cuộc tấn công vào bộ đội Việt Nam làm nhiệm vụ quốc
tế, ngay giữa lúc đang tiến hành chiến tranh chống Mỹ và Lon Nol. Từ
cuối năm 1972, chúng đã yêu cầu bộ đội Việt Nam rút về biên giới, nhưng
khi chúng bị quân Mỹ và quân Lon Nol tấn công, thì chúng lại yêu cầu bộ
đội Việt Nam giúp đỡ. Chúng muốn giành thắng lợi mà không tốn xương máu,
đồng thời muốn dùng bàn tay của Mỹ và Lon Nol tiêu diệt bộ đội Việt
Nam. Cho nên, sau khi bộ đội Việt Nam tiến vào bẻ gãy các cuộc tấn công
của quân Mỹ và Lon Nol, lúc họ rút quân ra thì bọn Pol Pot lại tìm cách
phục kích tiêu diệt. Chưa kể đến các cuộc tập kích, tấn công bộ đội Việt
Nam, cướp vũ khí, lương thực bất ngờ của quân Pol Pot. Năm 1973 cũng là
năm mà bọn Pol Pot đuổi sạch và “thanh toán”nốt số Việt kiều còn lại sau thảm họa diệt “Duôn” do bọn Lon Nol phát động và tiến hành từ năm 1970(18).
Mốc diệt chủng của bọn Pol Pot – Ieng Sary như
vậy khởi đầu từ năm 1973, với mức độ và quy mô diệt chủng ngày càng ác
liệt, khủng khiếp; bởi bàn tay của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh
ngày càng thọc sâu vào Campuchia; bởi bọn Pol Pot – Ieng Sary ngày càng
giành được chính quyền trong cả nước; bởi cuộc đấu tranh của nhân dân
Campuchia ngày càng lên cao và cách mạng Đông Dương ngày càng giành được
thắng lợi to lớn hoàn toàn.
Có ba nguyên nhân bên trong, hình thành nên thảm họa diệt chủng của chế độ Pol Pot – Ieng Sary(19):
2.1.1. Sự tồn tại của chủ nghĩa vị chủng dân tộc cực đoan ở Campuchia
Từ khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, nhất là từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa đế
quốc đã đi vào con đường tổng khủng hoảng, giai cấp tư sản ngày càng trở
nên cực kỳ phản động, thì chủ nghĩa “dân tộc cực đoan” đã xuất hiện và “thắng thế” ở nhiều nơi(20).
- Ở châu Au, chủ nghĩa dân tộc cực đoan xuất hiện ở nhiều trung tâm, nhưng tiêu biểu nhất là việc đề cao “dân tộc German” của phát xít Hitler.
- Ở châu Á, chủ nghĩa “Đại Đông Á” của Nhật Bản cũng bị kích động mạnh với sự ra đời chủ nghĩa phát xít quân phiệt Nhật Bản.
- Ở Trung Quốc, chủ nghĩa Đại Hán, cái nôi của chủ nghĩa bá quyền, bành trướng, sô-vanh, vị chủng, lúc này cũng phát triển mạnh mẽ.
Như vậy là vào giai đoạn này, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sô-vanh, vị chủng trở thành luồng “gió độc” lan tràn khắp nơi trên thế giới.
Trong khi đó, ở một số nước nông nghiệp lạc hậu lại có những điều kiện “thuận lợi” để tiếp thu luồng “gió độc”đó. Vấn đề này, Lénine đã chỉ rõ: “Một
nước lạc hậu, thì với nền sản xuất tiểu nông nghiệp, tính chất gia
trưởng và lạc hậu ở đó lại càng mạnh mẽ, tình trạng đó không thể không
làm cho những thành kiến tiểu tư sản thâm căn cố đế nhất như: tính ích
kỷ dân tộc, hẹp hòi dân tộc có một sức mạnh đặc biệt và tính dai dẳng”(21).
Ở Campuchia từ lâu đã tồn tại một thiết chế xã
hội, tôn giáo hết sức chặt chẽ từ trung ương xuống đến tận nông thôn.
Quyền hành tập trung tất cả vào tay nhà vua, vào giới tăng lữ tôn giáo
và giới quý tộc. Giới tăng lữ vừa có vai trò điều hành công việc đất
nước, vừa có chức năng truyền bá hệ tư tưởng chính thống,… Chỗ dựa tinh
thần của nhà nước trung ương tập quyền Angkor (cũng như các quốc gia
phong kiến ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ khác) là thờ “vua thần” – quyền lực nhà vua được xem như quyền lực của thần Shiva tạo nên thế giới. Ngoài ra Campuchia đã từng trải qua một thời kỳ “huy hoàng”
của đế chế Angkor, với lãnh thổ rộng lớn, sự thịnh vượng và sức mạnh
của nó đã đưa đến một ý niệm chính xác về sự quang vinh và phồn vinh của
thời Khmer xa xưa. Khi đế chế Angkor sụp đổ, đất nước lại bước vào thời
kỳ phân liệt và lãnh thổ bị thu hẹp. Dân chúng bị bắt làm nô lệ cho
người Thái, rồi sau này là sự can thiệp của nhà Nguyễn,… Sức ly tâm ngày
càng lớn. Trong hoàn cảnh ấy, nhiều người yêu nước Campuchia muốn đấu
tranh cho độc lập, thống nhất dân tộc, nhưng do những điều kiện lịch sử
nhất định, đều không thành công. Do vậy, họ chỉ còn biết trở lại với “lịch sử huy hoàng”
của thời Angkor làm nguồn động viên tinh thần. Cho nên, Campuchia dễ
trở thành miếng đất thuận lợi cho tư tưởng phục hưng dân tộc cực đoan
nảy mầm, phát triển.
Hơn thế nữa, từ khi thực dân Pháp xâm lược và
thống trị Campuchia, chúng đã thực hiện chính sách chia để trị, dùng
người Đông Dương đánh người Đông Dương. Chúng kích động chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi, xuyên tạc lịch sử, chia rẽ các dân tộc Đông Dương, đề cao
công lao “cứu tinh” của người Pháp đối với Campuchia. Chúng luôn đề cao đế chế Angkor, hướng tới dĩ vãng vàng son của một “đế chế đã mất”. Khẩu hiệu của chúng là: “Hãy xứng đáng với tổ tiên Angkor chúng ta”.
Chủ nghĩa dân tộc vị chủng cực đoan càng phát
triển mạnh và được bọn đế quốc sử dụng làm công cụ tinh thần lợi hại để
chống phá cách mạng Đông Dương, chĩa mũi nhọn vào cách mạng Việt Nam.
Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là
sau năm 1954, do âm mưu của bọn đế quốc và bọn bành trướng Bắc Kinh,
Campuchia – khâu yếu nhất của cách mạng Đông Dương – càng bị khoét sâu
(Campuchia không có vùng tập kết như của Lào và không được giải phóng
một nửa nước như Việt Nam), Campuchia từng bước trở thành thuộc địa kiểu
mới của đế quốc Mỹ. Ở đó chính quyền quan liêu, quân phiệt, phong kiến,
tư sản mại bản thống trị. Với một xã hội như vậy, đã lần lượt xuất hiện
hàng loạt thứ chủ nghĩa vị chủng:
-
“Chủ nghĩa xã hội Phật giáo Khmer” của Sihanouk đưa ra từ năm 1961, Sihanouk là một trong những đại diện chủ nghĩa dân tộc vị chủng Khmer, từng coi Việt Nam và những quốc gia láng giềng là kẻ thù truyền kiếp. Nhưng trong tình hình cách mạng Đông Dương những năm 1960, do tương quan lực lượng trong và ngoài nước, do đường lối “len lỏi giữa các thế lực để tồn tại” của mình, nên Sihanouk chỉ đưa ra thứ chủ nghĩa vị chủng ôn hòa, ít độc hại hơn. Trong bài “Chủ nghĩa xã hội Phật giáo”, Sihanouk đã viết:“Chúng ta hướng vận mệnh đất nước của chúng ta vào với chủ nghĩa xã hội, vì con đường lâu dài này mà các vị quốc vương của chúng ta đã theo đuổi hơn một nghìn năm nay,… Nhưng chủ nghĩa xã hội của chúng ta không phải là thứ chủ nghĩa xã hội kiểu của Marx…”. Sihanouk đưa ra thứ chủ nghĩa xã hội riêng của mình nhằm đề cao dân tộc Khmer: cái mà nhiều dân tộc trên thế giới hiện nay đang mơ ước – chủ nghĩa xã hội – thì đã “từng tồn tại hàng ngàn năm nay ở Campuchia”. Qua đó, Sihanouk còn muốn khẳng định sự ưu việt của chủng tộc Khmer nhằm đánh giá thấp chủ nghĩa Marx – Lénine và chống lại trào lưu chung của thời đại là cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Tình hình cách mạng Đông Dương ngày càng phát triển mạnh khiến đế quốc Mỹ buộc phải tiến hành đảo chính lật đổ Sihanouk, đưa Lon Nol lên lập nước “Cộng hòa Campuchia”, Lon Nol biến Campuchia thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Lon Nol đã đẩy chủ nghĩa “vị chủng Cao Miên” phát triển lên một bước cao hơn nữa. Đi đôi với việc tuyên truyền, kích động tâm lý chống kẻ thù truyền kiếp Việt Nam là tàn sát Việt kiều,… Đó là “Chủ nghĩa Khmer mới”. Trong đó, Lon Nol quả quyết rằng: “Lịch sử nhân loại không có gì khác hơn là lịch sử của cuộc đấu tranh giữa các dân tộc. Trong lịch sử, người ta thường nhắc lại một sự thật lịch sử là kẻ mạnh bắt kẻ yếu phải phục tùng,… Tuy nhiên dân tộc văn minh và hùng mạnh thì không thể bị chinh phục, dân tộc đó tìm kiếm độc lập, dân tộc đó tìm cách giữ vững chủ quyền của riêng mình,…”, và Lon Nol đã kích động: “Và hy vọng quý báu nhất của chúng ta là chính nhờ vào sự hy sinh của dân tộc chúng ta, nhờ vào ý chí không chịu khuất phục trước kẻ thù của chúng ta mà sẽ làm cho thế giới có thể tránh được cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba. Đó là sứ mệnh lịch sử thiêng liêng mà mỗi người Khmer phải đảm nhận với lòng quả cảm và quyết tâm”(22).
-
Kế thừa thứ chủ nghĩa “vị chủng Cao Miên” ấy, Pol Pot – Ieng Sary, bọn khoát áo cộng sản, càng có điều kiện đẩy chủ nghĩa “vị chủng Cao Miên” phát triển đến đỉnh điểm. Việc tô màu sắc cộng sản cho những phong trào đấu tranh ở các nước chậm tiến, khiến cho lòng “tự hào dân tộc” bồng bột ở đó phát triển một cách nguy hại. Ngay từ khi còn ở Paris, chúng đã bộc lộ lập trường biệt lập, chống lại sự đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung của phong trào cách mạng Đông Dương.
Đặc biệt, từ khi gặp chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán, chủ nghĩa “vị chủng Cao Miên”
đã được giới lãnh đạo Bắc Kinh tâng bốc, sử dụng làm một thứ vũ khí độc
hại để chống phá phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam, Lào,
Campuchia ngay từ trong lòng ba nước Đông Dương. Chúng ra sức tô đậm màu
sắc cộng sản cho bọn Pol Pot – Ieng Sary với ý đồ nhằm đánh lừa nhân
dân Campuchia, đánh lừa các lực lượng cách mạng và phong trào cộng sản
quốc tế.
Ngay từ năm 1965, Mao Trạch Đông đã ca ngợi Pol Pot là “người có tinh thần Khmer nhất”. Năm 1975, lại chính Mao đã khen ngợi: “Các
đồng chí đã giành được một thắng lợi kỳ diệu, chỉ một đòn là quét sạch
sành sanh giai cấp. Các công xã nông thôn với bần nông và trung nông lớp
dưới sẽ là tương lai của chúng ta(23).
Trong chuyến đi thăm Trung Quốc ngày 28-9-1977, Pol Pot được Hoa Quốc Phong khen ngợi: “Các đồng chí không chỉ giỏi phá hủy chế độ cũ mà còn giỏi xây dựng chế độ mới”. Pol Pot khẳng định: “Chúng
tôi đã vận dụng một cách sáng tạo và thành công tư tưởng Mao Trạch Đông
vào thực tiễn Campuchia,… Đối với Campuchia, sự giúp đỡ quý báu nhất
của Trung Quốc là tư tưởng Mao Trạch Đông”.
Pol Pot – Ieng Sary còn câu kết với Bắc Kinh trong các hoạt động ở Đông Nam Á: “Chớp
lấy thời cơ này nếu cách mạng Đông Nam Á tiến công mạnh, tình hình sẽ
tốt hơn và chúng tôi sẽ giải quyết được vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi
đã trao đổi và thống nhất với các bạn Miến Điện, Malaysia, Indonesia,
Thái Lan. Đây là một thắng lợi chính trị rất lớn. Dù đi vào cụ thể còn
nhiều phức tạp, phía bắc có bạn Trung Quốc là chỗ dựa, phía Đông Nam Á
đã thống nhất, đây là ánh sáng chiến lược động viên chúng tôi. Trước đây
chúng tôi đã an tâm thì nay càng an tâm hơn nữa với các bạn Trung Quốc”(24).
Được hỗ trợ về tinh thần và từng bước được viện
trợ về quân sự, kinh tế của giới lãnh đạo Bắc Kinh, bọn Pol Pot – Ieng
Sary đã từng bước bộc lộ bộ mặt chống Việt Nam. Ngay từ năm 1967, sau
những hoạt động vũ trang bị Sihanouk đàn áp đẫm máu, Pol Pot – Ieng Sary
đã gởi thư đến Bắc Kinh tỏ rõ lập trường “đi theo con đường mà Chủ tịch Mao Trạch Đông đã vạch ra”.
Như vậy là chủ nghĩa “vị chủng Cao Miên” ở giai đoạn này đã được maoism hóa
và đã được chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Đại Hán nhân lên gấp bội.
Chính vì vậy, bọn vị chủng cực đoan dân tộc Pol Pot – Ieng Sary đã coi Việt Nam là kẻ thù số một. Chúng dự tính đánh chiếm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cao hơn nữa, Pol Pot tuyên bố “giải phóng Sài Gòn”!. Chúng ra “Sách đen” tuyên truyền kích động cái gọi là “hận thù dân tộc”,
bôi nhọ sự thật lịch sử, bội nhọ truyền thống tốt đẹp của nhân dân hai
nước Việt Nam – Campuchia. Điên cuồng hơn nữa, chúng kêu gào: “Toàn thể giống nòi Việt Nam phải được coi là kẻ thù”.
Trên đài phát thanh Phnom Penh, Pol Pot tính toán và kêu gọi hy sinh
hai triệu người Campuchia để tiêu diệt toàn bộ 60 triệu người Việt Nam.
Ngày 02-10-1978, Pol Pot lại thúc giục hò hét: “Đánh người Việt Nam
là nghĩa vụ của mỗi người chúng ta,… Dứt khoát không có người Campuchia
nào trong thế hệ hiện nay cũng như sau này bỏ vũ khí thôi không đánh
người Việt Nam”.
Tóm lại, chủ nghĩa vị chủng dân tộc cực đoan đã
có những nguồn gốc từ bên trong với những cơ sở xã hội và giai cấp của
Campuchia. Bọn đế quốc thực dân và bọn phản động quốc tế đã sử dụng chủ
nghĩa vị chủng đó để chia rẽ các dân tộc Đông Dương, chống phá cách mạng
Đông Dương, chĩa mũi nhọn chống phá cách mạng Việt Nam(25).
Và, chủ nghĩa “vị chủng Cao Miên” đó đã
trở thành cực đoan nhất, phản động nhất, tàn bạo nhất kể từ khi nó bắt
gặp chủ nghĩa bá quyền bành trướng Đại Hán. Chính vì vậy nó đã trở thành
một trong những nguyên nhân dẫn đến thảm họa diệt chủng.
2.1.2 Campuchia, một khâu yếu trong phong trào cách mạng Đông Dương
Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành
lập. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương do
chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Nhưng ở Campuchia, do quy luật
phát triển không đồng đều của cách mạng, lúc này bộ phận tiên phong của
giai cấp vô sản Campuchia chưa được hình thành. Mãi tới năm 1934, Ban Cán sự Cao Miên mới ra đời, thành viên của tổ chức phần lớn lại là các Acha(26), trình độ giác ngộ lý luận cách mạng non yếu.
Do còn non yếu, chưa có kinh nghiệm chỉ đạo phong
trào đấu tranh của quần chúng nên vào năm 1937, nhất là năm 1938, cơ sở
Đảng nhiều nơi bị vỡ. Cũng chính vì vậy, mặc dù thời cơ đã đến vào
những ngày tháng Tám năm 1945, nhưng ở Cam puchia quần chúng không sử
dụng được thời cơ để vùng dậy giành chính quyền.
Năm 1951, Đảng Pracheachon Campuchia ra đời. Từ
đây, nhân dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và sự giúp
đỡ tận tình của cách mạng Việt Nam, nhân dân Campuchia đã từng bước
giành được thắng lợi ngày càng lớn hơn trên các lĩnh vực quân sự, chính
trị, ngoại giao,…(27)
Nhưng bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh đã tìm
mọi cách kiềm chế thắng lợi của nhân dân Đông Dương, biến Campuchia
thành địa bàn có lợi cho chúng để từng bước chèn ép, tấn công thôn tính
ba nước Đông Dương, bành trướng xuống vùng Đông Nam Á, vì vậy chúng đã
thỏa hiệp với thực dân, đế quốc tại hội nghị Génève 1954 về Đông Dương. Sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam có ghi: “Nhưng
giải pháp Génève đã ngăn cản nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia đạt được thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống
Pháp, một khả năng rõ ràng và hiện thực như so sánh lực lượng trên chiến
trường bấy giờ đã chỉ rõ.
Đó là điều mà những người lãnh đạo Trung Quốc
hiểu hơn ai hết. Đây là sự phản bội lần thứ nhất của những người lãnh
đạo Trung Quốc đối với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam
cũng như của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia”(28).
Thế là, với sự phản bội lần thứ nhất của những
người lãnh đạo Trung Quốc, thành quả cách mạng của nhân dân Campuchia bị
thủ tiêu hoàn toàn: không có vùng tập kết, bộ đội bị giải giáp, tạo
điều kiện thuận lợi cho chính quyền Sihanouk ngay sau đó tấn công tiêu
diệt những cơ sở cách mạng còn lại,… Chính do vậy, Campuchia là một khâu
yếu nhất trong phong trào cách mạng Đông Dương, vẫn tiếp tục bị kiềm
chế ở tình trạng yếu kém nhất.
Giai đoạn sau đó, tính thống nhất trong Đảng không mạnh(29). Điều đó biểu hiện rất rõ trong nguồn gốc hình thành, cơ cấu thành phần và các nhóm phái khác nhau của tổ chức Đảng.
Trong khi phong trào cách mạng không có sự chỉ
đạo thống nhất, ở Campuchia lúc đó lại không có lãnh tụ có vai trò và
khả năng tập hợp, thống nhất các lực lượng. Việc này có nhiều nguyên
nhân, trước hết phải kể đến sự phá hoại của giới cầm quyền Bắc Kinh.
Người có khả năng đảm nhận sứ mệnh lịch sử đó là đồng chí Sơn Ngọc Minh
(vì nhiều chiến sĩ xuất sắc khác đã bị ám hại), nhưng đồng chí cũng bị
chúng giết hại bằng cách đầu độc tại Bắc Kinh vào năm 1972. Trong tình
hình không có người có khả năng thống nhất các tổ chức, thì nhóm của Pol
Pot – Ieng Sary và nhóm của Hu Nim, Hou Youn từng bước kết hợp nhau,
tiếm quyền lãnh đạo trong Đảng, đẩy Đảng vào con đường sô-vanh, vị
chủng, chống lại tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam – Campuchia, làm Đảng
Cộng sản Campuchia hoàn toàn biến chất, trở thành công cụ của giới lãnh
đạo Bắc Kinh.
Phong trào cách mạng Campuchia tuy yếu kém, bọn
Pol Pot – Ieng Sary ra sức phá nát cách mạng và tổ chức, nhưng Campuchia
lại luôn chịu tác động có hiệu quả to lớn của cách mạng Đông Dương,
luôn luôn được sự giúp đỡ hết sức to lớn của Việt Nam, cho nên Campuchia
mới thực hiện được những bước nhảy vọt to lớn trong những năm 1970 và
giành thắng lợi, đánh thắng đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai vào ngày
17-4-1975. Chính Sihanouk cũng đã phải thừa nhận trong quyển Biên niên sử chiến tranh và hy vọng: “Ta
phải nói thẳng ra rằng trong cái “chiến thắng của Khmer đỏ” vào những
năm 1971,1972 váng xuống đầu các lực lượng Mỹ, Sài Gòn và Lon Nol, ở
biên giới Việt Nam – Khmer cũng như trong nội địa nước ta: các trận
Kirirom, Pichnin (trên đường số 4), Kompong Saom, Kampot (trên đường số
5), Kompong Chnang, Kompong Cham, Kompong Thom (Chenla I, Chenla II),
các đơn vị pháo và xe tăng Việt Nam, chưa kể nhiều đơn vị bộ binh khác
của họ, đã đóng góp một phần rất quan trọng nếu không nói là quyết
định”. ”…Cho tới tận cuối cuộc chiến hồi tháng 4 năm 1975, các lực lượng
vũ trang Khmer đỏ cũng vẫn chưa có khả năng thành lập bất kỳ đơn vị
thiết giáp hoặc pháo binh nào cho ra hồn cả”(30).
Hơn thế nữa, trong suốt quá trình “đấu tranh cách mạng”,
Pol Pot đã không lấy đấu tranh chống đế quốc Mỹ, bọn Lon Nol và đoàn
kết với các lực lượng cách mạng Đông Dương làm lý do để tồn tại, để phát
triển thế và lực của mình, mà trái lại, trong suốt thời kỳ đó, Pol Pot
chỉ lợi dụng xương máu của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, lợi dụng
thành quả cách mạng Đông Dương, để giành thắng lợi cho riêng mình và chỉ
nhằm chống lại Việt Nam, nghĩa là chống lại nguồn gốc tạo nên sức mạnh
cho mình. Cũng trong tác phẩm trên, Khieu Samphan đã nói với Sihanouk: “Ngay
giữa khi đang tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ (1970 – 1975), Đảng
Cộng sản và quân đội cách mạng Campuchia đã không ngừng coi Bắc Việt Nam
và quân đội của nước này là kẻ thù số một, còn đế quốc Mỹ chỉ là kẻ thù
thứ yếu của Campuchia”. Cho nên, Campuchia vốn là khâu yếu trong
phong trào cách mạng Đông Dương. Mặc dù có cách mạng Việt Nam giúp đỡ
toàn diện và triệt để nhằm tạo điều kiện để cách mạng Campuchia ngày một
trưởng thành, tự đảm nhận lấy sứ mệnh lịch sử của mình. Nhưng bọn tay
sai Bắc Kinh, Pol Pot – Ieng Sary đã thực thi âm mưu, thủ đoạn khiến cho
cách mạng Campuchia luôn bị non yếu, không phát triển lên được, tạo
điều kiện để chúng phá nát đất nước Campuchia, biến Campuchia thành địa
bàn chiến lược cho giới cầm quyền Bắc Kinh thực hiện giấc mộng bá quyền,
bành trướng.
Mặc khác, vì cũng tự thấy thế và lực của lực
lượng mình còn yếu trong khi sức mạnh của cách mạng Đông Dương ngày càng
phát triển như vũ bão, nên bọn Pol Pot – Ieng Sary càng điên cuồng thực
hiện chủ nghĩa “vị chủng Cao Miên” đã được maoism hóa ở quy mô và mức độ cực đoan nhất, phản động nhất, tàn bạo nhất(31).
NGUYỄN ĐOÀN BẢO TUYỀN
Còn một kỳ tiếp
(1)
Khieu Thirith là chị ruột của Khieu Ponnari. Cả hai đều được đào tạo
tại Paris. Riêng Khieu Thirith có bằng về văn học Anh. Lúc học tiểu học
và trung học tại Campuchia, Khieu Thirith học chung trường với Sihanouk
và Thirith luôn đứng đầu lớp .
(2) Khi Keng Vansak
về nước, ông giữ chức Chủ nhiệm Khoa Văn chương Trường Đại học Phnom
Penh thời Sihanouk. Ông trở lại Pháp giảng dạy, sau được phong hàm giáo
sư. Chính ông cũng hết sức kinh hoàng đối với chính sách diệt chủng của
tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sary trong những năm chúng cầm quyền –
Xem thêm các tác phẩm của ông: tiểu luận Niềm say mê tìm kiếm sự trả thù và tác phẩm Khái quát về cuộc cách mạng của Khmer đỏ – Montmorency – France, 1977.
(3) Uyn-phrết Bớc-sét – Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam – NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1986, sách đã dẫn, tr. 64.
(4) Một đảng tư sản gồm các đảng viên thuộc tầng lớp trí thức và công chức cao cấp, ra đời năm 1946 – TGĐT.
(5) Sau khi xác minh, Đảng Cộng sản Pháp thông báo thêm rằng toàn bộ “nhóm Paris” đều hết sức “Stalenist”(Xta-lin-nít),
đặc biệt là tư tưởng thép của Stalin về việc nắm lấy quyền lực hầu như
tuyệt đối bằng cách kiểm soát các bộ máy Đảng và quân sự ở các cấp cao
nhất, đồng thời nhóm này còn chịu ảnh hưởng của các lý thuyết cực tả
khác.
(6)
Nhận xét của đồng chí Phạm Văn Ba, người được Đảng Cộng sản Việt Nam cử
sang giúp cho Campuchia thành lập đảng của họ từ năm 1951, về sau là
đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại nước Campuchia của Khmer đỏ cho đến khi
Khmer đỏ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1977 – Trích từ
Uyn-phrết Bớc-sét – Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam, sđd, tr. 68.
(7)
Sau này, khi bị Pol Pot bắt giam vào nhà tù nổi tiếng Tuol Sleng (trung
tâm tra tấn và thủ tiêu), Hou Youn đã cắt mạch máu tự sát vào tháng
8-1975.
(8) Sau này, cũng bị Pol Pot bắt giam và bị tra tấn chết ở nhà tù Tuol Sleng vào tháng 3-1977.
(9) Theo Sihanouk thì Tusamust bị phe cánh Pol Pot – Ieng Sary sát hại, nhằm bảo đảm cho Pol Pot leo lên cương vị lãnh đạo.
(10) “Chủ nghĩa Khmer mới” của Lon Nol được Pol Pot kể thừa với mức độ cao hơn.
Nhận xét của hai Nhà nghiên cứu, chuyên gia về vấn đề Campuchia: Ben
Kirnan, người Australia và vợ là Chanthu Bua, người Khmer. Trích từ
Uyn-phrết Bớc-sét – Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam, sđd, tr. 74.
(11) Dãy Elephant và dãy Cardamomes – TGĐT.
(12) Vận may của hai nhóm đầu theo sát những thăng trầm của Đặng Tiểu Bình trong cuộc vật lộn với “bè lũ bốn tên”. Việc Đặng sa cơ, tất yếu sẽ dẫn đến việc hành quyết Hu Nim, Hou Youn và các cộng sự về sau này.
(13)
Sau khi nắm chính quyền vào năm 1975, những cuộc thanh trừng trong nội
bộ Ban lãnh đạo Khmer đỏ tiếp tục tăng lên. Chính phủ đầu tiên được
thành lập sau cuộc “tuyển cử” 30-3-1976, gồm:
– Khieu Samphan thay Norodom Sihanouk làm Quốc trưởng.
– Pol Pot trở thành Thủ tướng, ngoài ra còn giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Khmer và Chủ tịch Quân ủy.
– Ieng Sary trở thành Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
– Khieu Thirith (vợ Ieng Sary) nắm chức Bộ trưởng Bộ Xã hội, về sau thay Hu Nim (bị tra tấn chết ở Tung Sleng).
– Khieu Ponnari (vợ Pol Pot, em gái Khieu Thirith) nắm chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Campuchia.
– Son Sen trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
– Yun Yat (vợ Son Sen) nắm chức Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa.
(14) Xem Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng – Phần Phụ lục 6, trang 110.
(15) Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – Viện Đông Nam Á – Hà Nội, 1983, tr. 72.
(16)
Đối với Lào, từ năm 1977 trở đi, Khmer đỏ tấn công chiếm các đảo trên
sông Mékong, thường xuyên bắn vào các ngư dân và bộ đội Lào trên lãnh
thổ Lào.
Đối với Thái Lan, sau những cuộc quấy rối
liên tiếp trên biên giới, đánh chìm tàu đánh cá Thái Lan… từ năm 1975.
Ngày 28-01-1977 quân Pol Pot tràn qua biên giới tàn sát dã man thường
dân, giết chết 30 người ở ba làng Ban Noong Do, Ban Kloong Ko và Ban
Noiparai thuộc tỉnh Prachinburi (cũng bằng những cách giết người đặc
trưng của bọn chúng), Chính phủ Thái Lan đã cho công bố Sách trắng
về sự kiện trên và tố cáo tại Liên Hiệp Quốc. Trong công hàm trả lời
vào ngày 11-02-1977, bọn Khmer đỏ không phủ nhận những tội ác này mà còn
ngang ngược tuyên bố ba làng đó nằm trên lãnh thổ Campuchia, rằng Thái
Lan đã can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia và Campuchia có “toàn quyền sắp đặt lại công việc nội bộ của mình”. Sau đó, Thái Lan tố cáo từ tháng 1 đến tháng 8-1977 có khoảng 400 cuộc xâm nhập từ phía Campuchia.
(17) Đã trình bày ở mục 1, chương IV – TGĐT.
(18) Xem thêm Lê Hương – Việt kiều ở Kampuchéa – Trí Đăng – Sài Gòn, 1971.
(19) Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 76.
(20) Xem thêm Thông tấn xã Việt Nam (Oa-sinh-tơn 27-1) – Thế kỷ 20: Những điểm đặc trưng – Tài liệu tham khảo đặc biệt (ra hàng ngày), số 032, năm 1999.
(21) Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 78.
(22) Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 83.
(23) Biên bản cuộc họp Mao Trạch Đông và Pol Pot tại Bắc Kinh, tháng 6-1975 – Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd tr. 86.
(24) Tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt – Iêng Xa-ry – NXB Sự thật – Hà Nội,1980, từ tr. 42-44.
(25) Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 88.
(26) Các nhà sư Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa – TGĐT.
(27) Đảng Pracheachon thành lập năm 1951, tách ra từ Đảng Cộng sản Đông Dương, ban đầu chỉ có 300 đảng viên.
(28) Sách trắng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam – Sự Thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua – NXB Sự Thật, Hà Nội, 1979, tr.33.
(29) Đã trình bày ở mục 1, chương 4 – TGĐT.
(30) Xem thêm Norodom Sihanouk – Người tù của Khmer đỏ – NXB Thông tin lý luận – Hà Nội, 1988.
(31) Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 94.
BỌN ĐAO PHỦ POL POT – IENG SARY – KỲ 2: TAY SAI CỦA BẮC KINH, DIỆT CHỦNG CHỐNG NHÂN DÂN CAMPUCHIA VÀ GÂY CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC NHẰM DIỆT CHỦNG DÂN TỘC VIỆT NAM
2.1.3. Tâm lý bi quan, thất vọng, bất mãn đến cùng cực, mất phương hướng đấu tranh của quần chúng nhân dân Campuchia
Nhân dân Campuchia do từ bao đời sống trong một
thiết chế xã hội mà ở đó vương quyền và tôn giáo thống trị một cách chặt
chẽ. Hậu quả tai hại là đã mang lại cho người dân một bản tính thụ
động, phục tùng khi mà họ chưa được giác ngộ cách mạng và họ luôn bị các
giai cấp thống trị bóc lột, đàn áp.
Bọn Pol Pot – Ieng Sary đã lợi dụng tâm trạng đó
của người dân, lừa gạt họ, lôi kéo, cưỡng bức họ đi theo mình, để rồi
bắt họ chết, giết hại lẫn nhau và sử dụng họ tấn công lại người bạn
chiến đấu Việt Nam, thậm chí hô hào họ tiến hành diệt chủng đối với
người Việt Nam.
Mặc khác, như nhiều nhà nghiên cứu đã từng viết:
lịch sử Campuchia đã trải qua quá nhiều thăng trầm và biến động, nhân
dân Campuchia đã đổ biết bao mồ hôi, xương máu để xây dựng và bảo vệ đất
nước, để giành quyền sống cho mình nhưng chưa một lần giành được thắng
lợi. Vì vậy, đã tạo nên tâm lý bi quan, thất vọng triền miên trước vận
mệnh của đất nước. Bọn Pol Pot đã biết khai thác tâm lý này, kích động
sự hận thù của những con người bị thất bại liên tục trong lịch sử. Pol
Pot xuyên tạc sự thật lịch sử, giải thích cho những người bi quan thất
vọng ấy cái nguyên nhân của sự thất bại liên tục trong lịch sử là do “kẻ thù truyền kiếp Việt Nam” gây nên. Cuốn “Sách đen”
của bọn Pol Pot ra đời năm 1977 chính là muốn lôi kéo những con người
bi quan, thất vọng đó vào cuộc chém giết tàn khốc đối với nhân dân Việt
Nam.
Về mặt kinh tế – xã hội, nông dân Campuchia từ
bao đời bị áp bức bóc lột, nhất là từ khi bọn thực dân Pháp xâm lược,
thống trị. Nhưng để lừa bịp những con người thụ động và phục tùng nhằm
duy trì ách thống trị của mình, chống lại cuộc đấu tranh giai cấp đang
diễn ra gay gắt trên thế giới, Sihanouk đã từng dỗ ngọt: “…chúng ta không có vấn đề ruộng đất để phải tiến hành một cuộc cải cách,…. quần chúng nông dân đều là tiểu chủ”.
Sự thật thì hoàn toàn không phải như vậy. Chính ba bản luận án tiến sĩ
của Hou Youn, Hu Nim và của Khieu Samphan ở Paris, đã vạch rõ thực trạng
kinh tế, trì trệ, lạc hậu của Campuchia và chỉ rõ người nông dân bị áp
bức, bóc lột như thế nào, đời sống của họ cơ cực ra sao. “Thời kỳ vàng son”
mà Sihanouk thường ca ngợi, thật ra là thời kỳ thống trị của bọn phong
kiến, quan liêu quân phiệt, mại bản thối nát, tham nhũng. Đây cũng là
thời kỳ thực dân mới từng bước thống trị xã hội Campuchia. Chiến tranh
liên miên đã tạo ra quá trình đô thị hóa cưỡng bức và tàn phá ghê gớm(32).
Sự phân hóa giai cấp trong xã hội ngày một sâu sắc. Với 89% dân số sống
ở nông thôn, giai cấp nông dân bị phân hóa hơn bao giờ hết, tình trạng
nghèo khổ do mất ruộng đất ngày càng gia tăng.
Từ thực trạng đời sống khốn cùng đó. Họ chỉ còn
biết căm thù tất cả những gì đã gây ra đau khổ, đói khát, chết chóc. Họ
căm thù sự phồn vinh của đô thị, căm thù chiến tranh, khinh thị thế
giới, coi khinh cái chết,… Đây chính là điều kiện thuận lợi để Pol Pot
sử dụng những con người đầy lòng căm thù này lao vào một cuộc chém giết
mà họ lại đang coi thường cái chết.
Từ thực trạng như vậy, chỉ còn một con đường duy
nhất mà họ mong chờ là sự đổi đời, mong chờ cách mạng. Pol Pot đã lừa
bịp họ, đưa họ vào cuộc chiến tranh phá nát đất nước Campuchia và tấn
công tiêu diệt Việt Nam. Trong tình thế đó, người nông dân không có
phương hướng đấu tranh. Họ bị đẩy vào cuộc chém giết tàn ác, dã man mà
không hề biết mục đích. Tầng lớp trí thức, sinh viên, học sinh cũng vậy,
họ bị kích động, bị lôi kéo, sẵn sàng tiếp nhận tính “bạo loạn” của Pol Pot. Hàng loạt đã bỏ chế độ Sihanouk, Lon Nol, vào rừng đi theo Pol Pot làm“cách mạng”,…
Hơn thế nữa, với thủ đoạn tuyên truyền, kích
động, cưỡng bức của bọn Pol Pot – Ieng Sary càng làm cho những con người
vốn thụ động, phục tùng hoàn toàn, mất phương hướng đấu tranh, họ đã
cầm vũ khí tiêu diệt người bạn chiến đấu của mình là nhân dân Việt Nam.
Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý. Khi chế độ
quân chủ sụp đổ năm 1970, xã hội Campuchia tan rã từ trên xuống. Nhưng
với tầng lớp nông dân vẫn còn lệ cổ sâu sắc, và chế độ quân chủ bị lật
đổ vì những mưu đồ của giới thượng lưu, tư sản chứ không phải vì một
cuộc nổi dậy của quần chúng. Rồi bọn Pol Pot – Ieng Sary lên cầm quyền
năm 1975, với một nhóm những trí thức cấp tiến của giai cấp trung gian,
đứng đầu một đội quân nông dân. Bọn chúng lên cầm quyền từ một địa vị bị
cô lập hầu như hoàn toàn trong hơn năm năm với bối cảnh của một sự sụp
đổ to lớn về cơ cấu xã hội và chính trị cổ xưa bởi cơn lốc chiến tranh,
chứ không phải do một phong trào vững chắc của sự phản đối xã hội và sự
thay đổi chính trị. Bọn chúng đã giành được sự kiểm soát nhân dân trước
khi giành được tính hợp pháp đại chúng và thậm chí bọn chúng không có
được sự thống nhất cả từ bên trong nội bộ.
Khác với Việt Nam, bọn cầm đầu Khmer đỏ không thể
tập hợp cho chúng những cán bộ cách mạng giỏi, có trình độ học vấn từ
giới trí thức, từ những tầng lớp trung gian, cũng như từ tầng lớp nông
dân. Bởi vì, giới trí thức và tầng lớp trung gian ở Campuchia còn nhỏ và
phần lớn đi theo chế độ Lon Nol. Tuy nhiên, điều “đáng tiếc” là
số ít giới trí thức và tầng lớp trung gian đi theo chúng cũng bị thanh
trừng, tiêu diệt gần như hoàn toàn vì không thống nhất về tư tưởng cũng
như về sách lược.
Đội ngũ bên dưới của chúng là những binh lính
nông dân được giáo dục rất ít. Đại đa số là những thanh thiếu niên thiếu
phương hướng ở các thôn xóm bị đẩy từ một xã hội cổ truyền nông thôn
vào một cuộc chiến tranh hiện đại tàn ác chỉ mới vài tháng, hoặc thậm
chí mới vài tuần trước đó. Trong các cuộc cách mạng khác cũng vậy, những“cán bộ”
với một quá trình như vậy thường phạm phải những hành động thô bạo tàn
ác, trừ phi được những nhà lãnh đạo tinh thông hơn hướng dẫn và kiềm
chế. Ở Campuchia, những “nhà lãnh đạo” như vậy còn rất hiếm!
Hơn nữa, bọn Pol Pot – Ieng Sary – Khieu Samphan
lại chủ tâm muốn lợi dụng khả năng tàn ác tiềm tàng đó để phục vụ cho
mục đích của chúng. Kết quả là trong cuộc “cách mạng Campuchia” những người nông dân hiếu chiến đã trở thành một công cụ đắc lực cho chính sách diệt chủng của bọn Pol Pot – Ieng Sary.
Dưới cái vỏ bọc của những lời lẽ có vẻ “cách mạng”, bè lũ Pol Pot – Ieng Sary đã áp đặt lên nhân dân Campuchia một hệ thống
biến họ thành nô lệ và chúng thi hành quyền lực đối với họ trên cơ sở
sự khủng bố, sự tàn bạo, và sự diệt chủng. Nét độc đáo của xã hội Khmer
đỏ là Pol Pot đã nô dịch chính dân tộc của chính hắn, chúng biến nhân
dân chúng thành những nô lệ, thực hiện cho chúng chính sách tự diệt
chủng đối với nhân dân mình và diệt chủng đối với những dân tộc láng
giềng với mức độ tàn ác dã man, mà nếu có thể đem so sánh thì bọn phát
xít Hitler còn phải chào thua.
2.2. Nguồn gốc bên ngoài
Mục tiêu cơ bản và lâu dài của tập đoàn phản động
Bắc Kinh là thiết lập quyền bá chủ thế giới. Tham vọng này xuất phát từ
tư tưởng bành trướng Đại Hán tộc của các hoàng đế Trung Hoa xưa, coi
Trung Quốc là trung tâm thiên hạ, bắt các nước khác phải biến thành chư
hầu phụ thuộc vào Trung Quốc. Đối với các dân tộc chung quanh, người Hán
luôn khinh thường, coi họ thấp kém, nên gọi là “Tứ di”. Di 夷là bọn “rợ mọi” ở phương Đông; Nhung戎 là bọn “hiếu chiến” ở phương Tây; Man 蠻Z (trong chữ tượng hình có bộ trùng 虫 tức sâu bọ) là bọn “dã man” ở phương Nam; Địch 狄 (trong chữ tương hình có bộ khuyển犭tức chó) là giống “rợ ở phương Bắc.
Ngay từ năm 1939, trong tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có tên Cách mạng Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc, thì Mao Trạch Đông, kẻ kế tục truyền thống bành trướng của phong kiến Trung Quốc đã ngang nhiên nói rằng: “Các
nước đế quốc, sau khi đánh bại Trung Quốc, đã chiếm các nước phụ
thuộc của Trung Quốc: Nhật chiếm Triều Tiên, Đài Loan, Lưu Cầu, quần đảo
Bành Hồ và Lữ Thuận. Anh chiếm Miến Điện, Bhutan, Hương Cảng. Pháp
chiếm An Nam,…(33)
Nhiệm vụ trư?c tiên của Trung Quốc là hoàn lại tất cả các đất đai của
chúng ta chứ không phải chỉ là bảo vệ các quyền của chúng ta từ dãy Vạn
lý trường thành”.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng
loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đởi, tạo điều kiện cho Trung Quốc
giải phóng đất nước vào năm 1949. Trong bối cảnh đó, Mao Trạch Đông lại
đởa ra lý thuyết “vùng trung gian” hòng nắm trọn vùng này. Theo Mao, giữa Liên Xô và Mỹ tất yếu phải xảy ra chiến tranh. Hai bên sẽ tìm cách chinh phục “vùng
trung gian” bao gồm phong trào giải phóng dân tộc ở ba lục đởa Á – Phi
– Mỹ la tinh và các nước tư bản phương Tây. Ý đồ của Mao là trong khi
đẩy Liên Xô và Mỹ đối đầu nhau, Trung Quốc tìm cách nắm trọn vùng này.
Mao cho rằng đã đến lúc có thể thực hiện được mộng tưởng thống trị toàn
thiên hạ, lấy chủ nghĩa Mao thay cho chủ nghĩa Marx – Lénine, làm cho
Đảng Cộng sản Trung Quốc trở thành Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới, làm cho Trung Quốc trở
thành trung tâm của thế giới, nắm quyền bá chủ toàn cầu. Chính Mao đã
tuyên bố tại hội nghị quân sự mở rộng năm 1959: “Chúng ta phải chinh
phục toàn thế giới. Mục tiêu của chúng ta là toàn trái đất, nhất
địnhchúng ta phải thấm nhuần và thực hiện đến nơi đến chốn quyết tâm
đó”.
Trong mưu đồ giành giật “vùng trung gian”,
thì châu Á là nơi Bắc Kinh cho rằng có nhiều “ảnh hưởng” và “uy tín”
hơn cả, dễ thực hiện âm mưu bá quyền bành trướng của chúng hơn cả. Một
số nước châu Á có biên giới chung với Trung Quốc và đều nằm trong tay
của Bắc Kinh. Nhưng phía Bắc và Tây Bắc của Trung Quốc là Liên Xô, một
nhà nước xã hội chủ nghĩa hùng cường, không cho phép Bắc Kinh thực
hiện chủ nghĩa bành trưởng của chúng một cách trực tiếp. Ở phía Đông
Bắc có Nhật, một cường quốc kinh tế thế giới, một căn cứ quân sự của Mỹ
ở Thái Bình Dương, không thể là đối tượng bành trướng trực tiếp được.
Ở phía Tây Nam có Ấn Độ, với số dân 700 triệu, có nền kinh tế độc lập,
đang thực hiện chính sách hòa bình trung lập tích cực và không liên kết,
một đối tượng cứng rắn đối với chính sách bá quyền và bành trướngcủa
Trung Quốc. Do vậy, Bắc Kinh đã chọn Đông Nam Á là nơi có những nước
loại vừa và loại nhỏ làm hưởng bành trướngchủ yếu của mình.
Thôn tính Đông Nam Á, không phải vì đây là
hưởng tối ưu nhất, cũng không chỉ vì vùng này giàu có về tài nguyên
khoáng sản, mà điều quan trọng hơn là vì vùng này chiếm một vị
trí chiến lượchết sức quan trọng. Đông Nam Á nằm trên đườnghàng hải
quốc tế từ Đông Bắc Á, Thái Bình Dương sang Trung Đông, châu Âu và
châu Phi. Giành đượcĐông Nam Á sẽ giành đượchơn 400 triệu dân. Lúc đó
Trung Quốc sẽ có 1,4 tỷ người, và như vậy sẽ cô lập đượcẤn Độ, buộc
Ấn Độ phải ngả vào vòng tay của đế quốc thiên triều; Trung Quốc sẽ có số
dân chịu sự khống chế của mình tới trên 2 tỷ người. Và lúc đó chắc
chắn bàn cờ thế giới không cần phải tính toán nhiều, mộng bá chủ thế
giới sẽ đượcthực hiện!
Chính vì vậy, tháng 8-1965, Mao đã khẳng
định trong một cuộc họp Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc: “Chúng ta sẽ giành cho đượcĐông Nam Á, bao gồm cả miền
Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore,… Một vùng như
Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản,… xứng đáng với sự tốn
kém cần thiết để chiếm lấy,… Sau khi giành được Đông Nam Á, chúng ta có
thể tăng cườngđượcsức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta
sẽ có sức mạnh đởơng đầu với khối Liên Xô – Đông Âu, gió đông sẽ thổi
bạt gió tây”(34).
Ngay trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán
năm 1963, Mao cũng nói: “Tôi sẽ làm chủ tịch 500 triệu bần nông đởa
quân xuống Đông Nam Á”(35).
Bành trướngxuống Đông Nam Á, Bắc Kinh còn
có nhiều thuận lợi. Nơi đây không chỉ là khu vực bành trướngcổ truyền
của Trung quốc, mà khu vực này có nhiều tổ chức Đảng Maoism(36),
và chính nơi đây Bắc Kinh còn có lực lượng Hoa kiều, “Đội quân thứ năm
sẵn sàng làm theo mệnh lệnh Trung Quốc”. Bành trướng xuống Đông Nam Á,
Bắc Kinh còn có một “thuận lợi” rất lớn là dễ dàng liên kết đượcvới đế
quốc Mỹ (từ 1972 Mỹ và Trung Quốc câu kết với nhau, sau khi Mỹ buộc
phải rút khỏi vùng này, Mỹ sử dụng con bài Trung Quốc nhằm ngăn chận ảnh
hưởng của Liên Xô trong khu vực).
Nhưng muốn bành trướngxuống Đông Nam Á,
tập đoàn Bắc Kinh phải chiếm cho đượccái cầu Đông Dương. Đông Dương vừa
là láng giềng trực tiếp, vừa là chiếc cầu nối liền từ Trung Quốc với
các nước Đông Nam Á. Cho nên muốn thôn tính Đông Dương, phải phá vỡ
đượckhối đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Và muốn phá vỡ
tình đoàn kết chiến đấu keo sơn đó, thì phải tập trung mũi nhọn vào chống Việt Nam, đánh gãy ngọn cờ cách mạng và trục đoàn kết ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Về Việt Nam, thì từ lâu Bắc Kinh đã thực hiện mọi
thủ đoạn thâm độc nhất, hòng làm Việt Nam không thắng, không bại, bị
chia cắt lâu dài, làm nước đệm giữa Trung Quốc và chủ nghĩa đế quốc,
không bao giờ mạnh lên được, và luôn luôn lệ thuộc vào chúng. Nhưng tất
cả những mưu mô, thủ đoạn của Trung Quốc trong 30 năm qua đối với Việt
Nam đều bị thất bại hoàn toàn(37).
Chính vì bị thất bại trong chính sách khuất
phục Việt Nam, giới cầm quyền Bắc Kinh cố tìm mọi cách bám lấy Lào và
Campuchia, dùng hai nước này khống chế, phá vỡ khối đoàn kết Đông
Dương, tiến lên thôn tính toàn bộ bán đảo Đông Dương, bành trướng xuống
Đông Nam Á.
Nhưng ở Lào, nhân dân Lào có một truyền
thống đấu tranh kiên cườngbất khuất, và nhất là lại có một Đảng Nhân
dân cách mạng Lào thực sự là một Đảng Marxism chân chính, kiên
cườngcách mạng, kề vai sát cánh với nhân dân Việt Nam cùng chiến đấu,
cùng chiến thắng, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Còn ở Campuchia, do những hoàn cảnh lịch sử, nhất
là do âm mưu của bọn phản động trong giới cầm quyền Bắc Kinh, thủ tiêu
hoàn toàn thành quả cách mạng của nhân dân Campuchia qua hiệp
địnhGénève, khiến cho Campuchia biến thành khâu yếu nhất trong phong
trào giải phóng dân tộc trên toàn bán đảo Đông Dương(38).
Tình hình Campuchia từ sau năm 1954 trở nên vô cùng phức tạp. Chính
trong bối cảnh Campuchia như vậy, Bắc Kinh đã từng bướcnhảy vào, quyết
duy trì tình trạng Campuchia là khâu yếu nhất, nhằm gạt dần ảnh hưởng
tích cực của cách mạng Đông Dương ra khỏi Campuchia, tạo một chỗ đởng
thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch bành trướnglâu dài của chúng.
Để nhanh chóng xâm nhập vào Campuchia, trong tình hình Campuchia có nhiều thế lực đối
lập nhau. Ngay từ đầu, chính sách của nhóm phản động trong giới cầm
quyền Bắc Kinh là cùng một lúc nắm nhiều lực lượng, biến các lực lượng
này thành những con bài trong tay chúng, và tùy theo tình hình diễn
biến của cách mạng Đông Dương mà sử dụng con bài một cách thích hợp.
Trước hết chúng tán thành chủ trướng hòa bình
trung lập của Sihanouk, muốn dùng chính quyền Sihanouk để khống chế và
nắm các lực lượng khác ở Campuchia, không để Mỹ nhảy vào Campuchia,
biến Campuchia lệ thuộc hoàn toàn vào mình. Từ những năm 1956-1957,
Sihanouk đã đồng ý nhận viện trợ kinh tế, quân sự, kỹ thuật của Trung
Quốc.
Ý đồ của Trung Quốc là muốn tạo nên tình hình hết
sức căng thẳng ở Đông Dương, từng bước can thiệp sâu vào vùng này,
biến Đông Dương thành món hàng “Vể mặc cả với Mỹ?. Ngày 17-8-1967, Chu Ân Lai tuyên bố với Ngoại trướng N.Phurissara(39) của chính phủ Sihanouk: “Chúng
tôi sẵn sàng trong bất cứ lúc nào để tiến hành cuộc chiến tranh ở Đông
Dương. Cần phải tăng cường công việc chuẩn bị cho cuộc chiến tranh của
chúng tôi”(40).
Đồng thời với viện trợ kinh tế, quân sự, Bắc
Kinh đã sử dụng cộng đồng người Hoa ở Campuchia làm sức ép với chính
quyền Sihanouk. Chúng biến sứ quán Trung Quốc tại Phnom Penh thành trung
tâm chỉ đạo mọi hoạt động của Hoa kiều trên toàn cõi Đông Dương(41).
Trung Quốc chơi con bài Sihanouk không chỉ để
nắm Campuchia, mà còn dùng Sihanouk làm loa tuyên truyền để nói xấu Liên
Xô, đề cao công lao to lớn của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Đồng thời với việc sử dụng con bài Sihanouk,
Bắc Kinh đã chơi con bài Lon Nol. Lon Nol và phe cánh là lực lượng cực
hữu thân Mỹ. Bắc Kinh đã tìm thấy ở tên tư sản mại bản gốc Hoa này sức
mạnh của Mỹ và đường lối chống Việt Nam, bành trướng lãnh thổ. Điều đó
rất phù hợp với Trung Quốc, nên Bắc Kinh đã tìm mọi cách nắm lấy Lon
Nol, sử dụng Lon Nol tạo nên sự khống chế gián tiếp của Trung Quốc đối
với Sihanouk.
Cùng lúc với việc sử dụng hai con bài chính
Sihanouk và Lon Nol để chống cách mạng Đông Dương, Trung Quốc đã chơi
con bài thứ ba, bọn lưu manh chính trị Pol Pot – Ieng Sary – Khieu
Samphan. Đây là nước cờ hết sức thâm hiểm mà Bắc Kinh cố công thực
hiện, hòng xoay chuyển lại tình thế cách mạng đang tiến triển tốt đẹp ở
Đông Dương.
Dưới con mắt của Bắc Kinh, các con bài của
chúng ở Campuchia đều chống Việt Nam, nhưng kết quả chống Việt Nam của
bọn Pol Pot – Ieng Sary sẽ vô cùng hiệu nghiệm, bởi vì khác những tên
tay sai khác, Pol Pot – Ieng Sary có cái vỏ bọc “cộng sản”, có điều kiện
thuận lợi để thi hành chính sách hai mặt: dựa vào Việt Nam, tranh thủ
sự giúp đở của Việt Nam và ngấm ngầm chống Việt Nam – sự phá hoại nguy
hiểm nhất chính là của “người bạn cùng chiến hào”. Vì vậy Bắc Kinh đã
nắm chặt bọn Pol Pot – Ieng Sary – Khieu Samphan.
Từ khi trở về nước, cho đến khi thành công
trong việc tiếm quyền lãnh đạo trong Đảng Cộng sản Campuchia năm 1963,
bọn chúng vẫn che giấu đượcý đồ đen tối: chống phá cách mạng Campuchia,
chống Việt Nam. Ý đồ biệt lập, gạt ảnh hưởng cuộc cách mạng Việt Nam,
từng bước thủ tiêu những người cộng sản chân chính, tiến lên thao túng
toàn Đảng đã lộ rõ nét nhất từ khi chúng bắt gặp đượcchủ nghĩa Mao –
chủ nghĩa bá quyền bành trướng Trung Quốc vào năm 1965.
Bắc Kinh đã tìm được ở bọn Pol Pot – Ieng
Sary – Khieu Samphan những nét tưởng đồng với mình, như thủ đoạn giả
hiệu cách mạng để chống lại cách mạng, tính cực đoan, chủ nghĩa dân tộc
hẹp hòi đậm màu sắc vị chủng. Đây là quan hệ sâu xa nhất tạo nên mối
quan hệ thầy – tớ giữa Bắc Kinh và bọn Pol Pot – Ieng Sary – Khieu
Samphan. Đượctiếp xúc với không khí cuộc “cách mạng văn hóa” của Trung
Quốc khiến cho Pol Pot nhanh chóng tiếp thu những mặt phản động nhất của
chủ nghĩa Mao đã và đang áp dụng ở Trung Quốc. “Nhưng tính chất sát
nhân của Hồng vệ ninh Mao chỉ là trò chơi trẻ con nếu đem ra so sánh với
những đội xử tử do Pol Pot đưa ra”. Từ 1967 chúng bắt đầu phê phán, chỉ
trích Việt Nam. Chính trong cuốn “Sách đen” xuất bản năm 1977, Pol Pot
đã công khai nói rằng ngay từ năm 1965, giữa Campuchia và Việt Nam có
mâu thuẫn cơ bản về đườnglối!
Ngày 18-3-1970, Lon Nol tiến hành cuộc đảo
chính lật đổ Sihanouk. Trong sự nghiệp chung chống đế quốc Mỹ và tay
sai, cùng với các lực lượng yêu nước và cách mạng Campuchia, bộ đội
Việt Nam đã giúp cách mạng Campuchia giải phóng nhiều tỉnh, thành. Vùng
giải phóng đã lan dần tới 3/4 diện tích toàn quốc. Tháng 8-1970, Pol Pot
từ Bắc Kinh về nước, với tư cách Tổng Bí thư, Pol Pot triệu tập Đại
hội Đảng lần thứ III vào tháng 10-1970 nhằm chính thức hóa việc tiêu
diệt các lực lượng cách mạng ở trong nước. Mục tiêu thanh toán hàng
đầu của chúng là lực lượng “51”(43),
tức những cán bộ cách mạng Campuchia từ Việt Nam trở về, và những
người có quan hệ với cách mạng Việt Nam. Pol Pot đặt ra khẩu hiệu “vừa
đánh, vừa xây”. “?ánh” là để tiêu diệt các lực lượng cách mạng, “xây”
là tập trung quyền lực vào tay Pol Pot, thay đổi lại bộ mặt vùng giải
phóng bằng hệ thống kìm kẹp tàn bạo của mình.
Cuối năm 1971, Trung Quốc đã chỉ đạo cho Pol
Pot ra sức phản đối Hội nghị cấp cao Nhân dân Đông Dương. Mặt khác, bọn
Pol Pot đẩy mạnh hơn nữa việc thi hành chính sách hai mặt đối với Việt
Nam. Chúng vừa đuổi lực lượng Việt Nam về nước, rồi yêu cầu giúp đở
khi bị tấn công; vừa tiến hành tập kích, tiêu diệt lực lượng Việt Nam,
cướp vũ khí, lượng thực, kho tàng, rồi đổ lỗi cho nhầm lẫn, binh lính
vô kỷ luật hoặc bảo rằng do quân Lon Nol giả dạng,… gây rất nhiều khó khăn cho cách mạng Việt Nam.
Trong tình thế cách mạng Đông Dương ngày càng
giành được nhiều thắng lợi to lớn, đế quốc Mỹ thua to, bế tắc ở Đông
Dương. Trung Quốc đã đẩy mạnh âm mưu chuẩn bị thế chân Mỹ khi Mỹ
thất bại hoàn toàn ở vùng này. Bắc Kinh đã thi hành hàng loạt thủ đoạn
đê hèn không cho cách mạng Việt Nam, Lào giành thắng lợi cuối cùng(44).
Ở Campuchia, Bắc Kinh tăng cường sử dụng bọn Pol Pot – Ieng Sary hơn
nữa, nhằm biến Campuchia thành một căn cứ phản cách mạng do Trung quốc
điều khiển, nằm ngay trong lòng các nước Đông Dương, trư?c hết tập
trung chĩa mũi nhọn vào sườn phía Tây Nam của Việt Nam.
Để thực hiện ý đồ đen tối trên, Bắc Kinh đã
cho Pol Pot – Ieng Sary tiến hành làm “trong sạch cách mạng”, tập trung
nhân dân các vùng giải phóng vào các “hợp tác xã” theo mô hình của Mao,
biến vùng chúng kiểm soát thành một trại tập trung trá hình, tiến hành
các biện pháp tàn bạo nhất, bắt đầu diệt chủng ở vùng giải phóng. Song
song, chúng khuyến khích bọn Pol Pot đẩy mạnh chiến tranh du kích, tạo
ra một sức ép thưởng xuyên đối với các vùng đô thị do Lon Nol kiểm
soát, đẩy nhân dân vào cơn lốc khủng bố và tàn sát.
Lợi dụng thắng lợi quyết định của cách mạng ở
Việt Nam và Lào vào đầu năm 1975, chúng huy động tối đa lực lượng, mở
những đợt tấn công cuối cùng vào Phnom Penh với ý đồ giành thắng lợi
trư?c cách mạng Việt Nam và Lào, để chủ động chuẩn bị những hành động
chống lại Việt Nam và Lào(45).
Thắng lợi vẻ vang của nhân dân trên bán đảo
Đông Dương không chỉ làm cho đế quốc Mỹ bị thất bại thảm hại, mà đó còn
là thất bại đau đớn cho chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Bắc Kinh.
Không cam chịu thất bại trong mưu đồ chiến lược thôn tính các nước
Đông Dương, chúng đã điên cuồng chống lại cách mạng Đông Dương. Một
“thuận lợi to lớn” cho chúng là bọn tay sai Pol Pot – Ieng Sary – Khieu
Samphan đã giành được toàn bộ thành quả cách mạng của nhân dân
Campuchia. Từ đởa bàn chiến lượcnày Bắc Kinh mưu tính những âm mưu và
thủ đoạn nhất để biến Đông Dương thành chư hầu của chúng.
Theo chỉ thị của Bắc Kinh, bọn Khmer đỏ –
Campuchia dân chủ của Pol Pot – Ieng Sary – Khieu Samphan đã tập trung
toàn bộ sức lực để tấn công Việt Nam, khẩu hiệu của chúng là “Tất cả vì
tiền tuyến, vì đánh Duôn!”. Muốn làm được như vậy, chúng đã tiến hành
phá nát đất nước Campuchia, biến Camphia thành một nhà tù, một trại
lính khổng lồ, với cuộc diệt chủng tàn bạo có một không hai trong lịch
sử Campuchia(46).
Đồng chí Trường Chinh đã nhận xét: “Chúng còn mưu đồ biến Campuchia
thành một vị trí xuất phát cho cuộc chiến tranh xâm lược của Bắc Kinh
chống Việt Nam với hai mũi tiến công: từ phía Bắc đánh xuống bằng đại quân Trung Quốc và từ Tây
Nam đánh lên bằng quân đội của bọn tay sai Pol Pot – Ieng Sary. Mũi
đánh vòng chiến lược ở phía Tây Nam này là một ngọn đòn ác hiểm giáng
vào sườn nhân dân ta”(47).
Quá trình tấn công Việt Nam của bọn tay sai Pol Pot – Ieng Sary(48)
được thực hiện từng bước, phụ thuộc vào kế hoạch chống Việt Nam của
giới cầm quyền Bắc Kinh. Trung Quốc quyết đánh Việt Nam tới người
Campuchia cuối cùng, cũng như đã từng đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối
cùng.
Năm 1975, bọn Pol Pot chưa dám gây ra những cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Việt Nam, bởi lẽ:
-
Chúng còn gặp khó khăn trong việc thanh trừng nội bộ:
-
Ngay sau khi giải phóng Phnom Penh, trong tháng 4-1975, do bất đồng ý kiến nên Hou Youn bị cách chức Bộ trướngBộ Nội vụ, Chou Chet bị cách chức Bí thư Khu Tây Nam.
Hou Youn bị bắt tra tấn, phải tự sát trong trung
tâm tra tấn Tuol Sleng vào tháng 8-1975. Còn Chou Chet bị bắt rồi giết
vào 26-3-1978.
-
Cuối năm 1976, khi cuộc thanh trừng diễn ra rầm rộ, hai trong những đối thủ hàng đầu của Pol Pot là Keo Moni và Nong Suol bị bắt.
Năm 1977, thủ tiêu Hu Nim Bộ trưởng Bộ Thông tin
tuyên truyền; Tok Phuol Bộ trưởng Bộ Công Chính. Coi Thuon Bộ trưởng
Bộ Tài chính và Thương mại, và Duol Tư lệnh Quân khu Tây Bắc.
-
Sau này do những hành động chống đối vào tháng 5-1978 của So Phim, Bí thư Khu Đông, Phó Chủ tịch Quốc hội. Pol Pot cử Son Sen(49) và Ta Mok(50) đem quân tấn công quy mô lớn vào Khu Đông tàn sát tất cả các cán bộ, binh lính và cả dân thưởng ở khu này để tiêu diệt tận gốc. Bị đánh bại, So Phim tự sát không để bị bắt.
Trợ lý đắc lực cho Pol Pot – Ieng Sary trong những
đởt thanh trừng, thanh lọc là Son Sen (Bộ trướngBộ Quốc phòng), Nuon
Chea (Chủ tịch Quốc hội), Ta Mok (Bí thư Khu Tây Nam) và Kaing Khek Iev(51) (còn gọi là anh Deuch – Phụ trách Cảnh sát mật kiêm Giám đốc Nhà tù – trung tâm tra tấn Tuol Sleng).
Trong một danh sách tìm được, thấy ghi tên 242 cán bộ cao cấp bị chúng giết hại từ năm 1976 đến ngày 09-4-1978. Trong số này có hai Ủy viên Trung ư?ng Đảng, bốn
Bí thư khu, 24 Bí thư và Ủy viên vùng, bốn Bộ trưởng, năm Thứ trưởng,
chín Ủy viên bộ, tám Chính ủy và Phó Chính ủy sư đoàn và một số đại sứ
được gọi về nước,… Trừ phái Pol Pot và sau này có thêm Nuon Chea, Ta
Mok ra, toàn bộ giới lãnh đạo của cuộc cách mạng những năm 1970-1975 đã
bị quét sạch: trong số 17 người cộng sản giữ chức vụ trong chính phủ
trung ư?ng năm 1975-1976, chỉ năm người đượcbiết còn sống sót vào cuối
năm 1978; và trừ Pol Pot, Ta Mok, không có Bí thư Khu vực nào của Đảng
còn sống sót.
-
Mặt khác thời gian này, Bắc Kinh còn thực hiện chính sách hai mặt đối với Việt Nam: vừa giấu mặt chống Việt Nam, vừa cố ép Việt Nam đi vào quỹ đạo của chúng. Chính vì vậy, trong thời gian này, Pol Pot cũng đã thi hành chính sách hai mặt đối với Việt Nam. Trong khi tổ chức nhiều cuộc tấn công vào biên giới Việt Nam, vẫn tỏ ra “biết ơn sự giúp đở quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho cách mạng Campuchia”(52).
Nhưng từ cuối năm 1976 trở đi, Bắc Kinh đã nhận
thấy chính sách “hai mặt” của chúng khó có hiệu quả và ở Campuchia, Pol
Pot đã siết chặt đượcnền thống trị của chúng, thì Bắc Kinh đã đồng ý để
Pol Pot đẩy mạnh hơn nữa các cuộc tấn công vào Việt Nam. Tháng 4-1977,
chúng đã tấn công toàn tuyến biên giới và có nơi sâu vào lãnh thổ Việt
Nam 30 km, gây nên những tội ác vô cùng dã man đối với nhân dân ở
các tỉnh biên giới. Với những cuộc tấn công này, đụng độ biên giới đã
trở thành cuộc chiến tranh biên giới thật sự.
Để cho bọn tay sai của mình có đủ “sức mạnh” tấn công xâm lược Việt Nam, Trung Quốc đã tăng cườngviện trợ cho “Campuchia dân chủ? và rêu rao rằng đó là biện pháp tất yếu để Campuchia chống lại “sự xâm lăng của các nước láng giềng”(53).
Trung Quốc còn giúp cho Pol Pot – Ieng Sary
tăng cường xây dựng quân đội, tăng quân số từ bảy sư đoàn ở năm 1975
lên 23 sư đoàn vào năm 1978 (từ 50.000 lên 130.000 quân). Đặc biệt chúng
làm biến chất quân đội, chỉ có hai nhiệm vụ: tàn sát những người dân
vô tội, những người chống đối trong nước và tiến hành tấn công, tiêu
diệt người Việt Nam. Về tư tưởng, Pol Pot ra sức tuyên truyền kích
động “hận thù dân tộc”, gọi Việt Nam là “kẻ thù số một”, “kẻ thù truyền
kiếp”. Đỉnh cao là việc chúng cho xuất bản cuốn “Sách đen” vào tháng 9-1977, nhằm bôi nhọ sự thật lịch sử, kêu gào tiêu diệt toàn bộ giống nòi Việt Nam.
Tháng 8-1978, nhằm mục đch giúp Pol Pot – Ieng
Sary dốc toàn bộ lực lượng vào chiến tranh tiêu diệt Việt Nam, Trung
Quốc đang ra hòa giải làm bình thường hóa cho mối quan hệ căng thẳng
giữa Campuchia – Thái Lan. Đại bộ phận quân đội Pol Pot – Ieng Sary đóng
trên vùng biên giới Campuchia – Thái Lan được tập trung về biên giới
Campuchia – Việt Nam.
Đượcsự chỉ đạo trực tiếp và ủng hộ mạnh mẽ
của nhà cầm quyền Bắc Kinh từ phía sau, bọn Pol Pot đã đẩy mạnh cuộc
chiến tranh biên giới Tây Nam tới một mức độ ác liệt nhất((54) Khi Wilfred Burchett hỏi: “Làm
thế nào để một nước Campuchia khi đó có 5-6 triệu dân dám nghênh chiến
với một nước Việt Nam đã từng dày dạn chinh chiến có tới hơn 50 triệu
dân?”. Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao Việt
nam đặt lại câu hỏi: “Vì sao một nước Israel có 3 triệu dân lại dám xâm
lăng một nước Ai Cập có tới 35 triệu dân? Bởi vì Khmer đỏ được bảo
đảm rằng sau lưng chúng là cả 800 triệu người Trung Quốc, cũng như
Israel có cả sức mạnh của Hoa kỳ làm chỗ dựa” – TGĐT.54).
Bước vào năm 1978, Bắc Kinh công khai chống
Việt Nam, bằng nhiều thủ đoạn cực kỳ hèn hạ,… Nhưng tất cả cái gọi là
chiến dịch “nở hoa” tấn công vào Việt Nam một cách toàn diện trong cùng
một thời gian trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân
sự,…((55) Xem thêm Sự Thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, sđd.55) đều bị thất bại thảm hại, buộc tập đoàn maoist Bắc Kinh phải quyết định tấn công quân sự vào Việt Nam.
Do những tính toán sai lầm của giới cầm quyền
phản động Bắc Kinh, cuộc tiến công đại quy mô của chúng vào biên giới
Tây Nam Việt Nam phải trả giá bằng cuộc phản công tự vệ quyết liệt của
các lực lượng vũ trang Việt Nam. Bằng những cuộc phản kích có hiệu quả,
lực lượng vũ trang Việt Nam đã tiêu diệt các lực lượng tham chiến của
Pol Pot ngay trên đất Việt Nam, sau đó kết hợp với lực lượng vũ trang
của những người yêu nước Campuchia, nhanh chóng chuyển sang tiến công
bọn chúng trên đất Campuchia, tiêu diệt quân đội Pol Pot – Ieng Sary
ngay tại nơi xuất phát của chúng. Thắng lợi của quân đội Việt Nam, tạo
điều kiện cho nhân dân Campuchia vùng dậy giành chính quyền về tay mình.
Bắc Kinh ngạo mạn tuyên bố: “đánh sập huyền
thoại bách chiến bách thắng của Việt Nam”, “dạy cho Việt Nam một bài
học”. Nhưng chính thất bại thảm hại ở gọng kìm Tây Nam, đã làm cho gọng
kìm chính diện phía Bắc trở nên trơ trọi, đơn độc và cuối cùng bị thất
bại hoàn toàn((56) Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam ngày 17-02-1979 – Và nhận xét của Wilfred Burchett: ”Trên
mặt trận chính, cửa ải Lạng Sơn, các đơn vị chính quy Trung Quốc chỉ
tiến được 16 km trong 16 ngày đánh nhau với bộ đội biên phòng và dân
quân địa phương. Cho tới nay, đây là cuộc tiến quân chậm chạp nhất – dù
cho đã có xe tăng và xe vận tải thay thế cho ngựa và lính bộ chân đất –
trong toàn bộ 2.000 lịch sử Trung Quốc xâm lược Việt Nam”.56). Hơn
600.000 quân Trung Quốc với đầy đủ trang bị hiện đại đã phải rút về
nước và ngày 05-3-1979, giới cầm quyền phản động Bắc Kinh buộc phải
ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam.
Một thực tế lịch sử chứng minh rằng, dù giới
cầm quyền Bắc Kinh có sử dụng bất kỳ thế lực phản động tay sai nào nhằm
tấn công chống lại cách mạng Đông Dương cuối cùng cũng nhất định sẽ bị
chính sức mạnh đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương đánh
bại.
Chính vì mộng tưởng làm bá chủ thiên hạ,
giới cầm quyền phản động Bắc Kinh đã không từ bất kỳ một thủ đoạn thâm
hiểm, độc ác nào để thực hiện cho bằng được mục đch ngông cuồng của
mình, nhưng chúng đã hoàn toàn thất bại. Bọn Pol Pot – Ieng Sary – Khieu
Samphan đã bị nhân dân Campuchia vùng dậy lật đổ. Nhưng giới cầm quyền
phản động Bắc Kinh đã đặc biệt độc ác khi chỉ đạo, ủng hộ bọn tay sai
của mình tiến hành chính sách diệt chủng chống lại nhân dân Campuchia,
tiêu diệt toàn giống nòi Việt Nam, tàn sát những dân tộc thiểu số trong
nước và giết hại những dân tộc láng giềng.
_3. TỘI ÁC CỦA TẬP ĐOÀN PHẢN ĐỘNG POL POT – IENG SARY CHỐNG NHÂN DÂN VIỆT NAM LÀ TỘI ÁC DIỆT CHỦNG
Chủ nghĩa dân tộc cực đoan của bọn Pol Pot – Ieng
Sary đã được chủ nghĩa bá quyền, bành trướng Đại Hán nhân lên gấp bội.
Chính vì vậy, bọn Pol Pot – Ieng Sary đã coi “Việt Nam là kẻ thù số một, kẻ thù vĩnh cửu”, chúng ra“Sách đen“(57) tuyên truyền kích động “hận thù dân tộc”, điên cuồng hơn nữa chúng kêu gào: “Toàn thể giống nòi Việt Nam phải được coi là kẻ thù”,
kêu gọi mỗi người Campuchia phải tiêu diệt được 30 người Việt Nam, để
có thể tiêu diệt hoàn toàn dân tộc Việt Nam với 60 triệu người.
Với ý tưởng điên rồ đó, bằng mọi cách bọn Pol Pot
– Ieng Sary đã thực hiện cho bằng được mưu đồ tiêu diệt dân tộc, tiêu
diệt đất nước Việt Nam. Ngay từ những năm đầu của thập niên 1970, chúng
đã tiến hành những chiến dịch tàn sát hàng vạn Việt kiều tại Campuchia,
tiêu diệt các đơn vị vũ trang Việt Nam đang giúp đỡ chúng. Và khi chiếm
được quyền thống trị ở đất nước Campuchia, chúng từng bước xâm phạm biên
giới Việt Nam, cuối cùng để“tiêu diệt Việt Nam ngay trên đất Việt Nam”, chúng
ra sức tuyên truyền vu khống, tạo cớ phát động một cuộc chiến tranh
toàn diện nhằm tiêu diệt toàn bộ giống nòi Việt Nam. Bọn chúng đã thực
hiện tội ác với những cách thức giết người tàn bạo dã man nhất mà thời
trung cổ và kể cả bọn phát xít Hitler còn chưa sánh kịp.
Trong CÔNG ƯỚC VỀ NGĂN NGỪA VÀ TRỪNG TRỊ TỘI DIỆT CHỦNG được Liên hợp quốc thông qua và các nước trên thế giới ký kết ngày 09-12-1948, ở Điều 2 ghi rõ: “Trong công ước này,
diệt chủng có nghĩa là bất kỳ những hành vi nào cố ý tiêu diệt toàn bộ
hay một phần, một dân tộc, chủng tộc, sắc tộc hay một nhóm tôn giáo”. Và, ở Điều 3 quy định: “Những
hành vi sau đây sẽ bị trừng trị: a) Diệt chủng; b) Âm mưu phạm tội diệt
chủng; c) Kích động trực tiếp và công khai để phạm tội diệt chủng; d)
Cố tình phạm tội diệt chủng; e) Đồng phạm tội diệt chủng”. Căn cứ
vào các Điều quy định của Công ước, thì những âm mưu và hành vi tội ác
của bọn chúng Pol Pot – Ieng Sary đã gây ra đối với nhân dân Việt Nam
chính là TỘI ÁC DIỆT CHỦNG.
Đồng thời, nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng phải chịu
trách nhiệm vì đã ủng hộ, giúp đỡ, xúi giục, che chở cho chế độ khát máu
này chống lại nhân dân Việt Nam. Bọn Pol Pot – Ieng Sary – Khieu
Samphan cùng giới lãnh đạo Bắc Kinh đã phạm phải những tội ác tày trời
chống lại loài người.
PHẦN KẾT LUẬN
Từ khi phải rút lui một cách bắt buộc khỏi Đông
Dương, Mỹ đã tận dụng mọi khả năng để làm mất ổn định khu vực này, gia
tăng mọi nhân tố có thể làm cho nước Việt Nam chiến thắng phải sụp đổ.
Mỹ và Trung Quốc cuối cùng cũng đã tìm thấy cơ sở để hợp tác trong lĩnh
vực đối ngoại. Mối quan tâm của Trung Quốc trong việc làm cho những
người láng giềng phía Nam suy yếu để thực hiện mưu đồ bành trướng của
mình, đã đưa Trung Quốc đến chỗ câu kết với kẻ thù không đội trời chung
trước kia của họ là Mỹ. Kết quả là hai cường quốc to lớn này – một “đất nước anh hùng của xã hội chủ nghĩa” và một “con hổ giấy”(1)
– đã chung sức ủng hộ và bảo vệ chế độ Pol Pot – Ieng Sary ở Campuchia,
một bọn khủng bố, diệt chủng. Mọi tội ác của bọn Quốc xã Hitler đều
được bọn Khmer đỏ lặp lại và lặp lại “có sáng tạo”, phát minh
thêm nhiều cái mới. Hitler và những tên Quốc xã khác đều là những tên đồ
tể, hiện thân của những gì được coi là tột cùng của cái ác trong thời
đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu
đem so với những tội ác của Khmer đỏ do bọn Pol Pot – Ieng Sary – Khieu
Samphan cầm đầu:
-
Hitler đã cố tiêu diệt người Do Thái, người Slave, người Zigal và những người “không thuộc giống Aryan” khác. Còn Pol Pot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt Nam, người Hoa, người Chăm theo đạo Hồi và các nhóm người theo thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khmer của chính bản thân hắn.
-
Hitler bắt người từ Pháp, Ba Lan và các nước khác làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn Ban lãnh đạo Khmer đỏ thì lại biến đất nước thành một trại tập trung khổng lồ.
-
Hitler đốt cháy và làm ô uế các giáo đường Do Thái, ngược đãi các nhóm tôn giáo. Còn Khmer đỏ thì lại đàn áp mọi hình thức lễ bái tôn giáo. Bọn chúng biến nhà chùa đạo Phật, thánh đường đạo Hồi và nhà thờ đạo Thiên Chúa thành các trung tâm tra tấn, thành chuồng lợn, thành kho chứa, hoặc đơn giản hơn là phá tan tành.
-
Hitler đốt sách của các nhà văn chống phát xít. Còn Pol Pot và bè lũ thì đốt tất cả các sách vở và thư viện, chà đạp lên mọi di tích truyền thống và nền văn hóa Campuchia.
-
Hitler tìm cách dồn phụ nữ Đức trở lại vai trò “bếp núc, nhà thờ và con cái”. Còn Khmer đỏ thì tách vợ khỏi chồng, cha mẹ khỏi con cái, và thủ tiêu hoàn toàn cuộc sống gia đình.
-
Hitler dùng phòng hơi ngạt để giết hàng loạt người và để che giấu tội ác này, chúng phải tiến hành tội ác bí mật trong các trại giam hẻo lánh, xa nơi dân cư. Bọn Pol Pot đã trắng trợn, công khai tiến hành tội ác ngay ban ngày ban mặt, tàn sát con người bằng những cách thức cực kỳ vô nhân đạo, mà không sợ mọi người nhìn thấy.
Thực chất chế độ Pol Pot – Ieng Sary là “một nền độc tài phát xít đẫm máu kết hợp với một nền độc tài thời phong kiến trung cổ, đội lốt chủ nghĩa xã hội”.
Như vậy bọn đao phủ Pol Pot – Ieng Sary, tay sai
của Bắc Kinh, đã đồng thời phạm hai tội ác liên quan chặt chẽ với nhau:
diệt chủng chống nhân dân Campuchia và gây chiến tranh xâm lược nhằm
diệt chủng dân tộc Việt Nam.
Pol Pot – Ieng Sary phải được xếp vào số những
tội nhân lớn nhất trong lịch sử. Chế độ đáng kinh tởm của nó đã ghi vào
lịch sử thế giới những dòng chữ khủng khiếp không bao giờ phai mờ.
Thế giới ngày nay trong bối cảnh trật tự cũ đã
tan vỡ, trật tự mới chưa hình thành rõ ràng. Các thế lực đế quốc, các
nước lớn chẳng những không từ bỏ mà còn đeo đuổi những mục tiêu riêng
nhằm giành quyền bá chủ toàn cầu, buộc các nước nhỏ hơn phải phục tùng ý
chí của chúng. Xưa kia, chúng đi xâm chiếm thuộc địa và vơ vét tài
nguyên của các nước khác, chúng viện cớ đi truyền bá đạo Thiên chúa và “khai hóa văn minh” cho những dân tộc “mọi rợ”. Những giá trị đó nay đã lỗi thời, giờ đây chúng đưa ra những giá trị mới để thế giới phải tuân theo, như giá trị: “dân chủ”, “nhân quyền”, “nhân đạo”, “kiến tạo hòa bình”, “tự do hóa thương mại”,…
Chúng bất chấp luật pháp quốc tế, lợi dụng ưu thế về quân sự và thực
lực kinh tế hùng mạnh để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
có chủ quyền.
Vấn đề là ở chỗ, các thế lực đế quốc, nước lớn
trên thế giới ngày nay, một khi vì lợi ích riêng của mình, họ không ngần
ngại sử dụng, xúi giục, che chở, bảo vệ bọn phản động, bọn đao phủ
trước dư luận thế giới, để bọn chúng thực hiện mọi tội ác, cho dù tội ác
đó chống lại loài người. Việc vạch trần tội ác diệt chủng của bọn Pol
Pot – Ieng Sary đối với nhân dân Việt Nam nhằm nhắc nhở tất cả các chiến
sĩ đấu tranh cho sự nghiệp chính nghĩa vì sự tiến bộ xã hội, và lực
lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới về những quá khứ khủng khiếp mà
nhân dân Việt Nam đã chịu đựng, để những tội ác này không còn có cơ hội
xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên trái đất. Đồng thời nhắc nhở mọi người Việt
Nam luôn cảnh giác đối với các lực lượng thù địch còn đang rình rập vẫn
còn kêu gào chống lại dân tộc Việt Nam, giết hại người Việt Nam. Sao
cho những điều khủng khiếp tương tự như đã xảy ra ở Ba Chúc vào năm 1978
sẽ không bao giờ được phép tái diễn, bất cứ nơi đâu đối với dân tộc
Việt Nam.
Quá khứ thì đã khép lại để chúng ta hướng về
tương lai, nhưng những gì đã diễn ra ở Ba Chúc, Hà Tiên, Tây Ninh,… tất
cả chúng ta không bao giờ được quên./.
NGUYỄN ĐOÀN BẢO TUYỀN
_____________________________
(32)
Theo nhà nghiên cứu Ben Kirnan, trong năm 1973, một tiểu ban của Thượng
nghị viện Mỹ đã thống kê, chiến tranh ở Campuchia đã tạo nên 3.368.000
người tị nạn trong tổng số 7 triệu người.
(33) Sách trắng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam – Sự Thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua – sđd, tr. 13.
(34) (35) Sách trắng Bộ Ngoại giao nươc CHXHCN Việt Nam – Sự Thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua – sđd, tr. 14.
(36) Các đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mao, đ?ợc Trung Quốc giúp đở ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines,… – TGĐT.
(37) (38) Xem thêm Sự Thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, sđd.
(39)
Anh họ của Sihanouk, sau 1975 giữ chức Bộ trưởng Tư pháp bù nhìn cho
Chính phủ Campuchia dân chủ, năm 1977 bị bọn Pol Pot thủ tiêu. – TGĐT.
(40) Tìm hiểu lịch sử – văn hóa Campuchia (tập 1) – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội, 1983, sđd, tr. 117.
(41)
Ở Campuchia, trư?c năm 1975 có 400.000 ngư?i Hoa, chiếm 5% dân số,
nhưng nắm trong tay 98% các cơ sở công nghiệp – P.TS Trần Khánh – Vai trò ngư?i Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á – Viện Khoa học xã hội Việt Nam-Viện Đông Nam Á học – Hà Nội 1992.
(43) Những cán bộ, đảng viên kỳ cựu của Đảng Pracheachon từ khi Đảng mới thành lập vào năm 1951 – TGĐT.
(44) Xem thêm Sự Thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, sđd.
(45) Thật sự chúng đã làm như vậy ngay sau 17-4-1975 đối với phần lãnh thổ của Việt Nam – TGĐT.
(46) Xem thêm Tội ác diệt chủng của Pôn Pốt – Iêng Xary – sđd.
(47) Trường Chinh – Về vấn đề Campuchia – NXB Sự Thật – Hà Nội, 1979, tr.13.
(48) Đã được rrình bày ở Chư?ng II – TGĐT.
(49)
Son Sen đã học ngành Sư phạm tại Paris, từng giữ chức vị lãnh đạo tại
Trường Đại học Sư phạm Phnom Penh thời Sihanouk. Chính vợ chồng tên đồ
tể Son Sen – Yun Yat này cùng toàn bộ gia đnh gồm 11 người, lại bị Pol
Pot ra lệnh tàn sát vào 10-6-1997 – TGĐT.
(50) “Tên đồ tể? Ta Mok, sinh khoảng năm 1927, tại xã Tropeng Thom, huyện Tram Koh, tỉnh Takev. Tham gia chống Pháp trong phong trào Israk
(tổ chức của ngững ngư?i cộng sản Khmer trong Đảng Cộng sản Đông
Dư?ng). Ngày 20-3-1976, giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội Campuchia dân
chủ. Từ tháng 11-1978, làm Phó Bí thư thứ hai Đảng Cộng sản Campuchia,
phụ trách các vùng nông thôn. Ngoài ra còn giữ chức Tổng Tham mưu
trưởng quân đội Campuchia dân chủ.
Hắn bị quân đội Chính phủ Hoàng gia Campuchia bắt ngày 06-3-1999 ở gần Anlong Veng thuộc vùng biên giới giáp Thái Lan.
(51) Kaing Khek Iev – anh Deuch,
con một gia đnh nông dân nghèo tỉnh Kampong Thom, là một học sinh xuất
sắc nên đ?ợc chọn vào học Trường Lycee Sisowath tại Phnom Penh. Năm
1959, Duech đ?ng thứ hai trong kỳ thi học sinh giỏi cấp III toàn
quốc. Sau đỗ thủ khoa về ngành toán ở trưởng đại học. Trở về Kampong
Thom làm Phó Hiệu trư?ng và dạy toán tại một trường phổ thông. Năm
1967, bị Sihanouk bỏ tù ba năm vì chống chính phủ. Sau khi ra tù, Deuch
vào rừng theo Khmer đỏ. Dưới thời Pol Pot, hắn phụ trách nhà tù – trung
tâm tra tấn Toul Sleng, nơi đây khoảng 20.000 ngư?i đã bị sát hại, sau
khi chế độ diệt chủng Khmer đỏ sụp đổ, hắn thay tên đổi họ và chui vào
làm việc cho một tổ chức cứu trợ của tôn giáo ở tỉnh Batdambang. Hắn bị
Chính phủ Vư?ng quốc Campuchia bắt ngày 08-5-1999 – TGĐT.
(52) Diễn văn của Pol Pot ngày 03-02-1976.
(53)
Trong đợt truy quét bọn tàn quân Khmer đỏ, bắt hụt Pol Pot và Ieng
Sary ở Ta Sanh hồi tháng 3-1979, quân tình nguyện Việt Nam và quân đội
cách mạng Campuchia thu được nguyên vẹn toàn bộ kho lưu trữ của Khmer
đỏ. Có những tài liệu nói về việc cung cấp vũ khí, cố vấn,… của Trung
Quốc cho Campuchia dân chủ. Ví dụ:
Từ tháng 10-1975 sẽ chuyển giao 13.300 tấn vũ khí gồm súng ống, đạn dư?c, xăng dầu và xe cộ.
Bản dự thảo chuyển giao vũ khí từ 1976 tới
cuối năm 1978 gồm: pháo phòng không, radar, tàu hộ tống, tàu phóng ngư
lôi, xe tăng, pháo binh, thiết bị thông tin, thiết bị công binh, máy bay
chiến đấu, máy bay ném bom,… Phương thức vận chuyển bằng đường biển và
giao tại cảng Kompong Saom. Việc cung cấp cố vấn để lắp ráp lại và
hướng dẫn sử dụng vũ khí. Những chi tiết kỹ thuật và có nêu những khó
khăn đối với Trung Quốc trong việc chuẩn bị văn bản bằng tiếng
Campuchia, đặc biệt Trung Quốc phàn nàn việc thiếu người Campuchia làm
phiên dịch tiếng Hoa,… – Xem thêm Uyn-phrết Bớc-sét – Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam, sđd, tr. 200-205.
(57) Các tác giả của “Sách đen”
thể hiện sự dốt nát của chúng đối với những gì đã toát ra từ cuộc kháng
chiến chống Pháp. Chúng không trực tiếp chiến đấu cùng nhân dân. Với
cách gọi “Việt Nam –kẻ thù số một”, chúng đã nhập chung lại với
nhau: các thế lực cầm quyền phong kiến Việt Nam, Việt Minh và “Việt
Cộng” (bạn chiến đấu của Campuchia chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ)
cùng chế độ bù nhìn Sài Gòn (mà cả Việt Minh và “Việt Cộng” đã anh dũng
chiến đấu chống lại). Phản ánh nhận thức chính trị thấp kém và định kiến
chống Việt Nam tới mức cuồng dại của Ban lãnh đạo Pol Pot – Ieng Sary.
Ben Kirnan và Chantha Bua nhận xét: “Sách đen là hoàn toàn nhảm nhí”.
(1) Những từ ngữ mà giới lãnh đạo Bắc Kinh giành cho Trung Quốc và dành cho kẻ thù đế quốc Mỹ của họ trước đây – TGĐT.
Nguồn: VCV