Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

15. Nhà Nguyễn và quá trình Pháp xâm luợc Việt Nam (1858 - 1884)


Tài liệu phục vụ dạy học
I.     VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN (1802-1945)
1945-1802 = 143 năm (13 vua)

1.      Gia Long (1802-1819): Người xác lập Vương triều Nguyễn.
2.      Minh Mệnh (1820-1840); Thiệu Trị (1841-1847); Tự Đức (1848-1883): Giai đoạn thử thách  và cũng cố vương triều.
Vua
Lên ngôi
Thọ
Gia đình
Gia Long
39 tuổi
58 tuổi
21 vợ, 31 con (13 hoàng tử, 18 công chúa)
Minh Mệnh
29 tuổi
50 tuổi
43 vợ, 142 con (78 hoàng tử, 64 công chúa)
Thiệu Trị
34 tuổi
41 tuổi
Nhiều vợ, 31 bà có con (29 hoàng tử và 35 công chúa)
Tự Đức
18 tuổi
54 tuổi
Có nhiều vợ, không có con, 3 con nuôi (Dục Đức, Kiến Phước, Đồng Khánh)

3.      Dục Đức (17/7-20/7/1883);  Hiệp Hòa (6/1883-11/1883); Kiến Phước (12/1883-6/1884); Hàm Nghi (8/1884-7/1885):  Giai đoạn thay đổi ngôi đến chóng mặt, hoàn tòan theo sự dàn cảnh của Pháp.
4.      Hàm Nghi; Thành Thái (1889-1907); Duy Tân (1907-1916): 3 ông vua “vàng” của vương triều, là “ ngọn đèn còn được thắp sáng trong đếm đen”.
5.      Khải Định (1916-1925); Bảo Đại (1926-1945): được Pháp tạo dựng theo kiểu mẫu, yêu cầu của Pháp.

II.   QUÁ TRÌNH PHÁP XÂM LƯỢC (1858-1884)
1.      Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược:
+ Kiếm thị trường buôn bán.
+ Truyền bá đạo Thiên chúa.
Thế kỉ XV, XVI, người châu Âu đi tìm những vùng đất mới với 2 mục đich trên.
·         Ở VN, Bồ Đào Nha là thương nhân đầu tiên. Sau là Anh, Pháp cào xin chúa Nguyễn (phía Nam), Trịnh (phía Bắc) để giao thương, nhưng ban đầu sự việc không thuận lợi nên họ bỏ đi.
·         Đến thế kỉ XIX, KHKT Âu-Mỹ phát triển mau lẹ, hàng hóa vượt mức, tiêu thụ không hết nên nhu cầu tỉm kiếm thị trường là yêu cầu bức thiết.
Châu Á là một thị trường lý tưởng vì:
+ Đất rộng, người đông là thị trường vô tận.
+ Nhiều nguyên liệu, giàu tài nguyên rất cần thiết cho kĩ nghệ châu Âu.
+ Tình trạng kinh tế lạc hậu, yếu mở cửa nên khó cạnh tranh với hàng hóa của châu Âu.
+ Đa số yếu kém về quân sự so với sự tối tân của Phương Tây. Do đó, Phương Tây dễ dàng dùng áp lực quân sự để bảo vệ quyền lựi thương mại.
Vì thế:
+ TQ bị xâu xé, các nước Ấn, Philippin…đều bị các nước Phương Tây chiếm. VN còn bỏ ngõ, nên Pháp vội xông vào, vừa muốn biến VN làm nơi tiêu thị, vừa muốn làm bàn đạp tấn công Nam TQ.
·         Đi theo sau con đường thương mại lài việc truyền bá đạo Thiên chúa.
+  Việt Nam: Động cơ chính thức đẩy Pháp xâm chiếm là tư bản Pháp muốn tìm kiếm thị trường thương mại , còn việc bảo vệ tín ngưỡng (đạo Thiên Chúa) là động cơ phụ tạo điều kiên cho động cơ chính để đẩy mạnh hơn việc thôn tính.
Triều đình Huế (Nguyễn) thiếu hẳn tầm nhìn. Đáng lẽ phải ứng phó với thời cuộc như: Mở cửa để cho PT vào buôn bán để chúng tự kiềm hãm lẫn nhau (như Xiêm, Nhật), tiếp thu kĩ nghệ PT để canh tân trong nước vê sau tìm cách đối phó với chúng. Đồng thời phải cho tự do truyền đạo bởi sự sùng kính của người dân  trong và ngoài để tránh sự căm phẫn để thoát khỏi cuộc viễn chính của PT. Nhưng triều đình đã đi ngược lại hành động đó, lại căn thẳng lo sợ sự hiểm họa của PT nên khước từ giao thiệp. Pháp nhiều lần thương lượng với triều đình nhưng bất thành. Nên nổ súng xâm lược Việt Nam.


2.      Các sự kiện lịch sử cơ bản:



 



1.9.1858     2.1859    5.6.1862     6.1867    11.1873   15.3.1874    4.1882     25.8.1883  6.6.1884

3.      Nội dung các sự kiện cơ bản.
a)      Các tên gọi:
-       Triều đình Huế (Triều Nguyễn) đóng đô ở Phú Xuân (Tỉnh Thừa Thiên Huế)
-       Nam Kỳ lục tỉnh (6 tỉnh ): 3 tỉnh miền Đông-Gia Định (TP.HCM); Biên Hòa (Đồng Nai); Định Tường (Long An) và 3 tỉnh miền Tây- Vĩnh Long, Hà Tiên(Kiên Giang), An Giang.
b)      Đặc điểm nước ta trước 1858:
+ Trước 9/1858, VN là một quốc gia có chủ quyền (về dân tộc và lãnh thổ) đã đạt những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
+ Tuy nhiên, chế độ PK VN thời kì này đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy yếu.
Đây là một trong những lý do khiến VN bị thất bại trong cuộc kháng chiến chống xâm lược.
* Giải pháp: Phải làm thế nào để tránh họa mất nước? Đó là đối phó với cuộc xâm lược vũ trang của Pháp.
c)      Nội dung: 3 giai đoạn lớn:
+ Giai đoạn 1: (1858) khởi chiến: Tấn công và uy hiếp Huế (Trung Kì) nhưng thất bại Pháp chuyển hướng vào Nam Kì.
+ Giai đoạn 2: (1859-1873): Đánh chiếm Nam Kì làm căn bản.
+ Giai đoạn 3: (1873-1884): Thôn tính Bắc Kì để kết thúc.
·      GIAI ĐOẠN I:
-  Khiêu chiến:
+ 1847, Pháp cử người đến Đà Nẵng thương nghị với Huế xin được truyền đạo. Pháp nghi ngại Huế nên cho đắm thuyền của ta rồi nhổ neo bỏ đi.
+ 1856, Pháp lại cử người đem chiến thuyền đến Đà Nẵng cho người đua thư trách Huế về việc giết người theo đạo, ta không trả lời, Pháp phá các đồn lũy ở Đà Nẵng rồi bỏ đi.
+ Một vị Giám mục (Pellerin) trốn thoát xuống được tàu của Pháp sau đó về báo cho Vua Pháp và Hoàng Hậu tình cảnh khổ cực của các giáo dân và những người giảng đạo ở VN (ở Pháp rất sùng đạo, kể cả hoàng hậu) đồng thời đế chế Pháp mới thành lập  muốn gây thanh thế. Nên Pháp quyết định tấn công VN.
        - Tấn công: Đánh Đà Nẵng.
* Lý do: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
                          + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.  
              + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
+ Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo  Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.
* Âm mưu:
+ Thực hiện kế hoạch đánh nhanh thắng thanh.
+ Thắng ở Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
* Diễn biến:
- Pháp:
+ Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1-9-1858, Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam .
- Nhân dân:
+ Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến.
+ Quân dân anh dũng chống trả đẩy lùi các đợt tấn công của địch, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Khí thế kháng chiến sôi sục trong cả nước.
- Kết quả, ý nghĩa: Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng ( từ tháng 8-1858 đến tháng 2-1859), kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bước đầu bị thất bại. Pháp chuyển hướng tấn công Gia Định.

·      GIAI ĐOẠN II:
-  Nguyên nhân đánh chiếm Nam Kì:
+ Bắc kì: có hơn 40 vạn công giáo lại có đảng theo nhà Lê. Pháp định đánh nhưng phải vào GĐ:
+ Nam Kì:
·         Là một miền trù phú: phì nhiêu, nuôi dân, xuất cảng.
·         Dễ đánh hơn trong 3 phần nước ta:  BK là đất căn bản của ta, dân cư đông, địa thế hiểm trở nên Pháp không dám khởi đầu tấn công; TK thì Pháp lại bị thất bại; NK địa thế không hiểm trở, nhiều sông ngòi đẽ di chuyển, gần Ấn Độ pháp dễ tiếp viện.
·         Có vị trí quan trọng trong vùng Đông Nam Á: NK nằm trên con đường đi lại tàu bè của Châu âu, Pháp chỉ có mấy căn cứ ở Ấn, chiếm được NK pháp đễ dàng qua NK sang buôn bán ở TQ và Nhật, và sẽ ít tốn thời gian hơn.
·         Ngoài ra:
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tranh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
+ Người Pháp nhận xét: “ Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh  sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.
- Pháp đánh chiếm Nam Kì:
* Giai đoạn 1: Đánh chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Biên Hòa và Định Tường)
* Giai đoạn 2: Đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì (Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang).
a). Giai đoạn 1: Đánh chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì
- Đánh dò đường: Đ.Nẵng           Cần Giờ          Dọc Sông Đồng Nai           Gia Định
- Trở lại đánh Đà Nẵng:
+ Pháp gặp nhiều khó khăn (quân lính đau ốm, sự chống trả của quân dân ta) xin hòa giải, Pháp không đòi chiếm đất mà đòi : Tự do truyền đạo, Tàu thuyền  buôn Pháp được tự do  ra vào các cửa khẩu và VN nhượng Pháp 1 của khẩu để làm căn cứ.
+ Phía Huế: Chỉ đồng ý cho Pháp buon bán ở cảng Đà Nẵng. Cuộc thương thuyết kéo dài, ta không chịu nhường bộ.
+ Sau đó Pháp xin mở lại cuộc thương thuyết, lần này yêu cầu nhẹ hơn: xin được tự do công giáo và xin đặt lãnh sự ở 3 cửa khẩu để pháp vào tự do buôn bán chứ không còn đòi nhượng đất làm căn cứ.
+ Ta thì cho được buôn bán nhưng không cho đặt lãnh sự, còn về công giáo ai đã trót theo thì được tự do giữ đạo nhưng không được nhận thêm. Cuộc đàm phán lại bất thành.
- Pháp gặp khó khăn ở TQ (1860-1861): Bỏ Đà Nẵng vào Nam, tuy nhiên để lại 1 lực lượng mỏng (1000 quân và 7 tàu chiến) còn lại mang sang TQ tiếp viện.
- Đánh GĐ lần 2:
+ Ta: Cử Nguyễn Tri Phương vào Nam đễ chống Pháp, Cho xây dựng Đồn Kỳ Hòa (Chí Hòa): dài 16km (với 12,000 quan, 150 khẩu đại bác) do vũ khí thô sơ và lính không được luyện tập nên cho thủ.
+ Pháp: Năm 1860 hòa ước Bắc Kinh được kí. 1861, Pháp dồn quân (70 tàu chiến, 3.200 quân ) vào GĐ. Pháp tấn công Chí Hòa, Nguyễn Tri Phương bị thương, rút về Biên Hòa. Pháp chết 300 quân, 2 tướng bị thương.
+ Pháp xin đàm phán: lần này ở thế thắng, nên đòi hỏi nặng hơn (Tự do công giáo, tự do buôn bán, đòi nhượng Toàn tỉnh GĐ, 1 phần Thủ Dầu Một thuộc Biên Hòa và Mỹ Tho, 4tr đồng bạc = 180.000 lượng bạc bồi thường chiến phí. Ta không chấp nhận. Cuộc đàm phán bế tắc.
- Phápkhông muốn hòa nữa,  đánh Định Tường, Biên Hòa (1861)và 1 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long (1862). Tuy nhiên, Pháp gạp khó khăn (không được tăng viện, lực lượng hao mòn, khó phòng thủ những vùng chiếm đóng)
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862).
+ Lý do:
Ta liên tiếp thất bại và mất đất.
Bắc: lụt lội, mất mùa, đói kém, cướp bóc và giặc giả nổi loạn (Tạ Văn Phụng- Lê Duy Phụng) đàm phán để rãnh tay dẹp loạn.
Mối nguy thật sự 1862 là con đường tiếp tế lúa gạo từ Nam ra bị ngăn chặn. Huế sống chủ yếu nhờ gạo từ Nam ra, mà vận chuyển lúa gạo phỉ bằng đường Biển, nhưng Pháp đx kiểm soát. Gây áp lực cho Huế.
                 Huế không thể không thương thuyết và không nhượng bộ.
+ Thời gian: 5/6/1882.
+ Tham dự: Huế (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiếp); Pháp (Tướng Bonard)
+ Nội dung: 12 khoản.
·         Triều đình nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường và Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
·         Bồi thường 4 triệu quan chiến phí.
·         Mở 3 cửa biển (Đà Nẵng, Bà Lạt, Quảng Yên) cho thương nhân Pháp và Tây Ban Nha tự do buôn bán.
·         Thành Vĩnh Long sẽ được trao trả cho triều đình Huế khi nào triều đình chấm dứt được các hành động chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông.
* Đánh giá Hiệp ước:
+ Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thọi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
+ Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
- Cuộc thương thuyết Pháp-Việt để chuộc lại 3 tỉnh Đông Nam Kì. Huế thất bại.
b) Giai đoạn 2: Đánh chiếm 3 tỉnh Tây Nam Kì
- Nguyên nhân:
+ Ở Pháp, Những người có thế lực, chủ trương  chiếm Nam Kì làm thuộc địa.
+ Ở VN, Việc chiếm 3 tinht miền Đông đã yên, Pháp nghĩ tới bành trướng thế lực.
+ 1864, Pháp đặt ách đô hộ ở Camphuchia nên muốn  chiếm 3 tỉnh MT nối với Cam thành một thuộc địa rộng lớn, không bị đút quãng.
+ Tuy pháp đã đô hộ 3 tỉnh MĐ và Cao Miên nhưng dân chúng chống phá quyết liệt, Pháp cho đó là do sự tiếp tay, xúi dục và giúp đõa của quan ta nên phải xhieems  để dễ kiểm soát tiêu diệt tận gốc nội loạn.
- Việc mất 3 tỉnh Tây Nam Kì
+ Huế cử: Kinh lược Phan Thanh Giản giữ 3 tỉnh TNK.
+ Pháp dùng hơn 1000 quân tấn công sau đó lấy nốt 3 tỉnh. Phan Thanh Giản mất (thọ 74 tuổi).
- Những nghĩa quân chống Pháp tại Nam Kì
+ Về Phía Pháp và Huế: Sự hùng hậu của Pháp và sự tan rã quân đội của Huế, ta mất 6 tỉnh NK.
+ Về phía Nhân dân: không chịu khuất phục, nổi lên chống Pháp kịch liệt. Thành phần: nho sĩ hay các quan lại cũ của Nhà Nguyễn.
Trương Định (Trương Công Định)
+ Người Quảng Ngãi, làm chức Quản cơ cho Huế ở GĐ, được thắng lên Lãnh Binh tỉnh An Giang (Do anh dũng trong trận Chí Hòa).
+ Nhưng GĐ và ĐNK bị chiếm nên ông từ chức về vùng Chợ Lớn, Gò Công, Tân An chiêu mộ quân sĩ chống Pháp. Không bao lâu quân của ông đến hàng vạn.
+ Đóng quân ở Gò Công tung đi đánh phá các đòn của Pháp gây nhiều thiệt hại ch địch.
+ 1864, Ông bị Pháp bắt giết.
Nguyễn Trung Trực (Nguyễn Văn Lịch)
+ Quê Phù Cát, Bình Định
+ Chiêu mộ quân sĩ đánh phá giặc ở Tân An, Rạch Giá.
+ 12/1861, đem quân đốt thuyền giặc (Ét-pê-răng-Hy vọng) trên sông Vàm Cỏ Đông làng Nhật Tảo (Bến Lức). Pháp thiệt hại nặng, Uy tín ông tăng cao.
+ 1868, mang quân chiếm đồn Rạch Giá, giết 30 tên, Pháp từ Vĩnh Long đem quân lấy lại Đồn, NTT thua chạy ra Phú Quốc, nhưng pháp đuổi theo và bắt giết.
Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân)
+ Quê Định Tường (nay là chợ Gạo, Tiền Giang), Đỗ đầu khoa thi Hương ở GĐ 1852.
+ Tổ chức kháng chiến ở Mỹ Tho. Tân An.
+ 1875 bị bắt và bị giết.
·         Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương)
+ Quê An Nhơn, Bình Định.
                   + Lập căn cứ ở Đồng Tháp Mười. Sau bị pháp tấn công Đồng Tháp, ông bị thương, phải rút quan sau đó bin bệnh chết.
 *Nhận xét: Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng “Dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xalánh của triều đình với lực lượng kháng chiến.

**So sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873:
+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
 + Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.           

GIAI ĐOẠN 3:
* Nguyên nhân:
+ Sâu xa:
Pháp tìm đường sang Tàu (TQ).
Đánh Bắc Kì dễ.
+ TRực tiếp: Đồ Phổ Nghĩa (Duy-Puy) gây chuyện.
* Diễn tiến:
Giai đoạn 1: (1873-1874) Trận đánh mở đường.
Giai đoạn 2: (1874-1884) đánh và chiếm BK.
Giai đoạn 1: Đánh BK lần 1
Đánh HN:
+ 11/1873, Pháp đánh Hà Nội.
+ 20/11/1873, Thành Hà Nội thất thủ. Nguyễn Tri Phương mất.
+ Trong trận này địch có 7000 quân, ta có 200 quân.
Cuộc chiến lang rộng:
+ Ta mất các tỉnh Hưng-Hải-Ninh-Nam trong vòng 20 ngày.
+ Triều đình phái của Trần Đình Túc, Nguyễn trọng hợp ra Bắc thương thuyết với Garnier. Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường vào Nam thương thuyết với Súy phủ Gài Gòn.
+ Trong khi đó Quân Hoàng Kế Viêm và quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phức đem quân đánh Pháp ở Hà Nội. Garnier ứng chiến nhưng bị mai phục ở Cầu Giấy, Garnier tử trận.
·         Kết quả: Hòa ước Giáp Tuất (15/3/1874)
Nội dung: 22 khoản.
+ Quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì.
+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.
+ Công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp.
* Đánh giá về Hiệp ước Giáp Tuất 1874:
+ Đây là Hiệp ước bất bình đẳng thứ hai  mà nhà Nguyễn phải ký với thực dân Pháp, nhà Nguyễn đã đánh mất một phần quan trọng chủ quyền độc lập của Việt Nam.
+ Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp, Việt Nam trở thành thị trường riêng của Pháp.
+ Hiệp ước một lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, vì vậy vấp phải những phản ứng quyết liệt từ nhân dân và các sĩ phu đương thời.
+ Từ đây nội dung chống phong kiến này càng rõ nét trong phong trào đấu tranh của nhân dân ta nhất là trong cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai ở Nghệ Tĩnh.
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh của triều lẫn Tây”
+ Hiệp ước đánh dấu quá trình đi từ “thủ để hòa” sang chủ hòa vô điều kiện của nhà Nguyễn.
1.      Giai đoạn 2: Đánh BK lần 2
·         Nguyên nhân:
+ Huế giao thiệp với các nước khác: Cầu viện Thanh; giao thiwwpj với Anh, Bồ Đào Nha, Ý để nhờ giúp đỡ.
Những việc trên khiến Pháp lo sợ sự cạnh tranh với các nước, sợ mất ưu thế khi họ đã dày công tạo lập. Vì vậy Pháp quyết định thật gấp thôn tính Toàn VN.
+ Những rắc rối trong việc giao thiệp với Pháp. (phía Pháp không được trực tiếp vào chầu vua VN phải qua trung gian; …)
·         Diễn biến:
+ 25/4/1882, pháp đánh HN, HN thất thủ. Hoàng Diệu tự vẫn.
·         Hậu quả:
+ Phản ứng  của Huế:
-          Điều đình nhưng thất bại
*.Pháp đua ra 4 điều kiện:
1. Nhước Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ.
2. Nhường thành Hà nội cho Pháp.
3. Đặt thương chính ở Bắc Kì.
4. Sửa lại việc thương chánh ở các nơi và trao cho Pháp cai quản.
            Triều đình Huế không chịu.
-          Cầu cứu quân Thanh, quan Thanh có 4 cánh quân  đóng dọc biên giới và chia nhau đóng ở các tỉnh (Bắc-Cao-Thái-Lạng-Tuyên..có ý đồ ).
-          Dùng quân cờ đen Hoàng Tá Viêm chống Pháp.
+ Phản ứng của Pháp.
-          Đánh Nam Định.
-          Henri Ri-vie tử trận (19-5-1883) tại cầu Giấy lần 2.
-          Quyết định của Pháp: cử 2000 quân sang VN trả thù.
-          Tự Đức băng hà (19/7/1883) Quí Mùi.
2.      Thiết lập chế độ đô hộ trên toàn cõi Việt Nam.
a)      Tình trạng rối loạn của triều đình Huế:
“ SỰ KIỆN TỨ NGUYỆN TAM VƯƠNG”
b)     Hòa ước Hác-măng –Quí Mùi (25/8/1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt-Giáp Thân (6/6/1884): công nhận quyền bảo hộ của pháp trên toàn cõi VN.
* Hoàn cảnh lịch sử:
-     Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế vội xin đình chiến .
-     Lợi dụng sự hèn yếu của triều đình Cao ủy Pháp Hác-măng tranh thủ đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một Hiệp ước mới.
-     Ngày 25.8.1883 bản Hiệp ước mới được đưa ra buộc đại diện triều Nguyễn phải ký kết.
* Ni dung của Hiệp ước Hác măng:
- Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam.
                        + Nam Kì (từ năm 1874 nay mở rộng đến Bình Thuận)là thuộc địa.
                        + Bắc Kì ( gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh)là đất bảo hộ
                        +Trung Kì (phần còn lại) triều đình quản lý
- Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung kỳ.
- Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ
- Quân sự : Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì  và toàn quyền xử lý quân Cờ đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sỹ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế).
- Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
® Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
*Giải thích khái niệm thuộc địa nửa phong kiến là một nước chính quyền phong kiến còn, song chủ quyền dân tộc bị mất và phải phụ thuộc nước ngoài. Nhà Nguyễn hầu như không còn gì để mất nước, có chăng chỉ còn lại một triều đình hữu danh, vô thực.
- Ký hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến, nhưng quân dân ngoài Bắc vẫn quyết tâm kháng chiến đến cùng, nhiều trung tâm kháng chiến vẫn tiếp tục hình thành, các toán nghĩa binh do các quan lại chủ chiến đã phối hợp với các lực lượng quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) liên tiếp khuấy đảo, tiến công quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại.
- Tháng 12.1883 Pháp buộc phải tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại đồng thời tiến hành thương lượng  để loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh.
- Chính phủ Pháp đã cử Patơnốt sang Việt Nam và cùng triều đình Huế  ký một hiệp ước mới vào ngày 6.6.1884.
Nội dung (gồm 19 điều) chủ yếu như hiệp ước Hác-măng song có sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến đầu hàng.
(Sử chữa: Trả lại cho nhà Nguyễn 3 tỉnh ở phía bắc  là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam (theo hiệp ước Hác-măng thì Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì, còn Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kì). Nhà Nguyễn chỉ kiểm soát từ đèo Ngang (phía Bắc) đến Khánh Hoà (phía Nam)
                                            (Tài liệu phục vụ giảng dạy ở trường THPT, Sử 11)