Nước Nhật được thế
giới khâm phục vì sự phát triển kinh tế thần kỳ chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhà toán học Do Thái Peter Frankl đã sống ở nước Nhật 20 năm ngưỡng mộ
nước Nhật, nhất là con người Nhật. Ông đã đến 80 nước trên thế giới thấy người
Nhật có những đặc điểm nổi bật, khác với nhiều người mà ông tiếp xúc.
Người Nhật được giáo
dục từ nhà trường và qua xã hội, đặc biệt qua môn học đạo đức như thế nào?
Nước Nhật là nước
công nghiệp nhưng đã và đang thực hiện một chương trình Giáo dục đạo đức
(GDĐĐ) dưới sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước.
Mục đích GDĐĐ của
Nhật là nhằm bảo tồn giá trị xã hội để truyền chúng lại cho thế hệ sau.
Thực hiện mục
đích bằng 6 mục tiêu và 3 trọng điểm:
1/ Sáu Mục tiêu: được xem là triết
lý của giáo dục Đạo đức ở Nhật Bản, ghi trong khung chương trình quốc gia nhằm
đào luyện con người có:
+ Tinh thần tôn trọng nhân phẩm và lòng yêu quý cuộc sống.
+ Tinh thần kế thừa và phát triển văn hóa truyền thống và sáng tạo văn hóa giàu
tính cá nhân.
+ Tinh thần nỗ lực hình thành và phát triển một xã hội và đất nước dân chủ.
+ Có đóng góp cho sự phát triển một thế giới hòa bình.
+ Có thể tự quyết định một cách độc lập.
+ Có ý thức đạo đức: Kỷ luật, tự kiềm
chế, tinh thần tập thể....
2/ Ba trọng điểm: Lòng tôn trọng
cuộc sống- Quan hệ cá nhân và cộng đồng- Ý thức về trật tự dọc (Kỷ luật xã
hội). Ý thức về trật tự dọc là tôn ti xã hội nghiêm ngặt và là yếu tố
quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững về kinh tế- xã hội của quốc gia Nhật
Bản.
Nguyên nhân chủ yếu
khiến giáo dục Nhật Bản thành công là do chính trật tự dọc này. Nó đã chuyển
hóa vào các đơn vị cơ sở của xã hội, bao gồm cả trường học. Trật tự dọc bắt
nguồn từ tư tưởng Khổng-giáo, và ở đơn vị gia đình, các thành viên thuộc nhiều
thế hệ gắn kết với nhau bởi tình cảm tự nhiên hơn là bởi nguồn lực và khả năng.
NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC
- Từ lớp 1 đến lớp 9
có chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn học tập, giảng dạy.
Chương trình từ lớp 1
đến lớp 9 được phân ra làm 4 nhóm liên hệ từ gần đến xa:
Nhóm 1- liên quan đến
bản thân
Nhóm 2- liên quan đến
người khác
Nhóm 3- liên quan với
nhóm, xã hội
Nhóm 4- liên hệ với
tự nhiên và siêu nhiên.
Mỗi nhóm gồm nội dung
kiến thức từ dễ đến khó, trình độ học sinh từ thấp ( lớp 1-2) đến cao ( lớp
7-9).
Ví dụ 1: Nhóm Liên
quan đến bản thân- Kiến thức lớp 1-2 là "Sự cần cù, chăm chỉ". Ở lớp
7-9 là "Yêu quý sự thật".
Ví dụ 2: Nhóm Liên hệ
với nhóm xã hội. Ở lớp 1-2 "Thương yêu kính trọng cha, mẹ, ông, bà".
Ở lớp 7-9 là "Kính trọng và yêu quý người nước ngoài"...
HÌNH THỨC- PHƯƠNG
PHÁP
- Tất cả các môn học
có nhiệm vụ giáo dục đạo đức chứ không phải chỉ có môn GDĐĐ.
- Hai hoạt động giúp
học sinh tự củng cố, bổ sung kiến thức và rèn luyện kỹ năng, hành vi đạo đức,
đó là: Hoạt động đặc biệt và Hoạt động hàng ngày.
Hoạt động đặc biệt: Gắn liền và bổ sung
cho GDĐĐ. Thông qua các hoạt động nhóm, đẩy mạnh sự phát triển hài hòa thể xác,
trí tuệ, tự hoàn thiện sự phát triển, gồm có: Những sinh hoạt của lớp. Hội đồng
học sinh - Hoạt động các câu lạc bộ. Những sự kiện ở trường: Các ngày lễ, các
sự kiện liên quan đến học tập, đi dã ngoại, hoạt động xã hội, tham quan thực
tế.
Đặc biệt hoạt động
của các câu lạc bộ là hoạt động bắt buộc ở cấp II và cấp III, nhằm củng cố, bổ
sung cho môn GDĐĐ -> rèn nhân cách, xây dựng tình thương yêu thầy cô, tình
thân ái bạn bè, rèn luyện kỹ năng giao tiếp,.....Có nhiều CLB như CLB các môn
học, CLB năng khiếu, CLB sức khỏe, CLB những nhà sáng tạo trẻ, CLB văn học,
nghệ thuật v.v...
Hoạt động hàng ngày:
- Tất cả các trường
từ thành thị đến nông thôn, (từ cấp I đến cấp III) đều bắt buộc học sinh phải
làm vệ sinh lớp học và những nơi công cộng trong trường. Việc làm này không
những tạo ra một môi trường và bầu không khí học tập tốt mà còn giáo dục nhiều
mặt như giá trị lao động, kỹ năng lao động, tinh thần hợp tác, đoàn kết trong
lao động, tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật v.v...
- Học sinh tiểu học
nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi, cây trồng hàng ngày, quanh năm, ngay cả ngày hè
nhằm gắn chặt với môn Khoa học, làm quen với thiên nhiên, sinh vật quanh môi
trường sống, dần dần hình thành lòng yêu sinh vật, yêu thiên nhiên, yêu quý
cuộc sống.
HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC
Trong trường học: Do được giáo dục
đạo đức từ nhỏ, giáo dục rất kỹ về lý thuyết, đặc biệt về thực hành, liên hệ
thực tiễn, tham gia nhiểu hoạt động ngoại khóa, học sinh được thực hành hành vi
đạo đức ở mọi lĩnh vực nên hành vi đạo đức được hình thành ở mọi học sinh.
- Không có hiện tượng
quay cóp, ăn cắp, bạo lực học đường. Tình yêu thương, kính trọng thầy cô, tình
thân ái với bạn bè đúng mức. Có vi phạm đạo đức chỉ là hãn hữu.
Ngoài xã hội: học sinh Nhật được
nhân dân địa phương quan tâm, làm gương tốt, góp ý về việc học và chọn nghề. Họ
ứng xử văn hóa với mọi người dân.
Nhiều cây ăn trái
chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên
đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...
- Nhiều việc làm của
xã hội ảnh hưởng tốt đến việc học đạo đức của học sinh trong trường như:
+ Cẩm nang hành động
cho toàn dân,
gồm hơn 200 điều, ghi rõ việc cần làm, việc cấm làm, nếu vi phạm sẽ bị phạt
nặng.
Ví dụ: "Thấy
bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh
sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay."
+ Không có hiện tượng cãi vã, xô xác, đánh nhau, say xỉn, quậy phá ở ngoài
đường, nơi công cộng.
+ Hy sinh đem bí mật khoa học về cho Tổ Quốc. Nhà khoa học Nhật đi lao động ở
xưởng sản xuất nước Mỹ, ăn cắp được công thức công nghệ sản xuất, ghi vào giấy,
nuốt vào ruột rồi tự tử. Về nhà, bí mật ấy được giúp công nghệ sản xuất của
Nhật phát triển kịp thời.
+ Một trưởng ti giáo dục Nhật không hoàn thành trách nhiệm kịp thời phổ cập cấp
I theo kế hoạch đã tự giác uống thuốc độc tự tử, để lại lời nhận tội trước Tổ
Quốc.
+ Hiện nay, cán bộ lãnh đạo ở Nhật khi không làm tròn trách nhiệm hoặc phạm sai
lầm, tự giác xin từ chức không để đến lúc dân biểu tình đòi từ chức.
+ Có lẽ ít nước trên thế giới mà toàn dân tuân theo kỷ luật một cách nghiêm
túc, bỏ rác vào thùng rác theo 3 ô khác nhau đã quy định.
- Đạo đức và pháp
luật rất nghiêm túc đi đôi với nhau. Đó là nhận xét của nhiều người nước ngoài
đến ở Nhật trong nhiều năm. Quản lý nghiêm túc đất nước dẫn đến
hạn chế, tiêu diệt những mồng mống tiêu cực phát sinh. Trong nước Nhật hiếm có
nạn ăn cắp, tham nhũng. Ra nước ngoài cũng vậy, chỉ xin nêu vài ví dụ: nước
Nhật hất cẳng Pháp, quản lý Đông Dương. Ở Việt Nam, Nhật nuôi nhiều ngựa. Người
Việt bán cám cho ngựa, trộn mùn cưa vào cám. Nhiều ngựa bị tắc ruột, chết. Nhật
mổ bụng ngựa, giết người bán cám nhét vào bụng ngựa rồi đem chôn cả ngựa lẫn
người. Còn người ăn cắp vặt, Nhật bắt được, chặt đứt một ngón tay. Tin này gây
hoảng sợ, có tính răn đe rất lớn cho những người Việt Nam buôn bán, quan hệ với
Nhật.
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
1/ Xác định lại mục
đích của dạy đạo đức, từ đó, đề ra nội dung và phương pháp cụ thể, dạy đạo đức
nhằm giúp mỗi học sinh hình thành được hành vi đạo đức (HVĐĐ), thói quen HVĐĐ
chứ không phải để lấy điểm lên lớp.
2/ Nên tham khảo
chương trình giáo dục đạo đức của Nhật, thể hiện rõ tính khoa học, tính thiết
thực, tính hệ thống từ đời sống con người gần đến con người xa.
3/ Ít mà tinh. Từ
tinh- bất biến- chọn vạn biến tùy theo thực tế người học ở từng vùng, miền khác
nhau mà chọn nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp.
Nội dung ít mới có
thể đi sâu được vấn đề giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc làm, và phải trải
qua nhiều giờ thực hành HVĐĐ thì mới có HVĐĐ hay thói quen HVĐĐ được.
Chương trình đạo đức
từ lớp 1-2 đến lớp 7-9 của Nhật chỉ có từ 5-6 đến 10 vấn đề. Còn ở Việt Nam có
tới 16-18 vấn đề ở mỗi lớp.
4/ Nên phục hồi giờ dạy
lao động phục vụ nhà trường từ cấp I đến cấp III như ở Nhật. Trong thập kỷ 70-
80 giáo dục đạo đức Việt Nam đã có nội dung này.
5/ Nên cho học sinh
nhỏ tuổi nuôi, trồng vật nuôi, cây trồng vì có nhiều tác dụng giáo dục tốt.
Hiện nay đã có nhiều trường xây dựng được vườn trường nhưng việc hướng dẫn học
sinh nuôi, trồng để giáo dục đang còn lúng túng.
6/ Giáo dục
đạo đức ở Nhật Bản đạt hiệu quả cao vì đã kết hợp chặt chẽ giữa gia đình,
trường học và xã hội. Vì dụ: Đề tài "Bảo vệ môi trường sống xung quanh
mình":
Ở
gia đình, trẻ em được giáo dục rất chi tiết, cụ thể, được hướng dẫn làm vệ
sinh sạch sẽ nhà cửa, bỏ rác vào thùng đúng quy định.
Ở trường học,
ngoài học một ít lý thuyết, tất cả học sinh từ cấp một đến cấp ba hàng ngày
phải làm vệ sinh
lớp và các nơi công cộng trong trường luôn sạch sẽ, suốt trong hơn mười năm.
Ngoài xã hội. Thùng rác đầy đủ để
cách gần nhau. Một trăm phần trăm dân chúng bỏ rác vào thùng ba ngăn theo loại
rác khác nhau. Hầu hết trên đường đi không có rác bẩn. Được giáo dục đầy đủ như
thế, nên người dân có thói quen hành vi đạo đức bền vững. Một ví dụ: Anh
Oshima Mituteru, người Nhật 34 tuổi làm việc tại khu phố 6, quận 3, thành phố
HCM sáng nào cũng nhặt rác trên những con đường quanh nơi anh ở. Sau 1 năm, mới
có vài cán bộ Việt nam tham gia nhặt rác cùng anh. Có người hỏi: "Tại sao
anh làm như thế?" Anh trả lời sâu sắc từ đáy lòng của một người được giáo
dục đạo đức tốt: "Tôi thay đổi môi trường một ít cũng mang đến cho tôi cảm
giác hạnh phúc" (TT 26/9/2010.Trang 11).
Đây phải chăng là một
bài học lớn cho giáo dục đạo đức Việt Nam: Kết hợp chặt chẽ giữa Gia
đình, Nhà trường, Xã hội. Nghiêm túc, liên tục giáo dục và tự giáo dục
trong một thời gian dài.
(Theo Internet và nguồn từ Nhật)