Cách
đây hơn 3 thập kỷ, ngày 19/01/1974, quân đội Trung Quốc đã tấn chiếm quần đảo
Hoàng Sa, lúc này đang do chính quyền Sài Gòn quản lý.
Vậy
mà, ngày 19/1/2011, mạng Văn phòng Báo chí Quốc vụ viện Trung Quốc (www.scio.gov.cn)
đăng tin dưới dạng sự kiện về việc Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam với nội dung như sau: "Ngày 19/1/1974, quân và dân quần đảo Tây
Sa của ta (Trung Quốc) tiến hành tự vệ phản kích nguỵ quân miền Nam Việt Nam -
kẻ đã liên tục xâm phạm lãnh hải, không phận, cướp chiếm các đảo và gây thương
vong cho ngư dân ta, bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ".
Vậy
sự thật của sự kiện Hoàng Sa tháng 1/1974 là gì? Là một cuộc đáp trả tự vệ của
quân dân Trung Quốc như mạng thông tin trên tuyên bố, hay là một cuộc xâm lược
một vùng đất có chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam?
Chủ
quyền không thể chối cãi
Hơn
ba thập kỷ qua, trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung có những bước thăng trầm,
Việt Nam vẫn luôn khẳng định Hoàng Sa cùng với Trường Sa là một bộ phận lãnh
thổ thiêng liêng của mình. Bởi vì chủ quyền ấy đã được minh chứng bằng thời
gian và lịch sử của nhiều thế kỷ những cư dân và Nhà nước Việt Nam đã quản lý
và khai thác vùng lãnh thổ trên biển Đông này.
Sự
xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa (cũng như với Trường Sa) được minh
chứng không chỉ bằng những tài liệu do người nước ngoài ghi chép như sách Hải
ngoại ký sự của Thích Đại Sán viết năm 1696, hay của nhiều tác giả Tây
phương như Le Poivre(1749), J,Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833), Gutzlaff
(1849)...; cũng như những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan đến
hoạt động của các Đội Hoàng Sa xưa ở cửa biển Sa kỳ và đảo Lý Sơn (Cù lao Ré),
mà còn được ghi lại trên nhiều thư tịch, trong đó có những văn bản mang tính
chất Nhà nước của Việt Nam.
Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)...
Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:
"Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn..."
Cho đến nay chúng ta vẫn có bằng chứng đầy đủ về chủ quyền của nhà nước Đại Việt (gồm cả Đàng Ngoài của các chúa Trịnh và Đàng Trong của các chúa Nguyễn đều tôn phò nhà Lê) qua Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ Bản Đồ (của Đỗ Bá Công soạn năm Chính Hoà thứ 7-1686) và sách Phủ Biên Tạp Lục của bác học Lê Quý Đôn (1776)...
Tấm bản đồ trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ được vẽ theo bút pháp đương thời với lời chú rất rõ ràng:
"Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) dài tới 400 dặm... Họ Nguyễn mỗi năm và cuối mùa Đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hoá, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn..."
|
Bìa chủ quyền Hoàng Sa ở Việt Nam được dựng vào những năm
1930. Ảnh: chụp tại phòng lữu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà Nẵng
|
Còn bản đồ vẽ trong Toản Tập An
Nam Lộ thì ghi chú rất rõ địa danh Bãi Cát Vàng trên biển khơi phía
trước của những địa danh trên đất liền như các cửa biển Đại Chiêm, Sa Kỳ, Mỹ
Á, phủ Quảng Nghĩa và các huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Hoa.
Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới "Đội Quế hương" cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.
Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là "Vạn lý Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).
Với sách Phủ Biên Tạp Lục của nhà bác học Lê Quý Đôn (1776), Hoàng Sa còn được mô tả kỹ hơn. Năm 1775, Lê Quý Đôn được Chúa Trịnh cử vào vùng đất Phú Xuân lãnh chức Hiệp trấn để lo việc bình định hai trấn mới thu hồi được từ Chúa Nguyễn là Thuận Hoá và Quảng Nam. Sách dành nhiều trang để mô tả về các "Đội Hoàng Sa" và "Bắc Hải" của chúa Nguyễn tổ chức cho dân vùng Tư Chính, Quảng Ngãi tổ chức thường kỳ việc vượt biển đến Hoàng Sa để thu luợm các sản vật đem về đất liền. Những tư liệu thu thập tại địa phương xã An Vĩnh (Cù lao Ré) còn nói tới "Đội Quế hương" cũng là một hình thức tổ chức do dân lập xin phép nhà nước được ra khai thác ở Hoàng Sa.
Qua thời Nguyễn, kể từ đầu thế kỷ XIX, trong điều kiện nước Việt Nam (dưới triều Gia Long) và Đại Nam (kể từ triều Minh Mạng) đã chấm dứt tình trạng cát cứ và phân tranh, thống nhất quốc gia thì việc quản lý lãnh thổ được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tốt hơn. Tấm bản đồ được lập thời Minh Mạng Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ vẽ rất rõ cả một dải lãnh thổ gồm những đảo trên biển Đông được ghi chú là "Vạn lý Trường Sa" (tên gọi chung cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quan niệm đương thời).
Hai
bộ sách địa lý quan trọng của triều Nguyễn là phần Dư Địa Chí trong Lịch
Triều Hiến Chương Loại Chí (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833)
đều đề cập tới Hoàng Sa trong phần viết về phủ Tư Nghĩa và đều chép lại những
nội dung của các tài liệu trước, trong đó có hoạt động của các "Đội Hoàng
Sa".
Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.
Bộ chính sử Đại Nam Thực Lục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn liên tục cho đến thập kỷ đầu của thế kỷ XX đều nhiều lần ghi lại các sự kiện liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia. Ngay trong phần Tiền Biên chép về các tiên triều, bộ biên niên sử này cũng nêu lại những sự kiện từ thời các Chúa Nguyễn liên quan đến các quần đảo này.
Một
thống kê cho thấy trên bộ sử này, trong phần chính biên ghi chép cho đến thời
điểm in khắc đã có 11 đoạn viết về những sự kiện liên quan đến hai quần đảo
này. Nội dung cụ thể như là việc nhà nước điều cho thuỷ quân và Đội Hoàng Sa ra
đảo để "xem xét và đo đạc thuỷ trình" (quyển 50,52...đời Gia
Long); cử người ra Hoàng Sa "dựng miếu, lập bia, trồng cây",
"vẽ bản đồ về hình thế", "cắm bài gỗ dựng dấu mốc chủ quyền"
(quyển số 104, 122, 154, 165 đời Minh Mạng).
Ngoài
ra còn các bộ sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ(1851) cũng ghi rõ
những công việc nhà nước Đại Nam đã thực thi trên lãnh thổ Hoàng Sa. Và đặc
biệt quý giá là những châu bản của các vị vua triều Nguyễn (tức là có thủ bút
của nhà vua) có liên quan đến Hoàng Sa. Giá trị của những văn bản gốc này là sự
thể hiện quyền lực của người đứng đầu quốc gia đối với vùng lãnh thổ này. Ví
như, phê vào phúc tấu của bộ Công ngày 12-2 năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà
vua viết :"Mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ
(cột mốc) dài 4,5 thước (ta), rộng 5 tấc, khắc sâu hàng chữ "Năm Bính Thân
Minh Mạng thứ 17, họ tên cai đội thuỷ quân phụng mệnh đi đo đạc, cắm mốc ở
Hoàng Sa để lưu dấu"; hay các châu phê về việc thưởng phạt người có
công tội khi thực thi trách nhiệm ở Hoàng Sa, đạc vẽ bản đồ v.v...
|
Khu trục hạm Trần
Khánh Dư HQ-4 - một trong bốn tàu tham gia trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 -
Ảnh tư liệu
|
Mãi đến năm 1909, lần đầu tiên Trung Quốc mới đề cập đến chủ quyền của mình đối với khu vực lãnh thổ này. Điều đó cho thấy, trong suốt 3 thế kỷ trước đó (XVII-XIX), các tài liệu thư tịch của Nhà nước Việt Nam kế thừa nhau đã liên tục thể hiện chủ quyền lịch sử và thực tiễn quản lý đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Đến
cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, Pháp với tư cách bảo hộ Việt Nam đã tiến hành
quản lý Hoàng Sa - Trường Sa. Trong những lần tranh cãi giữa chính quyền bảo hộ
Pháp và Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa, Pháp đã 2 lần yêu cầu Trung Quốc đưa vấn
đề ra toà án quốc tế giải quyết, nhưng Trung Quốc không đồng ý.
Chủ
quyền của Việt Nam còn được các nước thừa nhận ở một Hội nghị quốc tế quan
trọng. Tháng 9/1951, tại Hội nghị Sanfrancisco, với 46/51 phiếu, các nước đã
bác bỏ đề nghị trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Cũng tại Hội nghị
này, đại diện chính quyền Việt Nam lúc đó đã tuyên bố chủ quyền không thể tranh
cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có nước nào
phản đối.
Trận
hải chiến sinh tử tháng 1/1974
Bất
chấp thực tế chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành cuộc xâm lược quần
đảo Hoàng Sa vào năm 1974 khi nó đang được quản lý bởi Chính quyền Sài Gòn.
Từ
đầu tháng 1/1974, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động khiêu khích
quân đội của Chính quyền Sài Gòn đang đồn trú, thực hiện sự quản lý trên quần
đảo Hoàng Sa.
Ngày
11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ.
Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm
Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải
phận Hoàng Sa.
Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính
quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây
hấn của Trung Quốc
Ngày
16/1/1974, Chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên bố với những bằng chứng rõ
ràng về pháp lý, địa lý, lịch sử của Việt Nam đối với hai quần đảo. Đồng thời
Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để ngăn
chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa của lực
lượng vũ trang Trung Quốc nhưng với thái độ ôn hoà, kiềm chế.
Ngày
18/01/1974, Trung Quốc tăng viện thêm quân, chiến hạm tới quần đảo Hoàng
Sa.
Ngày
19/01/1974, Trung Quốc và Việt Nam Cộng hoà đã có trận hải chiến ở khu
vực đảo Quang Hoà.
Ông
Lữ Công Bảy, người đã có mặt trong cuộc hải chiến Hoàng Sa 35 năm trước trong
vai trò là thượng sĩ giám lộ trên chiến hạm HQ-4 hồi tưởng lại: “Đúng 8g30,
phía Trung Quốc nổ súng trước. Một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái
Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Nhưng chỉ huy phía Việt
Nam không thể ra lệnh cho các tàu nổ súng vì lực lượng người nhái đang ở vị trí
cực kỳ nguy hiểm.
Đúng
10g20, bốn chiến hạm HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn
bị trước, hạm trưởng Vũ Hữu San ra lệnh “bắn”. Chiến hạm di chuyển với tốc độ
cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn,
vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.
Chiến
hạm HQ-4 chạy uốn lượn như con rắn, hết sang phải lại sang trái nên đã tránh
được loạt đạn đại bác của đối phương. Thế rồi các cột nước bùng lên, đạn rít
xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân
trung úy Roa đang cố gắng theo dõi tàu Trung Quốc qua màn hình rađa. Thượng sĩ
nhất giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ
đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng
la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.
Trong
bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo:
HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí
trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ
huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng” (Trích Hoàng Sa - tường trình 35
năm sau: 30 phút và 35 năm - Nguồn: Tuổi Trẻ).
Trận
hải chiến chỉ diễn ra trong vòng 30 phút. 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã hi
sinh.
Ngày
20/01/1974, Trung Quốc đã điều động thêm máy bay oanh tạc các đảo VNCH
đóng giữ. Tính đến thượng tuần tháng 02/1974, Trung Quốc đã tạm chiếm quần đảo
Hoàng SA và thiết lập căn cứ quân sự tại đây.
|
Tàu đánh cá vũ trang
Trung Quốc chặn đường tàu VN trên đường ra Hoàng Sa. Ảnh tư liệu
|
Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo
phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính
quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng
quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.
Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng
đã gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp
Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung
Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm
Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ” của VN.
Hành động dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung
Quốc đã vi phạm Điều 2 của Hiến chương LHQ. Trước các hành động đó, các nước
như Liên Xô, Hà Lan, New Zealand, Indonesia..., các tổ chức quốc tế như Tổng
Liên đoàn Lao động thế giới, các lực lượng thanh niên Italia, Hội đồng công
dân Australia, Viện Nghiên cứu xã hội Australia, Ủy ban Đại học Australia bảo
vệ Đông Dương,...đã lên tiếng phản đối hành động xâm lược lãnh thổ bằng vũ
lực của Trung Quốc. Đồng thời, cũng trong năm 1974, HĐBA LHQ đã thông qua
Nghị quyết 3314 định nghĩa về hành vi xâm lược bằng vũ lực.
Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và
ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên
tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định
hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản
lý.
Vậy đã rõ sự thật lịch sử về sự kiện Hoàng Sa 19/01/1974. Lịch
sử vốn không thể che đậy, càng không thể tô vẽ hay xuyên tạc. Sử liệu còn đó,
nhân chứng vẫn còn đó.
Trong
khi lãnh đạo hai Đảng, hai nước luôn nhấn mạnh phương châm mười sáu chữ vàng
và "bốn tốt" trong quan hệ Việt - Trung, những bài viết như trên
đáng phải phê phán bởi nó sẽ làm vẩn đục tình hữu nghị, hợp tác mà lãnh đạo
và nhân dân hai nước đang nỗ lực xây dựng
|
[Tác
giả: Trường Minh (Trong http://tuanvietnam.vietnamnet.vn)]