Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

10. Bán đảo Crưm và quan hệ Nga - Ukraine (Trích bài làm của Sinh Viên Đinh Văn Nhuận-Khoa Sử ĐHSP TP.HCM)


Ukraine là một quốc gia thuộc khu vực Đông Âu. Lịch sử của Ukraine cũng như lịch sử Nga bắt đầu từ khoảng thế kỉ IX sau công nguyên khi vùng đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Nga Kiép (Kievan Rus) hùng mạnh tồn tại đến thế kỉ 12. Khi đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn trỗi dậy và bành trướng, Nga Kiép bị Mông Cổ đánh tan tác chịu cảnh nô lệ suốt nhiều thế kỷ. Sau khi Mông cổ suy yếu, lãnh thổ của Ukraine lại bị phân chia giữa nhiều thế lực khác nhau tại châu Âu, cụ thể là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Đến thế kỉ XIX, khi Nga bành trướng và đánh bại hai địch thủ còn lại, hầu hết lãnh thổ của Ukraine đã nằm trong Đế chế Nga. Năm 1922, Ukraine trở thành một nước đồng sáng lập Liên bang Xô viết và trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraine lại trở thành một quốc gia độc lập. Từ đó đến nay, Ukraina đã tiến hành mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường. Quan hệ ngoại giao Nga và Ukraine luôn căng thẳng trong đó có vấn đề liên quan bán đảo Crưm.
 1. Vài nét về bán đảo Crưm.
Nằm ở phía Nam Ukraine bên bờ biển Đen, bán đảo Crưm, nơi chủ yếu người dân nói tiếng Nga, là một phần lịch sử của Liên bang Xô viết trước khi bị gắn vào Ukraine năm 1954 như một món quà mà Tổng thống Nikita Kruchtshev. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, bán đảo này vẫn là một bộ phận của nước Ukraine độc lập. Quan hệ giữa Nga và Ukraine có phần căng thẳng xung quanh vấn đề bán đảo Crưm. Vì sao bán đảo Crưm, Nga rất quan tâm phải chăng bán đảo này có một vị trí chiến lược, tình hình quan hệ Nga và Ukraine cũng có nhiều thay đổi xung quanh vấn đề này.
2. Tình hình quan hệ Nga – Ucraina xung quanh bán đảo Crưm.
 Quan hệ Nga và Ukraine căng thẳng xung quanh bán đảo Crưm: Nga đã tiến thêm một bước trong ‎ý tưởng “thu hồi” bán đảo Crưm hiện đang thuộc lãnh thổ Ukraine. Phát biểu trên sóng của đài phát thanh “Cơ quan thông tin Nga”, Chủ tịch Ủy ban Đuma Quốc gia Nga về các vấn đề SNG và liên lạc với kiều bào Alexei Ostrovsky giải thích rằng Mátxcơva có cơ sở để đặt lại vấn đề Ukraine sở hữu Crưm.
Ông Ostrovsky khẳng định: “Trong trường hợp Ukraine tích cực tham gia tiến trình gia nhập NATO thì Nga có thể nêu ra vấn đề về việc sở hữu Crưm. LB Nga có những cơ sở pháp lý để xem xét lại những hiệp định được k‎ý từ thời Khrushchev (Nikita Khrushchev, Bí thư Thứ nhất Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1953 đến 1964, người gốc Ukraine và đã “tặng” bán đảo Crưm vốn thuộc Cộng hòa XHCN Xôviết LB Nga cho Cộng hòa XHCN Xôviết Ucraina –  TTXVN).
Đồng thời vị đại biểu Đuma này cũng tin chắc rằng Ukraine và Grudia trong tương lai gần chưa thể gia nhập NATO. Theo ông, Grudia vướng các cuộc tranh chấp lãnh thổ còn Ukraine thì “trượt” bởi ở nước này chỉ có tổng thống, thủ tướng và chủ tịch quốc hội là thích vào NATO. Mặt khác, ông Ostrovsky cho rằng việc Ukraine và Grudia có trở thành thành viên của tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương hay không “còn phụ thuộc vào lập trường của Nga cùng cách thức mà Nga làm việc với các quốc gia đó và với các nước phương Tây”.
 Tổng thống LB Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp kín của Hội đồng Nga – NATO ở Bucarét (4/4/2008) đã lên tiếng rằng nếu Ukraine gia nhập NATO thì nước này sẽ “ngừng tồn tại như một quốc gia thống nhất”, ngụ ý rằng Nga có thể thu hồi bán đảo Crưm và vùng Đông Ukraine mà trong lịch sử từng là lãnh thổ của Nga. Ban lãnh đạo Nga không cải chính thông tin này.
Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội Ucraina không tin là Putin có thể nói ra điều này và họ đề nghị Bộ Ngoại giao và Chính phủ nước mình “yêu cầu Nga trả lời chính xác rằng Tổng thống Nga Putin có nói hay không”. Nói thêm là trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucarét vào đầu tháng 4/2008 Thị trưởng Mátxcơva Yury Luzhkov cũng đã phát biểu công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc Nga có thể thu hồi Crưm trong trường hợp Ucraina khăng khăng “cầu thân” với NATO.
Trong khi đó NATO lại đang chờ Nga giải thích về tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov đề cập các biện pháp mà Mátxcơva có thể áp dụng để ngăn cản Ucraina và Grudia gia nhập NATO.
Đáp lại thách thức của Nga về việc “thu hồi” bán đảo Crưm và phần Đông Ukraine, tại Kiép cũng vang lên những yêu sách về lãnh thổ đối với Mátxcơva. Tờ “Khu vực mới” (Nga) bình luận về vấn đề này như sau:
“Nếu Nga tìm cách lấy đi vùng Crưm của Ukraine thì chính quyền Kiép có thể đòi LB Nga trả lại các tỉnh trước đây từng thuộc về nước Cộng hòa XHCN Xôviết Ukraine (trong đó có tỉnh Belgorod nằm sát Ucraina)”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Boris Tarasyuk, phó trưởng đoàn đại biểu của liên minh thân tổng thống “Nước Ukraine của chúng ta – Tự vệ nhân dân” trong quốc hội Ucraina đã tuyên bố như vậy.
Đáp lại lời của Tổng thống LB Nga Vladimir Putin về việc Ukraine sẽ tan rã nếu gia nhập NATO, ông Andrei Parybi, Ủy viên Ủy ban đối ngoại Quốc hội Ukraine, đại biểu của liên minh “Nước Ukraine chúng ta – Tự vệ nhân dân”, nhấn mạnh rằng LB Nga là đế chế cuối cùng trên thế giới và đến năm 2010 đế chế này sẽ ngưng tồn tại. Ông cũng khẳng định trong thành phần của Nga hiện nay có một phần khá lớn đất đai của người Ukraine.
Bình luận về phát biểu của Alexei Ostrovsky, Chủ tịch Ủy ban Đuma Quốc gia Nga về các vấn đề SNG và liên lạc với kiều bào, đề cập khả năng Nga lấy lại Crưm, ông Tarasyuk nêu rõ: “Mưu toan của Nga xem xét lại các đường biên giới hiện hành của Ukraine buộc nước ta phải nêu vấn đề về việc Nga đang sở hữu những phần lãnh thổ trong quá khứ từng thuộc về Ukraine. Hè 1993, khi người ta đặt vấn đề Ukraine sở hữu Sevastopol dưới dấu chấm hỏi, chỉ mấy ngày sau họ đã nhận được nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ nói rành rọt rằng quốc hội Nga đã vi phạm các cam kết theo hiệp ước song phương cũng như các quy định và nguyên tắc của Hiến chương LHQ”. Theo ông, giữa các nước từng nằm trong thành phần Liên Xô đã có thỏa thuận khi Liên Xô ran rã rằng các bên thừa nhận những đường biên giới đang tồn tại hồi đó. Tarasyuk khẳng định: “Những đường biên giới này được củng cố bằng các hiệp ước song phương, trong đó có Hiệp định “Về tình hữu nghị, hợp tác và đối tác” năm 1997. Do đó trong trường hợp này thì Nga không có bẩt cứ cơ sở pháp lý nào để xem xét lại các đường biên giới hiện hành”.
Quan hệ Ukraine – Nga càng thêm căng thẳng theo một diễn biến khác. Ngay sau khi nghị định thư về việc Ucraina gia nhập WTO được phê chuẩn (ngày 10/4/2008) Khối Yulia Timoshenko (BYK) đã khẳn định rằng Kiép mệt mỏi bới “mối quan hệ anh em” với Mátxcơva và họ có thể tác động tới tiến trình Nga gia nhập WTO để trả thù chuyện Ucraina bị cản trở làm thành viên của NATO.
Ông Andrei Shkil, đại diện của BYK tuyên bố: “Sau lời nói của ban lãnh đạo Nga tỏ ý nghi ngờ về tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và thực chất đã phong tỏa tiến trình Ukraine gia nhập NATO tại hội nghị thượng đỉnh NATO tại Bucarét thì chúng ta dĩ nhiên sẽ rất chăm chú xem xét các nghị định thư trong khuôn khổ các cuộc đàm phán với Nga về việc Nga gia nhập WTO. Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội và ban lãnh đạo của chúng ta có thẩm quyền ký kết và phê chuẩn các nghị định thư giữa Ucraina với Nga sẽ hết sức lưu tâm. Chúng ta đã mệt mởi với “mối quan hệ anh em”, chúng ta cần sự đối tác, quá đủ với tình anh em kiểu đó rồi, chúng ta chủ trương bình đẳng trong quan hệ. Tôi tin chắc rằng việc Ukraine gia nhập WTO sẽ đem lại (cho Kiép) cơ hội bình đẳng đánh giá cơ hội của Nga trong vai trò là thành viên tương lai của WTO”.
a. Quan hệ  Nga – Ucraina căng thẳng xung quanh vấn đề chủ quyền của ngọn hải đăng Yanta trên bán đảo Crưm.
Ngày 12/1/2006, Hải quân Nga tố cáo việc nhà chức trách Ukraine ngang nhiên chiếm giữ ngọn đèn biển này, coi đây là hành động vi phạm một hiệp định song phương. Theo hiệp định này quy định Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại thành phố Yanta được quyền sử dụng ngọn hải đăng đó.
Theo người phát ngôn Hải quân Nga Igo Digalo, vụ việc bắt đầu từ hôm 13/1/2006. Một nhóm 8 nhân viên của Công ty Thuỷ văn quốc gia Ukraine (thuộc Bộ Giao thông Vận tải), với lý do đến để kiểm tra thiết bị, đã tụ tập xung quanh ngọn hải đăng này và chặn lối vào, cản trở các nhân viên Nga đến đây làm việc.
Hải quân Nga đã bày tỏ lo ngại về hành động "bất hợp pháp" này, đồng thời cảnh báo việc làm trên của phía Ukraine có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu bè qua lại khu vực.
Tại Moscow, Bộ Ngoại giao Nga phát ngôn Mikhail Caminin cũng lên tiếng yêu cầu nhà chức trách Ukraine phải có lời giải thích trước sự việc này. Bộ Ngoại giao Nga hy vọng phía Ukraine có những biện pháp "cụ thể và ngay lập tức" để nhân viên của Hạm đội Biển Đen Nga được quyền thực hiện phần việc của mình tại ngọn hải đăng Yanta.
Trong khi đó, phía Ukraine đã bác bỏ cáo buộc trên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Vaxilia Philipchuk khẳng định rằng ngọn hải đăng tại Cảng thương mại Yanta thuộc chủ quyền Ukraine, cảnh báo vụ việc này có thể làm "vẩn đục bầu không khí" trong quan hệ giữa hai nước.
Các nhà ngoại giao hai nước dự định gặp nhau tại Yanta để tìm giải pháp tháo gỡ tình hình. Hạm đội Biển Đen của LB Nga có mặt tại đây theo một hiệp định được hai bên
Với diện tích bằng nước Pháp, Ukraine có dân số đông gấp 10 lần Gruzia. Nga là một trong những nhà cung cấp năng lượng chính và là đối tác thương mại chính của châu lục này. Nhưng ngược lại, họ phụ thuộc vào Ukraine trong việc vận chuyển khí đốt sang các nhà tiêu thụ châu Âu. Khác với Gruzia, vốn nơi trung chuyển dầu và khí đốt từ nguồn không phải của Nga sang châu Âu. Vì vậy, theo chiến lược gia Geoffrey Smith, làm việc tại ngân hàng đầu tư Tái sinh Vốn ở Kiev, “không có nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa hai nước này”.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner cho rằng Moscow có thể có các “mục tiêu” khác, “nhất là đảo Crưm, Ukraine và Moldova”.
Thực tế là từ khi lên cầm quyền cách đây 4 năm, Tổng thống Yushchenko đặt ưu tiên là đưa đất nước gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông cũng tìm cách lập ra một nhà thờ Cơ đốc giáo Ukraine độc lập khỏi Moscow và ép dân chúng sử dụng tiếng Ukraine thay cho tiếng Nga. Những hành động này tất nhiên là điều Nga không mong muốn chứng kiến ở ngay sát sườn mình.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nga Putin đã đảm bảo rằng Moscow không có ý định xem lại sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và tố cáo những bình luận nói trên là một sự khiêu khích. Ông nhấn mạnh: “Từ lâu, Nga đã thừa nhận đường biên giới hiện
nay của Ukraine”.
Thủ tướng Putin đã phủ nhận tin bán đảo Crưm là mục tiêu của Nga. Ông nói không có một dự án nào tương tự và nhắc lại rằng Nga – Ukraine có một thỏa thuận biến Sebastopol thành một cảng thuộc Hạm đội Biển đen của Nga vào năm 2017.
Nhưng ông Constantin Zatouline, đảng nước Nga thống nhất, cũng cảnh báo Kiev nếu họ tỏ ra kích động: “Điều đó sẽ làm nóng tình hình”. Ông nói thêm: “Ở Ukraine, ở đảo Crưm cũng như ở Nga, luôn có những chính trị gia muốn xem lại đường biên giới và số phận của đảo Crưm và Sebastopol”.
Ukraine là vùng đệm giữa Nga và phương Tây, nên có một vị trí chiến lược đối với Nga khi quan hệ với phương Tây, nên việc duy trì Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân tại căn cứ Sevastopol là quan trọng.
Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko ngày 11/9/2008 cho biết nước này không có kế hoạch hủy bỏ hiệp định ký với Nga về việc Hạm đội Biển Đen của Nga đóng quân tại căn cứ Sevastopol, cũng như sẽ không buộc hạm đội này rời khỏi bán đảo Crưm trước năm 2017.
Theo ông Yushchenko, Kiev chỉ muốn áp dụng một số nguyên tắc nhằm kiểm soát hoạt động của các đơn vị quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Ukraine, theo đó Ukraine phải được thông báo về các kế hoạch di chuyển của Hạm đội Biển Đen ra vào căn cứ Sevastopol.
Liên quan vấn đề này, phát biểu tại thành phố Sochi (Nga), Thủ tướng Nga Vladimir Putin tuyên bố những ý đồ đưa ra bàn thảo việc "sáp nhập" Crưm vào Nga chỉ là trò kích động. Theo ông Putin, Nga và Ukraine từ lâu đã thỏa thuận xong về các đường biên giới sau khi Liên Xô tan rã, và hai nước đã công nhận những đường biên giới này. Ông Putin khẳng định trong bất cứ trường hợp nào cũng không thể so sánh tình hình ở Crưm với vấn đề giữa Gruzia với Afkhadia và Nam Ossetia.
Nga thuê căn cứ hải quân Sevastopol trên lãnh thổ Ukraine từ năm 1997, theo một hiệp định song phương có hiệu lực tới năm 2017. Sau khi Nga điều một số tàu chiến từ Hạm đội Biển Đen tới khu vực ngoài khơi Gruzia trong thời gian nổ ra cuộc xung đột ở Nam Ossetia, Hội đồng An ninh Ukraine đã thông qua quyết định nhằm hạn chế tàu hải quân Nga tự do đi lại trong vùng biển của Ukraine. Tổng thống Ukraine còn hối thúc Nga soạn thảo một hiệp định mới về Hạm đội Biển Đen, với lý do "việc Nga sử dụng hạm đội này phục vụ cuộc chiến ở Gruzia cho thấy Ukraine có thể dễ dàng bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quốc tế trái với mong muốn của Kiev". (TTXVN)
a. Vì sao Nga muốn duy trì Hạm đội Biển Đen tại Xê-va-xtô-pôn?
Xê-va-xtô-pôn có một vị trí chiến lược: Xê-va-xtô-pôn là một hải cảng của Ukraine, nằm ở phía tây của bán đảo Crưm trong Biển Đen. Thành phố này trước đây là căn cứ của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Liên Xô và ngày nay là căn cứ của Hải quân Ukraine và Nga.
Vì có địa thế lợi hại, Xê-va-xtô-pôn là một căn cứ quan trọng của hải quân. Trong chiến tranh Crưm (1853-1856), quân Anh và Pháp bao vây Xê-va-xtô-pôn gần một năm mới hạ được thành phố này. Sau khi Liên Xô tan rã, Xê-va-xtô-pôn trở thành một cảng thương mại và đóng tàu. Ngoài ra, Xê-va-xtô-pôn cũng có bãi biển cho khách du lịch đến tham quan.
Năm 1997, Nga ký hợp đồng đặt căn cứ quân sự Hải quân ở Xê-va-xtô-pôn vì cảng Nô-vô-rô-xi-xcơ của Nga khi đó không thể tiếp nhận tất cả các tàu và binh lính Hạm đội Biển Đen. Theo thỏa thuận, Mát-xcơ-va sẽ sử dụng căn cứ này đến hết năm 2017 và phải trả một khoản tiền thuê khoảng 98 triệu USD mỗi năm. Ukraine cho rằng, số tiền trên là quá nhỏ so với một quốc gia hùng mạnh về kinh tế như Nga.
Vì có vị trí chiến lược, Xê-va-xtô-pôn cũng là mục tiêu “nhòm ngó” của Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Mùa hè năm 1983, một tuần dương hạm của Mỹ đã qua eo biển Bô-xpho (Thổ Nhĩ Kỳ) vào Biển Đen. Đây là lần đầu tiên NATO biểu lộ “sự khao khát có mặt của hải quân ở Biển Đen”.
Lợi dụng nguyện vọng của giới lãnh đạo U-crai-na muốn gia nhập NATO, Mỹ và phương Tây ra sức thúc ép nước này tạo điều kiện để Hải quân Mỹ và NATO có thể sớm xây dựng các căn cứ ở Biển Đen, ngay sát biên giới với Nga. Mấy năm gần đây, tần số xuất hiện tàu chiến Mỹ và NATO tại Biển Đen càng ngày càng dày lên, nhưng vẫn được coi là “tình huống bất thường”.
Trong khi đó, tham vọng trở thành thành viên của NATO đã đẩy quan hệ Ukraine - Nga trở nên căng thẳng. Nga đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo việc Ukraine gia nhập NATO là “vi phạm Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước”, bởi theo hiệp ước đó “Một nước này không được tạo ra mối đe dọa tới an ninh của nước kia”. Nếu Ukraine trở thành thành viên của NATO sẽ càng nảy sinh nhiều vấn đề, buộc phía Nga phải suy nghĩ tới an ninh của mình”.
Giải pháp “đôi bên cùng có lợi”
Các sự kiện diễn ra ở Nam Ô-xê-ti-a gần đây lại càng “đổ thêm dầu vào lửa” vào mối quan hệ Ki-ép – Mát-xcơ-va. Tổng thống Ukraine, Y-u-sen-cô tuyên bố liên minh với Tổng thống Gru-di-a bằng cách ra sắc lệnh yêu cầu Hạm đội Biển Đen phải chính thức thông báo cho phía Ukraine trước 72 giờ nếu muốn ra vào lãnh hải nước này. Nếu Ukraine không cho phép Nga sử dụng căn cứ ở Xê-va-xtô-pôn thì Nga xử lý thế nào?
Xét về điều kiện khí hậu và tự nhiên, Nô-vô-rô-xi-xcơ không thuận lợi bằng Xê-va-xtô-pôn nhưng rất có thể Nga sẽ xây dựng một căn cứ mới ở đây. Tuy sẽ rất tốn kém nhưng cũng không hơn mức giá phải trả để được đặt căn cứ ở Xê-va-xtô-pôn. Như vậy về mặt quân sự, vấn đề Xê-va-xtô-pôn dường như đang được Ukraine thổi phồng lên và không phù hợp với thực tế hiện nay.
Việc Nga muốn duy trì Hạm đội Biển Đen tại Xê-va-xtô-pôn chủ yếu là muốn bảo vệ an ninh nước Nga trước nguy cơ “bành trướng” của NATO từ lãnh thổ đến lãnh hải. Phát biểu trong cuộc gặp gần đây với báo giới Nga tại Mát-xcơ-va, Bộ trưởng Quốc phòng Nga A-na-tô-li Xéc-điu-cốp đề nghị kéo dài thời hạn của Hạm đội Biển Đen ở Xê-va-xtô-pôn sau năm 2017. Nga sẽ đưa ra những đề nghị "đôi bên cùng có lợi" liên quan đến chi phí thuê quân cảng cũng như việc phát triển cơ sở hạ tầng của Xê-va-xtô-pôn, hợp tác phát triển ngành đóng tàu và tổ hợp công nghiệp quốc phòng... Tuy nhiên, Thủ tướng Ukraine, Y-u-li-a Ti-mô-sen-cô đã bác bỏ đề nghị trên và cho rằng, Ukraine cần duy trì thỏa thuận này đến năm 2017 và sau đó sẽ đưa Ukraine trở thành khu vực không có bất kỳ căn cứ quân sự (nước ngoài) nào. Một số nhà nhận định cho rằng, động thái trên của Ukraine thực chất muốn tăng tiền cho thuê căn cứ từ 98 triệu USD lên 2 tỷ USD.
Xung quanh bán đảo Crưm nhiều vấn đề ảnh hưởng đến quan hệ của Nga và Ukraine mà hai nước cần giải quyết để hai bên cùng có lợi.

Tóm lại từ  trong quá khứ và hiện tại bán đảo Crưm có một tầm quan trọng chiến lược đối với Nga, bán đảo Crưm hiện nay thuộc Ukraine nên quan hệ giữa Nga và Ukraine rất căng thẳng, một khi Ukraine ra nhập NATO tình hình trở nên phức tạp  vì ảnh hưởng đến Nga, quan hệ không chỉ Nga và Ukraine mà còn các nước khác nữa nhất là Mỹ, quan hệ căng thẳng của hai nước này không chỉ về vấn đề bán đảo Crưm mà còn nhiều vấn đề khác: Ukraine là vùng đệm Nga và phương Tây… Nga và Ukraine đang tìm một giải pháp hợp lý đề giải quyết tình hình căng thẳng giữa hai nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Oanh, Nước Nga thời Putin, NXB Văn hóa Thông tin, 2008
2. Trên mạng Internet:
http://vitinfo.com.vn
http://www.mekongnet.ru
http://www.vovnews.com.vn
http://vietbao.vn/The-gioi
http://tim.vietbao.vn