Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1973:
Sau chiến tranh
thế giới thứ hai 1945, Mỹ là nước cộng hoà liên bang theo chế độ tổng thống.
Hai đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền.
Từ năm 1945 đến
đầu những năm 1970, nước Mỹ trãi qua năm đời tổng thống (từ H.Tru-man đến
Ních-Xơn), mỗi tổng thống đều đưa ra một chương trình cải cách những vấn đề xã
hội.
Tổng thống H.
Tru-man triển khai “chương trình cải cách công bằng”; Đ. Ai-xen-hao quan tâm
phát triển hệ thống xa lộ toàn liên bang và tiến hành những cải cách quan trọng
về giáo dục; G. Ken-nơ-đi tiến hành việc tu chỉnh (lần thứ 23) Hiến pháp theo
hướng tiến bộ hơn; L. Gôn-xơn đưa ra chương trình “xã hội vĩ đại”với cuộc chiến
chống nghèo đói; R. Ních-xơn triển khai chính sách mới về lương, giá cả, phân
bổ lại ngân sách; thông qua các đạo luật về bảo vệ môi trường, về sự an toàn
của sản phẩm tiêu dùng…
Mặc khác, trong
bối cảnh của chiến tranh lạnh, cũng như đứng trước phong trào đấu tranh của
nhân dân Mỹ, chính sách đối nội của các chính quyền Mỹ là tập trung duy trì,
bảo vệ và phát triển chế độ tư bản Mỹ.
Luật Táp-Hác-lây
(1947) mang tính chất chống công đoàn rõ rệt; sự hình thành của chủ nghĩa Mác
Các-ti đầu những năm 50 rất tiêu biểu cho xu hướng chống cộng của Mỹ. Năm 1970,
Ních-xơn đã thông qua ba đạo luật hình sự theo hướng tăng mức hình phạt đối với
các hoạt phạm pháp có tổ chức, các tội liên quan đến ma tuý, cho phape khám xét
các đối tượng bị nghi vấn và chỗ ở của họ mà không cần tuyên bố lí do hoặc tiến
hành việc “giam giữ phòng ngừa” khi cần thiết.
Về mặt đối
ngoại, với tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn, từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Tháng
3 năm 1947, trong diễn văn đọc trước quốc hội Mỹ, Tổng thống H.Tru-man đã công
khai nêu lên “sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do chống lại sự bành trướng cuẩ chủ
nghĩa cộng sản”.
Chiến lựoc toàn
cầu của Mỹ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể như: Học thuyết Tru-man và chiến lược “ngăn chặn”; Học thuyết
Ai-xen –hao và chiến lược “trả đũa ồ ạt”; Học thuyết Ken-nơ-đi và chiến lược
“phửn ứng linh hoạt”; Học thuyết Ních-xơn và chiến lược “Ngăn đe thực tế”…
Mặc dù các chiến
lược cụ thể mang nhiều tên gọi khác nhau nhưng
chiến lược
toàn cầu của Mỹ nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu:
Một là, ngăn
chặn , đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Hai là, đàn áp
phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong
trào chống chiến tranh, vì hoà bình, dân chủ trên thế giới.
Ba là, khống
chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phục thuộc vào Mỹ.
Để thực hiện các
mục tiêu chiến lược này, chính sách cơ bản của Mỹ là dựa vào sức mạnh, trước
hết là sức mạnh quân sự và kinh tế.
Mỹ đã khởi xướng
cuộc “ chiến tranh lạnh” trên phạm vi thế giới, dẫn đến tình trạng đối đầu căng thẳng và nguy hiểm với Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa. Mỹ trực tiếp gây ra hoặc tiếp tay cho nhiều cuộc chiến
tranh và bạo loạn, lật đổ ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biều là chiến tranh
xâm lược Việt Nam (1954-1975) và dính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông.
Tuy là nước tư
bản phát triển, là trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới, khoa học-kỉ thuật
phát triển, mức sống của người dân được nâng cao, nhưng xã hội Mỹ vẫn chứa đựng
nhiều mâu thuẫn về giai cấp, xã hội, sắc tộc…
Từ năm 1945 đến
năm 1973, kinh tế Mỹ đã trải qua ít nhất là 7 lần khủng hoảng hoặc suy thoái.
Thăm hụt ngân sách, nợ nần, lạm phát, phá sản, thất nghiệp, phân hoá giàu
nghèo…vẫn là những vấn đề không dể khắc phục. Ở Mỹ có khoảng 400 người có thu
nhập hằng năm từ 185 triệu USD trở lên, tương phản với 25 triệu người sống đưới
mức nghèo khổ. Nhiều vụ bê bối chính trih lớn ở Mỹ đã xãy ra như vụ ám sát Tổng
thống Ken-nơ-đi (1963), vụ tiết lộ tài liệu mật Lầu năm Góc (1971), vụ Oatơghết
buộc tổng thống Ních-xơn từ chức (1974)…
Trong bối cảnh
đó, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay các cuộc đấu tranh vì hoà bình,
dân chủ và dân sinh vẫn diến ra mạnh mẽ.
Đảng Cộng Sản Mỹ
đã có nhiều hoạt động đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động. Năm 1955, Đại hội các tổ chức nghiệp đoàn trên cơ sở hợp nhất hai tổ
chức AFL và CIO với 15 triệu đoàn viên đã tạo thêm sức mạnh đấu tranh với giới
chủ trong việc kí các hợp đồng tập thể.
Năm 1963, phong trào đấu tranh của người da đen chống phân biệt chủng tộc bùng
lên mạnh mẽ thu hút 25 triệu người tham gia. Lan rộng ra 125 thành phố (mạnh
nhất là ở Đi-tơ-roi). Từ năm 1969 đến năm 1973. những cuộc đấu tranh của người
da đỏ vì quyền lợi cũng diến ra mạnh mẽ. Đặc biệt, phong trào chống chiến tranh
xâm lược của Mỹ ở Việt Nam
đã làm cho nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc.
Phong trào đấu
tranh của nhân dân Mỹ là một trong những nguyên nhân buộc chính quyền Mỹ phải
có những nhượng bộ có lợi cho quần chúng. Trước thắng lợi của nhân dân Việt
Nam và sức ép của phong trào phản chiến
ở Mỹ, chính quyền Ních-xơn phải kí Hiệp định Pari (1973) chấm dứt chiến tranh
xâm lược Việt Nam và rút hết quân về nước.
Nước Mỹ từ năm 1973 đến năm 1991.
Từ năm 1974 đến
năm 1991, nước Mỹ đã trải qua 4 đời tổng thống, từ G. Pho đến G. Bu-sơ (cha).
Sự thất bại trong chiến tranh Việt Nam đã tác động lớn đến nước Mỹ. Tháng 9 năm
1974, Tổng thống G. Pho đã ra lệnh ân xã cho cựu tổng thống Ních-xơn (vì vụ
Oatơghét), khoan hồng đối với những người đào ngũ và trốn tránh quân dịch trong
thời kì chiến tranh Việt Nam. Trong thpj niên 80, Mỹ thực hiện học thuyết
Rigân, đạt được một số thành quả nhất định, nhưng nước Mỹ vẫn tiếp tục vấp phải
nhiều khó khăn.
Trong những năm
70 đến những năm 80, tiền lương thực tế của Đà Nẵng số người Mỹ không những
không tăng mà còn giame xuống. Tội ác, bạo lực, tệ nạn xã hội, tham nhũng, bê
bối chính trị vẫn thường xuyên diễn ra. Các vụ mưu sát Tổng thống G. Pho
(1975), Tổng thống R, Rigân (1981), vụ Iranghết (1986)…đã làm rung động chính
trường Mỹ.về đối ngoại, sau khi thất bại ở Việt Nam (1975), các chính quyền Mỹ vẫn
tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu và theo đuổi “chiến tranh lạnh”. Đặc
biệt với học thuyết Rigân và chiến lược “đối đầu trực tiếp”, Mỹ tăng cường chạy
đua vũ trang, can thiệpu vào các công việc quốc tế ở hầu hết các địa bàn chiến
lược và điểm nóng trên thế giới.
Từ giữa những
năm 80, Mỹ và Liên Xô đều điều chỉnh chính sách đối ngoại. Xu hướng đối thoại
và hoà hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Tháng 12 năm 1989, Mỹ và Liên
Xô đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trên
trường quốc tế. Sở dĩ hai siêu cường này tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh là
vì cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho cả hai nước quá
tốn kém và suy giảm thế mạnh của họ trên nhiều mặt so với các cường quốc khác;
sự vương lên mạnh mẽ cảu Đức, Nhật, và Ttây Âu…đã đặt ra nhiều khó khăn và
thách thức to lớn. các nước này đã trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối
với Mỹ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tuệ,
khủng hoảng. Do đó hai cường quốc đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn
định và cũng cố vị thế của mình.
Cùng với đều đó,
Mỹ và các nước phương Tây cũng ra sức tác động vào quá trình khủng hoảng, dẫn
đến sự sụp đổ của CNXH ở các nước Đông Âu và Liên Xô (1989-1991). Mỹ cũng giành
được thắng lợi trong cuộc chiến tranh vùng vịnh I-Rắc (1990-1991).
Nước Mỹ từ năm 1991 đến năm 2000.
Trong lĩnh vưch
đối nội, chính quyền B. Clin-tơn “cố gắng ứng dụng ba giá trị cơ hội, trách nhiệm và cộng động để vượt
qua những thách thức”. Theo đó chính quyền cố gắng tạo cơ hội thêm nhiều việc làm, mở rộng thị trường và tập trung đầu tư
cho con người; đồng thời đòi hỏi việc nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, của chính phủ và của toàn xã hội trên
cơ sở đoàn kết cộng đồng gia đình,
láng giềng, dân tộc.
Về lĩnh vực đối
ngoại, trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới chưa định
hình, ở thập niên 90, Mỹ đã triến khai chiến lược “cam kết và mở rộng” với ba
trụ cột chính:
Một là, đảm bảo
an ninh với một lực lượng quân sự mạnh và sẵn sàng chiến đấu cao.
Hai là, tăng
cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh kinh tế Mỹ.
Ba là, sử dụng
khẩu hiệu “Dân chủ” ở nước ngoài như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước khác.
Mỹ vẫn lãnh đạo
và chi phối khối quân sự NATO, Mỹ cùng Liên hợp quốc và các cường quốc khác bảo
trợ cho tiến trình hoà bình ở Trung Đông, nhưng vẫn có sự thiên vị đối với
I-xra-en; Mỹ đã ủng hộ việc kí hiệp định hoà bình Pari về Campuchia (1991);
bình thgường hoá quan hệ với Việt Nam (1995). Nhưng
Mỹ vẫn duy trì các căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như ở
nhiều nơi khác trên thế giới.
Với sức mạnh
kinh tế, quân sự, khoa học-kie thuật của mình, trong bối cảnh Liên Xô tan rã,
Mỹ có tham vọng thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” trong đó Mỹ là siêu
cường duy nhất đóng vai trò chi phối và lãnh đạo. Tuy nhiên, thế giới không
chấp nhận một trật tự do Mỹ đơn phương
sắp đặt. vụ khủng bố ngày 11-9-2001
cho thấy bản thân nước Mỹ cũng rất dẽ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là
một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi quan trọng trong chính sách đối
nội và đối ngoại của Mỹ khi bước vào thế kỉ XXI.