1. Báo chí nước ngoài đưa tin kỳ thi tốt nghiệp học sinh trung học phổ
thông niên khoá 2009-2010 ở Việt Nam với một kết quả tốt nghiệp cao, gần
93%.
2. Ngày 19-8-2010, tại Hội nghị toán học quốc tế 2010 (IMC), tổ chức tại
Trung tâm Hội nghị quốc tế Haiđơrabát, bang Anna Prađét, Ấn Độ, Tổng
thống ấn Độ P.Patin đã trao giải thưởng Fields cho GS Ngô Bảo Châu.
Giải thưởng Fields năm nay được trao cho 4 nhà toán học: Ngô Bảo Châu,
người Việt Nam; E. Linđenxtrốt, người Ixraen; S.Xmirơnốp, người Nga;
C.Vilani, người Pháp. Kể từ năm 1936, khi giải thưởng Fields
được trao lần đầu tiên, đến nay mới có 52 nhà toán học nhận được giải
thưởng này. Trong số 52 người nhận được giải Fields, thì Mỹ: 14 người,
Pháp: 10 người, Nga: 6 người, Anh: 5 người, Nhật: 3 người, Bỉ: 2 người,
các nước Ôxtrâylia, Đức, Ixraen, Italia, Na Uy, Niu Dilân, Phần Lan,
Thuỵ Điển, Việt Nam, mỗi nước 1 người. Lịch sử của giải
thưởng Fields bắt đầu có từ Đại hội quốc tế tại Trường Đại học Toronto,
tháng 11-1923, bàn về việc tổ chức Đại hội toán học quốc tế từ năm 1924,
tại Toronto. Lúc đó, Fields, nhà toán học Canađa là Chủ tịch của Uỷ ban
và bạn ông, J.L.Synge, thư ký. Tại cuộc họp này, Fields đề nghị lập ra
một giải thưởng toán học nhằm ghi nhận những công trình vừa kiệt xuất,
vừa có nhiều hứa hẹn phát triển trong tương lai, và chỉ được trao cho
những nhà toán học không quá 40 tuổi vào năm họp Đại hội. Ngô Bảo Châu
năm nay 38 tuổi.
3. Báo chí nước ngoài đưa tin một khảo sát về an toàn
mạng xếp Việt Nam đứng thứ 7 về nguy cơ tấn công đối với người dùng
internet. Đứng đầu nguy cơ bị tấn công là Thổ Nhĩ Kỳ, theo sau là Nga,
Ácmênia, Adécbaidan, Banglađét, Lào, Việt Nam, Bồ Đào Nha, Mỹ, Ucraina,
Pakistan. Theo AVD, tại Thổ Nhĩ Kỳ, cứ 10 người dùng internet, thì có 1
người bị tấn công. Còn tại Việt Nam và Lào, con số này là 1/42. Tính về
châu lục, Nam Mỹ được xếp là an toàn nhất (1/164). Còn Bắc Mỹ rủi ro
nhất (1/51). Tính trung bình ở châu Á, cứ 102 người, thì có 1 người gặp
rủi ro khi sử dụng internet.
Lần đầu tiên, công ty AVG Technologies công bố chỉ
số đe doạ toàn cầu, dựa trên số liệu từ 100 triệu máy tính tại 144 quốc
gia, là công ty chuyên về an toàn mạng, họ xem trong tuần cuối của tháng
7/2010, phần mềm của công ty phải đối phó với bao nhiêu rủi ro an ninh
trên internet.
4. Báo chí nước ngoài đưa tin Nhật Bản đầu tư 5 dự án tại Việt Nam: (1) Sân
bay quốc tế mới (ở phía nam). (2) Nhà máy nhiệt điện. (3) Phát triển
tổng hợp khu nhà ga Bến Thành. (4) Dự án nước tại Hà Nội. (5) Xây dựng
khu công nghiệp cho các ngành sản xuất ô nhiễm.
5. Báo chí nước ngoài đưa tin: GDP bình quân của Việt Nam trong thời kỳ
2001-2010 đạt 7,2% mỗi năm. Đến năm 2015, Việt Nam chắc chắn đạt được
mục tiêu phổ cập giáo dục bậc tiểu học cho tất cả trẻ em. Việc xoá bần
cùng, nghèo cùng cực và thiếu ăn cũng như phổ cập giáo dục bậc tiểu học
với đích đến năm 2015, Việt Nam có thể sẽ chạm tay. Một số chuyên gia
cho rằng, Việt Nam tụt hậu quá xa so với các nước Đông Nam Á. GDP bình
quân đầu người của Việt Nam năm 2010, ước đạt 1.200 USD, trong khi đó,
Xingapo hơn 37.000 USD, Brunây hơn 35.000 USD, Malayxia hơn 8.000 USD,
Thái Lan hơn 4.000 USD. Đây là một thực tế, giới lãnh đạo Việt Nam cần
phải xem xét một cách nghiêm túc.
6. Tạp chí “The Economist”, ngày 12-10-2010, đưa tin: nợ
công của Việt Nam năm 2010 là 50,7 tỷ USD, chiếm 51,7% GDP. Tính theo đầu người,
năm 2001, nợ công đầu người của Việt Nam ở mức 106 USD, đến năm 2010, tăng lên
600USD.
7. Báo chí trong nước gần đây đưa tin điểm yếu lớn nhất của
doanh nghiệp hiện nay là quy mô và hiệu quả hoạt động còn quá nhỏ bé. Bình quân
1 doanh nghiệp chỉ có 30,8 tỉ đồng vốn; chỉ có 12,5 tỉ đồng tài sản cố định và
đầu tư tài chính dài hạn. Doanh thu bình quần 1 doanh nghiệp chỉ có 25,8 tỉ đồng;
bình quân tiền lương 1 người làm việc trong 1 doanh nghiệp chỉ có 652 triệu đồng/tháng.
8. Tạp chí “Forbes” vừa công bố báo cáo về môi trường kinh
doanh của các nước. Theo báo cáo, Việt Nam tụt hạng về môi trường kinh doanh, xếp
hạng 118/128 nước được điều tra, tụt hạng 5 bậc và chỉ đứng trên các quốc gia
châu Phi. Cụ thể, tự do thương mại của Việt Nam xếp thứ 105/128 nước; tự do tiền
tệ và bảo vệ nhà đầu tư đứng thứ 125/128 nước; gánh nặng thuế đứng thứ 103/128
nước; phòng chống tham nhũng đứng thứ 95/128 nước; cải cách hành chính đứng thứ
52/128 nước; khoa học kỹ thuật đứng thứ 68/128 nước.
9. Giá vàng ở Việt Nam trong những
ngày gần đây lên xuống thất thường. Sau những ngày "sốt giá vàng",
ngày 11-11-2010, giá vàng trong nước giảm 250 nghìn đồng/lượng.
Bình luận về sự kiện này,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói về giá vàng như sau: Giá vàng
đang cao như hiện nay, không ai dại gì mua vào để lỗ. Diễn biến giá dầu trong
những năm qua là một bài học. Giá dầu có lúc lên 150 USD/thùng, rồi 200 USD/thùng,
nhưng rồi nó tụt dốc xuống, còn 50 USD/thùng. Đến nay vẫn giữ giá này. Vì vậy,
ai đó mua vàng vào lúc này để dự trữ là mạo hiểm.
10. Báo chí nước
ngoài đưa tin:
Ngày 4-11-2010, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)
công bố bảng xếp hạng các nước hằng năm về chỉ số phát triển con người (HDI), thì
Việt Nam
đứng thứ 113. So với các nước ASEAN, Việt Nam ở vị trí cao hơn so với Cămpuchia
(124), thấp hơn Thái Lan (92) và Philíppin (97).
Ngày 9-11-2010, tại Hà Nội, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển
con người 2010, trong đó, ghi nhận Việt Nam đứng thứ 8/10 quốc gia có mức thu
nhập bình quân đầu người tăng nhanh nhất. Cụ thể trong 40 năm qua, thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam
đã tăng gấp 5 lần.
Tuổi thọ của người Việt Nam cũng tăng đáng kể, từ 49 tuổi (1970)
lên 75 tuổi (năm 2010), cao hơn Thái Lan (69,3 tuổi), Philíppin (72,8 tuổi).
Về học vấn, số năm đi học trung bình tăng
1,5 năm trong giai đoạn 1990 - 2010, nhưng từ đầu những năm 2000, tiến bộ trong
lĩnh vực giáo dục đã chậm lại. Trong 5 năm qua, số năm đi học dự kiến tange ít,
từ 10,3 năm lên 10,4 năm.
11. Báo
chí nước ngoài ngày 30-11-2010 đưa tin: Các giới chức EU cho biết tỷ lệ thất
nghiệp tại 16 nước sử dụng đồng euro đã tăng tới mức cao nhất trong hơn 12 năm
qua. Tỷ lệ này đã lên tới 10,1% trong tháng 10-2010, tăng 0,1% so với tháng
9-2010. Tỷ lệ thất nghiệp đi từ mức 4,4% ở Hà Lan và 7,5% ở Đức và 20% ở Tây
Ban Nha.
12. Báo
chí nước ngoài ngày 29-11-2010, đưa tin:
Uỷ ban châu Âu (EU) đã dự báo tăng trưởng kinh tế 2010 của khu vực Euro và EU lần
lượt sẽ là 1,7% và 1,8%. Năm 2011 sẽ tăng trưởng nhẹ, lần lượt là 1,8% và 2%.
Tại Đức, so với dự báo trước tháng 9-2010 là 3,4%, nay dự báo sẽ đạt 3,7% cho
năm 2010; Pháp có khả năng tăng 1,6% cho năm 2010 và năm 2011; Ailen - 0,2%; Hy
Lạp - 4,2%; Tây Ban Nha - 0,2%. Dự báo năm 2011: Hy Lạp - 3%; Bồ Đào Nha - 1%.
Về mặt tài chính công, thâm hụt ngân sách
năm 2010 là 6,3% GDP trong khu vực Euro và 6,8% của EU. Mức thâm hụt này sẽ
phục hồi năm 2011 là 4,6% và 5,1% và khá dần vào năm 2012 là 3,9% và 4,2%.
Về lạm phát, còn nằm trong tầm kiểm soát,
1,5% khu vực Euro và 2% khu vực EU năm 2010.
EC nhận định rằng, tình hình thị trường
còn nhiều lo ngại và các áp lực phụ còn có tác động đến.
13. Báo "Lao động"
xuất bản ở Việt Nam, số 303/2010, ngày 29-12-2010, công bố 10 thảm hoạ tồi tệ
năm 2010 xảy ra trên thế giới:
(1) Động đất hoành hành dữ dội nhiều nơi trên thế giới, như Haiti, Trung
Quốc, Chilê,...
(2) Núi lửa phun trào nhiều nơi, trong đó có Eyjafjallajokull ở Iceland.
(3) Rơi máy bay chở Tổng thống Ba Lan Lếch Kaczynski cùng phu nhân và 9
quan chức cao cấp.
(4) Vụ tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử nước Mỹ.
(5) Lũ lụt khủng khiếp ở Pakixtan.
(6) Nga khốn đốn vì cháy rừng.
(7) Liên tiếp tai nạ hầm mỏ ở Chilê, Trung Quốc,...
(8) Ô nhiễm bùn đỏ ở Hunggari.
(9) Cháy lớn tại chung cư Thượng Hải ở Trung Quốc.
(10) Thảm hoạ giẫm đạp ở Campuchia.
14. Mạng
Sorin, ngày 22-12-2010, liệt kê 10 sự kiện đặc biệt trong năm 2010 trên thế
giới:
(1) Ngày 21-1-2010, trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Haiti, được coi
là trận động đất mạnh nhất kể từ sau năm 1751, làm 222.570 người chết, 331.000
người bị thương, 869 người mất tích, thiệt hại về vật chất khoảng 5,6 tỷ Euro.
(2) Ngày 29-3-2010, vụ đánh bom liều chết do 2 người gốc Ddaghexxtan
tiến hành tại 2 bến tàu điện ngầm ở Mátxcơva, làm 40 người thiệt mạng, 88 người
bị thương.
(3) Ngày 10-4-2010, máy bay chở Tổng thống Ba Lan và vợ cùng nhiều quan
chức cao cấp khác của Ba Lan bị gặp tai nạ do thời tiết, gây sửng sốt cả thế
giới. Tuy nhiên, em trai của Tổng thống Ba Lan đã quá cố và nhiều người khác
lại cho rằng, sự kiện này là vụ ám sát chính trị.
(4) Ngày 12-5-2010, máy bay Airbus 330 bị gặp nạn tại thủ đô Tripoli
(Libia), làm 103 người thiệt mạng, chỉ duy nhất có em bé 8 tuổi, người Hà Lan
sống sót.
(5) Thế vận hội bóng đá thế giới tại Nam Phi ngày 11-6-2010.
(6) Ngày 22-7-2010, Toà án quốc tế của Liên hiệp quốc tại Lahay công
nhận tuyên bố đơn phương về nền độc lập của Cộng hoà Kôsôvô tách khỏi Sécbia.
(7) Ngày 31-8-2010, Tổng thống Mỹ Ôbama chính thức tuyên bố kết thúc
hoạt động quân sự của quân đội Mỹ tại Irắc kéo dài nhiều năm tại quốc gia này.
(8) Tháng 10-2010 được coi là tháng nóng bỏng về nhân sự tại Nga: Thị
trưởng Mátxcơva Luxcốp, lãnh đạo thành phố suốt 20 năm bị cách chức. Ngày
21-10-2010, ông Xécgây Xôbiamin được coi là người của TT Nga Mét vêđép đã đảm
đương trách nhiệm này.
(9) Ngày 21-3-2010, cuộc đấu pháo trên đào Triều Tiên đã gây sú sốc
chiến tranh ở khu vực Đông Bắc Á.
(10) Nga được đăng cai Thế vận hội bóng đá năm 2018.
15. Ngày 29-12-2010, tại Hà Nội, Câu lạc
bộ nhà báo Khoa học và Công nghệ công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi
bật năm 2010 của Việt Nam:
(1) Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ (NAFOSTED) bắt đầu hoạt động.
Đây là một mô hình mới trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.
Năm 2010, Quỹ đã tài trợ cho 600 đề tài, khoảng 200 tỷ đồng.
(2) Thành lập Viện Nghiên cứu công nghệ FPT.
(3) Hoàn thành công trình nghiên cứu tổng thể về 1000 năm Thăng Long, Hà Nội (KX.09).
(4) Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản
của Văn hoá thế giới.
(5) Lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công ghép tin từ người
chết não.
(6) Công bố chíp xử lý 32-bít Việt Nam 1632.
(7) Cần cẩu siêu trường, siêu trọng 1.200 tấn của Nhà máy cơ khí Quang
Trung.
(8) Phần mềm diệt virút Việt Nam lọt vào tốp 10 phần mềm diệt vi rút tốt
nhất thế giới.
(9) Hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
(10) GS Ngô Bảo Châu đoạt giải toán học Fields.
16. Năm 2010 trôi qua, các phương tiện
truyền thông trên thế giới đã có tổng kết về tình hình Việt Nam:
-
Hãng Thông tấn Pháp AFP, ngày 28-12-2010, đưa tin sản xuất công nghiệp của Việt
Nam năm 2010 tăng 14% so với năm 2009, đạt 39,7 tỷ USD, chủ yếu nhờ khu vực
ngoài quốc doanh.
-
Báo chí nước ngoài đưa tin: GDP năm 2010 của Việt Nam tăng 6,78%.
-
Báo chí nước ngoài đưa tin: Chỉ số tiêu dùng (CPI) trong năm 2010 của Việt Nam
tăng 11,75%.
-
Hãng RFA, ngày 6-12-2010, đưa tin: Trong 11 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu xấp
xỉ 6 triệu 300 nghìn tấn gạo, tăng 12% so với năm 2009.
-
Các hãng RFA, RFI, ngày 8-12-2010, đưa tin: Năm 2011, Việt Nam sẽ được hỗ trợ
gần 8 tỷ USD. Các đối tác phát triển cam kết 7,9 tỷ USD Mỹ vốn hỗ trợ chính thức ODA để giúp Việt
Nam ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể: WB cam kết tài trợ 2,6 tỷ USD. Nhật Bản hơn
1,7 tỷ USD, Ngân hàng phát triển châu Ấ: 1,5 tỷ USD, Pháp hơn 200 triệu USD,...
Vốn tài trợ sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng, giao thông, đối phó với thiên tai.
Năm 2010, tổng số vốn cam kết của các nhà tài trợ cho Việt Nam là hơn 8
tỷ USD.
-
Hãng RFA, ngày 12-12-2010, dẫn tin từ Bộ Công thương Việt Nam cho biết: Kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010, dự kiến đạt 71 tỷ USD, tăng 23% so với
năm 2009. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2010 đạt 12,3 tỷ USD và nhập
khẩu từ Mỹ là 2,79 tỷ USD.
-
Báo cáo phát triển con người của UNDP, công bố ngày 9-11-2010, cho biết:
+
Việt Nam xếp hạng 113 về chỉ số phát triển con người (HDI), phản ánh mức độ
trung bình.
+
Trong 4 thập kỷ qua, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng gấp 5 lần.
Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới trong danh sách các quốc gia đạt nhiều tiến
bộ về thu nhập bình quân đầu người.
+
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng đáng kể, từ 49 tuổi (năm 1970) lên
đến gần 75 tuổi (năm 2010).
-
Báo chí nước ngoài dẫn tin từ trong nước: Trong năm 2010, số vụ tai nạn giao
thông của Việt Nam là 14.442 vụ, trong đó có 11.449 người chết, 10.663 người bị
thương. So với năm 2009, số vụ tai nạn giao thông năm 2010 tăng 1.788 vụ, số
người chết giảm 47 người, nhưng số người bị thương tăng 2.500 người.
17. Báo
"Hà Nội mới" (xuất bản ở Việt Nam) công bố 10 sự kiện đối ngoại nổi
bật của Việt Nam năm 2010:
(1) Việt Nam ghi đậm dấu ấn trong năm Chủ tịch ASEAN năm 2010.
(2) Việt Nam thực hiện tốt mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs) của Liên hiệp
quốc, cụ thể là đã làm tốt xoá đói giảm nghèo, phổ cập tiểu học, bình đẳng
giới.
(3) Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị khoá IX
về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã triển khai có
kết quả tốt.
(4) Việt Nam đã thành công lớn trong ngoại giao văn hoá. UNESCO công
nhận và tôn vinh khu Di tích Hoàng thành Thăng Long chính thức trở thành di sản
văn hoá thế giới; 82 bi tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám được công nhận là Di
sản tư liệu thế giới; Hội Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn được công nhận là Di sản
phi vật thể đại diện cho nhân loại,...
(5) Nâng cấp quan hệ Việt - Anh lên đối tác chiến lược.
(6) Xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị Việt Trung.
(7) Hướng tới quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.
(8) Cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ cho Việt Nam gần 7,8 tỷ USD.
(9) Việt Nam tham gia đàm phán đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP).
(10) Tổ
chức thành công Diễn đàn kinh tế thế giới tại TP Hồ Chí Minh.
18. Ngày 30-12-2010, tại
Hà Nội, Việt Nam, diễn ra Hội nghị Chính phủ Việt Nam để đánh giá tình hình
kinh tế - xã hội của Việt Nam năm 2010 và định phương hướng, giải pháp cho năm
2011. Năm 2010, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt gần 6,8%, đưa tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) vượt 100 tỷ USD.
Giải pháp của Chính phủ Việt Nam năm 2011, tập trung vào kiềm chế lạm
phát ở mức thấp và ổn định kinh tế vĩ mô:
-
Năm 2011, GDP sẽ tăng từ 7% đến 7,5% so với năm 2010.
-
Lạm phát ở dưới 3,5%, phấn đấu cả năm CPI không vượt quá 7%; chỉ đạo các tổ
chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn theo mức "trần" 14%/năm
và giảm dần theo sự giảm của tỷ lệ lạm phát.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với
năm 2010.
-
Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 7%.
-
Tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động.
- Giám tỷ
lệ hộ nghèo xuống còn 2%.
19. Báo chí trong nước
đưa tin: Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp trù bị ngày 11-1-2011 và họp
chính thức từ ngày 12 đến ngày 19-1-2011, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà
Nội.
Đại hội kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng; đề ra
phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011-2015; tổng kết thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; tổng kết, bổ sung và phát triển Cương
lĩnh năm 1991; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X;
bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (nhiệm
kỳ 2011-2015).
1377 đại biểu, đại diện gần 3,7 triệu đảng viên đang sinh hoạt ở gần 50
nghìn tổ chức cơ sở đảng về dự Đại hội.
Trong số đại biểu dự Đại hội XI của Đảng, có 150 đại biểu là nữ
(10,89%); 167 người là đại biểu dân tộc thiểu số (12,13%); 1374 đại biểu có
trình độ trung học phổ thông (99,78%); 921 đại biểu có trình độ cao đẳng, đại
học (66,88%); 429 đại biểu có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ (31,16%).
20. Báo chí trong nước đưa tin: Chính
phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ
đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách Nhà nước năm 2011, trong đó:
1.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng từ 7-7,5% so với năm 2010.
2.
Chỉ số tăng giá tiêu dùng tăng không quá 7%.
3.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 10% so với năm 2010, nhập siêu không vượt quá 18%
kim ngạch xuất khẩu.
4.
Bội chi ngân sách nhà nước ở mức khoảng 5,35% GDP.
5.
Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng 40% GDP.
21. Bộ Tư pháp Việt Nam công bố 10 sự
kiện nổi bật của ngành Tư pháp Việt Nam năm 2010:
1.
Ngành Tư pháp đón nhận Huân chương Sao Vàng.
2.
Khánh thành khu Di tích quốc gia Cơ quan Bộ Tư pháp trong kháng chiến.
3.
Giúp Chính phủ hoàn thành việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính
trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
4.
Trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô và tổ chức thành công hội thảo "1000 năm
Thăng Long - Hà Nội - Những sự kiện chính trị - pháp lý trọng đại của đất
nước".
5.
Cơ bản kiện toàn xong hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự từ trung ương đến
địa phương.
6.
Quốc hội thông qua Luật Nuôi con nuôi và Việt Nam gia nhập Công ước Lahay về
nuôi con nuôi.
7.
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia được thành lập; Nghị định về bán đấu giá tài
sản được ban hành.
8.
Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Bộ Tư pháp lần đầu tiên với tư cách Đảng bộ
cấp trên cơ sở.
9.
Năm tổ chức cán bộ hướng về cơ sở.
10. Thành lập Trường Trung cấp Luật Vị Thanh.
22. "Thời báo Kinh tế Việt
Nam", số 1+2, ra ngày 1-3-/1-2011, công bố 10 sự kiện kinh tế - xã hội
Việt Nam năm 2010:
1.
Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN.
2.
Quốc hội đã khẳng định được quyền lực tối cao.
3.
Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.
4.
GDP vượt mốc 100 tỷ USD.
5.
Ngành lúa, gạo lập 3 kỷ lục: sản lượng thu hoạch; khối lượng xuất khẩu; giá trị
kim ngạch. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo, thu về 3,23 tỷ đô la
Mỹ.
6.
Trục vớt "con tàu" VINASHIN.
7.
Bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng.
8.
Năm 2010: Năm nổi loạn của vàng, tỷ giá và lãi suất.
9.
Thiên tai, mưa lũ lớn hoành hành miền Trung.
10. Quốc tế ghi nhận mô hình giảm nghèo của Việt Nam
23. Tạp chí "Time" công bố 10
sự kiện khoa học tiêu biểu năm 2010:
1.
Phát hiện khủng long nhiều sừng nhất.
2.
Xác định sự hình thành của vũ trụ.
3.
Phát hiện trên Mặt trăng có nước.
4.
Chế tạo Rôbốt khám phá đường hầm.
5.
Phát hiện ra Gien làm già nhanh.
6.
Phát hiện thêm hàng loạt hành tinh.
7.
Chế tạo ra chiếc áo tàng hình.
8.
Đưa ra giả thuyết mới về tổ tiên loài người.
9.
Phát hiện ra nguyên tố hoá học mới.
10. Phát hiện ra vì sao mèo uống sữa mà không bị ướt cằm.
24. Tạp chí "The
Economist" vùa công bố các siêu tỷ phú giàu nhất thế giới chuyên về kinh
doanh thời trang:
1.
Bermar Amo, người Pháp, có 25,5 tỷ đô la Mỹ.
2.
Amancio Ortega, người Tây Ban Nha, có 20,2 tỷ đô la Mỹ.
3.
Stefen Persson, có 17 tỷ đô la Mỹ.
4.
Francois Pino, người Pháp, có 16,9 tỷ đô la Mỹ.
5.
Alain Wertheimer và Gerard Wertheimer, có 12,9 tỷ đô la Mỹ.
6.
Philip Knight, người Mỹ, có 10,4 tỷ đô la Mỹ.
7.
Geiorgio Armani, có 5 tỷ đô la Mỹ.
8.
Lifsitz Lauren, người Mỹ, có 4,2 tỷ đô la Mỹ.
9.
Tập đoàn thời trang Bernetton Group, người Ý, có 2,9 tỷ đô la Mỹ.