THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 18/12/2012
TTXVN (Hồng Công 14/12)
Theo báo mạng Asia Times Online,
không có gì là bí mật khi biết rằng vấn đề chính đối với Đại hội 18
Đảng Cộng sản Trung Quốc (vừa mới kết thúc) là cải cách chính trị, như
các nhà lãnh đạo sắp mãn nhiệm là Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Thủ
tướng Ôn Gia Bảo đã nhiều lần nhắc đến trong những tháng gần đây.
Chuyển tiếp chính trị tại Trung Quốc vô cùng quan
trọng đối với thế giới. Sự liên quan quan trọng của toàn bộ vụ bê bối
Bạc Hy Lai cũng là về cải cách chính trị. Trong một hệ thống chính trị
cởi mở hơn, một người như Bạc Hy Lai, một Bí thư Thành ủy bị “ngã ngựa”
tại Trùng Khánh, có thể bị ngăn chặn từ lâu trước khi có thể gây ra
những thiệt hại nghiêm trọng, hoặc òng ta có thể thay đổi con đường của
mình để vươn đến vị trí cao nhất với đầy đủ tính pháp lý.
Nhưng cải cách chính trị không phải là một vấn đề
nội bộ Trung Quốc đơn thuần. Vì Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế số
hai thế giới và tiếp tục đà tăng trưởng nhanh, vấn đề không chỉ là sự
hội nhập toàn diện của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới mà còn là sự
hội nhập toàn diện vào hệ thống chính trị toàn cầu.
Sự hòa hợp của hệ thống chính trị Trung Quốc với
phần còn lại của thế giới có vai trò tối quan trọng để thúc đẩy hòa nhập
kinh tế và duy trì hòa bình. Việc được điều hành bởi các hệ thống chính
trị tương đồng không bảo đảm cho hòa bình và sự hòa nhập chính trị. Đã
có vài minh chứng lịch sử về chiến tranh giữa các nền dân chủ hay chiến
tranh giữa các hệ thống chính quyền độc đoán. Sự khác biệt trong hệ
thống chính trị là nguyên nhân của những ngờ vực và hiểu lầm và càng dễ
dẫn đến xung đột, rạn nứt kinh tế và chiến tranh.
Tất nhiên, có nhiều điều thế giới có thể học từ
Trung Quốc (chẳng hạn như chế độ đãi ngộ nhân tài, kỹ năng tổ chức),
nhưng do thế giới đã bị lấn át và điều hành trong 300 năm qua bởi các
nguyên tắc và quan điểm của phương Tây, vì vậy rất khó có khả năng trong
vòng 30 năm tới thế giới đó sẽ chấp nhận các nguyên tắc thuần Trung
Quốc.
Nếu như Trung Quốc trong giai đoạn này luôn muốn
có được sức mạnh quân sự và chính trị lớn và cố gắng áp đặt nguyên tắc
của mình lên thế giới, thì thế giới sẽ dễ dàng hợp lại cùng nhau để
chống Trung Quốc và vì vậy sẽ chèn ép Trung Quốc và tham vọng của nước
này.
Vì vậy, sự hòa hợp của Trung Quốc và thế giới
phải xảy ra phần lớn theo nguyên tắc của phương Tây. Nhưng dân chủ không
chỉ là một vài quy định về việc làm thế nào để giành phiếu. Nó là về
các hệ thống phức tạp và nền văn hóa được thể hiện và củng cố cho những
hệ thống này.
Trung Quốc bị chi phối mạnh mẽ bởi sự pha trộn
đặc biệt giữa chế độ phong kiến cũ với cấu trúc và văn hóa XHCN. Rất khó
để thay đổi cấu trúc này hay thậm chí thay đổi chúng mà không gây ra
nguy cơ đối đầu với những nhóm lợi ích bất di bất dịch – và những mối đe
dọa gây ra sự sụp đổ của cấu trúc này cũng như những lợi ích của chúng
có thể tạo nên một sự kháng cự bằng vũ trang chống lại sự thay đổi.
Trong 30 năm qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã trợ
giúp sự tăng trưởng và chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng
trong một vấn đề khó khăn và nhạy cảm hơn nhiều đối với cả Trung Quốc và
thế giới – cải cách chính trị, Trung Quốc không nhận được sự hỗ trợ từ
bất kỳ ai. Bắc Kinh cần sự hỗ trợ để bảo đảm rằng sự thay đổi chính trị
trong nước sẽ giúp nước này hội nhập với thế giới và sẽ không bị tách ra
làm hai phần. Vì vậy, đó là một vấn đề của sự cai trị trên toàn cầu,
xét trên khía cạnh hòa bình và nền kinh tế toàn cầu.
Hơn thế nữa, hòa nhập chính trị cũng là cơ sở cho
hội nhập kinh tế. Không có chính trị, kinh tế không thể một mình mang
lại thống nhất và hòa bình, như châu Âu đã cho thấy trong những tháng
gần đây. Cuộc khủng hoảng vẫn còn đang tiếp diễn tại châu Âu đã chứng
minh rằng liên minh tiền tệ mà không có liên minh chính trị cuối cùng sẽ
tạo ra một con quỷ.
Thậm chí, trong một môi trường ổn định và hòa
bình, như tại châu Âu hiện nay, được định hình trong hàng thập kỷ bởi sự
hợp tác chặt chẽ ở mọi cấp độ, trong đó có cả quân sự và chiến lược, sự
thống nhất tiền tệ không có nền tảng tài khóa thống nhất (điều thực sự
là cơ sở của thống nhất chính trị) sẽ không ngăn chặn được các thảm họa.
Thêm vào đó, trong thời gian khủng hoảng nghiêm
trọng, không rõ liệu một liên minh tiền tệ không có sự thống nhất chính
trị có giúp ích được không. Nhiều người tại Đức, Italia, Phần Lan, Tây
Ban Nha và Hy Lạp tranh luận rằng nền kinh tế của họ sẽ tốt hơn nếu
không có đồng euro.
Nếu sự thiếu thống nhất chính trị tạo ra những
vấn đề lớn tại một nơi như châu Âu, nơi đã có sự hợp tác chặt chẽ ở mọi
cấp độ trong hàng thế kỷ, chỉ có thể hình dung rằng sự thiếu hòa hợp
chính trị có thể tạo được ra trong một môi trường như tại Trung Quốc
trong quan hệ với phần còn lại của thế giới, Ở đây, chúng ta thấy rằng
giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới không có sự hợp tác quân sự
và chiến lược chặt chẽ, có một sự khác biệt văn hóa lớn và tranh chấp
lãnh thổ, sự ngờ vực sâu sắc, và sự trao đổi với phần còn lại của thế
giới dựa trên hợp tác kinh tế mang lại lợi ích ngắn hạn (chẳng hạn việc
sản xuất tại Trung Quốc hay mua các hàng hóa Trung Quốc là vì chi phí
sản xuất tại đây thấp). Trong trường hợp chi phí sản xuất của Trung Quốc
tăng và không song hành cùng tăng chất lượng, hàng hóa của Trung Quốc
sẽ mất lợi thế và thị trường nội địa Trung Quốc sẽ không thể giành được
sự quan tâm thích đáng từ nước ngoài – và khi đó Trung Quốc có thê bị cô
lập và dẫn đến bị tấn công.
Tất nhiên, đồng euro là một nhân tố chính cho
tăng trưởng và hòa bình tại châu Âu, nhưng nó tồn tại hai vấn đề: đồng
euro không hòa hợp được các hệ thống tài khóa tại châu Âu, và vấn đề này
hợp cùng với sự bất ổn định giá trị khi so sánh với USD (đồng tiền tiêu
chuẩn kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) và với đồng tiền có vai
trò quốc tế sau đó, đồng nhân dân tệ. Các yếu tố này đã góp phần tạo ra
sự bất ổn trong các hệ thống chính trị xã hội toàn cầu.
Tại một hội nghị trong tháng 11 ở Bắc Kinh,
chuyên gia Robert Mundell đã ám chỉ rằng việc thiếu một đồng tiền toàn
cầu sẽ gây ra các vấn đề lớn, gồm: Thiếu một đơn vị thanh toán quốc tế,
thiếu một cơ sở cho sự ổn định tiền tệ, sự biến động bất định của tỷ giá
hối đoái các đồng tiền chủ chốt, biến động lớn về giá các nguyên liệu
thô, mức cần thiết của lượng dự trữ quốc tế”.
Điều này phù hợp với 3 điểm lo ngại về kinh tế
toàn cầu trong suốt Hội nghị G20 năm 2010 tại Pari: “1. Sự mất ổn định
quá mức của giá các nguyên liệu thô. 2. Sự mất ổn định quá mức của tỷ
giá hối đoái. 3. Các hệ thống quản lý yếu kém”.
Sự cần thiết của hòa hợp chính trị Trung Quốc với
thế giới không phải là một nhân tố bên ngoài. Mô hình của sự hợp pháp
hóa quyền lực tại Trung Quốc đơn giản là các vấn đề sau trong các thế kỷ
đã qua: một nhóm người với vai trò lãnh đạo thuyết phục có thể dẫn dắt
một cuộc cách mạng hay xâm lược thành công có thể lật đổ triều đại đương
đại và thành lập một triều đại mới.
Người cai trị hiện tại gánh vác một nửa trách
nhiệm trong việc duy trì hòa bình tại quốc gia này và phúc lợi của người
dân cho tới một cuộc cách mạng mới, sau một hay hai thế kỷ, sẽ lật đổ
triều đại của ông ta. Chu kỳ đặc trưng này cũng sẽ dẫn tới sự tái phân
bổ đất đai dưới triều đại mới được thành lập và mở rộng diện nộp thuế
(khi không ai có sức mạnh để buộc chính quyền chấp nhận rằng một ai đó
không phải nộp thuế). Vì vậy, trong thời kỳ sau, có một sự tập trung hóa
đất đai và thu hẹp diện nộp thuế, khi mà những địa chủ giàu có và quyền
lực, những người tích lũy của cải và bóc lột người khác trên mảnh đất
của họ, tập hợp đủ sức mạnh để không phải trả khoản thuế mà họ nợ. Sự
tập trung hóa đất đai và thu hẹp diện nộp thuế sẽ khiến nhà nước phải
tăng thuế trong khi dân chúng tăng sự chia rẽ giữa những người “có của
cải” – các gia đình sở hữu đất với những người’ “không có gì” – những
gia đình không có đất đai. Những người giàu có thể càng giàu thêm, những
người nghèo lại càng nghèo đi. Tình trạng này sẽ khiến số người nghèo
gia tăng, và họ trở nên giận dữ hơn vì vị trí xã hội của họ, và đến lượt
nó, theo như quan điểm cổ xưa, có thể gây ra sự chia rẽ giữa người cai
trị với sự thần thánh và người dân. Người dân, dưới sự trợ giúp của thần
thánh, hoặc ông trời, có thể thể đánh đổ chế độ và lập nên một đứa con
mới của trời, một người trị vì mới.
Đó là trong thời kỳ cổ đại, cho đến thời Mao
Trạch Đông, người thực sự là người trị vì cuối cùng của Trung Quốc. Sau
đó không còn người trị vì nào nữa, mà chỉ có đội ngũ lãnh đạo tập thể
của một số nhân vật kỳ cựu xung quanh Đặng Tiểu Bình và các chế độ sau
đó của các nhà kỹ trị Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, Mao
Trạch Đông không dựa vào sự trợ giúp từ thần thánh hay thiên đình, khi
ông nổi tiếng là người theo thuyết vô thần, và những người kế vị ông đã
cố gắng nhận sự trợ giúp từ người dân. Nhưng khi thiếu đi chỗ dựa từ
thần thánh hay từ các cuộc bầu cử hiện đại, sự hỗ trợ này quả là khó có
thể đo lường và tin tưởng.
Các chế độ cũ của phương Tây cũng dựa vào Chúa và
người dân. Theo những câu nói của người xưa, “Tiếng nói của người dân
là tiếng nói của Chúa”, Khi, trong thời kỳ khai sáng, Chúa tách rời khỏi
hình ảnh chính trị, các nước phương Tây tìm thấy một nguồn mới về sự
thần thánh trong sự sùng bái của sự ủy thác của công chúng đối với việc
bầu cử. Những tiếng nói hiện đại cũng có thể là “Tiếng nói của người dân
là tiếng nói của Chúa”.
Hiện tại, Trung Quốc không có Chúa và không có sự
ủy thác rõ ràng và có thể đo đếm được của một cuộc bầu cử phổ thông.
Thực tế là Trung Quốc không có thiên đường và không có người dân. Hơn
thế nữa, quan hệ sở hữu, phân phối và tập trung đất đai truyền thống cổ
đại – quan hệ đã điều chỉnh và định hướng chu kỳ triều đại trong quá khứ
– cũng đã không còn, vì một lý do đơn giản là kinh tế điền địa đã không
còn quan trọng tại Trung Quốc.
Trong quá khứ, hơn 90% dân số Trung Quốc sống tại
các làng quê, trong khi hiện tại chỉ chưa đến 50% sống tại các khu vực
này, và tỷ lệ đang ngày càng giảm. Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền
kinh tế cũng giảm và do vậy chu kỳ thịnh, suy của các triều đại cũng đã
kết thúc hoàn toàn. Nếu quyền lực Cộng sản bị lật đổ, nó sẽ không xảy ra
với các cuộc nổi dậy của nông dân như trong quá khứ. Điều này khiến cho
hệ thống chính trị của Trung Quốc như một quả bóng bay trên không
trung: không có ai, không có thiên đường và không có chu kỳ đất đai và
không có những mối đe dọa lớn đối với giới cầm quyền – nhưng cũng không
có hỗ trợ lớn, không có điểm tựa chính.
Nó có thế được xem là một điểm rất mạnh, nhưng
cũng có thể xem là một điểm cực kỳ yếu kém, với nền tảng rất nhỏ. Nền
tảng hỗ trợ thực tế duy nhất là cấu trúc của nó: một hệ thống Xôviết
lồng ghép với hệ thống phong kiến cũ của Trung Quốc, cấu trúc này tự
nuôi sống mình và đất nước. Nó cũng là rào cản chính đối với quá trình
cải cách và những thành tựu khác của đất nước. Cải cách cấu trúc nhà
nước này là cực kỳ khó, bởi nó dựa trên và ăn sâu vào văn hóa đã trải
rộng trên toàn đất nước.
Nhưng Trung Quốc cần cải cách để tiến lên và thế
giới cần Trung Quốc cải cách cấu trúc để làm cho hệ thống chính trị của
Trung Quốc hòa hợp với thế giới. Hòa hợp chính trị có thể tạo chỗ dựa
cho kinh tế toàn cầu và thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiến lên một bước mạnh
hơn. Nó cũng có thể giúp kiểm soát giá nguyên liệu thô, giúp đổi mới
công nghệ và kiểm soát khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Một thỏa thuận về tỷ giá đồng USD – nhân dân tệ
có thể là dễ dàng bởi vì chỉ cần sự tham gia của hai chính quyền trung
ương trong khi có thể kiểm soát 35% kinh tế toàn cầu và có thể là một
nửa tăng trưởng toàn cầu. Nó cũng có thể dễ dàng hơn bởi sự ràng buộc
kéo dài giữa hai đồng tiền. Nhưng để đạt được thỏa thuận này trước hết
cần có một sự hòa hợp chính trị.
Một thỏa thuận về tỷ giá đồng USD – euro có thể
sẽ khó khăn hơn bởi các hệ thống không chỉ bao gồm hai thực thể chính
trị có thể đối thoại song phương. Đằng sau ban lãnh đạo “ảo” tại
Brúcxen, có những tiếng nói không hòa hợp tại châu Âu, mỗi tiếng nói có
ưu tiên riêng mà sẽ không suy giảm bất chấp nguy cơ khủng hoảng lớn về
chính trị, xã hội và kinh tế.
Nhưng nếu một thỏa thuận kinh tế và chính trị
giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra, châu Âu có thể cũng tham gia, và một lực
hấp dẫn tương tự có thể xảy ra với đồng yên Nhật và đồng bảng Anh. Nó
cũng có thể giúp ổn định giá nguyên liệu thô như dầu và khí đốt tại
Trung Đông và Nga. Nó có thể là cơ sở cho một hệ thống tài chính quốc tế
Bretton Woods mới về kinh tế và chính trị. Nó cũng có thể hỗ trợ cho sự
hội tụ chiến lược và quân sự. Ấn định tỷ giá hối đoái và hội tụ quân sự
chiến lược-chính trị có thể tạo ra một cấp độ mới cho các nhà cải cách
và các doanh nhân vươn ra tầm thế giới.
Tuy nhiên, Mỹ và châu Âu cũng có trách nhiệm lớn.
Trong khu vực đồng euro và USD, các quốc gia đang bị các núi nợ đè
nặng, Tuy nhiên, một sự tái định giá tài sản của các nước này và một bản
cân đối mới cho các quốc gia, đề cập đến quyền sở hữu và kêu gọi đầu tư
tư nhân vào tài sản nhà nước, có thể thay đổi hình ảnh tại Mỹ, châu Âu
và Trung Quốc.
Nhưng mọi thứ xoay quanh Trung Quốc. Nếu Trung
Quốc không bắt đầu tiến trình hòa hợp chính trị với thế giới, tất cả các
nước khác sẽ bị kẹt. Và vì vậy, các hệ quả có thể là khắc nghiệt đối
với Trung Quốc và tất cả các nước khác.
Đây là một giấc mơ, nhưng cũng có thể có giá trị
sau cơn ác mộng – khả năng đối đầu dữ dội với Trung Quốc, vấn đề của
Trung Quốc luôn bao gồm hai yếu tố, một yếu tố đại diện bởi nguy cơ đối
với bản thân Trung Quốc với tư cách là một thực thể địa chính trị và yếu
tố còn lại là do Trung Quốc nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Chúng ta có thế tách riêng hai vấn đề bởi nếu không có Đảng Cộng sản,
Trung Quốc với tư cách là một nền dân chủ có thể gây ra một số nguy cơ
đối với thế giới. Giả định rằng sự vươn lên của Trung Quốc sẽ làm thay
đổi cán cân quyền lực toàn cầu, nó sẽ làm giảm quyền lực của Mỹ. Chúng
ta có thể thấy những lựa chọn khác nhau mà Mỹ có thể dùng để ngăn chặn
hay làm chậm sự vươn lên của Trung Quốc, điều có thể gây ra nhiều vấn đề
cho Mỹ. Lựa chọn đầu tiên là chiến tranh chống lại Trung Quốc. Mỹ có
thể phát động một cuộc chiến lớn chống lại Trung Quốc, Tron2 trường hợp
này Mỹ đương nhiên sẽ thắng khi giết được 400 triệu người Trung Quốc, số
lượng này lớn gấp 8 lần số người chết trong Chiến tranh Thế giới thứ
Hai. Gây ra số lượng thương vong quá lớn tại Trung Quốc có thể tạo nên
những vết thương về tinh thần và đạo đức lớn tại Mỹ, làm giảm năng lượng
của Mỹ trong nhiều thế kỷ, điều có thể khiến Mỹ đi xuống ngay cả khi là
kẻ thắng trận. Mặt khác, nếu nhìn vào Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy rằng
từ năm 1980 đến 2010, chính sách một con tại Trung Quốc đã lấy đi của
dân số nước này 400 triệu người. Tức là nếu không có chính sách đó, dân
số Trung Quốc hiện có thể đã lên đến 1,8 tỷ người. Vì vậy, nếu Trung
Quốc, sau thất bại đẫm máu đó, sẽ bỏ chính sách một con và dân số có thể
tăng trở lại lên 1,4 tỷ người trong khoảng 30 năm. Trong trường hợp
này, Trung Quốc sẽ cực kỳ giận dữ với Mỹ và sẽ dẫn đến việc trả thù vào
một thời điểm nào đó khi mà Mỹ có thể vẫn bị tổn thương về phương diện
đạo đức vì đã giết hại 400 triệu người.
Có thể có lựa chọn thứ hai, đó là chia rẽ Trung
Quốc thành nhiều nhà nước cạnh tranh của người Trung Quốc. Lựa chọn này
có thể xua đi một số căng thẳng trong cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ,
đồng thời có thể đem lại cho Mỹ lựa chọn chiến đấu với một Trung Quốc
nhỏ hơn. Trên thực tế, Trung Quốc có thể bị chia tách thành 4 – 5 nước
nhỏ, mỗi nước có dân số ngang bằng Mỹ. Điều đó có nghĩa là mỗi nước
Trung Quốc nhỏ cuối cùng có thể trở thành một đối thủ mạnh của các nước
kia.
Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng thế giới,
bao gồm nền văn minh Trung Quốc cổ đại, đã bị chia rẽ. Ngoài bản thân
Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), chúng ta có Nhật Bản, Hàn
Quốc, Việt Nam, Đài Loan và Xinhgapo, tất cả đều là những quốc gia và
vùng lãnh thổ rất cạnh tranh. Tuy nhiên, Nhật Bản, quốc gia lớn nhất
trong số đó, có dân số chỉ bằng một phần ba so với Mỹ và so với một quốc
gia giả định Trung Quốc nhỏ hơn. Trong những năm 1980, Nhật Bản đã gần
như vượt qua kinh tế Mỹ và đặt ra một điều khi đó được xem là mối đe dọa
chiến lược lớn. Từ đó, chúng ta có thể dự đoán nguy cơ của nhiều nước
Trung Quốc trên thế giới. Có nghĩa là, nhiều nước Trung Quốc có thể đặt
ra một thách thức lớn hơn, thách thức lớn về kinh tế, đối với Mỹ hơn là
một nước Trung Quốc thống nhất.
Lựa chọn thứ ba có thể là một cuộc chiến hủy diệt
chống lại Trung Quốc, khi đó 1,4 tỷ người bị thảm sát. Tuy nhiên, trong
thế giới hiện đại ngày nay, điều này là cực kỳ khó xảy ra. Nỗ lực của
Hitler nhằm tiêu diệt 10 triệu người Do Thái đã chứng minh đó là điều
không thể. Trên thực tế, nỗ lực của Hitler đã giúp tái sinh Nhà nước Do
Thái Ixraen sau 2000 năm, và sức mạnh cũng như ảnh hưởng của người Do
Thái hiện lớn hơn so với những năm 1930 – thời kỳ xảy ra chiến dịch tiêu
diệt người Do Thái của quân phát xít.
Người Trung Quốc đã chứng minh sức tái sinh rất
lớn tại nhiều nước Đông Nam Á. Ví dụ, tại Inđônêxia, trong khi chỉ chiếm
thiểu số (có thể là nhỏ hơn 5% dân số) hay tại Philippin (khoảng 1% dân
số), nhưng họ kiểm soát khoảng 90% nền kinh tế. Diệt vong 1,4 tỷ người
Trung Quốc là khó khăn hơn gấp bội so với nỗ lực của Hitler và gần như
chắc chắn sẽ kết thúc với thất bại khủng khiếp.
Lựa chọn thứ tư là chiến lược hiện nay của Mỹ,
chính sách ngăn chặn/can dự, mang lại kết quả hỗn hợp. Chiến lược ngăn
chặn toàn diện mà Mỹ áp đặt chống lại Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh gặp khó khăn vì nền kinh tế Liên Xô rất ít hoặc là không trao đồi
với các nền kinh tế tư bản. Trong tình huống đó, các nền kinh tế tư bản
có thể gây áp lực lên Liên Xô và khiến nền kinh tế của Liên Xô phải gánh
chịu mà bản thân họ không phải chịu tổn hại gì. Kiềm chế Liên Xô trên
thực tế có thể mang lại lợi ích cho các nước tư bản.
Ngược lại, hiện nay Trung Quốc hội nhập toàn diện
với các nền kinh tế tư bản. Bất kỳ sự kiềm chế thực tế nào đối với
Trung Quốc cũng có thể gây tổn hại cho Trung Quốc, nhưng cũng ảnh hưởng
xấu đến các nước tư bản. Sự hội nhập kinh tế ở mức độ cao giữa Trung
Quốc và phần còn lại của thế giới cho thấy có một số lượng ngày càng
nhiều người ngoài Trung Quốc có thể bị tác động xấu trong trường hợp có
chính sách ngăn chặn, và vì vậy họ sẽ chống lại chính sách này.
Hơn nữa, Trung Quốc có thể dễ dàng chống lại bất
kỳ chính sách ngăn chặn nào trên hai mặt trận. Thứ nhất, bằng cách tăng
những lợi ích ủng hộ cho Trung Quốc tại Mỹ và các quốc gia khác. Các
quốc gia khác có thể bị gây áp lực trong việc lựa chọn quan hệ với Mỹ
hay Trung Quốc, và những nước đó có thể tận dụng tình thế khó khăn này
để tăng cường thu hút vốn và “bán mình” cho người trả giá cao hơn – hay
thậm chí là cho cả hai người trả giá. Vì vậy, thực tế họ có thể được lợi
trong cuộc chiến giữa hai cường quốc này.
Chính sách ngăn chặn và ràng buộc này tạo ra một
tình thế rất phức tạp xung quanh Trung Quốc với các quốc gia không đứng
về phía Trung Quốc nhưng cũng không hoàn toàn đứng về phía Mỹ. Do đó,
trong dài hạn, chính sách này tạo ra một tình thế mà trong đó Trung Quốc
sẽ không hoàn toàn bị kiềm tỏa và các nước xung quanh Trung Quốc có thể
trở thành một thách thức đối với Mỹ.
Cuối cùng, kết quả có thể là: A – Trung Quốc bị
kiềm tỏa, nhưng Mỹ phải đối đầu với nhiều nước hung hăng xung quanh
Trung Quốc; hoặc B – Trung Quốc không bị kiềm tỏa và bị chọc giận bởi sự
cạnh tranh này.
Ngoài ra, có một bầu không khí hoài nghi trên thế
giới, nơi mà mọi người cạnh tranh với nhau và vai trò của Mỹ có thể suy
giảm. Đó là một tình huống hoàn toàn giống với sự cạnh tranh toàn diện
của thời kỳ Chiến Quốc hay của châu Âu với sự suy thoái của Đế chế
Habsburg sau Vương triều Philip II và trước sự nổi lên của các siêu
cường Pháp và Liên hiệp Anh.
Tất nhiên, có những cách khác mà Mỹ có thể tìm ra
chính sách đúng của mình để ngăn chặn/can dự. Tuy nhiên, thực tế là 10
năm thực hiện những chính sách như vậy của Mỹ đã không hiệu quả trong
việc kiềm tỏa Trung Quốc. Chính sách đó tạo ra một sự ngờ vực gia tăng
giữa hai nước và góp phần vào tăng trưởng của các nước và các nền kinh
tế rất hung hăng và cạnh tranh với cả Trung Quốc và Mỹ.
Thực tế là cho dù chính sách ngăn chặn có thành
công hoàn toàn, thì Mỹ cũng có thể phải đối đầu với áp lực lớn hơn từ
các nước trước đây đã chống lại Trung Quốc, một vài trong số các nước đó
có thể thấy rằng, sau khi Trung Quốc thất bại, họ sẽ bắt đầu với chính
sách chống Mỹ. Tất nhiên, hoạt động chính trị là đánh bại các kẻ thù vào
lúc đó. Tuy nhiên, có thể dễ dàng hơn để tránh việc đối đầu vói một kẻ
thù trong khi tạo ra một kẻ thù mới.
Trong bất cứ trường họp nào, Trung Quốc cũng đại
diện cho một mối đe dọa ngoài vấn đề về Đảng Cộng sản. Khi nhìn vào
phong trào dân tộc chủ nghĩa và phong trào chống Nhật Bản, có người sẽ
nghĩ rằng một Trung Quốc dân chủ có thể dễ dàng trở nên hung hăng hơn và
chuyển sang chủ nghĩa phát xít. Có lẽ trong trường hợp này, đối vói Mỹ,
Đảng Cộng sản lại là hữu ích chứ không phải là một kẻ thù.
Có lẽ, với những phân tích đơn giản và ngắn gọn
trên. Oasinhtơn nên nghĩ về các hướng rất khác nhau. Kế hoạch là xây
dựng một cục diện Trung-Mỹ mới. Kế hoạch này cũng có thể loại trừ hoàn
toàn cuộc chơi bập bênh trên lĩnh vực địa chính trị – và tại Trung Quốc.
Nó được hỗ trợ bởi ý tưởng của Trịnh Tất Kiên về xây dựng một cộng đồng
có lợi ích chung. Chỉ có thông qua hợp tác giữa hai nước mới bảo đảm
cho vai trò chính trị của Mỹ trong thế kỷ này và thế kỷ tiếp theo. Không
có nó, bất kỳ giải pháp nào cũng kéo Mỹ cùng với Trung Quốc đi xuống.
Hợp tác với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại là
quá dễ dàng, trong điều kiện Trung Quốc là một quốc gia phân cấp rõ
ràng, nơi mà một đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội rộng lớn. Đảng Cộng sản
Trung Quốc, cùng lúc đó, đang ở trong một cuộc khủng hoang chính trị
nghiêm trọng và hiện tại không có quyết định rõ ràng phải làm gì.
Hơn nữa, Đảng Cộng sản Trung Quốc hết sức lo lắng
về việc Mỹ có thể lợi dụng khủng hoảng hiện tại để tấn công Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đương nhiên cần một giải pháp thoát ra khỏi
tình thế khó khăn hiện tại và Mỹ cần một giải pháp để thoát khỏi những
thách thức chiến lược hiện tại với Trung Quốc. Mỹ cần năng lượng và sức
sống từ Trung Quốc, và với Trung Quốc trên đường chân trời phía Tây,
Trung Quốc có thể là giới hạn sau cùng đối với Mỹ, giới hạn đã được hình
thành từ Caliphoócnia đến Haoai. Trung Quốc có thể mang lại sự thúc đẩy
cần thiết cho Mỹ. Trung Quốc thực sự quan tâm tới việc tiếp cận có hệ
thống với Mỹ.
Dù tăng trưởng nhanh, nhưng Trung Quốc có một trở
ngại hệ thống: thiếu sự đổi mới, tức là thiếu khả năng sản sinh công
nghệ mới và ý tưởng mới về thế giới. Năng lực sáng tạo đến từ Mỹ, tuy
nhiên lại thiếu sức sống như của Trung Quốc. Do vậy, có rất nhiều không
gian cho sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước này.
Tuy nhiên, có một sự thiếu tin tưởng một cách sâu
sắc từ cả hai phía. Sự thiếu tin tưởng này có thể được khắc phục một
cách triệt để. Nghĩa là, Mỹ có thể giúp đỡ Trung Quốc trong suốt thời kỳ
chuyển giao hiện tại của Trung Quốc, thời kỳ này không làm suy giảm sức
mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà làm cho quyền lực của Đảng Cộng
sản thêm vững chắc bằng chế độ dân chủ và hiệu quả hơn.
Cùng lúc đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa Trung Quốc
và Mỹ có thể có sự tham gia của các nước khác, những nước cảm thấy liên
quan hơn là đứng ngoài cuộc. Việc loại trừ các nước đó có thể khiến các
nước này chống lại cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời phá hỏng mọi sự tin
tưởng mới được tạo ra. Đó có thể là một hành động cân bằng khó khăn,
nhưng là khả thi và có thể dễ dàng hơn việc mỗi nước “bán mình” cho cả
Trung Quốc và Mỹ.