TÀI LIỆU PHỤC VỤ DẠY HỌC
I. Sự hình thành xã hội phong kiến TQ:
I. Sự hình thành xã hội phong kiến TQ:
Vào cuối thời Xuân thu-chiến
quốc, những tiến bộ về công cụ, kỉ thuật sản xuất không chỉ làm cho diện tích
gieo trồng ngày một mỡ rộng, năng xuất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng nà
còn làm cho xã hội biến đổi sâu sắc.
Giai cấp địa chủ: những quan lại và nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền
lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp
mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những
nông dân giàu, gọi là giai cấp địa chủ.
Nông dân tự canh: Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa
chủ, nông dân giờ đây cũng bị phân hóa. Một bộ phận giàu có đã gia nhập bóc
lột. Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy, họ là nông dân tự canh.
Nông dân lĩnh canh: số còn lại là
nông dân công xã, rất nghèo không cs ruộng
hoặc quá ít, buộc phải xin nhận ruộng đất của bọn địa chủ để cày cấy.
Khi nhận ruộng họ phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là tô ruộng đất.
Tầng lớp xã hội mới này gọi là những tá điền hay nông dân lĩnh canh.
Như vậy, quan hệ chủ yếu trước
kia là quan hệ bóc lột của quí tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột địa tô
cuảt địa chủ với nông dân lĩnh canh-quan hệ phong kiến xuất hiện. Xã hội phong
kiến hình thành ở TQ vào những thế kỉ
cuối trước công nguyên đã thúc đảy sự
thống nhất lãnh thổ và hình thành chế độ phong kiến.
II.
Nguyên nhân của phong trào:
II.1.
Mâu thuẫn giai cấp:
Dưới triều đại phong kiến TQ nông
dân là lực lượng sx chính là tầng lớp xã hội căn bản. Đời sống của họ phụ thuộc
vào ruộng đất, nhưng đa số ruộng đất nằm trong tay địa chủ phong kiến. Họ phải
nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy, và phải nộp tô, thuế hết sức nặng nề,
ngoài ra họ còn phải đi phu, lao dich rất khổ cực.
Vào cuối mỗi triều đại mâu thuẫn xã hội ngày
càng trở nên sâu sắc, chiến tranh triền miên, nhân dân sống trong cảnh cùng cực
do tô, thuế quá nặng, sưu dịch triền miên, nạm đói kém thường xuyên xảy ra cho
nên nông dân nổi dạy khởi nghĩa.
II.2.
Mâu thuẫn dân tộc:
Dưới thời phong kiến TQ đã từng
bị các thế lực bên ngoài xâm lược và cai trị (quân Mông thế kỉ XIII-lập ra nhà
nguyên) cho nên các cuộc khởi nghgiac nông dân diễn ra chống lại các thế lực
ngoại xâm giành độ lập dân tộc.
III.
Tóm tắc các cuộc khởi nghĩa:
Lãnh đạo
|
Triều đại
|
Diễn biến
|
Kết quả
|
Trần Thắng
Ngô quảng
|
Cuối
Tần
|
-
Năm 209TCN cuộc khởi nghĩa nổ ra được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình, ll phát
triển nhanh chóng
-
Trần Thắng tự xưng làm vua (hiệu Trương sở)
-
Nghĩa quân chia làm ba cánh quân tấn quân vào quân tần
|
- Cuộc khởi nghĩa nổ ra nữa năm thì bị
đàn áp
- Làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh
chống Tần trong cả nước, góp phần làm nhà Tần suy và sụp đổ
|
Xích Mi
Lục Lâm
|
Cuối
Tây
Hán
|
||
Hoàng
Cân (khăn vàng)
|
Cuối
Đông
Hán
|
||
Vương Bạc, Lý Mật, Đậu Kiến Đưqcs
|
Tùy
|
||
Hoàng Sào
|
Cuối
Đường
|
- Năm 874, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Sơn
Đồng.
- Cuối 879, Hoàng Sào đem quân tấn
công Trường An, nhà Đường hoảng sợ bỏ chạy
- 880, Hoàng Sào tự xưng làm Hoàng đế
(tên nước Đại Tề)
|
- Năm 884, bị quân Đường đánh bại,
Hoàng Sào phait tự tử
-- Làm cho nhà Đường suy và sụp
|
Chu Nguyên Chương
|
Cuối
Nguyên
|
- 1351, khởi nghĩa bùng nổ
- 1367 Chu Nguyên Chương đem quân ra đánh miền Bắc, nêu roc mục đích: Đánh đuổi giai cấp thống trị Mông cổ,
khôi phục chủ quyền TQ
- 1368, CNC lên ngôi hoàng đế (tên
nước là Minh) sau đó tấn công Đại Đô, quân Nguyên bỏ chạy.
- 1387, TQ được thống nhất hoàn toàn.
|
- Cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi
- TQ đã giành được độc lập, thoát khởi
ách ngoại xâm, thống trị của Mông cổ.
|
Lý
Tự Thành
|
Cuói
Minh
|
- 1627, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Thiểm
Tây.
- 1644, Lý Tụ thành lên ngôi hoàng đế
ở Tây An (tên nước Đại Thuận) sau đó tấn công Bắc Kinh. Vua Minh là Sùng
Trinh phải treo cổ tự tử. Nghĩa quân làm chủ Kinh thành được 43 ngày
|
- Ngô Tam Quế phối hợp với quân Mãn
Thanh đàn áp nên cuộc khởi nghĩa thất.
- Nhà Minh sụp nhà thanh lập
|
Hồng
Thú Toàn
|
Thanh
|
Làm
chủ 17/18 tỉnh kéo dài 14 năm
|
Thanh
+ Đế quốc dập tắt
|
IV.
Đặc điểm:
- Mang tính tự phát.
- Các cuộc khởi nghĩa và chiến
tranh nông dân thường nổ ra vào cuối mỗi triều đại, khi vương triều thối nát,
mâu thuẫn xã hôi gay gắt.
- Qui mô rộng lớn, phạm vi toàn
quốc (Hoàng Sào, Lý Tự Thành).
- Nhiệm vụ chính của các cuộc
khởi nghĩa: chống pk, song có cuộc khởi nghĩa Chu Nguyên Chương thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ gpdt.
- Có khi giành được thắng lợi,
chính họ lại quay trở lại con đường cũ trực tiếp bóc lột đồng minh của mình (chu
nguyên chương)
- Kết cục thất bại
Nguyên
nhân:
Nông dân vì qua khổ đã nổi dậy
chống lại kẻ trực tiếp áp bức bóc lột mình, giành quyền sống chứ họ hoàn toàn
chưa nhận thức được về quyền lợi giai cấp. Do đó chưa có một phong trào nào nêu
được khẩu hiwwuj đấu tranh.
Khi lật đổ rồi, họ nghĩ đã xong
nhiệm vụ, quay về làm ăn. Cho nên thành quả của họ lạo bị các tập đoàn pk kiến
cướp lấy leo lên ngai vàng (Lưu Bang, Lý Uyên…).
Do điểm yếu có tính chất cố hữu
của nông dân (Không thống nhất lực lượng, thiếu đoàn kết cục bộ địa phương).
Không có hệ tư tưởng riêng, không
đại diện cho quan hệ sản xuất mới.
V.
Tác dụng và ý nghĩa:
Phong trào nông dân có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử TQ, thường đánh dấu sự sụp đổ của
một triều đại, tạo điều kiện cho sự ra đời một triều đại khác.
Phong trào nông dân và sự suy
vong của các triều đại giúp vua quan đương thời rút ra bài học “thu thuế nặng
thì dân oán sầu, dân oán sầu thì nước nguy, nước nguy thì vua chết”.
Vì thế sau các cuộc khởi nghĩa
của nông dân vào buổi đầu của mỗi triều đại, các vua quan TQ đều thi hành chính
sách “khoan thư sức dân”, như giiamr thuế, miễn lao dịch, giảm hình phạt…
Với ý nghĩa đó, phong trào nông
dân có tác dụng thúc đẩy tiến bộ của xã hội tương đối rõ rệt.
VI.
Nét tương đồng và dị biệt:
VI.1.
Tương đồng:
Diễn ra vào cuối mỗi triều đại,
khi vương triều đã thối nát, hổn quan, mâu thuẫn xã hội.
Mục tiêu chống pk (hoặc chống
giai cấp pk) để thay thế triều đại, không thay đổi mô hình xã hội.
Diễn ra liên tục mang tính chu
kì.
Qui mô ngày càng rộng lớn (hoàng
sào, Lý Tự Thành, Thái Bình Thiên Quốc).
Đều mang tính tự phát, không thống nhất ll,
mang tính cục bộ địa phương, thiếu đoàn kết, không có hệ tư tưởng riêng và
không đại diện cho một tầng lớp xã hội mới, nên dễ bị đàn áp và thất bại.
VI.2.
Dị biệt:
Ngoại trừ cuộc khởi nghĩa của Chu
Nguyên Chương vào cuối triều Nguyên là kết hợp đấu tranh giai cấp với giải
phóng dân tộc. Còn các cuộc klhowir nghĩa khác chỉ là đấu tranh giai cấp
(Bài viết phục phụ giảng dạy ở trường THPT, Sử 10)