THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ sáu, ngày 14/12/2012
(The Economist)
Tranh chấp xung quanh các quần đảo là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự thịnh vượng của khu vực.
Những nước châu Á đúng là không nhìn thấy cả thế
giới trong một hạt cát, nhưng họ đã nhận ra được những mối đe dọa nghiêm
trọng đến lợi ích quốc gia tại các bãi đá nổi và đá ngầm nhỏ bé rải rác
xung quanh bờ biển của họ. Mùa Hè này đã chứng kiến một chuỗi những
tranh chấp trên biển liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt
Nam, Đài Loan và Philíppin. Tháng 9/2012, đã xảy ra nhiều hơn những vụ
nổi loạn chống Nhật tại các thành phố ở Trung Quốc do tranh chấp xung
quanh một nhóm đảo không người ở mà người Nhật gọi là Senkaku và Trung
Quốc gọi là Điếu Ngư. Toyota và Honda đã đóng cửa các nhà máy của mình.
Giữa giọng điệu nóng nảy từ hai phía, một tờ báo Trung Quốc đã đề xuất
đầy hữu ích rằng nên bỏ qua con đường ngoại giao vô nghĩa và tiến thẳng
đến trọng tâm bằng cách mang đến cho Nhật Bản một quả bom nguyên tử.
May mắn thay, đó chỉ là một lời nói phóng đại kỳ
cục: Chính quyền tại Bắc Kinh đang tìm cách giảm thiểu tranh chấp một
cách muộn màng, nhận thức được những lợi ích kinh tế trong việc duy trì
nền hòa bình, Điều này hoàn toàn nghe có vẻ rất hợp lý, cho đến khi
người ta xét đến lịch sử – đặc biệt là mối tương đồng giữa sự trỗi dậy
của Trung Quốc và của một nước Đức đế quốc trong một thế kỷ trước. Thời
kỳ đó, không một ai ở châu Âu có được lợi ích kinh tế trong xung đột;
nhưng Đức đã nhận thấy rằng thế giới quá chậm chạp đến nỗi không thể
điều chỉnh cho phù hợp với sức mạnh đang ngày càng gia tăng của mình, và
những cơn thịnh nộ, tàn bạo và phi lý như chủ nghĩa dân tộc được thiết
lập. Trung Quốc lại đang nổi lên sau những điều mà nó coi là 150 năm
nhục nhã, bị vây quanh bởi những nước láng giềng đầy băn khoăn, rất
nhiều trong số đó là đồng minh của Mỹ. Trong bối cảnh đó, những tranh
chấp về các cụm đá có thể trở nên quan trọng như cuộc mưu sát một đại
công tước.
Một ngọn núi, hai con hổ
Những người lạc quan chỉ ra rằng cuộc xô xát gần
đây nhất chủ yếu là một vở kịch chính trị – một sản phẩm của những cuộc
bầu cử ở Nhật Bản và sự chuyển giao ban lãnh đạo ở Trung Quốc. Cuộc
tranh cãi về đảo Senkaku đã lên đến đỉnh điểm vì Chính phủ Nhật Bản mua
lại một vài hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân Nhật Bản. Mục đích là để
bảo vệ những đảo này khỏi bàn tay tinh ranh của thị trưởng Tôkyô có lập
trường cứng rắn đối với Trung Quốc, người cũng muốn tự mình mua lại
những hòn đảo này. Mặc dù vậy, Trung Quốc đã bị xúc phạm. Nước này đã
củng cố lời tuyên bố chủ quyền của mình và nhiều lần phái tàu tuần tra
đi xâm lấn lãnh hải của Nhật Bản. Điều đó đã củng cố thêm hình ảnh của
ban lãnh đạo, ngay trước khi ông Tập Cận Bình nhậm chức.
Nhìn chung, những người lạc quan lập luận rằng
châu Á đang quá bận kiếm tiền đến mức không có thời gian để gây chiến.
Trung Quốc hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Khách
du lịch Trung Quốc nườm nượp kéo đến Tôkyô để chộp mua ngay những chiếc
túi xách và quần áo thiết kế được trưng bày tại các tủ kính cửa hàng ở
Omotesando. Trung Quốc không thích thú gì với sự bành trướng lãnh thổ.
Dù thế nào đi chăng nữa, Chính phủ Trung Quốc đã gặp đủ vấn đề trong
nước rồi: vậy tại sao nước này phải tìm kiếm thêm những rắc rối ở ngoài
nước?
Châu Á quả thực có lý do để duy trì cho những mối
quan hệ tốt đẹp và cuộc tranh cãi không đâu gần đây nhất có thể sẽ dịu
đi, như những cuộc tranh cãi khác đã từng xảy ra trong quá khứ. Nhưng
mỗi khi một vụ tranh cãi về hòn đảo bùng lên thì thái độ lại trở nên
cứng rắn và niềm tin bị xói mòn. Hai năm trước, khi Nhật Bản bắt giừ
thuyền trưởng của một tàu cá Trung Quốc vì đâm vào một tàu ngay sát quần
đảo này, thì Nhật Bản đã nhận ra hành động trả đũa khi Trung Quốc hạn
chế việc bán đất hiếm cần thiết cho nền công nghiệp của nước này.
Chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng gia tăng ở châu
Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã làm trầm trọng thêm mối đe dọa này. Bất kể
tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này
là gì đi chăng nữa, thì gốc rễ của nó vẫn nằm ở công cuộc xây dựng đế
chế đầy tàn bạo. Giới truyền thông ở các nước đã lợi dụng thành kiến vốn
đã thường xuyên được khắc sâu ở các trường học. Góp phần tạo ra chủ
nghĩa dân tộc và tận dụng khi nó phù hợp với mình, các nhà lãnh đạo
Trung Quốc giờ đây phải đối mặt với lời chỉ trích cay độc nếu họ không
đấu tranh vì một phần của đất nước mình. Một cuộc thăm dò gần đây đã cho
thấy rằng chỉ hơn một nửa người dân Trung Quốc nghĩ rằng trong một vài
năm tới sẽ chứng kiến một “cuộc tranh chấp quân sự” với Nhật Bản.
Do đó, những quần đảo này có ý nghĩa ít vì việc
đánh bắt cá, dầu mỏ hay khí đốt hơn những toan tính trong một trò chơi
đặt cược cao cho tương lai của châu Á. Tất cả các sự kiện, dù nhỏ cũng
đều có nguy cơ thiết lập nên một tiền lệ. Nhật Bản, Việt Nam và
Philíppin đều lo sợ rằng nếu họ nhượng bộ thì Trung Quốc sẽ cảm nhận
được điểm yếu và chuẩn bị cho một yêu sách tiếp theo. Trung Quốc lo sợ
rằng nếu nước này thất bại trong việc thúc đẩy lý lẽ của mình thì Mỹ và
những nước khác sẽ kết luận rằng họ được tự do âm mưu chống lại Trung
Quốc.
Hợp tác và răn đe
Việc châu Á không có khả năng giải quyết các vấn
đề liên quan đến những hòn đảo đã đặt ra những nghi ngờ về việc khu vực
này sẽ đối phó với một cuộc khủng hoảng thật sự trên bán đảo Triều Tiên
và hai bờ eo biển Đài Loan như thế nào. Việc Trung Quốc ngày càng thích
cư xử một cách kiêu căng hùng hổ nuôi dưỡng những điều không chắc chắn
đã ăn sâu về cách mà nước này sẽ hành xử với tư cách một cường quốc chi
phối. Và xu hướng sự bất hòa nhỏ nhặt nhất leo thang trở thành một cuộc
cãi cọ bùng nổ mạnh mẽ là những vấn đề cho Mỹ, mà vừa nhằm làm yên lòng
Trung Quốc rằng Mỹ hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc vừa sử dụng
mối đe dọa về sức mạnh quân sự để đảm bảo ràng Thái Bình Dương xứng đáng
với cái tên của mình.
Một số giải pháp sẽ mất cả một thế hệ. Các chính
trị gia châu Á phải bắt đầu nhổ chiếc răng nọc của những con rắn dân tộc
chủ nghĩa mà họ đã nuôi dưỡng, những cuốn sách giáo khoa chân thực sẽ
giúp được nhiều điều. Trong những thập kỷ tới, sự trỗi dậy của Trung
Quốc sẽ vẫn là điểm trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. “Sự
chuyển hướng” của Barack Obama sang châu Á là một khởi đầu hiệu quả
trong việc thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh của mình. Nhưng
Trung Quốc cần tái đảm bảo rằng thay vì nỗ lực kiềm chế Trung Quốc như
Anh đã làm trong thế kỷ 19 với Đức, Mỹ mong muốn một Trung Quốc có trách
nhiệm để hiện thực hóa tiềm năng của nước này với tư cách một cường
quốc thế giới. Một sự phàn nàn gay gắt về chính trị lên WTO sẽ thêm vào
những lo lắng của Trung Quốc.
Do những căng thẳng liên quan đến quần đảo này và
những phiên bản lịch sử không thể hòa giải của châu Á, 3 biện pháp bảo
vệ ngay lập tức là cần thiết. Một là hạn chế cơ hội để những rủi ro có
thể leo thang thành khủng hoảng. Một sự xung đột trên biển sẽ ít gây
lúng túng hơn nếu một bộ quy tắc ứng xử quy định các tàu nên cư xử như
thế nào và phải làm gì sau một vụ tai nạn. Các chính phủ sẽ thấy dễ dàng
hơn khi làm việc với nhau trong các tình huống khẩn cấp nếu họ thường
xuyên làm việc với nhau trong các tổ chức khu vực. Tuy nhiên, rất nhiều
diễn đàn của châu Á thiếu tầm ảnh hưởng bởi vì không nước nào sẵn sàng
nhượng quyền lại cho các diễn đàn này.
Biện pháp bảo vệ thứ hai là tìm ra lại những cách
thức để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền, mà không gây tổn hại
gì. Chủ tịch Tập Cận Bình nên nhìn vào thành công của người tiền nhiệm
của mình, Hồ cẩm Đào, người đã gác “vấn đề Đài Loan” sang một bên. Với
quần đảo Senkaku (mà Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền), cả Mao Trạch
Đông và Đặng Tiểu Bình đều vui vẻ để lại vấn đề chủ quyền cho thế hệ sau
quyết định. Điều đó thậm chí còn có ý nghĩa hơn nếu các nguồn lực trên
quần đảo này đáng giá một điều gì đó: thậm chí các công ty nhà nước còn
sẽ lưỡng lự khi đặt những giàn khoan dầu của mình trước nguy cơ của một
cuộc tấn công về quân sự. Một khi các tuyên bố chủ quyền được giải
quyết, các nước có thể bắt đầu phân chia những nguồn lực – thậm chí khả
quan hơn, có thể tuyên bố quần đảo và vùng lãnh hải của mình là một khu
bảo tồn thiên nhiên trên biển.
Nhưng không phải tất cả mọi thứ đều có thể được
giải quyết bằng sự hợp tác và vì vậy biện pháp bảo vệ thứ 3 là tăng
cường sự răn đe. Với quần đảo Senkaku, Mỹ đã rõ ràng: mặc dù nước này
không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền, nhưng quần đảo này do Nhật
Bản quản lý và vì vậy nằm dưới sự bảo vệ của Nhật Bản. Điều này đã củng
cố thêm sự ổn định bởi vì Mỹ sẽ sử dụng uy tín ngoại giao của mình để
chấm dứt tranh chấp đang leo thang và Trung Quốc biết là nước này không
thể xâm lược. Tuy nhiên, cam kết của ông Obama với các hòn đảo khác ở
châu Á lại không rõ ràng.
Vai trò của Trung Quốc thậm chí còn trung tâm
hơn. Các nhà lãnh đạo nước này nhấn mạnh rằng sức mạnh ngày càng tăng
không đại diện cho bất cứ một mối đe dọa nào đối với các nước láng
giềng. Họ cũng quả quyết rằng họ hiểu lịch sử. Một thế kỷ trước ở châu
Âu, những năm tháng hòa bình và quá trình toàn cầu hóa đã thu hút các
nhà lãnh đạo nghĩ rằng họ có thể đùa với những ngọn lửa dân tộc chủ
nghĩa mà không có nguy cơ xung đột lớn. Sau mùa Hè này, Ông Tập Cận Bình
và những người láng giềng cần phải hiểu được những quần đảo này trên
thực tế đang gây ra thiệt hại lớn đến mức nào. Châu Á cần phải thoát
khỏi một tình trạng tụt dốc dẫn đến sự mất lòng tin gây xói mòn. Vậy đâu
là cách thức tốt hơn để Trung Quốc thể hiện rằng đó là lòng chân thành
về một sự trỗi dậy hòa bình thay vì giành lấy vị trí lãnh đạo?.