Zbigniewlew Starowicz
Trích từ chương III cuốn Quan hệ tình ái trong các cộng đồng, các tôn giáo và các nền văn hóa
(Nguyễn Tiến Tài - Nguyễn Văn Văn dịch theo: “Seks W kulturach” (Tình
dục trong các nền văn hóa) của Zbigniewlew Starowicz. (Nhà xuất bản lao
động, 1994, tái bản năm 2006 với tựa đề “Quan hệ giới tính trong các nền
văn hóa”).
VĂN HÓA APOLLO
Đấy
là một hình thức văn hoá đề cao mối hài hòa giữa thể xác và tâm hồn,
đồng thời nó ca ngợi những nỗi sung sướng tự nhiên của cuộc sống con
người. Con người ở đây ko bị các hội chứng tình ái bệnh hoạn hoành hành
như ở những nền văn hoá khác vẫn thường gặp. Thế giới tinh thần của họ
gắn bó mật thiết với thế giới tự nhiên và đời sống xã hội. Mặc dầu loại
hình văn hoá này không tránh khỏi chút ít khuyết tật, song niềm khát
khao muốn vươn tới sự hài hòa và cảm khoái trước cuộc sống đã làm cho nó
trở nên hoàn hảo. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi đó là văn hóa
Apollo – một cái tên bắt nguồn từ thời xa xưa của thế giới Hi Lạp. Các
yếu tố văn hoá Apollo có mặt trong nhiều truyền thống văn hoá, chẳng hạn
trong các nền văn hoá thô sơ phổ biến hầu như trên khắp hành tinh chúng
ta. Trải qua một thời gian nhất định, những yếu tố của hình thái văn
hoá này đã thẩm thấu ăn sâu vào nền văn hoá phương Tây đang chứa đầy mâu
thuẫn (Thí dụ: sự thể hiện nỗi buồn nhớ về chốn thiên đường đã bị đánh
mất và về buổi bình minh vàng son xa xưa). Một trong những biểu hiện mới
mẻ của nỗi buồn nhớ đó là phong trào tự nhiên chủ nghĩa (Naturalism)
với tư tưởng quay về với các tập quán Apollo. Một biểu hiện khác được
thể hiện trong câu chuyện hoang đường kể về cuộc tìm kiếm cõi thiên
đường lạc thú trên các hòn đảo kỳ lạ, thí dụ như đảo Taiti. Văn hóa
Apollo còn được phản án cả trong văn học lãng mạn và tình cảm. Có thể
loại hình văn hóa này là sự thể hiện khát vọng vươn tới tự do, hoặc cũng
có thể đấy là một mô hình hoạt động luyến ái của người cổ đại mà cuộc
sống của họ gắn liền với thiên nhiên động vật một cách mật thiết. Từ đó
mà ta bắt gặp những nét mô phỏng tương đồng của người xưa với thế giới
tự nhiên. Trong văn hóa Châu Âu, buổi khởi nguyên của Apollo đã được mô
tả rất tuyệt vời, thí dụ như trong tiểu thuyết nổi tiếng “Damnic và
Hloya”, trong tập “Những bài ca dâng Chúa” của Kinh thánh và trong các
bài thơ tình cổ Ba Lan. Có thể nói, Apollo là một nền văn hoá tổng hợp
đa dạng.
Một
bằng chứng sống động của nền văn hoá tình dục Apollo là các tập quán
của cư dân Triobriand – một quần đảo san hô nằm gần Tân Guinea.
B.R.Malinowski, nhà bác học Ba Lan là một trong những người đầu tiên đặt
chân đến đây để tiến hành các cuộc khảo sát nghiên cứu. Công trình của
ông – cuốn “Đời sống tình dục của thổ dân miền Tây Bắc Melanesia”[32] đã
gây một tiếng vang lớn. Trước chiến tranh, cuốn sách đó đã được mọi
người chuyền tay nhau đọc say mê. Năm 1980 nó được tái bản lại với số
lượng 5.000 bản. Công trình của Malinowski là một nguồn tư liệu quý giá
về nền văn hoá Apollo mà nó sẽ được chúng ta sử dụng trong những phần
tới. Xã hội cư dân đảo Triobriand thuộc về chế độ mẫu quyền. Hệ thống
pháp luật ở đây đã phản ánh vai trò, quyền thế của phụ nữ. Dân cư sống
thành từng thôn làng với cây cối um tùm bao quanh. Nhà cửa được cất lên
giữa các vùng đất thoáng. Ban ngày các gia đình tỏa ra làm việc, đàn ông
thì săn bắn, còn phụ nữ thì hái trái cây và sản xuất. Đời sống sinh
hoạt chủ yếu diễn ra ngoài trời. Nhà cửa chỉ là nơi ăn chốn ngủ. Trẻ em
vui chơi thoải mái. Ngay từ nhỏ, chúng đã được chứng chiến các hoạt động
tình cảm của người lớn. Tuổi dậy thì trẻ em đến rất sớn. Khái niệm về
tình dục bắt nguồn từ các trò chơi mang tính gợi dục như xem các bộ phận
sinh dục của nhau hoặc sự va chạm cơ thể tạo ra cảm giác kích thích
giới tính v.v… Người lớn coi các biểu hiện tình cảm trên chỉ là một thú
tiêu khiển tự nhiên. Đối với nữ, các quan hệ giới tính đã bắt đầu từ lúc
6-8 tuổi, đối với nam: từ 10-12 tuổi. Bước sang lứa tuổi 12-14 các chú
bé đã trở thành những trang nam nhi và chúng được chuyển qua sống trong
khu “Bukumatula”, tức là căn hộ dành riêng cho những đàn ông độc thân.
Vấn đề luyến ái trong giai đoạn này giữ một ý nghĩa đặc biệt. Lúc này
bắt đầu xuất hiện các mối quan hệ tình dục trước hôn nhân mà cả hai
không nhất thiết phải là những cặp vợ chồng bắt buộc trong tương lai. Có
nghĩa là họ còn có thể thoải mái “bắt bồ” với bất kỳ đối tượng nào mà
họ muốn. Thế nhưng khi đã lập gia đình, các cặp vợ chồng vẫn rất tôn
trọng nhau và bình đẳng phân chia trách nhiệm. Lễ đính hôn được tiến
hành trước khi tổ chức đám cưới và mang tính chất hợp pháp. Ngoài mục
đích kinh tế, hôn nhân còn mang ý nghĩa khoái cảm về mặt xác thịt.
Đời
sống xã hội của cư dân đảo gắn liền với nhiều nghi lễ, hội vui ca múa,
các trò tiêu khiển đượm màu sắc tình cảm luyến ái và đồng thời cả những
luật lệ cấm chế. Vẻ đẹp của người đàn ông ở đây là khuôn mặt chữ điền,
môi đầy, trán thấp, mái tóc xõa trước trán, dáng người cao và cân đối.
Đàn bà đẹp phải là người có thân hình khỏe mạnh, nước da nâu mịn màng,
đôi vú to và rắn chắc. Thổ dân rất chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cơ
thể. Họ thường bôi lên người những loại dầu thơm đặc biệt. Hình thức tỏ
tình khá đơn giản. Nếu cô gái tự tay tặng cho người con trai một món quà
nào đó thì coi như mọi việc đã xong xuôi. Đôi uyên ương sẽ dắt nhau đến
những chỗ cách xa làng, nơi có phong cảnh thiên nhiên hữu tình, để rồi ở
đó họ có thể hàng giờ ân ái đam mê mà không bị ai bắt gặp. Màn tình tự
được bắt đầu từ việc cởi khố quần ở người con trai và chiếc váy áo ở
người con gái. Sau đó, họ ngồi sát bên nhau vuốt ve âu yếm và nói chuyện
tâm tình khá lâu. Rồi đôi uyên ương hôn hít nhau (hôn bằng mũi chứ
không phải bằng môi như người Âu). Dần dần, cơ thể nóng rực lên và hưng
phấn trào dân, họ cắn môi và vuốt tóc nhau cho đến lúc giao hoan. Trong
quá trình chăn gối, các đôi tình nhân thường âu yếm nhau bằng những từ
ngữ cảm thán đặc biệt. Tư thế cổ điển không hấp dẫn lắm đối với thổ dân
vì nó chóng gây mệt sức. Thời gian ân ái diễn ra khá lâu. Nam giới cũng
quan tâm đến việc làm cho bạn gái đạt được khoái cảm tột độ. Mức độ sinh
hoạt phụ thuộc vào sự đòi hỏi của cả hai bên. Nói chung các đối tượng
đều cố gắng để đôi bên đều nhận được sự khoái cảm và thỏa mãn. Các quan
hệ đồng tính luyến ái, và những kiểu sinh hoạt trái tự nhiên như Oralism
hoặc Analism đều bị xem như là những hiện tượng vi phạm đạo đức. Đối
với các đối tượng này người ta tỏ rõ thái độ giễu cợt và tìm cách cô lập
họ. Sự vội vã, hấp tấp, thiếu vệ sinh và thẩm mỹ khi sinh hoạt ân ái
đều bị đánh giá không tốt. Các hiện tượng như ngoại tình, quan hệ chung
chạ với các đối tượng thuộc tầng lớp xã hội thấp hơn và những đặc quyền
của thủ lĩnh đều được xếp vào những công việc riêng tư mà không ai có
quyền can thiệp. Thủ dâm bị khinh bỉ, nhưng có thể được châm chước.
Đời
sống luyến ái của nam nữ gắn liền với một nền văn hoá dân gian khá
phong phú. Ở đây tồn tại vô số các truyền thuyết trò chơi, các hình thức
tuồng câm và khẩu ngữ mang nội dung luyến ái giới tính. Các tập quán
tình dục không mang tính chất khổ hạnh, nhưng cũng không quá phóng túng,
buông thả. Sự tiếp thu tình dục sớm của trẻ em, thói quen sống chung
đối với hiện tượng lõa thể và các hoạt động ân ái của người lớn, kinh
nghiệm chăn gối ở lứa tuổi mới lớn, quan niệm tự nhiên đối với tình dục,
hình thức làm tình phong phú, vống từ vựng tình dục học đa dạng, việc
cởi bỏ y phục trong quá trình sinh hoạt giao phối. Đấy là toàn bộ những
yếu tố đã làm cho hoạt động luyến ái ở đây diễn ra một cách cởi mở và tự
nhiên, xóa tan tâm lý sợ hãi và cuối cùng đem lại niềm thỏa mãn và nỗi
sung sướng cùng cực trước ái ân. Tất cả những đặc điểm này đã được phản
án rõ trong đời sống gia đình và xã hội cư dân đảo. Các phong tục, mê
tín, tôn giáo và các quan hệ nam nữ đã tạo nên một thể thống nhất giúp
cho đời sống tinh thần con người trở nên hài hòa dễ chịu. Tất nhiên
chúng ta cũng không nên quá cường điệu để rồi xem đấy là một thiên đường
tình ái hoàn hảo. Con người ở đây cũng không hề xa lạ với những tình
cảm đời thường như hờn ghen, ngoại tình, li dị, hay những nỗi đau khổ,
tuyệt vọng về tinh thần v.v… Nhưng nhìn chung, cần phải công nhận rằng:
đây là một nền văn hoá tình dục đã đạt được những mức độ hài hòa cần
thiết làm mất đi các chứng bệnh căng thẳng thần kinh mà ta thường gặp ở
những nền văn hoá khác.
CÁC NỀN VĂN HÓA PHÓNG TÚNG
Các
nền văn hoá, trong đó hệ thống những chuẩn mực và tập quán có mối quan
hệ dễ dãi với các hoạt động chăn gối không phải là hiếm. Chúng có mặt từ
Châu Phi, Châu Mỹ, cho tới phương Đông và hiện nay đang xâm nhập vào
Tây Âu. Tiếc rằng, các cuộc nghiên cứu nhân chủng học và xã hội học về
loại hình văn hoá này còn quá ít. Để làm cơ sở cho việc nghiên cứu,
chúng tôi chọn ra công trình khảo cứu – cuốn “Giao tiếp tình dục trên
đảo Mangeria”[33] của D.S.Marshall viết về đời sống luyến ái của cư dân
trên một hòn đảo thuộc Cook (Thái Bình Dương). Đảo Mangaia rất nhỏ, đi
chưa tới một ngày đường. Nơi rộng nhất chỉ khoảng 7km. Giữa đảo là hòn
núi Rangimotia, nơi bắt nguồn của nhiều con khe cung cấp nước cho các
khu ruộng bậc thang. Cư dân sống quây quần thành từng xóm, mỗi xóm độ
vài chục người. Ở đây vẫn còn sót lại rất nhiều những phong tục tập quán
có từ thời xa xưa. Dựa trên cơ sở phản ánh này mà chúng ta có thể đánh
giá về nền văn hoá tình dục của vùng miền Trung Polynesia. Thổ dân cư
dân đảo sống theo một quan hệ họ hàng đông đúc. Trẻ em chơi đùa với nhau
từ lúc lêng 3-4 tháng tuổi. Sau đó thì chúng tách ra thành từng nhóm
nam riêng nữ riêng. Đây là yếu tố tạo nền sự hình thành hành vi giới
tính ở trẻ em cho tới khi chúng trưởng thành. Trẻ em chỉ mặc trang phục
vào ngày lễ hoặc lúc đi chùa. Những biểu hiện tình cảm luyến ái ở trẻ em
bắt đầu từ khi chúng tròn 8-10 tuổi. Người lớn mặc quần áo, nhưng không
quá nghiêm túc, trịnh trọng.
Có
vô số chuyện dân gian và ngụ ngôn mang nội dung tình cảm giới tính. Tục
cắt mào được xem như là giai đoạn từ giã tuổi thiếu thời để bước vào
thế giới người lớn. Ngoài ra “thủ tục” để trở thành người lớn còn bao
gồm những chi tiết nghi lễ hết sức đặc biệt. Trong buổi lễ thụ giới vị
chủ tọa sẽ hướng dẫn cho chàng trai những kiến thức cụ thể về đời sống
chăn gối với các kĩ năng sinh hoạt và nghệ thuật ân ái nhằm đưa lại cho
người phụ nữ niềm khoái cảm và thỏa mãn. Sau đó đối tượng sẽ được trực
tiếp “thực hành” chăn gối với một phụ nữ già dặn kinh nghiệm. Kể từ thời
điểm này, vị thành niên đó có quyền tham gia vào mọi hoạt động giao
hoan mà thông thường là với những bạn gái đồng niên. Thổ dân xem tình
dục là một hoạt động quan trọng. Sinh hoạt chăn gối chủ yếu diễn ra vào
ban đêm, trong các căn nhà để trống hoặc ở ngoài trời và luôn tỏ ra nồng
nàn, say sưa. Việc kéo dài thời gian sinh hoạt được đặc biệt coi trọng.
Thời gian làm tình khá lâu bằng cách ve vuốt ngực và bộ phận sinh dục
của nhau. Thanh niên thường sử dụng hình thức hôn môi. Phương pháp ve
vuốt nhằm mục đích tăng độ cương của vú và kích thích bài tiết chất nhờn
ở người phụ nữ. Thổ dấn đánh giá cao các thủ thuật làm tình trước khi
ân ái vì theo họ, nó có tác dụng kích thích khoái cảm do hai cơ thể
truyền qua nhau. Những người mới lập gia đình thường áp dụng nhiều tư
thế sinh hoạt và thích nhìn ngắm hình ảnh khỏa thân. Nhưng dần dần sự
kích thích đó cũng trở nên nhàm chán và khi đã có kinh nghiệm, họ chỉ sử
dụng một vài tư thế sinh hoạt nhất định. Điều quan trọng là làm sao để
kéo dài thời gian ân ái trong những tư thế quen thuộc trên. Tột đỉnh
khoái cảm được xem là một thành phần quan trọng của hoạt động chăn gối,
song đấy chưa phải là mục đích duy nhất. Vấn đề cốt yếu là khả năng gặp
gỡ trong khoảng thời gian trên làm cho người phụ nữ nhận được khoái cảm
nhiều lần hơn hoặc khoái cảm kéo dài.
Các
quan hệ ân ái: Mặc dầu mỗi người có những đặc điểm khác nhau về nguồn
gốc, mức độ phát triển lý trí và thể xác, nhưng không ai có thể từ bỏ
được lạc thú do đời sống luyến ái đem lại. Ở giai đoạn trước khi hôn
nhân, các thiếu nữ thường có cảm tình với những bạn trai đồng niên,
nhưng sau đấy họ nhanh chóng chuyển qua các đối tượng lớn tuổi hơn. Phía
con trai cũng thích những phụ nữ già dặn từng trải. Trước khi lấy
chồng, trung bình mỗi thiếu nữ có 3-4 tình nhân, còn con trai thì có tới
10 “cô bồ”. Motoro (Đến đêm thì lẻn đến) là một hình thức tỏ tình phổ
biến trong cư dân đảo. Khi người nhà cô gái đã ngủ hết (Họ đều nằm chung
một chỗ), chàng thanh niên mới lén ra khỏi nhà mình và bí mật vượt qua
những khu vườn sum suê sao cho đội tuần tra không thấy, rồi cuối cùng lẹ
làng đột nhập vào nhà cô gái. Gã ăn sương này phải nhanh chân hơn các
tình địch của mình mới hòng đoạt được gái đẹp. Nếu mọi việc trót lọt,
chàng trai có thể giao hoan suốt đêm với cô gái cho tới trước ba giờ
sáng. Trong trường hợp mà người đẹp tỏ ý xiêu lòng, hoặc anh ta đã trở
thành tình nhân thường xuyên thì việc đột nhập lại càng dễ dàng. Nếu bị
phản đối, anh thanh niên này chỉ còn lại hai con đường – một là tìm cách
thuyết phục cô gái, hai là dùng vũ lực để thỏa tình. Về phía người đẹp,
cô ta có thể hô hoán cả nhà dậy để buộc anh ta phải bỏ chạy.
Nếu
vật giới của đàn ông đã vào người phụ nữ thì sự kháng cự trên sẽ dừng
lại. Đối với các phụ huynh thì quan điểm của họ thường tỏ ra coi trọng
việc cô con gái quan hệ chăn gối với nhiều đàn ông. Họ cho rằng, nhờ đó
mà con gái của mình sẽ lựa chọn được người chồng ưng ý nhất. Hơn nữa
hiện tượng này thay đổi tình nhân thường xuyên cũng bắt đầu từ quan niệm
cho rằng: chung đụng chỉ riêng với một người đàn ông có thể dẫn đến hậu
quả mang thai. Nhưng khi đã lỡ có thai cũng chưa chắc chắn là cha mẹ
phía cô gái sẽ gả con cho “thủ phạm”, mặc dù đây là yếu tố thường đẩy
nhanh đến việc kết hôn. Trước kia, tiêu chuẩn làm vợ là phải biết đảm
đương việc nhà, còn ngày nay thanh niên lại chú trọng đến hình thức bề
ngoài hơn. Đối với các cặp vợ chồng trẻ, sinh hoạt chăn gối không còn là
chuyện ngỡ ngàng e thẹn nữa, vì các quan hệ tình ái trước khi hôn nhân
đã cho họ những kinh nghiệm nhất định. Những cản trở đối với hôn nhân
thường xuất phát từ yếu tố vật chất và tục lệ (chẳng hạnh như mức độ
huyết thống). Vì thế có khá nhiều nhanh niên trẻ đã phải đi tìm vợ ở các
làng đảo khác lân cận. Hôn nhân là một hiện tượng quan trọng trong đời
sống xã hội và tập quá cư dân đảo. Nó làm thay đổi lối sống trong sinh
hoạt luyến ái của người đàn ông. Bây giờ anh ta cố gắng để không hoang
phí sức lực cho chuyện ái ân nhiều lần trong một đêm nữa mà biết tạo ra
một chế độ gặp gỡ dàn trải ra suốt thời gian của cả tuần lễ. Vợ chồng
rất ít khi được gặp nhau để nói chuyện thân mật. Họ chỉ được gần gũi
nhau khi ân ái. Ở vào độ tuổi tứ tuấn, phụ nữ nơi đây đã tàn lụi nhan
sắc, nhưng khoản “tươi mát” của họ vẫn còn dạt dào và dường như còn dữ
dội hơn xưa. Tuổi già chỉ đến dần dần và thổ dân chuẩn bị cái chết một
cách có ý thức. Cái chết của một thành viên là sự kiện gây chấn động
mạnh cho toàn bộ cư dân đảo. Hiện tượng ngoại tình không có gì là ghê
gớm đối với tập tục, nhưng rất hiếm khi xảy ra. Thông thường các quả phụ
tìm đến những người tình cũ của mình. Thổ dân ở đây cho rằng, trong
lĩnh vực luyến ái, mỗi người cần có một quyền tự do nhất định. Nếu ngoại
tình làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi chung thì sẽ bị xã hội trừng phạt.
Các
nhà truyền giáo Ki tô đã ảnh hưởng đáng kể tới những tập quán của cư
dân, nhưng thái độ và quan điểm của hai bên rõ ràng là khác biệt. Các
nhà giảng đạo Châu Âu có lối sống khổ hạnh trong lúc dân địa phương lại
tỏ ra phóng túng dễ dãi. Các nhà truyền giáo cổ xúy cho tư tưởng luyến
ái trong phạm vi hôn nhân. Tập quán cư dân đảo thì phản đối các quan hệ
tình dục cùng hoặc gần huyết thống, sinh hoạt chăn gối quá lộ liễu, sinh
hoạt tình dục tập thể, các hiện tượng lệch lạc đồi trụy, sử dụng thuốc
kích thích và nói chuyện tục tĩu. Có ý kiến cho rằng, ở nam giới khoái
cảm thường đến nhanh hơn, còn người đàn bà để đạt được điều đó cần phải
có một quá trình kích thích lâu hơn. Thế nhưng cũng có những phụ nữ ngay
từ thời gian làm tình đầu tiên đã xuất hiện khoái cảm tột độ. Đàn ông
địa phương ở đây thường rất quan tâm đến vấn đề khoái cảm của các đối
tượng phái đẹp. Cần phải công nhận rằng, việc thỏa mãn người phụ nữ là
một đặc điểm trong nền văn hoá của cư dân đảo. Hiện tượng bất lực ở nam
giới bị xem như là bệnh hoạn và là một bất hạnh lớn. Nguyên nhân của nó,
người ta kết án ở việc hoang dâm bừa bãi. Các cung bậc tình cảm. Thổ
dân địa phương không hề có khái niệm tình yêu theo ý niệm của chúng ta.
Đối với họ, mặc dù vẫn tồn tại những trạng thái tâm lý bình thường như
khát khao, đắm đuối v.v… Những người địa phương biết tiếng Anh thường
đồng nhất khái niệm “tình yêu” và “chăn gối” là một. Đối với họ giữa
hoạt động chăn gối và tình cảm như không hề có mối liên hệ gì với nhau.
Tình dục chỉ là do thói quen và kinh nghiệm dẫn tới mà thôi (chẳng hạn
như sự hiểu biết lẫn nhau, kĩ năng và nghệ thuật ân ái) chứ không phải
do bắt nguồn từ động cơ tình cảm. Trong quá trình đi lại chung chạ, các
quan hệ tình cảm mới bắt đầu này nở, nhất là ở những đôi lừa đã có một
quá trình gần gũi xác thịt lâu dài. Có thể nhận xét rằng, ở đây tình dục
đã dẫn đến tình yêu mà không phải là ngược lại. Việc nghiên cứu các tập
quán cư dân đảo Mangaia cho thấy là một người đàn ông bản địa hoạt động
ân ái nhiều hơn và thường xuyên hơn là một người đàn ông Châu Âu (?)
bình thường. Tuy nhiên sự vô độ thái quá đôi khi làm cho một số cư dân
rơi vào hậu quả vô sinh và bệnh liệt dương. Hiện tượng lệch lạc trong
tình dục và đồng tính luyến ái hầu như không thấy. Điều này cho phép
chúng ta bác bỏ một nhận định rằng, nạn đồng tính luyến ái tồn tại khắp
nơi mà nguyên nhân là do sự thúc đẩy về mặt sinh lý. Nếu quả đúng như
thế thì chẳng lẽ thổ dân cư dân đảo lại là trường hợp ngoại lệ. Nền văn
hóa phóng túng của cư dân đảo Mangaia được định vị theo một điều kiện
sớm thích nghi với môi trường tình dục. Đấy là một yếu tố quan trọng góp
phần hình thành những giá trị tình cảm giới tính nam nữ. Mặc dầu nét
phóng khoáng đó không hề tiếp tay cho các tình trạng lệch lạc và bừa bãi
trong đời sống luyến ái của xã hội Mangaia. Phải chăng đấy là kết quả
của một truyền thống tự do luyến ái có tác dụng làm giảm bớt những chứng
bệnh căng thẳng thần kinh do tình dục gây ra. Nền văn hoá này là một
bằng chứng sinh động cho một điều là bản thân tình dục có thể tự tạo nên
những cung bậc tình cảm giới tính như yêu thương, hờn ghét, thân mật
v.v… Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng ở đây không tìm thấy sự phổ
biến của loại tình yêu lãng mạn đã từng rộ lên một thời khá dài tại
phương Tây. Nguyên nhân có thể là do thứ mốt thời thượng trên đòi hỏi
quá cầu kì và phức tạp, nó làm cho yếu tố tình dục bị chi phối và hạn
chế phần nào.
CÁC NỀN VĂN HÓA BUÔNG THẢ
Khái
niệm “văn hoá buông thả” để chỉ sự chấp nhận mọi hình thức tình dục
lệch lạc, đồng tính luyến ái, ngoại tình, làm tình tập thể v.v… Nó quan
niệm tình ái như là trò tiêu khiển và là ngọn nguồn của những lạc thú.
Loại hình văn hoá này thường gặp Olympos. Chúng tôi gọi Olympos nhằm để
chỉ một thành phần giai cấp đặc ân đặc quyền và có thế lực. Không lấy gì
làm lạ là các nền văn hoá buông thả từng tồn tại dưới các cung triều
vua chúa, trong các tầng lớp quý tộc và thượng lưu. Giới lãng tử bấy giờ
cũng được liệt vào thành phần Olympos. Ưu thế địa vị xã hội cao của các
đối tượng này đã dễ dàng chinh phục được những trái tim đang thèm khát
tình yêu lẫn danh vọng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà không phải
toàn bộ các thành phần Olympos đều bị cuốn vào lối sống trên. Nền văn
hoá buông thả dưới những hình thức đa dạng đồng thời cũng cuốn hút cả
các tầng lớp xã hội có dây mơ rễ má với Olympos. Vào thế kỷ XX những
thành phần này sinh hoạt thành các công xã Hippy hoặc những cộng đồng
biệt lập. Thế nhưng rất hiếm khi văn hoá buông thả giữ vài trò chủ đạo
trong đời sống xã hội. Nguyên do là vì mỗi xã hội đều tạo cho mình một
hệ thống các chuẩn mực, cấm chế và quy định chung. Một trong những nền
văn hoá buông thả nổi tiếng là nền văn hoá Libertine ở Pháp. Thành phần
Olympos của nó rất hạn chế, chủ yếu chỉ trong giới triều thần bấy giờ.
Lối sống sa đọa đã được thể hiện rõ ở trên vô số các bức điêu khắc,
tranh họa, tiểu thuyết và văn chương châm biến còn lưu giữ đến ngày nay.
Văn hóa Libertine đã xem các mối quan hệ tự do xác thịt là thước đo giá
trị của mình. Lòng chung thủy và mẫu mức khổ hạnh trước đây bị giễu cợt
và bị đồng nhất với thức bệnh hoạn bất thường. Các tình nhân và của các
nhà vua chi phối sâu sắc đến các chính sách và chiến lược quốc gia. Rất
nhiều trường hợp người ta đã bán đứt các thiếu nữ cho các triều thần
giàu có. Để bù lại, họ được sống trong các biệt thự sang trọng với những
tài khoản chi phí thoải mái hàng năm. Đời sống ân ái khá phong phú với
các tư thế và kĩ thuật làm tình đa dạng. Không thiếu những tài liệu nói
về “Tình yêu kiểu Pháp”. Trong ngôn ngữ Pháp thời đó còn lưu lại một kho
tàng từ vựng tình dục học khá dồi dào.
Thiều
đình Karl II ở Anh cũng là một bằng chứng tiêu biểu của loại hình văn
hoá buông thả. Dưới thời cai trị của vị vua này, tất cả mọi thứ thuộc về
lĩnh vực tình ái đều được cho phép, ngoại trừ bệnh đồng tính luyến ái
công khai. Nạn mãi dâm rất phát triển. Các khách chơi từ mọi miền Châu
Âu đều đổ về những nhà chứa nỏi tiếng ở Anh. Các cảnh làm tình mạnh bạo
được trưng diễn công khai trên các sân khấu. Ăn chơi dâm loạn được xem
là biểu hiện của lòng trung thành đối với nhà vua. Khắp nơi trên xứ sở
sương mù này nổi lên những bậc mệnh phụ đài các, phóng đãng mà ảnh hưởng
của họ quả không nhỏ đối với đời sống xã hội. Văn hoá cũng hết lời ca
ngợi lối sống theo chủ nghĩa Hedone[34]. Chúng ta có thể tìm thấy vô số
những dẫn chứng từ các tài liệu khác nhau mô tả một cuộc sống xa hoa
trụy lạc trong giới vương giả và các tầng lớp quý tộc giàu có. Mặc dù
đấy không phải là lối sống bắt buộc, nhưng nó khẳng định vai trò quan
trọng của các tầng lớp Olympos trong sự phát triển nền văn hoá tình dục
buông thả. Trong những giai đoạn lịch sử nhất định, các yếu tố buông thả
cũng có mặt ở nhiều nền văn hoá khác. Chúng xuất hiện cả trong các
phong trào tôn giáo (chẳng hạn như phong trào thờ tinh trùng của giáo
phái Vasilian). Tính chất phóng đãng nhuốm màu sắc thần bí là nét đặc
trưng ở một số giáo phái Ngộ đạo trong những thập kỷ đầu của Công
nguyên. Đối với một số phong trào giáo phái, lối sống phóng đãng đôi khi
là phương tiện để tuyên truyền cho hệ tư tưởng tôn giáo của mình. Cũng
như vậy, nhiều hiệp hội tôn giáo đã không ngừng tăng cường màu sắc thần
bí phóng đãng. Chẳng hạn như Hiệp hội quỉ Sa tăng (Satanism) từng nổi
tiếng với nghi lễ khỏa thân và kết thúc là một cuộc hoan lạc tập thể
giữa các thành viên của Hội. Mặc dù, nhiều tài liệu đã thất lạc, nhưng
chúng ta có thể phỏng đoán rằng, trong nhiều thế kỷ đã xuất hiện không
ít những hiệp hội thần bí tôn thờ hình thức truy hoan tập thể và những
tà thuật mang tính chất hoang tàng phóng đãng. Chính điều kiện buông
tuồng đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ giết người và hãm hiếp ghê rợn.
Khuynh
hướng tình dục buông thả cũng từng có mặt trong các nền văn hoá cổ xưa
của vùng Cận Đông. Nhưng các hoạt động phóng túng thường gắn liền với
những thời vụ nhất định – giai đoạn chuyển tiếp từ mùa này sang mùa kia
của năm. Lúc đó các thành viên trong hiệp hội được quyền tự do quan hệ
ân ái một cách thoải mái. Mục đích là nhằm thần thánh hóa các phong tục
tín ngưỡng và lòng thành của con người trước các đấng thần linh. Khoảng
thời gian tự do ân ái rất ngắn và nếu vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng nề.
Tập tục này được khẳng định trong Cựu ước kinh với việc các nhà lập pháp
Do Thái đã tìm cách ngăn ngừa dân chúng của mình khỏi những ảnh hưởng
đó. Một thí dụ khác của hành vi buông thả là các lễ tế của Tửu Thần, mà ở
một số quốc gia ngoài ý nghĩa tôn giáo chúng còn kèm theo cả tục uống
rượu và những hoạt động truy hoan tập thể. Ngày nay uống rượu cũng là
nguyên nhân của nhiều trò chơi bời trụy lạc, mặc dù tính chất của nó giờ
đây đã trở nên khác trước. Hiện tượng buông tuồng phóng túng phát sinh
mạnh vào những giai đoạn khủng hoảng của nền văn hoá này hay nền văn hoá
kia, khi mà cơ cấu xã hội chịu những cơn chấn động sâu sắc và hệ thống
những giá trị đạo đức đang rơi vào tình trạng suy đồi nghiêm trọng. Một
trong những bằng chứng đó là cuộc cách mạng tình dục ở các nước phương
Tây. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng lý do buông thả tồn tại trong tình
trạng vô ý thức của đa số mọi người, song nó lại luôn luôn bị trấn áp
bởi ý thức. Việc phân tích các giấc mơ có nội dung tình dục và cả những
biểu hiện đòi hỏi sinh lý dưới tác động của rượu, đã khẳng định cho quan
điểm trên. Trước đây, khi nghiên cứu sâu và vấn đề này, chúng tôi cũng
đã tìm hiểu hiện tượng hoang tưởng về tình dục ngoài đời và trong giấc
mơ. Có cảm giác như là các xu hướng phóng túng không phải toàn toàn là
đặc điểm thuộc tính chung cho tất cả mọi người. Chúng chỉ xuất hiện ở
một số đối tượng được đem ra nghiên cứu và không hiếm khi dẫn đến tình
trạng bình quân hóa. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích
đối với thần kinh cho thấy rằng, một vài trong số đó gây ra ảo ảnh mang
nội dung tình dục. Chính nhiều nhóm hội thần bí sử dụng những chất kích
thích này vào các buổi lễ thụ giới, thí dụ như thổ dân da đỏ Trung Mỹ.
Trong trạng thái đó dục tình được kích thích mạnh, có thể tạo ra khoái
cảm tột bậc mà không cần sự tác động trực tiếp của yếu tố thực thể xác
thịt. Như vậy là cũng có thể các hành vi dục tình đã xuất hiện dưới tác
động của các nơ ron hooc môn phức tạp lên những trung tâm thần kinh
tương ứng. Ở một số người, hiện tượng phóng túng tình dục có thể phát
sinh từ hệ quả của các tác nhân kích thích vô tri. Ở một số khác, nó
phát triển dưới ảnh hưởng trực tiếp từ các đối tượng giới tính. Do đó,
khi đề cập đến loại hình văn hoá buông thả, chúng ta cần phải tìm hiểu
những biểu hiện cụ thể của nó từ các hiệp hội thần bí phóng đãng và đồng
thời phải thấy được những nhu cầu tình dục mà chúng vượt ra khỏi sự
kiểm soát của ý thức do tác động của rượu và các chất kích thích có tác
dụng thúc đẩy hành vi tình dục ở một số đối tượng cụ thể. Những hình
thức biểu hiện cụ thể của hành vi buông thả hết sức đa dạng và khác
nhau, chẳng hạn như giữa các hiệp hội Libertine và phái Swingers. Theo
Bartels thì hoạt động tình dục của những người Swingers chỉ đơn thuần là
những động tác máy móc, mang tính kĩ thuật, mà hoàn toàn thiếu chất cảm
xúc rung động. Hệ quả là các quan hệ ân ái bị phi nhân tính và trở
thành trò tiêu khiển mang tính chất thương mại. Tình dục được xem như
một hình thức công nghệ với việc luyện tập các thao tác chuyển động rập
khuôn, trong đó sức bền và kỹ xảo là yếu tố quan trọng. Các đối tượng
của phong trào Libertine lại đưa ra những tiêu chuẩn khác. Họ quan niệm
tình dục là một hình thức giải trí lõa thể dựa trên cơ sở tình bạn nhóm
hội. Ở đây mọi người giao tiếp với nhau một cách tự nhiên, lịch thiệp và
thậm chí rất tinh tế. Phóng túng nhưng không thô bạo. Phóng túng với
những hình thức sinh hoạt đa dạng và toát lên xúc cảm thực sự. Nói chung
sự khác nhau giữa phong cách Swingers và các hiệp hội Libertine bắt
nguồn từ ý thức của hai thời đại khác nhau và những quan niệm bất đồng
về vấn đề tình dục, tình yêu.
NỀN VĂN HÓA CỦA NHỮNG TÌNH NHÂN
Các
phong tục cho phép những quan hệ tình dục ngoài hôn thú có mặt ở nhiều
nền văn hoá và tồn tại dưới những mô típ khác nhau. Nói chung đấy là
biểu hiện của thứ đạo đức hai mặt trong các nền văn hoá có truyền thống
phụ quyền lâu đời, nơi mà phong tục cho phép nam giới được ngoại tình và
ngược lại cấm chế đối với phụ nữ. Ở đây người ta đã lập luận rằng, bản
chất của đàn ông là đa thê và hành vi tự do của họ không gây ra hậu quả
nghiêm trọng cho hôn nhân. Còn đàn bà thì đại diện cho một thứ tâm lý đa
cảm, yếu ớt và bồng bột, vì thế họ cần phải được pháp luật và nam giới
giám sát. Tóm lại quan hệ ngoài hôn nhân đã phát sinh trên cơ sở những
quan niệm khác nhau về giới tính, hoặc là nghiêm khắc với giới nữ, trong
khi tỏ ra dễ dãi với cánh đàn ông. Tại các nước Châu Âu, chính luật
pháp cũng đã bảo vệ cho những tập quán trên. Ngay cả ngày nay, những tàn
tích đó cũng chưa lùi hết vào dĩ vãng. Một số truyền thống phụ quyền
hiện còn tồn tại ở Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước khác, là những bằng
chứng cụ thể. Cho đến những thập kỷ 80, tại Brazil vẫn còn nạn giết vợ.
Các ông chồng vũ phu thường đày đọa vợ mình đến chết nếu có dấu hiệu
nghi vấn ngoại tình. Còn tòa án và các luật sư thì tìm cách bảo vệ cho
kẻ giết người với những mức án mang tính chất tượng trưng. Tất cả những
nhân vật này đều cùng lập luận ngụy biện rằng chỗ đứng của đàn bà là ở
nhà và họ cần phải phục tùng nam giới. Nếu người vợ cũng giết chồng với
hình thức tương tự thì cô ta sẽ bị trừng phạt hết sức nặng nề. Tại
Brazil phong trào giải phóng phụ nữ chống lại quan điểm cổ hủ trên đã
vạch trần hàng nghìn bản án đầy rẫy sự phân biệt giới tính và luân lý
đang là áp lực đè nặng lên hệ thống lập pháp nhân quyền. Thái độ đồng
tình đối với các quan hệ ngoài giá thú là nét điển hình của nền văn hoá
cung đình trong giới quý tộc vương giả. Còn dưới triều của những vị vua
cuối cùng thuộc dòng họ Loudovic thì chúng trở thành một thứ nghĩa vụ
đạo đức “trung quân ái quốc”. Hôn nhân ở đây thường mang những mục đích
vụ lợi hơn là yếu tố tình cảm. Vào thế kỷ XII-XIII, phong trào
Troubadour cũng tán thành vấn đề ngoại tình. Cách đây chưa lâu, ngay tại
Ba Lan cũng không ít những phụ nữ đã tìm cách vụng trộm mây mưa trong
khi chồng còn ở mặt trận hoặc công tác xa. Các tình nhân đã vung tay
“boa” những món chi phí hậu hĩnh cho những quả phụ lãng mạn này. Rõ ràng
đấy là biểu hiện của mục đích kinh tế, song cũng có những trường hợp mà
bản chất đa cảm, yếu đuối của một số phụ nữ đã đưa họ đến với những
người đàn ông để mong tìm một sự che chở, an ủi nào đó. Có thể nói, các
quan hệ tình ái trước và sau hôn nhân với tính chất đạo đức lá mặt lá
trái của nó là một hiện tượng rất thịnh hành ở Ba Lan.
Một
trong những tập quán ngoại tình tiêu biểu còn tồn tại cho đến ngày nay
là nền văn hoá ngoại tình của chủng tộc Turu mà nhà nhân chủng học Mỹ
G.Shneider đã bỏ ra suốt 15 tháng trời vào những năm 1959-1960 để nghiên
cứu, khảo sát. Dân số hiện nay của tộc người Turu còn khoảng 175.000
nhân khẩu. Họ nói tiếng Bantu và sống rải rác ở một số vùng thuộc
Tandania. Người Turu sống bằng nghề trồng mía, kê, nuôi cừu bò và các
động vật có sừng lớn. Tuổi dậy thì ở trẻ em phát triển khá sớm. Con gái
đến 10 tuổi thì được cắt âm vật và sau đó cho phép được lập gia đình.
Cuộc sống tinh thần của người Turu gắn bó mật thiết với Mbuia – là một
tập tục diễn ra trong các buổi lễ Imaa thần bí. Ở đó các quả phụ sẽ tâm
sự cho nhau nghe về đời sống gia đình, những cảm xúc và hoạt động chăn
gối riêng tư của họ. Nếu người đàn ông nào có cảm tình đặc biệt với ai
trong số đó thì anh ta sẽ tỏ ý bằng cách thường xuyên tặng quà cho đối
tượng. Hành vi này được gọi là “Hembes”. Xã hội Turu đòi hỏi ở người phụ
nữ đạo đức phẩm hạnh, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng tha thứ cho những
tâm hồn quá ư lãng mạn và… đa tình. Nếu người đẹp ngỏ ý muốn xin cái
cuốc hoặc tìm cách giấu lấy đôi dép của người đàn ông nào đó thì có
nghĩa là cô ta đã phải lòng và muốn quan hệ ân ái. Song phút quyết định
nhất thì đối tượng nam giới ở đó phải tự chủ động lấy. Nơi gặp gỡ của
các đôi tình nhân thường là diễn ra ngay tại nhà người đẹp, hoặc ở trong
rừng và những địa điểm kín đáo khác. Nhưng tuyệt nhiên họ không bao giờ
kéo nhau về nhà người đàn ông. Hoạt động tình dục giữa các tình nhân
thường diễn ra một cách dè dặt, có điều phong phú hơn nhiều so với khi
quan hệ vợ chồng. Các đức ông chồng không hề phản đối và tỏ ra ghen
tuông khi biết mình đang bị vợ “xỏ mũi”. Ngược lại họ vẫn luôn giữ bình
tĩnh và lịch thiệp, thậm chí nếu chuyện tình của vợ mình đã bị vỡ lỡ,
tai tiếng. Thế nhưng tại sao các bà vợ vẫn cố ý che dấu mối quan hệ lẳng
lơ của mình? Rất có thể là do họ muốn thực hiện thủ thuật “bắt cá hai
tay”, vừa muốn chiếm đoạt tình nhân, lại vừa muốn giữ tình cảm của chồng
đối với mình, thậm chí ngay cả trong trường hợp người chồng không đồng
ý.
Ở
một chừng mực nhất định, tính chất Mbuia còn được thể hiện trong điệu
nhảy mang tên “Uiuma Ngoy”. Đây là một loại vũ điệu có mặt trong những
ngày lễ cắt âm vật của bộ tộc. Vũ điệu được thực hiện qua hai giai đoạn:
giai đoạn đầu chỉ có phụ nữ tham gia, gia đoạn thứ hai của nam và nữ
cùng nhảy. Ở lần sau, điệu vũ có những biến thể như sau: chân phải của
người phụ nữ nâng lên cao, chân trái đứng vững nhờ đôi tay giữ lấy vai
hoặc hông của người đàn ông. Còn người đàn ông thì ép sát vào giữa đôi
chân người phụ nữ và khi cả hai cùng xoay người nhảy thì bàn tay của anh
ta hướng về chỗ kín của người đàn bà với những động tác bắt chước hình
thức làm tình với nhau. Tuy vậy, tập quán ngoại tình của người Turu cũng
có những khuôn khổ nhất định. Chẳng hạn luật lệ ở đây nghiêm cấm quan
hệ tình dục trong anh em họ hàng cách nhau năm đời. Vì thế đàn ông Turu
thường “cặp bồ” với những đối tượng không thuộc phạm vi dòng họ của
mình. Như vậy để tránh hiện tượng loạn luân, người Turu cũng đã có một
tập tục cấm chế nhất định. Theo tập quán ngoại tình địa phương thì các
tình nhân vốn rất bí mất trong các quan hệ dan díu của mình. Người chồng
không thể truy kết đối tượng đã quyến rũ vợ mình nếu thiếu những bằng
cớ xác đáng. Chỉ trong trường hợp cả hai bị bắt quả tang thì anh ta mới
có quyền quy kết và yêu cầu thủ phạm bồi thường là hai con bê nếu vi
phạm luật loạn luân, hoặc sáu con dê nếu tình nhân là người ngoại tộc.
Trong trường hợp người chồng cho phép vợ ngoại tình thì anh ta sẽ không
truy cứu tình địch của mình. Tất nhiên anh ta vẫn có quyền bắt buộc mối
quan hệ trên phải chấm dứt, nhưng thông thường thì rất ít khi xảy ra
chuyện đó. Trong thời gian diễn ra cuộc tình, các cặp tình nhân bí mật
hẹn hò và tặng quà cho nhau. Người chồng và kẻ tình địch vẫn đối xử với
nhau một cách bình thường, thậm chí họ còn mới nhau uống bia, giúp nhau
tu sửa nhà cửa và các công việc đồng áng v.v… Các bà vợ của họ cũng rất
đoàn kết và cùng nhau tham gia đỡ đàn nhau việc nhà. Đối với người Turu
mối quan hệ ngoại tình lý tưởng nhất là những cuộc tình chỉ xoay quanh
trong phạm vi ái ân, tặng quà cho nhau và điều quan trọng là chúng không
làm tổn hại đến cuộc sống gia đình.
Theo
tập quán Turu, sự ổn định đời sống gia đình dựa trên việc thường xuyên
chăn gối và tình cảm của các bà vợ đối với người chồng. Người phụ nữ ở
đây không chỉ lệ thuộc vào các đức ông chồng mà còn chịu sự kiểm soát
của cha đẻ và anh ruột mình. Trên thực tế, hôn nhân là hình thức người
đàn ông mướn phụ nữ bằng cách thế của hồi môn của mình cho người vợ.
Toàn bộ số phận của người phụ nữ bắt đầu từ lễ cắt âm vật, hành kinh lần
thứ nhất đến nghi lễ Imaa huyền bí dành cho các quả phụ đều phụ thuộc
vào cuộc sống của người đàn ông. Nguyên nhân của tập quán ngoại tình ở
đây là gì? Theo chúng tôi, vấn đề mấu chốt trong trường hợp này là do
quan niệm hôn nhân như một hình thức khế ước. Hôn nhân mà không bắt
nguồn từ tình yêu thực sự thì lòng trung thành vợ chồng khó mà được bảo
tồn. Một nguyên nhân khác nữa là do tâm lý cô đơn thường xuyên ám ảnh
các bà vợ đã làm cho những người này thông cảm và đoàn kết với nhau. Họ
đã không ghen ghét nhau mà ngược lại còn ngấm ngầm khuyến khích, ủng hộ
nhau. Chính những yếu tố trên đây là mầm mống phát sinh ra tập quán
ngoại tình của người Turu nhằm thỏa mãn những nhu cầu về mặt tình cảm mà
tổ ấm gia đình vẫn không bị đe dọa, tổn hại. Thiếu những biểu hiện rung
động trong quan hệ vợ chồng và xu hướng tìm kiếm chúng ngoài phạm vi
hôn nhân là nguyên nhân đặc trưng của tình trạng ngoại tình trong các
nền văn hoá không phân biệt nhau về hình thái. Ở đó hôn nhân dựa trên
tính chất giao kèo chứ không phải xuất phát từ tình yêu, luyến ái và
lòng say mê thực sự.
CÁC NỀN VĂN HÓA THẦN BÍ
Đây là những nền văn hoá còn đang chứa nhiều ẩn số và đang gây một sự quan tâm dặc biệt trong giới nghiên cứu và các độc giả. Nếu
như trong những thập kỷ trước, sự hấp dẫn của phương Đông chỉ lôi cuốn
giới quí tộc, lãng tử và trí thức, thì ngày nay cả giới trẻ cũng đang
hướng về nó. Các giáo phái mới cùng vô số hiệp hội thần bí tập hợp xung
quanh những vị thầy tu thứ thiệt hoặc giả dạng đang mọc lên như nấm.
Cuốn sách “Phương Đông và những nền văn hoá phản diện”[35] của tác giả
St. Tokarsky đã đưa ra nhiều tư liệu thú vị về đề tài này. Có thể nói,
làn sóng trở về văn hoá phương Đông đang rộ lên như một thứ mốt mới ở
phương Tây. Xuất hiện nhan nhản những giáo phái và nhóm hội tôn thờ tư
tưởng Phật giáo, đạo Hindu hay những hình thức sùng bái khác. Người ta
cũng cho ra lò hàng loạt các ấn phẩm viết về vấn đề liệu pháp tâm lý dựa
trên những phương pháp của các trường phái tôn giáo – triết học phương
Đông mà trong đó có hẳn những chương hướng dẫn tỉ mỉ các kỹ năng tình
dục và cách thức chữa trị các bệnh rối loạn sinh lý. Rất khó mà phán
đoán rằng, việc sản xuất sách ồ ạt ở đây chỉ mang tính chất thời mốt,
trào lưu văn hóa phản diện hay thực sự người phương Tây muốn khai thác
nền văn hoá chứa đầy những tiềm ẩn này. Chúng tôi không đặt ra nhiệm vụ
phân tích động cơ dẫn đến tình hình trên mà chỉ điểm xuyết qua các nền
văn hoá thần bí tiêu biểu nhất mà thôi. Đó là hai nền văn hoá nổi tiếng:
Đạo giáo và Tan-tri giáo. Để mô tả hành vi tình dục trước hết phải hiểu
rõ bản chất của nền văn hoá. Thiếu điều này chúng ta khó mà nắm bắt
được hết ý nghĩa của hành vi tình dục. Đạo giáo xuất hiện vào thế kỷ VI
Tr.Cn là một trong những truyền thống văn hoá vĩ đại của Trung Quốc.
Ngày nay, tư tưởng của nó đã được hàng chục triệu người ngưỡng mộ. Mặc
dầu có những thay đổi chút ít, song Đạo giáo vẫn là một truyền thống đầy
sức sống. Lĩnh vực tình dục trong Đạo giáo là một thế giới đa dạng,
trong đó nổi lên tư tưởng thống nhất và định hướng thần bí. Đạo giáo
quan niệm thế giới như một tổng thể năng lượng không thể đo được và cũng
không bao giờ hao cạn. Dưới tác động tương hỗ với thế giới xung quanh,
mỗi thực thể con người hoạt động như một hệ thống linh hoạt. Thể xác nằm
trong sự biến đổi thường xuyên. Đạo tự như một thứ mô toàn vẹn không
ngừng biến đổi. Đây là một khái niệm phức tạp và khó định nghĩa. Nói
chung bản chất của Đạo là học tập cách sử dụng tình cảm và khả năng của
mình để nắm bắt được các hình thức của Đạo và liên kết với chúng một
cách hài hòa. Một trong những luận điểm chủ yếu của triết lý Đạo giáo là
quy luật đối kháng Âm –Dương. Hai yếu tố này thường xuyên chống chọi
lẫn nhau và những xung đột liên tục của chúng tạo nên động lực để phát
triển. Âm thuộc về đàn bà với bản chất đen tối, vô biên, sâu thẳm và
cường thịnh trong mây đen, nước, chum vại, hoa trái cùng nhiều loại động
vật. Dương được biểu tượng cho người đàn ông với những đặc điểm đỏ,
sáng, cao, thiên cầu, có nhiều ở trong các động vật rồng, cừu, gà trống,
mùa hè, múi… Mục đích của các bài tập luyện và phát triển của Đạo là
mối hài hòa giữa con người với thế giới xung quanh. Cơ sở của sự hài hòa
là cân bằng Âm – Dương với biểu tượng Trời – Đất mà giữa chúng là Con
Người.
Trong
đời sống của người Trung Quốc, tình dục luôn có một chỗ đứng đặc biệt.
Chế độ đa thê phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp xã hội khá giả. Nó
xuất phát từ những tín ngưỡng phản án thuộc tính của đất. Phụ nữ thường
được đồng nhất với đất (Âm), vì thế người đàn ông có nhiều vợ là một
hình thức khẳng định địa vị cao cả (Trời) của mình. Trong quan hệ đa
thê, người chồng phải làm cho các bà vợ của mình được thỏa mãn về mặt
chăn gối, song anh ta không được dẫn mình đến tình trạng kiệt quệ sức
lực. Đây là vấn đề hết sức quan trọng bởi vì người chồng là trụ cột gia
đình và anh ta phải đảm bảo cuộc sống tổ ấm của mình. Hơn nữa đó là hình
thức để người đàn ông bảo vệ địa vị uy tính của nam giới. Đạo cũng đem
ra một số nguyên tắc nổi tiếng về nghiệm vụ của người đàn ông là: đưa
lại khoái cảm cho phụ nữ trên cơ sở bảo tồn nguồn tinh lực của mình. Đây
là yếu tố dẫn đến việc áp dụng nhiều hình thức kĩ thuật trong đời sống
chăn gối của người Trung Quốc. Đạo giáo đã để lại một kho tàng tư liệu
hướng dẫn về nghệ thuật ân ái với những vấn đề cụ thể như: mức độ sinh
hoạt, thơi gian lý tưởng trong ngày và cả năm, những độ tuổi thích hợp
cho hoạt động tình dục v.v… Mục đích của Đạo là nhằm giúp cho những đôi
uyên ương nhận được khoái cảm tuyệt với mà tình dục đưa lại. Các phương
pháp làm tình âu yếm cũng rất được các Đạo sĩ coi trọng. Họ cho rằng,
giai đoạn chuẩn bị này có tác dụng kích thích sự bài tiết tinh chất. Sự
bài tiết này diễn ra mạnh mẽ trong trạng thái sung mãn đỉnh điểm. Nghệ
thuật ân ái trong Đạo giáo dựa trên một số nguyên tắc cơ bản như sau:
hạn chế xuất tinh, rèn luyện khả năng khoái cảm trong điều kiện kiềm chế
xuất tinh, biết cách thở đúng và sâu, tạo cảm giác thoải mái và đồng
tình về phía người phụ nữ, nhiệt độ và môi trường tối ưu, ăn uống đầy đủ
chất cần thiết, phát triển cảm thụ khứu giác và tri giác, áp dụng khẩu
ngữ ân ái v.v… Mục đích của hoạt động chăn gối là hoàn thành hàng ngàn
“cú ái tình”, tạo nên khoái cảm cả thể xác lẫn tâm hồn và cuối cùng là
bước chuyển tiếp đến một trạng thái say đắm huyền diệu tột đỉnh trên cơ
sở hấp thu được nguồn năng lượng cần thiết. Mặc dù việc tìm hiểu trên
chỉ mới có tính chất bước đầu và cũng chưa thể khám phá ra những nội
dung đầy huyền bí của triết học Đạo giáo, nhưng chúng tôi hy vọng là các
độc giả đã có những ấn tượng nhất định về nó. Quả thực đây là một nền
văn hoá hết sức tinh tế mà mục đích cao nhất của nó là nhằm vươn tới một
nghệ thuật chăn gối hoàn thiện, qua đó đưa lại cho con người những lạc
thú tuyệt vời của ái ân.
NỀN VĂN HÓA TRẤN ÁP TÌNH DỤC
Trong
bức tranh tổng thể của nền văn hoá tình dục thế giới có một loại hình
văn hoá mà ở đó khác với nền văn hoá phóng túng, mọi hành vi luyến ái
đều bị trấn áp cấm đoán. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể
về một công xã người Ai len thuộc đảo Inis Big trên cơ sở nguồn tài liệu
thu thấp được từ các cuộc khảo cứu do J.C. Messenger – nhà nhân chủng
học Mỹ tiến hành vào những năm 70 của thế kỷ này[36]. Công xã nằm trên
một hòn đảo nhỏ gần nước Cộng hòa Ai len với 350 nhân khẩu và 71 nóc nhà
phân tán trong bốn cụm làng. Ở đây cũng có bưu điện, trường học, hai
cửa hàng, cơ quan y tế, xí nghiệp may mặc v.v… Không có cảng buộc cư dân
phải sử dụng thuyền để giao dịch buôn bán với đất liền. Kinh tế chủ yếu
là chăn nuôi gia súc, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch. Hàng năm Công
xã nhận được một khoản trợ cấp tài chính của chính phủ. Đời sống xã hội
cư dân đảo chủ yếu nằm trong mối quan hệ giữa các gia đình. Cha, mục sư
và giới trí thức có một vài trò hết sức đặc biệt. Tất cả cư dân đảo đều
là các tín giáo theo đạo Ki tô. Vấn đề đạo đức luân lý luôn luôn được
đưa lên hàng đầu. Đa số các trường hợp kết hôn là do cha mẹ tự xếp đặt
mà không cần phải thông qua sự đồng ý của con cái. Thông thường đàn ông
lập gia đình lúc 36 tuổi, còn phụ nữ lúc 25 tuổi. Nghĩa vụ hàng đầu của
các cặp vợ chồng là sinh con đẻ cái. Tình yêu được xem như một cái gì đó
không quan trọng cho lắm. Nam và nữ có lối sống khác biệt nhau. Trước
cũng như sau khi hôn nhân, họ chủ yếu sinh hoạt theo nhóm giới của mình.
Mỗi gia đình trung bình có 7 con. So với giới nữ, cuộc sống của cánh
đàn ông tỏ ra phong phú hơn nhiều. Họ tập trung nhau chơi bài, giao hảo,
v.v… Phụ nữ thì phải luôn luôn cặm cụi công việc đồng áng, nhà cửa, bếp
núc. Tình trạng cấm đoán và phép lệ khe khắt dã làm cho con người ở đây
hết sức ngây thơ, ấu trĩ trong chuyện ái ân chăn gối.
Đề
tài luyến ái không bao giờ được đem ra thảo luận trong các cuộc nói
chuyện hàng ngày. Các bậc cha mẹ xem việc đó rất có hại cho trẻ em. Họ
hoàn toàn để cho các con em của mình phải tự lo liệu xoay sở lấy công
việc “thầm kín riêng tư” sau khi lập gia đình. Dân cư địa phương không
hề hiểu những nguyên tắc sơ đẳng nhất về các vấn đề tâm sinh lý tình dục
thậm chí nhiều thuật ngữ đối với họ là của những điều hết sức xa lạ. Đa
số các thiếu nữ khi bước vào tuổi dậy thì đều không được chuẩn bị, giáo
dục về hiện tượng kinh nguyệt. Đây là nguyên nhân làm gây ra tình trạng
sốc tâm lý của nhiều trường hợp. Tại đây đang ngự trị một thành kiến
cho rằng, sự suy yếu các chức năng sinh lý ở giới nữ tất sẽ dẫn đến các
hiện tượng rối loạn về tinh thần. Hầu hết các chị em địa phương không hề
biết cảm khoái ái ân là gì. Theo quan niệm của nam giới, sinh hoạt chăn
gối chỉ làm cho sức khỏe bị hao tổn mà thôi. Trước cũng như sau khi lập
gia đình, hình thức rất phổ biến để trung hòa những đòi hỏi sinh lý của
đàn ông là thủ dâm. Quan hệ tình dục trước hôn nhân bị nghiêm cấm và
giám sát nghiêm ngặt. Cách làm tình khi ân ái tỏ ra hơi vụng về dưới
hình thức hôn hít và ve vuốt thô thiển. Vai trò chủ động luôn luôn thuộc
về người đàn ông. Tư thế cổ điển và hình thức duy nhất được áp dụng
trong sinh hoạt chăn gối./ Cư dân địa phương vẫn quen tập quán giữ
nguyên quần áo khi hoạt động ân ái. Đàn ông nhanh chóng đạt được thỏa
mãn và yên giấc mà chẳng hề phải biết người đẹp của mình có nhận được
khoái cảm hay không. Khỏa thân hoàn toàn bị nghiêm cấm. Dân đảo không có
thói quen nói chuyện tục, không ôm nhau khi khiêu vũ, hội hè v.v… Ngay
cả trong gia dình, nam nữ cũng sinh hoạt một cách riêng rẽ và tình cảm
rất ít khi biểu lộ ra ngoài. Đối với con cái, các cha mẹ cũng hiếm khi
có những cử chỉ âu yếm, thân mật, thậm chí họ còn hạn chế cho con bú.
Bất kỳ một sự tò mò của trẻ em tới lĩnh vực tình dục đều bị trừng phạt.
Hình thức trừng phạt chủ yếu là các bậc phụ huynh dùng lời lẽ huấn thị
hoặc nặng hơn nữa thì dùng roi vọt. Dân địa phương thường có thói quen
“ngôi lê mách lẻo” để giễu cợt những ai có biểu hiện tình cảm “quá mức
bình thường”. Đây là yếu tố làm hạn chế phần nào sự phát triển các mối
quan hệ luyến ái nam nữ. Thậm chí nhiều đôi uyên ương đã đính hôn cũng
không dám đi dạo chơi vì sợ những lời đàm tiếu dị nghị.
Tình
trạng kết hôn ở lứa tuổi cao cùng với nạn “lỡ thì” rất phổ biến trong
cư dân đảo, không chỉ do hậu quả của một đời sống luyến ái khe khắt mà
còn xuất phát từ tập quán thừa kế truyền thống tại Ai len. Con trai
trong các gia đình thường phải chờ đợi rất lâu trong khi các ông bố của
mình suy ngẫm viết di chúc về quyền thừa kế. Hơn nữa các ông già lại hay
có tát giở chứng thay đổi đối tượng thừa kế và chừng nào còn sống thì
họ chưa muốn nhường tài sản – đất đai cho con cái của mình. Còn các bà
mẹ thì lo sợ nàng dâu lấn hết quyền hành trong khi con trai vì “tình” mà
quên đi chữ “hiếu”. Do đó không lấy gì làm ngạc nhiên là rất nhiều
chàng trai ngoài 30 tuổi rồi mà vẫn cố bám lấy gia đình, chẳng hề vội vã
tính đến chuyện yêu đương và hôn nhân. Còn các thiếu nữ mới đến tuổi
trưởng thành đã canh cánh một nỗi lo bị ế chồng. Sự nghiêm khắc trong
tập quán, những đòi hỏi quá cao đối với vai trò một người vợ đồng thời
với qui lệ cấm li dị là những vấn đề hét sức đau khổ cho các cô gái mỗi
khi họ quyết định lập gia đình. Nhiều thanh niên đã tìm cách chạy ra
nước ngoài hòng thay đổi cuộc sống. Tình trạng này đang có chiều hướng
gia tăng. Tất nhiên hiện tượng di cư trên còn vì những mục đích kinh tế,
song những nguyên nhân sâu xa xuất phát từ các tập quán đạo đức địa
phương không phải là không có ảnh hưởng đáng kể. Rõ ràng giới trẻ đã
không còn thích hợp với những tục lệ khuôn phép thâm căn cố đế đang ngự
trị trong đời sống xã hội cư dân đảo nói chung và lĩnh vực luyến ái nói
riêng. Ngoài ra, việc tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài tới đây càng
đốt cháy thêm ở họ những ý định đi tìm hạnh phúc ở một miền đất khác.
Tại đảo có tới 29% đàn ông độc thân “quá lứa”. Cuộc sống đơn độc tẻ nhạt
của những đối tượng này là nguyên nhấn dẫn đến các hiện tượng phổ biến
như thủ dâm, rượu chè, quậy phá v.v… Thực chất đây là hình thức nhằm làm
dịu bớt những đòi hỏi sinh lý như một bệnh dịch đang lan tràn trong cư
dân đảo. Trong vòng nhiều năm J.C Messenger – tác giả của cuộc điều tra
nghiên cứu và cùng với vợ, ông đã tận dụng mọi phương tiện để thu thập
tài liệu như hỏi chuyện, quan sát, ghi âm, phỏng vấn các nhân viên của
cơ quan phục vụ bảo vệ sức khỏe v.v… Cũng cần phải nhận thấy rằng, vai
trò của các vị mục sự địa phương đố với đời sống xã hội ốc đảo là hết
sức to lớn. Ông ta là người bảo vệ trung thành các tập quán cũ, tích cực
đấu tranh với nạn rượu chè và tìm mọi cách hạn chế những ảnh hưởng từ
bên ngoài mà khách du lịch và ngoại kiều mang đến. Tại sao cho tới nửa
sau thế kỷ XX mà một loại hình văn hoá cấm chế luyến ái như thế vẫn còn
được tồn tại? Có khá nhiều ý kiến về vấn đề này. Một số nhà nghiên cứu
thì nhấn mạnh đến ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử Ai len, đặc biệt là
tư tưởng của trào thuyết tôn giáo Jansenism. Theo thuyết này mà người
Ai len quan niệm về việc sinh con như là một nghĩa vụ bất đắc dĩ và xấu
hổ. Còn phụ nữ thì xem tình dục như một cái gì đó mờ ám, nguy hiểm. Một
số nhà bác học khác lại chú ý đến sự tác động của các tập quán gia đình
người Ai len. Ở đó ngay cả các bà mẹ vốn là những người có uy tín nhất
trong gia đình đã luôn luôn nhồi nhét cho con trai những thành kiến đối
với phái nữ. Các ông bốn cũng tỏ thái độ ác cảm không kém. Đây có thể là
những yếu tố gây nên xu hướng tình dục đồng giới vốn đang diễn ra một
cách âm thầm trong cư dân địa phương. Tóm lại những yếu tố đã ảnh hưởng
đáng kể tới nền văn hoá trấn áp tình dục này là: vai trò cha linh mục,
tư tưởng Jansenism, hình thức giáo dục trẻ và các tập quán lâu đời, định
kiến đối với giới nữ, tập quán thừa kế và một số thói quen xã hội
(“ngồi lê mách lẻo”, các hình thức trừng phạt trẻ em v.v…). Hơn nữa tình
trạng biệt lập của ốc đảo trong một thời gian dài với số dân ít ỏi cũng
là những đặc thù đã tạo điều kiện cho sự tồn tại của loại hình tình dục
bị đàn áp, dù cho trên thế giới đang diễn ra những biến đổi hết sức
mạnh mẽ.
Tuy
nhiên xã hội Inis Big không phải là trường hợp duy nhất. Ngược lại loại
hình cấm chế tình dục này có mặt khắp mọi nơi từ Alaska cho tới những
miền xa xôi của Australia. Để tìm hiểu nguyên nhân của những nền văn hoá
tương tự, chúng ta phải làm sáng tỏ các yếu tố tác động liên quan đến
tập quán giới tính, tình dục, luyến ái, đồng thời phải tìm hiểu cả những
ảnh hưởng lịch sử, tôn giáo, kinh tế và quan hệ gia đình. Các điều kiện
khách quan cũng không kém phần quan trọng. Xã hội càng biệt lập với bên
ngoài bao nhiêu thì tác động của những tập quán đối với nó càng mạnh mẽ
bấy nhiêu. Qua việc tìm hiểu xã hội Inis Big, chúng ta cũng nhận thấy
một điều là ở phương Tât cũng như ở phươgn Đông không hề tồn tại một nền
văn hoá thuần nhất mà chỉ có sự pha trộn và hợp hó, trong đó nổi lên
những đặc điểm chủ đạo chi phối toàn bộ nền văn hoá đó mà thôi. Inis Big
không phải xa xôi gì với châu Âu, người dân ở đây vẫn đọc báo chí và
biết được những gì đang xảy ra trên thế giới. Có điều tập tục lâu đời đã
đè nặng lên tiềm thức làm cho họ khó long mà dứt bỏ được thế giới bất
biến của mình. Tuy nhiên thông qua các du khách và ngoại kiều luồn gió
văn hoá mới cũng đang không ngừng thổi tới ốc đảo bé nhỏ này, chúng làm
cho bộ mặt các tập quán và nhất là giới trẻ ở đây có những thay đổi rõ
rệt. Vậy thì trước hoàn cảnh đó liệu nền văn hoá đàn áp tình dục Inis
Big có tồn tại mãi được không? Tóm lại, qua việc nghiên cứu nền văn hoá
tình dục của cư dân dâor Inis Big, chúng ta có thể nhận xét rằng, các
tập quán cổ hủ đã ảnh hưởng đáng kể đến đời sống luyến ái, chúng là cho
thế giới con người trở nên nghèo nàn, niềm sung sướng và khoái cảm trước
tình yêu luyến ái bị bóp nghẹt và tước mất.
NỀN VĂN HÓA DI CHỨNG LOẠN THẦN KINH
Cảm
giác bị đe dọa và sợ hãi trước một giới tính khác, tình trạng căng
thẳng tâm lý khi âu yếm và ân ái, tự cô lập mình với mọi người. Đấy là
những dấu hiệu của chứng loạn thần kinh – một hiện tượng khá phổ biến
đối với nhiều người. Một số ý kiến cho rằng, chứng loạn thần kinh phụ
thuộc vào văn hóa, lứa tuổi cũng như thành phần giai cấp. Nhưng ở đây
chúng tôi xem chứng loạn thần kinh như một nét đặc thù của các nền văn
hoá. Vì lẽ dó nền chúng tôi tạm đưa ra khái niệm “Nền văn hoá di chứng
loạn thần kinh”. Nhiều nhà tâm lý học quả quyết rằng, quá trình loạn
chứng thần kinh ở phương Tây đang tiến triển mà biểu hiện trực tiếp là
xu hướng gia tăng các căn bệnh tình dục tâm thần. Song đây lại là một
vấn đề ngoài lề. Trong mỗi nền văn hoá và ở mỗi giai đoạn lịch sử xã hội
cụ thể đều tồn tại những nạn nhân từ căn bệnh loạn thần kinh. Khoa phân
tâm học xã hội chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này. Khi nói tới nền văn
hoá loạn chứng thần kinh là chúng tôi muốn ám chỉ những tập quán cố hữu,
mối quan hệ giữa các giới tính và những chế định xã hội với những biến
thể tâm thần được truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác. Dựa trên
những tư liệu lấy từ các cuộc khảo sát của các nhà nhân chủng học M.
Altsuler, chúng ta sẽ tìm hiểu về chủng tộc Caiapa là một trong những
thí dụ tiêu biểu cho loại hình văn hoá trên. Caiapa là một bộ lạc da đỏ
sinh sống ở vùng hạ lưu tỉnh Esmeralda thuộc lãnh thổ Ecuador. Cuộc sống
của thổ dân gắn liền với con sông mang tên Caiapa và những nhánh phụ
của nó. Người Caiapa sống bằng nghề làm ruộng, săn bắt và đánh cá. Họ
thờ Thiên Chúa giáo một cách miễn cưỡng và hình thức. Các thủ tục hôn
nhân được tiến hành trong nhà thờ. Song song với các tập quán Thiên Chúa
giá, nhiều truyền thống bản địa vẫn còn tồn tại và gìn giữ. Người
Caiapa thích có con đàn cháu đống và đấy cũng là động cơ hôn nhân của
họ. Tục lệ thờ người chết có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống cư
dân. Trẻ em sinh ra được xem như là sự tiếp nối luân hồi số phận của
người đã khuất dưới một dung mạo và cuộc sống khác. Thủ tục dạm hỏi ở
đây khá đơn giản. Sau một vài đêm “tìm hiểu” nhau trong một cái trại
bằng mùng quây lên, thế là cả hai đã đồng ý để tiến tới thành hôn. Tuy
nhiên cha mẹ phía đằng cô gái cũng có thể từ chối một cách khéo léo mà
không để cho kẻ cầu hôn phải mất lòng. Ngoài ra còn tồn tại tục lệ
“Suputangaima” – tức là một cách thức kiếm vợ đơn giản hơn. Theo đó vị
hôn phu sẽ trực tiếp đến gặp người đẹp mà mình ưng ý, đoạn ngỏ lời trăm
năm thẳng thừng với đối tượng. Nếu đề nghị được chấp nhận thì hôn nhân
có hiệu lực ngay sau đó. Trong trường hợp kẻ cầu hôn không đủ “dũng khí”
đến gặp người đẹp thì anh ta buộc phải cậy đến anh em họ hàng hoặc một
“Hội đồng” gồm hai người da đỏ và hai người da đen. Để trả ơn, vị hôn
phu sẽ đãi những người giúp việc một chầu rượu rum thỏa thích cùng với
một khoản thù lao nhất định. Cuộc sống hôn nhân ở đây khá bền vững, song
việc ly dị cũng hết sức dễ dàng. Chỉ cần người vợ bỏ đi hoặc người
chồng ra lệnh cho cô ta ra khỏi nhà, thế là họ có thể chia tay với nhau
mãi mãi. Các đối tượng có quyền được đi bước nữa, nhưng họ chỉ được phép
tái hôn với những người đã từng có gia đình. Ngoại tình bị xem là một
hành vi nghiêm trọng. Trừng phạt thường do thủ lĩnh phán quyết mà chủ
yếu là hình thức đánh roi. Riêng phụ nữ thì chịu những hình thức nặng nề
hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy phái đẹp ở đây tỏ ra đa tình mạnh mẽ
hơn trong đời sống ân ái. Giới mày râu thì luôn luôn bị ám ảnh bởi tâm
lý tự ti về sự kém cỏi của mình. Rượu chè là một hình thức sinh hoạt
thường xuyên và không thể thiếu được trong đời sống của cánh đàn ông.
Ngay
từ khi còn nhỏ, trẻ em Caiapa đã chịu một chế độ giáo dục về vệ sinh
hết sức nghiêm khắc. Trong mỗi gia đình, người ta dựng một cây cầu nhỏ.
Đàn ông và con trai vệ sinh phía cuối cầu, còn phụ nữ và con gái đi ở
phía trên cầu. Khi sắp có nhu cầu “vệ sinh”, các em bé sẽ được đặt vào
một cái lỗ trên cầu. Đứa bé phải ngồi ở đó cho đến khi đặng “hoàn thành”
nhiệm vụ. Sau đấy để thưởng cho việc luyện tập trên, người mẹ sẽ cho
đứa bé bú sữa. Trên cơ sở lý thuyết về sự phát triển tâm lý tính dục ở
giai đoạn trẻ, các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, chính hình
thức vệ sinh trong tình trạng bị gò ép căng thẳng như thế đã làm phát
sinh ra một số tâm lý như cảm giác sợ người, tâm lý bị bỏ rơi và e dè
trong tình dục. Chế độ giáo dục trẻ em ở đây cũng rất nghiêm khắc. Lúc
lên 2-3 tuổi là thời gian đòi hỏi phải được đi đứng thì chúng lại bị giữ
chặt một chỗ trong nhà. Tóm lại chế độ giáo dục vệ sinh kiểu gò ép,
việc cản trở nhu cầu đi đứng vui chơi của trẻ cùng với điều kiện ăn uống
không thích hợp là những yếu tố quyết định đến quá trình hình thành
hành vi tình dục và luyến ái sau này của các thành viên xã hội Caiapa.
Mỗi
khi thấy người, nhất là kẻ lạ mặt, dân bản xứ thường hay bỏ chạy hoặc
lẩn trốn. Họ dường như sống với ba thế giới khác nhau (cư dân, người da
đen, người da trắng) và ứng với mỗi thế giới là một cách cư xử riêng. Để
khắc phục nhược điểm của mình, thổ dân buộc phải tìm đến rượu. Uống
rượu làm giảm bớt cảm giác sợ hãi, kể cả sợ hãi trước ái ân. Mức độ dục
tình trong nam giới địa phương rất thấp. Nhiều người sinh hoạt chăn gối
một cách miễn cưỡng. Khả năng ân ái 2 – 3 lần trong một tuần đã là một
“chiến tích” tự hào của đàn ông Caiapa. Thậm chí trong giới nam nhi bản
xứ còn phổ biến một khái niệm ám chỉ hoạt động ái ân là “Medio Trabana”
(Chẳng khác gì sự khổ sai). Cần phải thấy rằng, khả năng tình dục quá
yếu của đàn ông Caiapa bắt nguồn từ các hình thức làm tình nghèo nàn,
thời gian kéo dài của một cuộc ái ân quá ngắn ngủi, tư thế sinh hoạt đơn
điệu và thể lực của người đàn ông mau chóng bị hao kiệt – đây là toàn
bộ những đặc trưng của đời sống tình dục và luyến ái của cư dân Caiapa.
Có lẽ sinh hoạt tinh thần của người dân Caiapa sẽ nghèo đi biết mấy nếu
như họ không biết đến làn vũ điệu truyền thống mang chút ít hơi hướng
hương vị trữ tình của mình trong các ngày lễ Noen và Năm Mới. Vào những
dịp vui đó, các cô vợ sẽ trưng diện những bộ cánh đẹp nhất và sau nữa
trở thành những vị khách dễ thường nhất của các đức lang. Các nàng sẽ
tiến vào “Phòng trai”[38] trong một tư thế hết sức uyển chuyển và nhí
nhảnh. Ông chồng thì đầu tóc rối xù và tất nhiên là người tỏa ra nồng
nặc mùi rượu, lảo đảo bước ra đón chào người đẹp. Đoạn cô vợ sẽ thực
hiện một số động tác quay vòng với tốc độ nhanh làm ta liên tưởng đến
điệu vũ của con chim công. Ông chồng phải đứng xa một chút để không bị
đụng vào chuyển động. Vũ điệu đó được lặp đi lặp lại vài lần cho đến khi
người đẹp đột ngột dừng lại và lui ra. Tất cả những tình tiết của tục
lệ trên đã phản ánh một mối tương quan hết sức đặc biệt giữa hai giới
tính. Phụ nữ chiếm ưu thế giữ quyền chủ động, chi phối và hoàn toàn bộ
diễn tiến của vũ điệu. Mặc khác vũ điệu cũng toát lên sự yếu kém của đàn
ông và biểu thị sức mạnh dục tình của phái đẹp thổ dân Caiapa. Tóm lại
văn hoá tình dục Caiapa là một bộ phận tinh thần trong đó đời sống luyến
ái hết sức nghèo nàn và què cụt cùng với xu hướng tâm lý thiếu tự tin
cũng như nỗi sợ hãi trước tình dục. Vai trò của nam giới tỏ ra yếu kém,
ngược lại phụ nữ thể hiện tính cách mạnh mẽ và đầy thách thức. Tất cả
những nét đặc trưng này được phản ánh rõ nét trong văn học dân gian và
thần thoại Caiapa. Hội chứng loạn thần kinh của người da đỏ có nguồn gốc
xâu xa với các hình thức giáo dục trẻ em và tệ tục uống rượu là những
nguyên nhân gây nên tình trạng què cụt, bệnh hoạn trong đời sống luyến
ái của cư dân Caiapa.
HÀNH VI TÌNH DỤC TRÊN THẾ GIỚI
Tình
dục trẻ em. Sự tò mò về giới tính và thể xác, sự ham mê đối với những
trò chơi mang tính dục giữa các bạn bè đồng niên nhưng khác giới là
những hiện tượng phổ biến trong các nền văn hoá. Những cảm quan phong
phú của trẻ em về tình dục phần lớn bắt nguồn từ sự quan sát các hành vi
ở người lớn. Tâm lý bị kích thích sinh lý bắt đầu xuất hiện ở trẻ em mà
một trong số chúng đã có khả năng cảm nhận được nguồn khoái lạc này.
Thật khó mà tưởng tượng nổi, trẻ em đã quan hệ xác thịt với người lớn
tại nhiều nền văn hoá trên thế giới ra sao? Trong các cho xã hội sơ
khai, quan hệ tình dục giữa đàn ông với các bé gái là một hiện tượng khá
phổ biến. Thủ dâm. Kết quả của các cuộc khảo cứu cho thấy rằng, trong
các xã hội nơi mà thái độ đối với các hiện tượng ngoại tình và tình dục
trước hôn nhân tỏ ra cởi mở thì chứng thủ dâm được hạn chế rất nhiều.
Thủ dâm bị phản đối trong những nền văn hoá sơ khai. Người ta quan niệm
đấy là thể hành vi đẩy con người vào một tình trạng lố bịch. Quan hệ
tình dục trước hôn nhân. Trên nguyên tắc đại đa số các nền văn hoá đều
tán thành các quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhưng thông thường điều
đó phải đi đôi với những điều kiện nhất định. Trong trường hợp này, tại
nhiều nơi, kể cả những nền văn hoá phản đối quan hệ tình dục trước hôn
nhân vì những lý do thuộc về tôn giáo, tập quán cũng tỏ ra dễ dãi đối
với nam giới hơn là phụ nữ. Tại một số nền văn hoá, trong đó có các nền
văn hoá châu Á, phụ nữ nói chung bị cấm chỉ các quan hệ tình dục trước
hôn nhân. Nếu không chứng minh được sự còn trinh của mình trong đêm tân
hôn thì cuộc hôn nhân với cô gái đó sẽ không trở thành hiện thực. Tại Ấn
Độ các thiếu nữ hầu như không hề được nếm mùi vị hương hoa của luyến ái
trước khi họ đi lấy chồng. Bởi vì theo tập quán ở đây thì mọi cuộc hôn
nhân đều do cha mẹ tự sắp xếp lấy. Thậm chí trước đó trai gái cũng dường
như chưa hề biết mặt nhau.
Ngày
nay trong các nền văn hoá Ki tô giáo, tình trạng phân liệt giữa thực tế
và lý thuyết đang có chiều hướng gia tăng. Phần đông đàn ông và thậm
chí có khá nhiều phụ nữ đã không còn nhất nhất tuân thủ theo những quy
định hiện hành của Nhà Thờ về việc nghiêm cấm các quan hệ tình dục trước
hôn nhân. Nói chung dư luận xã hội có phần châm chước hơn đối với những
trường hợp mà các đôi tình nhân “ăn trước kẻng” đó sau này chịu cùng
nhau “kết tóc tơ duyên”. Ngược lại đối với những ai “thả dàn” quá mức
thì búa rìu dư luận xã hội ắt hẳn sẽ không tha. Hiện nay tại các nước
Tây Âu, việc cấm đoán ân ái trước hôn nhân đã không còn tồn tại. Theo
kết quả của một số cuộc trưng cầu ý kiến tiến hành từ năm 1975-1983 ở
Pháp, Mỹ và Tây Đức thì có tới 75-92% số người tán thành ân ái trước hôn
nhân. Người ta xem đây là công việc riêng tư nằm ngoài phạm vi quản lý
của nhà thời và đồng thời nó bình đẳng đối với nam giới cũng như cả phái
đẹp. Đời sống tình dục trong hôn nhân. Tại hầu hết các nền văn hoá quan
hệ vợ chồng là hình thức tình dục chủ yếu. Mức độ hoạt động chăn gối
dao động từ 2 đến 3 lần tình dục một tuần. Ân ái thường diễn ra tại nhà
và trước khi đi ngủ. Trong số các nước Tây Âu thì các cặp vợ chồng người
Anh và một số dân tộc Scandinavia là “xung” hơn cả, ngược lại “hiền”
nhất là người Giéc- măng. Thông thường mức độ sinh hoạt và thời gian ân
ái của các cặp vợ chồng dần dần có phần giảm sút theo quá trình chung
sống. Ngoại tình. Phần lớn các phong tục văn hoá thế giới đều hết sức
“kỵ” chuyện ngoại tình của giới nữ. Trong khi đó cũng là chuyện “ông ăn
gỏi (chả) bà ăn nem” đó cả thôi, mà chúng lại có vẻ bênh vực cho cánh
đàn ông nhiều hơn. Đời sống tình dục ở lứa tuổi trung niên. Đa số các
nền văn hoá đều không phản đối hoạt động tình dục ở lứa tuổi muộn mằn.
Quan hệ thể xác đối với một số trường hợp vì hoàn cảnh như ly dị, góa
bụa v.v… cũng được hầu hết các tập quán tán thành. Các cuộc khảo cứu của
Vinna và Newton cho biết có một số nền văn hoá tán thành hoạt động ân
ái của đàn ông trung niên (Trung Quốc, Tây Tạng, Bedouin[39], Java,
Okinawa…), trong đó có nền văn hoá thậm chí không phản đối nam giới
trung niên ăn nằm với những cô gái trẻ (Văn hóa Samoa). Tồn tại 26 nền
văn hoá tán đồng hoạt động chăn gối của những mệnh phụ hồi xuân
(Polynesia, Ấn Độ, Tân Ghi nê), 6 trong số này chấp nhận việc họ đi lại
với cánh thanh niên trẻ.
Các
cuộc khảo sát tại nhiều nước phương Tây cũng cho thấy tình dục tuổi
“hồi xuân” còn mạnh mẽ gấp bội so với những giai đoạn trẻ trung. Nó được
quan niệm như là một hoạt động bình thường cần thiết cho sức khỏe và
nhu cầu tinh thần con người. Và càng kéo dài được hoạt động ái ân chừng
nào thì cuộc sống con người càng trở nền trường thọ bấy nhiêu. Tư thế
sinh hoạt tình dục. Các tư thế ái ân được áp dụng trên thực tế không quá
đa dạng như ta tưởng. Phổ biến nhất vẫn là tư thế cổ điển. Tại
Melanesia và Australia các cặp uyên ương thường sử dụng hình thức nam
ngồi và nữ nằm ngửa. Một số chủng tộc Bắc Phi có kiểu sinh hoạt giữa đùi
(Phải chăng đây là phương pháp để tránh thụ thai?). Ở phương Tây nói
chung việc ứng dụng các lối chơi khác nhau thường thấy trong các mối
quan hệ ngoại hôn nhân và mãi dâm. Tư thế nằm nghiêng khá phổ biến đối
với một số tập quán Châu Phi và Châu Á. Khoái cảm ân ái. Đối với nam
giới, khoái cảm ân ái là sự đồng nghĩa với việc giao hợp, còn ở phụ nữ
thì nó phụ thuộc vào tính chế định văn hoá. Tại các nền văn hoá đàn áp
tình dục và Thanh giáo người ta đã tìm cách bóp chết nó. Ngược lại các
tập quán văn hoá thần bí và Apollo đã làm cho đa số phụ nữ thực sự được
thỏa mãn và sung sướng. Tình hình tương tự, kể cả đối với nam giới cũng
tìm thấy trong các nền văn hoá Polynesia. Nói chung hiện tượng kéo dài
khoái cảm là rất hiếm khi xảy ra. Nếu xảy ra, có chăng chỉ ở giới nữ,
còn đối với đàn ông thì hầu như là không. Tại phương Tây hiện tượng
khoái cảm xuất hiện nhờ sự kích thích âm vật được xem là chưa chín muồi.
Người ta chỉ coi nó đúng là “tiêu chuẩn” khi nguồn lạc thú này đạt được
trong quá trình giao phối. Ngày nay, quan niệm trên đã trở nên lạc hậu
và để đạt được điều đó, nhiều đôi uyên ương trẻ đã bắt đầu biết áp dụng
những phương pháp kích thích khác nhau. Tại một số nền văn hoá Polynesia
và Châu Phi do tục lệ cắt âm vật nên đa số phụ nữ ở đây chỉ thực sự
nhận được khoái cảm trong quá trình giao hợp. Các thủ thuật làm tình ở
đây chủ yếu là ve vuốt các bộ phận sinh dục của nhau. Đồng tính luyến
ái. Đây là hiện tượng tồn tại trong hầu hết các phong tục tình dục thế
giới. Có tới 2/3 nền văn hóa sơ khai tán thành các quan hệ đồng tính
luyến ái. Tại các nền văn hoá khác, tồn tại nhiều những quan niệm về nó,
từ thái độ bài xích hết sức gay gắt cho đến những cách nhìn tỏ ra mềm
mỏng và ủng hộ hoàn toàn. So với phụ nữ, hiện tượng này xuất hiện ở nam
giới nhiều hơn. Các hiện tượng lệch lạc tình dục. Nhiều nền văn hoá từng
tồn tại các câu chuyện thần thoại kể về những hiện tượng lệch lạc tình
dục. Có thể nói mức độ đô thị hóa và sự phát triển xã hội càng cao bao
nhiêu thì các hiện tượng đồng tính luyến ái càng nảy sinh nhiều bấy
nhiêu. Ở Tây Âu các hiện tượng thờ vật (Fetishism) và chứng phô bày
(Exhibitionism) hầu như không phổ biến. Tóm lại, qua việc tìm hiểu hành
vi tình dục trong các nền văn hoá thế giới, chúng ta có thể đi đến một
kết luận chung rằng, hình thức tình dục khác giới (Heterosexuality)
thông qua quan hệ vợ chồng vẫn là hành vi tình dục chiếm ưu thế hơn cả.
Nói chung hoạt động chăn gối trong hôn nhân (mức độ sinh hoạt, cách thức
làm tình, tư thế, cảm xúc ân ái) của các dân tộc không đến nỗi khác
nhau nhiều lắm. Hành vi tình dục trong các tập quán bị chi phối bởi các
qui định xã hội (tiêu chuẩn đạo đức, tục lệ, tôn giáo v.v…).